NHỮNG ĐAU KHỔ TRONG ĐỜI

 

“Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương  mẫu

cho anh em dõi bước theo Người” (1Pr 2, 21)

 

Đứa bé vừa thoát thai khỏi lòng mẹ đã cất tiếng khóc chào đời, phải chăng như dấu hiệu nói lên “đời là bể khổ”. Dù muốn hay không, sự đánh dấu đau khổ cũng đã gắn liền với kiếp nhân sinh ngay từ giây phút đầu đời. Đau khổ kiếp người được ví như cái gai trong thịt. Ta không thấy đau vì ta đã tự rào kín cõi lòng, vì ta không lưu tâm đến sự đau khổ của người khác, đến tiếng rên siết trong các bệnh xá, các trung tâm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, bại liệt, trong các trại giam, nơi nhà mở, các trung tâm cai nghiện, những xứ sở lạc hậu đầy dẫy những cảnh đói khổ và bất công…

I. TRÊN NỀN TẢNG NHÂN BẢN VÀ TỰ NHIÊN

Trước khi có cái nhìn bao quát, ta cần bàn đến đau khổ trên nền tảng nhân bản và tự nhiên. Ta không có ý phân biệt con người làm hai thành phần theo kiểu nhị nguyên để xem xét. Con người là duy nhất xác hồn, là nhân linh, không thể tách rời, nhưng trước tiên ta muốn nhìn từ một góc độ trên nhiều bình diện để tiến tới cái nhìn toàn diện.

1. Đau khổ : con đường thành nhân

Sống là khổ, trở thành là khổ. Một hòn đá chỉ đứng trơ trơ, không thể thêm thắt gì cho bản thân. Nhưng con người thì khác, trải qua quá trình tiến hoá, từ thời tiền sử đến nay, con người không ngừng tự thêm thắt để phong phú hóa chính mình, không ngừng vượt qua gian nan trắc trở, để phát triển và kiện toàn. Qua gian khổ, con người phát minh nhiều máy móc, dụng cụ, phương tiện... Khả năng tự làm cho mình lớn lên đã quân bình được sự đau khổ. Loài người trở nên cao trọng nhờ có khả năng tiến bộ, vì loài người bị chi phối bởi qui luật đau khổ.

Đối với chúng ta, sống là trở thành, trở thành là hủy diệt cái đã hình thành để sáng tạo cái sắp hình thành. Điều đó đúng cho cả nhân loại : phong thái cổ điển đang chết dưới mắt chúng ta. Điều đó đúng cho từng cá nhân : trưởng thành là lúc tuổi thơ đã hết. Con người chỉ là con vật không hoàn hảo, còn dang dở, họ phải sống và tiệm tiến từng bước giữa thế giới còn thô lậu, có khi thù nghịch với họ, trong một thế giới hữu thân hữu khổ. Sự thay đổi xảy ra không ngừng, cũng chỉ là sự hủy bỏ cái này, để thay lại bằng cái khác.

Đời sống xã hội cũng thế, điều mới mẻ tốt đẹp phải thay thế cái cũ kỹ, lỗi thời. Sự thay thế phải dứt khoát, không vá víu. Đó là lý do tại sao một hành vi công bằng đến đâu cũng ẩn chứa khía cạnh bất công nào đó. Mặt khác, người ta không thể dấn thân hành động và sáng tạo mà không gây ra phần nào mất mát và thiệt hại, hoặc gạt bỏ một vài giá trị tích cực nào đó. Như những bước chân trên đồng cỏ, người ta vô tình dẫm lên sâu bọ, khiến bao sinh vật vô tội phải chết oan uổng. Cũng vậy, sự say mê của con người luôn đa dạng, mang nhiều sắc thái, thì làm sao tránh khỏi lầm lẫn khi phân định điều thiện-ác, hư-thực.

Nếu nhìn cuộc sống theo lăng kính “Đau khổ-con đường thành nhân” thì điều dữ có thể xuất hiện như mặt trái của sự tiến bộ hay ít ra như lý do của sự tiến bộ. Đối với cha Teilhard de Chardin, sự dữ được xem như cái giá phải trả để có tự do. Đó cũng là cách nhìn của thuyết nhân vị: “Hãy cắn chặt răng để chịu thiệt, đứng vững gót để làm người.” (Lão Tử).

