HÀNH TRÌNH HƯỚNG TỚI SỰ HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO

Suy tư về Unitatis redintegratio

Bài giảng thứ V Mùa Chay 2016 của Cha Cantalamessa

1- Con đường đại kết sau Vatican II

Khoa chú giải hiện đại đã làm cho chúng ta quen thuộc với những nguyên tắc của Hans - Georg Gadamer về “ảnh hưởng của lịch sử” (Wirkungsgeschichte). Theo phương pháp này, để hiểu một bản văn, chúng ta cần phải để ý đến những ảnh hưởng của lịch sử mà trong đó bản văn được ra đời, và đặt mình trong lịch sử này để đối thoại với nó.[1] Nguyên tắc này mang lại nhiều tiện ích khi áp dụng cho việc chú giải Kinh Thánh. Nó nói rằng chúng ta không thể hiểu được cách đầy đủ Cựu Ước nếu không đặt trong ánh sáng của sự viên mãn trong Tân Ước, và chúng ta không thể hiểu Tân Ước nếu không đặt trong ánh sáng của những hoa quả đã được trổ sinh trong đời sống Giáo Hội. Bởi thế, việc nghiên cứu lịch sử triết học về “các nguồn”, nghĩa là những ảnh hưởng trực tiếp trên bản văn, tự nó không có đủ. Chúng ta còn cần lưu ý đến cả những ảnh hưởng từ đó nó được áp dụng. Đây là nguyên tắc mà Chúa Giêsu đã nói từ lâu rồi, khi cho rằng “nhìn quả thì biết cây” (x. Lc 6,44).

Với sự điều chỉnh thích hợp, như chúng ta thấy trong những suy niệm trước, nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng cho những bản văn của Vatican II. Hôm nay, tôi muốn cho thấy nó được áp dụng các đặc biệt như thế nào với Sắc lệnh về đối thoại, Unitatis redintegratio, đó là chủ đề của suy niệm này. Năm mươi năm hành trình và phát triển trong đối thoại sẽ cho thấy sức sống ẩn chứa trong bản văn này. Sau khi nhắc lại những lý do nền tảng hướng dẫn các Kitô hữu đi tìm kiếm sự hiệp nhất với nhau, và sau khi đã phổ biến một thái độ mới giữa các Kitô hữu từ những Giáo Hội khác nhau liên quan đến vấn đề này, các Nghị Phụ Công Đồng diễn tả mục đích của tài liệu này như sau:

“Thánh Công Đồng này cũng tha thiết mong mỏi tái hiệp nhất giữa tất cả các môn đệ Chúa Kitô, nên muốn cung ứng cho mọi người Công Giáo sự trợ lực, đường lối và phương sách để họ có thể đáp ứng lời mời gọi và ân sủng của Thiên Chúa”.[2]

Những thực thi hay hoa trái của tài liệu này có hai loại. Trên mức độ giáo huấn và cơ cấu, Hội Đồng Tòa Thánh cho sự hiệp nhất Kitô giáo được thành lập. Ngoài ra, những cuộc đối thoại song phương được thực hiện với hầu hết những thú nhận kitô giáo, nhằm mục đích cỗ võ một sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn, so sánh những lập trường của chúng ta và bỏ qua những thành kiến.

Bên cạnh việc đối thoại chính thức và thuộc giáo lý này, cuộc đối thoại nhờ những cuộc gặp gỡ cá nhân và hòa giải con tim cũng được khởi đầu. Theo cái nhìn đó một số những cuộc gặp gỡ được tổ chức và đã để lại dấu ấn trên hành trình đối thoại trong suốt năm mươi năm qua: cuộc gặp gỡ của Đức Phaolô VI với Thượng phụ Athenagoras, nhiều cuộc gặp gỡ của Đức Gioan Phaolô II và của Đức Biển Đức XVI với nhiều nhà lãnh đạo khác nhau đến từ các Giáo Hội Kitô giáo, cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với Thượng phụ Bartholomew vào năm 2014, và cuối cùng, cách đây ít tuần lễ, cuộc gặp gỡ ở Cuba với Kirill, với Thượng phụ của Moscow mở ra một chân trời mới cho đối thoại.

Trên bình diện đối thoại tâm linh, những người tín hữu từ những Giáo Hội khác nhau có những sáng kiến để gặp gỡ nhau, cùng nhau cầu nguyện và cùng nhau loan báo Tin Mừng – nhưng không có một ý hướng nào về việc chiêu dụ tín đồ và cầu nguyện với những người hoàn toàn trung thành với Giáo Hội của họ. Tôi cũng được may mắn tham dự nhiều cuộc gặp gỡ như thế. Một trong số đó đã để lại dấu ấn đặc biệt sống động trong tâm trí tôi, bởi vì nó như một lời tiên tri nhìn thấy được về điều mà phong trào đại kết phải hướng dẫn chúng ta đi tới.

