Buộc dây giày

 

Nhà tôi nằm cạnh công viên. Nhưng với một thanh niên hai mươi tuổi, lười biếng như tôi thì việc dậy sớm và tập thể dục là một điều không tưởng. Vì vậy, tôi rất ngưỡng mộ bác Tom, một người hàng xóm rất siêng tập thể dục.

Bác Tom năm nay trên 70 nhưng trông bác vẫn rất khỏe mạnh. Mỗi sáng bác đều chạy bộ trong công viên, rất đều đặn. Vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi quyết tâm dậy thật sớm và chạy cùng bác. Sau khi chạy được một vòng khác thấm mệt, tôi ngồi nghỉ trên đá. Quay sang bác, tôi hỏi:

 

-          Bác tập chạy thể dục như vậy đã lâu chưa ạ

 

-          Năm nay bác đã 75 rồi, nhiềm năm về trước bác sĩ bảo bác có vấn đề về tim. Mọi thứ bác tưởng như vô vọng. Hoặc bác chờ đợi mọi chuyện xảy ra, hoặc chấp nhận rủi ro khi vận động để làm con tim khỏe mạnh hơn.

 

-          Vậy bác có lời khuyên nào cho cháu khi cháu muốn tập như bác không?

 

-          Một đôi giày cháu ạ.

 

-          Một đôi giày thật tốt để tập chạy ư ?

 

-          Không, ý bác là phải buộc dây giày thật chặt trước khi xuất phát. Lần đầu tiên chay, bác đã không buộc dây giày kỹ và bác bị té. Đầu gối bị rạn xương. Nhiều tuần sau vẫn không thể chạy lại được. Đến bây bây giờ bác mới biết bí quyết để thành công là phải chuẩn bị thật kỹ càng. Có những việc ta rất xem thường nó, ta chẳng chịu đầu tư, chuẩn bị cho nó. Nhưng hậu quả của sự thất bại đó nhiều khi không thể lường trước được.Cũng như bác, nếu ngày xưa bác sớm theo đuổi luyện tập, bác đã không bị bệnh. Và nếu bác buộc dây giày thật chặt, bác đã không bị ngã lần nào.

 

Chuẩn bị tốt kể như đã thành công một nửa, còn thất bại toàn diện sẽ đến nếu chúng ta mãi buông tay, không chuẩn bị gì. Đừng coi thường dây giày mà chỉ nghĩ đến đôi giày. Đường xa cần những bước chân, nhưng c-àn có đôi giày. Và cần nhất là : buộc chặt những dây giày để cất bước.

 

Hải Hà sưu tầm

 

 


Mục Lục Sống Đẹp