Nhờ kiên trì vượt khổ ta mới có thể phát huy sâu rộng mọi khả năng đang tiềm ẩn trong con người. Có từng trải trong gian khổ, người ta mới vững vàng, bản lãnh, lão luyện, tự tin, có kinh nghiệm và năng lực dấn bước tiền phong, dẫn lối cho lớp người đi sau. Do đó, đau khổ không thể thiếu trong tiến trình thành nhân.

Tuy nhiên, đừng vội coi mọi trắc trở đều là đau khổ, mọi thử thách đều là khổ đau, để rồi than vãn, ngậm đắng nuốt cay, chán nản buông xuôi, đánh mất khả năng phấn đấu và làm chủ đời mình.

2. Đã hẳn là khổ chưa?

Thật ra có những đau khổ rất chủ quan, do cái nhìn bi quan, mặc cảm, hoặc sai lạc của mình. Hầu hết nỗi khổ thường phát sinh do bất như ý : muốn mà không được, hoặc không muốn mà phải chịu, muốn thế này mà không muốn thế khác, lúc muốn lúc không... Ta khổ vì không thấy nguyên nhân từ chính mình, do dục vọng lòng mình, nên cứ đổ lỗi cho tha nhân, hoàn cảnh, trời đất... Nhiều khi cuộc đời rất an vui và hạnh phúc, nhưng ta lại biến nó thành “bể khổ”, vì ta cứ đòi được như ý mình.

Ta thường nói đến những đau khổ mình phải chịu. Thật ra có những điều làm ta đau nhưng không khổ. Từ đau tới khổ vẫn còn một khoảng cách an toàn mà nhiều ta xóa mất ranh giới của nó. Người khác có thể nói lời sỉ nhục ta, nhưng nhục hay không còn tùy sự thật và tính cách của ta. Ta có thể rất đau về lời nói đó, nhưng không khổ vì ta biết rõ bản thân mình và không chấp nhất người kia. Có thể họ nói năng cách hàm hồ làm ta đau. Đau chỉ là cảm giác nhất thời, nó thoáng đến rồi vội đi, thế thôi. Nhưng đau có thể phát sinh khổ, vì ta không muốn chấp nhận sự thật, và suy diễn theo hướng tiêu cực quá đáng.

Cũng vậy, ta thường nói tới nghèo khổ, có mấy khi ai nói tới giàu khổ. Nhưng rồi người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Thật ra, ta có thể nghèo nhưng không khổ. Khổ vì không chấp nhận cái nghèo. Khổ vì muốn giàu, giàu rồi muốn giàu hơn, nên giàu rồi vẫn khổ. Ta cứ bị lòng ham muốn kéo lôi và cuốn trôi, trôi lẽ sống, trôi nhân tâm, trôi cả hạnh phúc trong đời.

Cũng thế, ta thường than van làm việc cực khổ. Thật sự nhiều khi rất cực nhưng chưa hẳn là khổ. Khổ vì ta muốn an nhàn hưởng thụ mà không được, muốn vui chơi sung sướng mà không xong, muốn ăn trắng mặc trơn mà không có... nên ta phảng kháng và chống chỏi lại với mình, với đời và với trời. Đang khi đó biết bao người chỉ cần có công ăn việc làm, có chút nghề nghiệp, dù rất cơ cực, bấp bênh, nguy hiểm, và với đồng lương bất xứng, nhưng họ cũng đã vui lắm rồi. Bao người vất vả lao nhọc ngày đêm, nhưng họ cảm thấy hạnh phúc vì được hy sinh cho những người thân của mình. Hơn nữa, bao người còn dám xả thân vì đồng loại, dám liều thân vì lý tưởng. Họ làm việc cực nhọc, nhưng không cực khổ, trái lại còn rất hạnh phúc.

3. Một tâm thái trước đau khổ

Thật ra đau khổ cũng là chuyện bình thường của kiếp nhân sinh, vì ta sống là sống chung, sống cùng, sống với. Đời sống mỗi người chỉ tồn tại, phát triển trong sự liên đới và tương tác với mọi người, mọi vật. Nếu đau khổ là điều bất như ý, thì “dù ta có tài năng đến đâu, hay chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào, thì những điều bất như ý vẫn xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó. Hễ có thành thì phải có bại, có hợp thì phải có tan. Tại sao ta chỉ muốn thành và hợp, còn bại và tan để cho ai?” (Minh Niệm).