Vào năm 2009 có một sự cử hành đức tin trọng thể ở Stockholm được gọi là “Jesus Manifestation – Sự biểu dương cho Chúa Giêsu”. Trong ngày cuối cùng, những người tín hữu đến từ nhiều Giáo Hội khác nhau, mỗi người đến từ những con đường khác nhau, diễu hành trong đoàn rước về trung tâm của thành phố. Nhóm nhỏ Công Giáo chúng tôi được hướng dẫn bởi giáo mục địa phương của họ cũng diễu hành xuống một con đường vừa đi vừa cầu nguyện. Khi đến tại trung tâm, các hành được tách ra và nhập thành một khối đám đông cùng tung hô “Vương Quyền của Chúa Kitô” – đám đông này có khoảng 18,000 người trẻ và những người đứng xem rất ngạc nhiên. Cuộc biểu dương “vì” Chúa Giêsu trở thành một sự biểu dương mạnh mẽ “của” Chúa Giêsu. Sự hiện hiện của Người dường như sờ được trong một quốc gia không quen với biểu dương tôn giáo như thế.

Cả những phát triển này của tài liệu về đối thoại là hoa quả của Chúa Thánh Thần và là dấu chỉ về Lễ Hiện Xuống mới. Làm sao Đấng Phục sinh đã thuyết phục các Tông Đồ mở ra với Lương Dân và chào đón họ vào trong cộng đoàn Kitô hữu mình? Người hướng dẫn thánh Phêrô vào nhà ông viên sĩ quan Cornelius và giúp ông đón nhận Chúa Thánh Thần đến trên những người hiện diện ở đó với chính những sự bày tỏ của Chúa Thánh Thần như các Tông Đồ đã kinh nghiệm trong ngày lễ Hiện Xuống: họ nói được nhiều thứ tiếng và lớn tiếng ca ngợi Thiên Chúa. Thánh Phêrô đi đến kết luận: “Nếu khi Thiên Chúa đã ban cùng ân sủng cho họ như Người đã ban cho chúng ta…, vậy thì tôi là ai mà có thể chống lại Thiên Chúa?” (Cv 11,17).

Ngày nay Đấng Phục Sinh tiếp tục thực hiện những điều tương tự như thế. Người sai Thánh Thần của Người và các đặc sủng trên các tín hữu thuộc những Giáo Hội khác nhau, cả những người có niềm tin khác biệt chúng ta, với chính những sự bày tỏ bên ngoài như nhau. Sao lại không nhìn thấy trong đó một dấu chỉ mà Người đang thúc bách chúng ta phải chào đón và nhận biết họ như những anh chị em, cho dẫu hành trình hướng tới sự hiệp nhất mới chỉ còn ở bình diện hữu hình? Trong mọi trường hợp đây đã là điều thay đổi tôi về tình yêu cho sự hiệp nhất Kitô giáo, mặc dầu tôi đã quen với việc nghiên cứu trước Công Đồng là xem Chính Thống giáo và Tin Lành chỉ như là “những đối thủ” để bác bỏ những luận cứ thần học của chúng ta.

2- Một năm từ năm thế kỷ của cuộc Cải Cách Tin Lành (1517)

Trong Mùa Chay năm ngoái, tôi đã cố gắng đưa ra những kết quả của việc đối thoại với Chính Thống Giáo Đông Phương về lĩnh vực thần học. Tôi đã sưu tập những suy niệm này thành một cuộc sách nhỏ có tựa đề “Hai Lá Phổi, Một Hơi Thở”,[3] và tự đề tự nó cho thấy điều chúng ta cố gắng làm và một phần lớn đã được thực hiện. Tại thời điểm này tôi muốn hướng chú ý đến các mối tương quan với người tác lớn khác của việc đối thoại đại kết, đó là thế giới Tin Lành, không đi vào những vấn đề lịch sử và giáo huấn nhưng để cho thấy làm sao mọi sự đang thúc bách chúng ta đi tới trong việc cố gắng để tái lập sự hiệp nhất Kitô Giáo Tây Phương.