Điều sai trái là ta hay đặt nặng những gì mình ưa thích, và loại trừ những gì mình không thích. Thích hay không thích đều là những cảm xúc phục vụ cho cái tôi của mình trong nhất thời. Cần điều chỉnh lại nhận thức của mình cách đúng đắn thì cảm xúc đó sẽ tan rã. Ta cũng thường ham thích những gì mình không có và hay quên đi những gì mình đang có. Cái có thì bỏ, cái không lại đi tìm, tìm được lại bỏ. Cứ thế mà than vãn đời mình chẳng có gì, hoặc không có như mình muốn có. Như vậy, có bao nhiêu đi nữa thì cũng vẫn là không. Khổ là vì vậy.

Khổ hơn nữa khi người ta phá đổ bức tường nhân nghĩa và đạo đức để tìm kiếm điều mình muốn, sở hữu cho kỳ được điều mình ham, hưởng thụ cho đã điều mình thích, bất chấp hậu quả xảy ra cho mình, cho con cháu hay người khác. Cứ thế người ta chồng chất cho nhau bao đau khổ, rồi cùng nhau ngồi ca vãn bài “đời là bể khổ”.

Để tránh những đau khổ không đáng khổ, ta cần có khả năng chấp nhận sâu rộng, cần biết giới hạn những cầu mong không cần thiết, ngay cả những cái chính đáng cũng vậy, không có nó ta vẫn có thể sống vững vàng và hạnh phúc. Bớt ham muốn thì bớt lệ thuộc, để ta dễ sống thanh thản trong mọi hoàn cảnh. Dù đời nhiều biến động nhưng tâm ta vẫn không bị manh động. Hạnh phúc ở trong tâm, khi “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. 

Cần xét lại tâm trạng và đặt lại cái nhìn của mình cho đúng đắn, quân bình, ta sẽ thấy hầu hết mọi việc trong đời đang chuyển biến theo diễn trình tự nhiên của nó, để cuộc sống con người và vạn vật luôn được phát triển cân đối, hài hòa, an định. Chỉ có rắc rối và biến động từ những vọng động của lòng ta thôi.

Đau khổ vẫn là một thực tại không thể chối cải, nhưng chính trong đau khổ mà ta nhận ra con người thật của mình : dễ bị lạc đường và sợ hãi ; dễ bị xúc phạm và tổn thương ; dễ bị trấn áp và hận thù ; dễ bị lôi cuốn và sống ích kỷ ; dễ bị mặc cảm và nóng giận ; dễ bị tự ái và kiêu căng ; dễ bị yếu đuối và sa lầy... Thông qua bản năng sinh tồn, ta thấy rõ từng ngõ ngách sâu kín của phiền não tạo nên đau khổ. Từ đó ta biết cách điều chỉnh lại tâm thức và lối sống của mình sao cho hòa hợp với nhịp điệu của trời đất và nhân thế, để sự hiểu biết và tình thương trong ta bừng nở, làm nên một cuộc sống an vui và thong dong tự tại giữa cuộc đời.

II. TRÊN NỀN TẢNG NHÂN THẦN VÀ SIÊU NHIÊN

Con người không chỉ là vấn đề nhân bản hay thuần túy tự nhiên, nhưng còn là siêu nhiên theo ý định trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Có những điều cao vượt tùy thuộc vào khả năng con người, nhưng có những điều siêu vượt tùy thuộc vào quyền năng Thiên Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa luôn hành động vì con người, cho con người, và con người được mời gọi tham dự vào chương trình sáng tạo và cứu độ của Ngài.

1. Con người : tột đỉnh của công trình sáng tạo

Con người đúng nghĩa là con người đầu đội trời, chân đạp đất, là trung tâm giao thoa và nối kết mọi sự trong trời đất, như Kinh Dịch định nghĩa : Nhân giả thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỉ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí” : con người là đức của trời đất, là giao hòa của âm dương, là hội tụ của quỉ thần, là tinh khí của ngũ hành.

Sách Lễ Ký còn nói : “Nhân giả thiên địa chi tâm, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh” : người là tâm linh của trời đất vạn vật, thấu sáng như nhật nguyệt. Khả năng cao vượt đó khiến con người có thể “cùng thần tri hóa, đức chi thịnh giả”.

Hơn nữa, con người còn đạt tới mức độ “tinh nghĩa nhập thần, dĩ trí dụng dã” : có thể cùng với Trời để khám phá, phát minh, khai sáng và phát triển địa cầu, cuối cùng vâng theo ý Trời để giúp Trời hành đạo.

Thật vậy, trong muôn vật Chúa đã dựng nên, thì con người là một kỳ công tuyệt vời của Thiên Chúa, là chóp đỉnh của quá trình sáng tạo, được tham dự vào đời sống thần linh của Thiên Chúa là Đấng cứu chuộc mình. Trong Thánh vịnh 8, 6-7 đã nói lên điều đó :

                    “Chuùa cho con ngöôøi chaúng thua keùm thaàn linh laø maáy,

    ban vinh quang danh döï laøm muõ trieàu thieân,

                cho laøm chuû coâng trình tay Chuùa saùng taïo,

    ñaët muoân loaøi muoân söï döôùi chaân”.

Chính Thiên Chúa đã ban tặng cho con người một bản tính thiêng liêng khi dựng nên con người “theo hình ảnh Ngài, giống như Ngài” (St 1, 26). Do đó, con người tuy vẫn là đất và vật chất mỏng manh yếu đuối, nhưng phần nào cũng thuộc giới thần linh : con người là một trung gian, một gạch nối, một tổng hợp giữa yếu tố vật chất và yếu tố thiêng liêng. Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ và mọi sự trong đó thật tốt đẹp, và Ngài đã trao cho con người quyền bá chủ tất cả.

2. Tại sao lại có đau khổ, sự dữ, trong một thế giới tốt đẹp như thế?

Kinh Thánh cho chúng ta biết, ngay từ đầu Thiên Chúa đã đặt con người trước “cây biết lành biết dữ” (St 2, 9). Đây là một thử thách cam go về tự do mà con người phải lựa chọn : đàng lành hay đàng dữ? Nhưng ngay từ đầu con người đã nghe theo ác thần chọn sự dữ ; đó chính là yếu tính của tội, và kết quả là đắng cay, đau khổ, và chết chóc (x. St 3, 16-19).

Mọi tạo vật được sáng tạo từ hư vô có thể mất mát sự toàn thiện nguyên thủy. Mất mát hay hư hỏng như thế là một sự “khuyết phạp” (privation), tức là thiếu cái mà chính ra một vật nào đó phải có. Qua Kinh Thánh cũng như kinh nghiệm thiêng liêng, ta thấy sự dữ không chỉ là vắng bóng sự lành, nhưng là một sức mạnh tích cực áp đảo con người và phá hoại vũ trụ (x. St 3, 17…).

Nguyên nhân đau khổ là do sự dữ, do tội lỗi đã xâm nhập vào thế gian (x. Rm 5, 12). Đau khổ như hậu quả tất yếu khi con người cố tình phá vỡ trật tự hài hoà mà Thiên Chúa đã thiết định khi tạo dựng (St 2, 16-17; 3, 1-7). Sự dữ xuất hiện như một hiện tượng và là một thực tại bi đát của những thương đau trong kiếp người. Sự dữ hiện hữu dưới mọi hình thức và tàng ẩn trong chính tâm khảm con người. Nó tự động phát triển, lây lan, thâm nhập vào mọi sinh hoạt đời sống, và chế ngự con người một cách vô hình.

Ngoài những đau khổ do thiên nhiên hay khách quan bên ngoài, điều đáng nói hơn cả là những nguyên nhân chủ quan từ phía con người, do lòng ham muốn không ngừng, do kiêu căng, ích kỷ… sinh ra ghen ghét, tranh chấp, chiến tranh, hận thù và không ngừng hủy diệt lẫn nhau. Đó chính là nguồn gốc của muôn ngàn tai ương thống khổ.