Một bối cảnh làm cho những cố gắng này đặc biệt có tính thời sự. Thế giới Kitô giáo đang chuẩn bị kỷ niệm thế kỷ thứ năm của Cải Cách vào năm 2017. Đây là sự sống còn cho toàn thể tương lai của Giáo Hội không đánh mất cơ hội này, khi cứ giữ những tù nhân của quá khứ hay giới hạn mình trong việc sử dụng những âm giọng hòa hợp hơn, để xác định những bổn phận và những sai lầm của hai phía. Tôi tin rằng đây là thời điểm để làm một bước nhảy về phía trước có chất lượng, như con thuyền cập một bờ hay một kênh, cần tiến xa một mức độ cao hơn.

Tình hình đã thay đổi sâu sắc trong năm trăm qua, nhưng luôn là điều khó nhọc để đánh giá nó cách chính xác. Vấn đề đưa tới sự chia rẽ giữa Giáo Hội Rôma và Cải Cách trong thế kỷ thứ XVI chủ yếu liên quan đến ơn đại xá và hình thức mà người tội lỗi đón nhận sự công chính. Nhưng, một lần nữa, chúng ta có thể hỏi rằng những điều này có phải là những vấn đề mà đức tin của con người hôm nay đứng vững hay sụp đổ chăng? Trong một cuộc hội thảo được tổ chức tại Trung Tâm cỗ võ sự hiệp nhất ở Roma, Đức Hồng Y Walter Kasper nhận xét rất chính xác rằng trong khi đối với Luther vấn đề chính yếu số một là làm sao vượt qua ý thức về tội và tìm kiếm một Thiên Chúa tốt lành, thì ngày hôm nay vấn đề trái ngược lại: làm sao giúp con người hôm nay lấy lại cảm thức đích thực về tội mà họ đã hoàn toàn quên lãng.

Tôi tin rằng mọi tranh luận thế kỷ giữa Công Giáo và Tin Lành liên quan đến đức tin và hành vi sẽ kết thúc nhờ việc chúng ta nhận ra điểm chính yếu của sứ điệp Phaolô. Điều mà thánh Tông Đồ muốn khẳng định trên hết trong thư Rôma chương 3 rằng chúng ta không được công chính hóa nhờ đức tin nhưng chúng ta được công chính hóa nhờ đức tin trong Chúa Kitô; Cũng thế chúng ta không được công chính nhờ ân sủng, nhưng chúng ta được công chính hóa nhờ ân sủng của Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm điểm của sứ điệp, hơn cả ân sủng và đức tin.

Trong hai chương tiếp theo của thư Rôma, sau khi đã gới thiệu nhân tính trong tình trạng hoàn vũ của tội lỗi và sự hủy hoại, thánh Tông Đồ đã can đảm không thể tin được để quả quyết rằng tình trạng này đã thay đổi tận gốc rễ “nhờ sự cứu chuộc được thực hiện trong Đức Kitô”, “nhờ sự vâng phục của một người (Rm 3,24;5,19).

On cứu độ này được đón nhận nhờ đức tin và không nhờ hành động. Quả quyết này ở trong bản văn và là điều cấp bách nhất phải đưa ra ánh sáng trong thời đại của Luther, lúc đó còn đang bình yên, ít nhất ở Châu Âu; người ta đề cập đến đức tin trong Đức Kitô và ân sủng của Đức Kitô. Nhưng lại xảy ra ở điều thứ hai, không phải trong điều thứ nhất. Chúng ta đã mắc phải sai lầm là giảm thiểu điều mà đối với thánh Phaolô là một khẳng định có phạm vi rộng lớn hơn và có tính hoàn vũ thành một vấn đề thần học thuộc nội bộ Kitô giáo. Ngày hôm nay chúng ta được mời gọi để tái khám khá và cùng nhau loan báo chiều sâu sứ điệp của Phaolô.

Trong những miêu tả về những cuộc chiến thời Trung Cổ luôn có một thời điểm trong đó, khi đã chiến thắng những người bắn cung, kỵ binh và tất cả những gì còn lại, cuộc náo loạn tập trung vào ông vua. Ở đó người ta quyết định kết quả cuối cùng cuộc chiến. Đối với chúng ta cũng thế, cuộc chiến tập trung vào ông vua… con người của Chúa Kitô là điểm của cuộc chiến. Từ quan điểm của việc Tân phúc âm hóa, chúng ta cần trở về với thời gian của các tông đồ. Có một sự tương tự giữa thời đại chúng ta và thời đại của họ: họ phải đối điện với một thế giới “tiền Kitô giáo”, và bây giờ ở Tây Phương chúng ta đang đối điện với một thế giới rộng lớn “hậu Kitô giáo”.