Mặc dù Thiên Chúa không tạo dựng sự dữ, nhưng giờ đây nó đã xuất hiện và chống lại Ngài. Thế là khởi sự một cuộc chiến không ngừng và kéo dài suốt dòng lịch sử. Để giải thoát con người, Thiên Chúa toàn năng sẽ phải chiến thắng sự dữ và ác thần (x. Ed 38-39 ; Kn 12, 7-17). Điều này rõ ràng hơn trong Tân Ước qua biến cố Đức Kitô.

3. Giải thích thế nào về tai họa do thiên nhiên?

   Thánh Augustinô nhận xét là thiên hạ thường dựa vào sự hiện diện của điều xấu, sự ác, để kết luận là không có Thiên Chúa, nhưng ngài đặt câu hỏi ngược lại : nếu không có Thiên Chúa thì bạn giải thích thế nào sự hiện diện của sự lành, điều thiện nhan nhản khắp nơi và ngay trong bản thân bạn?

Nhưng tại sao Thiên Chúa không ngăn cản các thiên tai có thể gây tai hoạ cho con người?

Thiên tai chỉ là những hiện tượng tự nhiên, những hoạt động bình thường của thiên nhiên theo quy luật tuần hoàn và phát triển của nó. Người ta có thể kết án thiên nhiên mù quáng không đếm xỉa chi tới con người. Nhưng không lẽ thiên nhiên cứ phải làm theo ý của ta sao? Với tâm trí hạn hẹp, làm sao ta có thể hiểu hết được sự biến hóa khôn lường của nó theo định hướng của Thiên Chúa vì ích lợi của con người? 

Đại thi hào Tagore có lần nhận định rằng con người ta rất mâu thuẫn khi đòi hỏi thiên nhiên phải hoạt động theo ý của họ, ông nêu ví dụ : một bà mẹ tập đi cho đứa con nhỏ của mình sẽ vô cùng hạnh phúc khi thấy con bước đi được những bước đầu tiên trong đời, và được vậy tất nhiên là nền nhà phải cứng vững, nhưng khi đứa con té ngã đau đớn, bà lại trách tại sao nền nhà không mềm như tấm nệm cho con mình khỏi đau? Nền nhà không thể khi cứng khi mềm liên hồi theo ý ta được.

Cũng vậy, đòi Thiên Chúa dùng quyền phép mình chế ngự thiên nhiên trong mọi trường hợp để tránh gây tai hoạ cho con người thì quả là phi lý. Giả sử Ngài liên tục can thiệp vào hoạt động của thiên nhiên theo ý con người thì hậu quả sẽ ra sao? Đơn giản là thiên nhiên sẽ không thể tồn tại, và do đó con người cũng phải hư vong.

Người ta kết án thiên nhiên đã gây ra bao tai họa cho con người, nhưng rồi cũng chính con người cũng đã từng hủy hoại thiên nhiên cách bừa bãi, đã từng đan tâm gây ra bao nhiêu thảm họa thì sao? Trên phương diện đức tin, những gì hư hại do thiên nhiên gây ra, chắc chắn Thiên Chúa có cách bù đắp thỏa đáng trong kế hoạch tình yêu nhiệm mầu của Ngài cho từng con người. Nhưng những gì tàn hại do con người gây ra cho nhau, thì con người có thể bù lấp được không, hay lại nhờ vào lòng bao dung tha thứ của Thiên Chúa?

Đau khổ và sự chết là vấn nạn muôn thuở của con người. Công Đồng Vat. II dạy : “Nếu thiếu căn bản là Thiên Chúa và thiếu niềm hy vọng vào đời sống vĩnh cửu thì phẩm giá con người sẽ bị tổn thương cách trầm trọng như thường thấy ngày nay, và những bí ẩn về sự sống, sự chết, về tội lỗi và đau khổ vẫn không giải đáp được, như thế con người nhiều khi rơi vào tuyệt vọng.” (GS 21).

4. Đau khổ, sự dữ : mầu nhiệm trong kế hoạch sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa

Kinh thánh dù nhạy cảm sâu xa trước đau khổ, nhưng đã không dùng giải pháp nhị nguyên (cuộc chiến giữa Thần Thiện và Thần Ác). Nhưng rồi sự dữ hay đau khổ khiến con người đặt lại vấn đề Thiên Chúa :

-   Nếu Thiên Chúa toàn năng, thì sự dữ làm người ta ngờ vực tình yêu của Ngài.

-   Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì sự dữ làm người ta ngờ vực sự toàn năng của Ngài.

Hơn nữa, đứng trước những sự dữ trên trần gian, người không tin kết luận “không có Thiên Chúa” (Tv 10, 4). Còn kẻ tin thì tìm nguyên nhân đau khổ là do thiên nhiên hoặc do tình cờ (x. Xh 21, 15), do định mệnh cuộc sống (x. G 2, 9), do hậu quả của tội (x. Kn 3, 14), do thế lực của Satan…

Vấn đề được nêu lên là : Tại sao người công chính cũng phải đau khổ? Có thể tóm tắt vài giải đáp về giá trị của đau khổ như sau :

-   Giá trị tinh luyện : thử thách của đau khổ như lửa thử vàng (x. Gr 9, 6 ; Tv 65, 10).

-   Giá trị thử thách : là điều cao quí Thiên Chúa dành cho tôi tớ Ngài tín nhiệm như Abraham (x. St 22),  Gióp (1-11), Tobia (12, 13).

-   Giá trị giáo dục : là việc sửa dạy của người Cha (x. Tl 8, 5) ; Cn 3, 11...).

-   Giá trị xá tội (x. Is 40, 2).

-   Giá trị cầu bầu và cứu chuộc (x. Xh 17, 13...; Gr 8, 18-21 ; Is 5, 3).

Những giá trị đau khổ rút ra từ Kinh Thánh cho ta thấy rằng, Thiên Chúa không sáng to người máy làm điu thin, nhưng sáng to con người vi quyn t do trước mi la chn và quyết đnh. Khi sử dụng quyền tự do hàng ngày, con người thường xúc động vì sự thiện, nhưng cũng dễ bị quyến rũ bởi tội ác. Phải qua thử thách khi sử dụng tự do cá nhân, con người mới thật sự tham dự vào việc xây dựng hạnh phúc chính mình và thăng tiến phẩm giá bản thân.

Con người có hoàn toàn tự do để chấp nhận hay từ khước tình yêu. Quả thật, Thiên Chúa đã rất mạo hiểm, khi mặc cho con người sự tự do hoàn toàn, nhưng đó lại là điều cần thiết để hoàn tất kế hoạch của Ngài. Nếu vì sợ mạo hiểm, sợ tội ác, sợ đau khổ, mà Thiên Chúa không dám sáng tạo, điều đó đồng nghĩa với việc Ngài thừa nhận chịu thua, đầu hàng tội ác. Có thể như thế sao?

Cần hiểu rằng, khi sáng to thế gii có ch cho s d, Thiên Chúa đã tiên lượng kế hoch hoàn thành ý đnh cao c ca mình. Ngài không muốn người ta phải “ngả” về Ngài như một sự cần thiết, nhưng muốn con người tự do chọn lựa để vươn lên tới Ngài bằng tấm lòng khao khát với tất cả trái tim mình. Sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người chỉ thực hiện được trong tình yêu.

Chỉ tình yêu mới cho phép những nhân vị tự do và tự trị gặp nhau. Trong việc phối kết này, không thể không trải qua sự chết : chết đi cho chính mình để gặp được Thiên Chúa ngay trong chính mình. Tình yêu chân thật mang tầm vóc của biến cố Phục Sinh. Con người không thể kết hợp với Thiên Chúa nếu không trải qua quá trình tan vỡ bản thân mình, các nhà thần bí Kitô Giáo đã ca ngợi cuộc thử thách ghê gớm này.

Dù sao, sự dữ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Thiên Chúa, Đấng có thể biến sự dữ thành sự lành (x. St 37-50), Đấng chấp nhận cho cỏ lùng và lúa cùng lớn lên đến mùa gặt (x. Mt 13, 29-30), Đấng “cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương”. (Mt 5, 45).

Vì thế, chúng ta không có quyền tiêu diệt người ác, nhưng có bổn phận tiêu diệt sự ác trong con người, trước tiên nơi chính mình. Tự bản chất, cuộc sống đòi hỏi phải thanh tẩy sự dữ không ngừng nơi bản thân, vì chính mình là mầm mống trước tiên gây đau khổ cho bản thân và đồng loại. Nếu đứng trên bình diện tâm linh, có thể nói rằng, hạnh phúc là tự mình ban cho mình, và đau khổ là tự mình chuốc lấy cho mình.

Tuy nhiên, thực tế cuộc sống vẫn cho thấy có những kẻ gian ác vẫn cứ sung sướng, còn kẻ lành mãi chịu những tai ương khốn khổ. Sách Gióp đã cố gắng trả lời vấn đề nghịch lý này nhưng chẳng tới đâu. Cuối cùng, đau khổ vẫn là một huyền nhiệm, con người không thể hiểu hết những nguyên do sâu thẳm của nó ngoài việc nhìn ngắm Đức Kitô trên Thập giá như chứng tích của tình yêu. Trong việc nhìn ngắm này “Thánh Giá Chúa Giêsu sẽ chiếu sáng vào sự huyền bí của đau khổ.” (P. Mortier).

Không thể chỉ căn cứ vào hiện tượng để lý giải nguyên nhân theo lẽ bình thường, vì đau khổ còn hàm chứa ý nghĩa phi thường trong con đường cứu độ của Thiên Chúa. Cho dù có những nguyên nhân sâu xa không thể hiểu hết được, nhưng phải xác tín rằng : đau khổ không phải là sự đối kháng, trừ khi con người cố tình phạm tội và tự dấn thân vào đường lầm lạc. Đau khổ cũng không phải là một mãnh lực hoàn toàn tiêu cực cần phải tiêu diệt hay loại trừ, trái lại, nó còn mang ý nghĩa rất tích cực là làm nên đời sống linh thiêng của con người. Với tâm hồn biết khao khát sự thiện hảo, thì đau khổ luôn khiến họ hướng về Thiên Chúa :

-   Đau khổ phần xác giúp ta kinh nghiệm nền tảng về kiếp sống mong manh.

-   Yếu đuối tâm hồn làm ta tránh được ý muốn tự biện bạch cho mình.

-   Tệ đoan và đảo lộn xã hội biểu lộ cho thấy phương diện bi thảm của tự do.

Hiểu theo nghĩa ấy, thì tội lỗi và cả tật xấu cũng có thể là con đường sâu xa nhất để gặp Thiên Chúa Cứu Thế cách thiết thực nhất. “Sự cao quí tột độ của Kitô giáo là không tìm phương thuốc siêu nhiên để chống lại đau khổ, nhưng để sử dụng đau khổ.” (Simone Weil).

Chính vì vậy “Thiên Chúa không đến để hủy bỏ đau khổ, Ngài cũng không đến để giải thích về đau khổ. Nhưng Ngài đến để làm cho đau khổ có ý nghĩa bằng sự hiện diện của Ngài.” (P. Claudel).

Hiểu được như vậy, “người ta không chỉ cầu nguyện để tránh khỏi đau khổ, nhưng đúng ra, để chấp nhận đau khổ một cách can đảm hơn.” (F. André).

5. Đau khổ : con đường Thập Giá để cứu độ

Đau khổ làm ta sợ hãi, nhưng đau khổ thực sự là một nhu cầu thiết yếu cho đời sống làm người. Không có đau khổ, hay thiếu vắng đau khổ trong đời, người ta “sẽ không lớn nổi thành người”, không thể hoàn thành “định mệnh” của mình, càng không thể hiểu được giá trị chân thực, sâu xa của đời sống làm người và làm con Thiên Chúa. Đau khổ có một ý nghĩa và giá trị nhất thiết để hoàn thành chính mình theo Thiên ý. Thật vậy, chính “Đức Giêsu cũng phải trải qua gian khổ để trở thành vị lãnh đạo thập toàn” (Dt 2,10) và Ngài cũng “đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,8), để lại một gương mẫu cho chúng ta dõi bước theo Ngài (Pr 2, 22).

Ai đến trong cuộc trần cũng đều mong chiếm hữu hạnh phúc cho mình. Nhưng Đức Giêsu, Ngài chỉ mong chu toàn ý Cha: Này con xin đến đ chu toàn Thánh Ý (TV 40), mà thánh ý Cha là “chén đắng”, là nhục hình, để đánh đổi hạnh phúc cho nhân loại. Những ai bước theo Ngài cũng nhận lấy chén đắng của Đức Giêsu để đánh đổi hạnh phúc cho mình và cho anh em. Thiên Chúa cứu độ con người không bằng con đường nào khác ngoài con đường đau khổ đến tận cùng, để có thể thanh tẩy và đền bù tội lỗi nhân loại.

Đối với chúng ta cũng thế, “Đau khổ là một bí tích thanh tẩy tuyệt vời.” (Vua Baudouin). Với định hướng này, đau khổ không còn là những phản kháng trần tục, nhưng là một phương tiện thần thiêng mà chính Chúa đã dùng để biểu lộ tình yêu, và cũng là một phương cách để tinh luyện và thánh hoá đời sống con người.

Cũng như Sự Dữ giúp ta nhận ra tính cách chân chính của Sự Thiện, thì Đau Khổ cũng giúp ta nhận ra tính cách cao quí của Hạnh Phúc. Nhờ đó con người giảm bớt được những đam mê ích kỷ, những tham vọng và thoả mãn cá nhân, để nỗ lực tìm hiểu, khám phá những đường nẻo của Thiên Chúa trong cuộc đời mình, như trong ngạn ngữ Ba Tư: “Tôi đã khóc vì không có giày đi cho đến khi trông thy mt người b ct chân”.

Chính từ ý hướng nền tảng nói trên mà mối tương quan sâu xa giữa người với người được thiết lập, nó như mở ra một con đường tình yêu để cảm thương, chia sẻ và gắn bó với nhau trong thân phận làm người. Thật vậy, con người ch mm lòng khi đng trước ni đau, ch nhn chân khi đng trước cái kh (x. Lc 15, 14-20). Trong sự khổ tâm của bản thân, ta hiểu được nỗi dằn vặt của người khác :“Đồng bệnh tương lân”: lâm vào tình cảnh bi ai mới biết thương người khốn khó. Hơn nữa,“Nếu bạn biết gánh lấy niềm đau của kẻ khác, thì Thiên Chúa sẽ gánh lấy nỗi khổ đau của bạn và biến nó thành của Ngài.” (V. Ghika).

Tình yêu chân chính không thể lớn lên nơi tâm hồn thiếu vắng và muốn tránh né đau khổ. Cuộc sống chẳng ý nghĩa và đẹp đẽ gì khi con người không chấp nhận khổ đau.

Không ai ưa thích đau khổ, nhưng chỉ trong đau khổ người ta mới khám phá ra bí quyết sống hạnh phúc. Trong cuộc sống vàng thau lẫn lộn, đau khổ giúp ta nhận ra thật và giả, chân lý và sai lầm, giúp ta vươn lên trên con đường tiến tới CHÂN - THIỆN - MỸ.

 

Ly Chúa, trong chương trình quan phòng cu đ ca Ngài, con tin rng đau kh không nhn chìm con, nhưng mi gi con tnh thc và vươn lên trong s thin, trong n lc cy trông và tin tưởng.

Đau kh nhc nh con thân phn và kiếp sng mng manh ca mình, đ con không quá bám níu vào bt c điu gì hay bt c người nào, mà ch cậy dựa vào mt mình Chúa thôi.

Con tin rng, Chúa thương ai nhiu, thì Chúa cũng mun cho h đau kh nhiu hơn, đ h được nên tinh ròng và hoàn thin trong tình yêu Chúa.

Con không xin cho mình khi đau kh, nhưng ch xin Chúa đng b mc con trong kh đau.

Con không dám nói rng mình khao khát chu đng đau kh, nhưng con mun vui lòng đón nhn mi đau kh như Chúa mun, đ thanh ty nhng lm li yếu đui ca con trong cuc đi, đ tr li nim vui và hnh phúc ca anh ch em mà con đã làm mt ca h.

Con sn lòng ôm ly đau kh như mt người bn chí thân như ôm ly Thp Giá trên con đường theo Chúa v quê hương phúc tht.

Xin ban cho con sức mạnh của lòng yêu mến Chúa, để con luôn bình tâm trong mọi nỗi khổ đau của cuộc đời mình. Amen .

 

Lm. Thái Nguyên.

 

 

 

 

 

 

 


Mục Lục Sống Ơn Gọi Kytô Hữu