Khi tông đồ Phaolô muốn tóm tắt sứ điệp Kitô giáo trong một lời câu, ngài không nói: “Chúng tôi rao giảng điều này hay giáo huấn này cho anh em”, nhưng ngài nó: “Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh” (91 Cr 1,23), và “chúng tôi rao giảng… Đức Giêsu Kitô là Chúa (2 Cr 4,5). Bây giờ điều này là “articulus stantis et cadentis Ecclesiae – tín khoản đích thực nhờ đó mà Giáo Hội đứng vững hay sụp đổ.

Điều này không có nghĩa là lờ đi tất cả những gì mà Cải Cách Thệ Phản đã canh tân cách mới mẻ và có giá trị - cả trong lĩnh vực thần học và cũng như trong lĩnh vực tu đức, nhất là việc tái khẳng định về tính ưu tiên của Lời Chúa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt cho phép toàn thể Giáo Hội tận hưởng những sự thành tựu tích cực của nó, cùng một lúc được giải thoát khỏi những sự thái quá nào đó và những cứng nhắc, giải tỏa bầu khí căng thẳng cho những can thiệp chính trị và những bút chiến tiếp theo.

Một giai đoạn ý nghĩa trong chiều hướng này là “Tuyên bố đôi bên về Giáo huấn của sự Công chính vào ngày 31 tháng 10 năm 1999, giữa Giáo Hội Công Giáo và Hiệp hội thế giới Lutêrô.[4] Trong phần kết luận tài liệu nói rằng: 

“Sự hiểu biết giáo huấn về sự công chính hóa được trình bày trong Tuyên bố này cho thấy rằng một sự đồng tâm nhất trí trong những chân lý nền tảng của giáo huấn về sự công chính tồn tại giữa những người Tin Lành và Công Giáo. Trong ánh sáng của sự nhất trí này, việc gìn giữ sự khác biệt về ngôn ngữ, về việc biên soạn thần học, và nhấn mạnh trong việc hiểu biết về sự công chính được miêu tả trong những đoạn 1 đến 39 là chấp nhận được. Vì lý do này, trong sự khác biệt của họ, sự khai triển của Tin Lành và của Công Giáo về sự công chính thì cởi mở cho nhau và không phải hủy bỏ sự nhất trí liên quan đến chân lý nền tảng”.[5]

Tôi đã có mặt khi thỏa thuận này được tuyên bố trong Đền thờ thánh Phêrô vào giờ Kinh Chiều trọng thể do Đức Gioan Phaolô II chủ sự với tổng giám mục Uppsala, Bertil Werkström. Đức Giáo Hoàng nhận xét trong bài giảng của ngài đánh động tôi. Nếu tôi nhớ chính xác, ngài diễn tả tư tưởng này như sau: đã đến lúc phải dừng lại việc biến học thuyết về sự công chính nhờ đức tin thành một chủ đề để đấu tranh và tranh cãi giữa các nhà thần học và thay vào đó là cố gắng để giúp mọi người đã được rửa tội có một kinh nghiệm cá vị và tự do về chân lý này. Từ ngày đó về sau, mỗi lúc tôi có cơ hội giảng dạy, tôi không ngừng cố gắng giúp anh chị em có kinh nghiệm này.

Sự công chính nhờ đức tin trong Chúa Kitô cần được rao giảng bởi toàn thể Giáo Hội và với một sức mạnh hơn bao giờ hết. Không còn ở trong sự đối lập với “những việc làm tốt” – một vấn nạn đã xảy ra và đã được giải quyết – nhưng đúng hơn trong sự đối lập với đòi hỏi bởi thế giới bị tục hóa mà nó tự cứu độ nhờ khoa học và kỷ thuật hay nhờ kỷ thuật tâm linh con người đã phát minh. Tôi tin rằng nếu Luther và Calvin và những nhà cải cách khác hôm nay vẫn còn sống, đây có lẽ là cách thế họ rao giảng sự công chính được ban nhưng không nhờ đức tin! 

Một cuốn sách làm nên thời đại viết rằng: 

“Xã hội hiện đại được xây dựng trên khoa học. Khoa học mang lại cho họ sức khỏe, quyền lực, và sự chắc chắn mà xa hơn nữa trong tương lai sự giàu có và quyền lực vẫn thuộc về chúng ta, nếu chúng ta muốn như thế… (Tuy nhiên) được cung cấp bằng mọi thứ quyền lực, tận hưởng tất cả những sự giàu có mà khoa học mang lại cho con người, xã hội chúng ta còn bị cám dỗ sống và giảng dạy những hệ thống giá trị đã bị xói mòn tận nền tảng từ chính nền khoa học này”.[6] 

Đối với tác giả này, “hệ thống các giá trị” đã bị tấn công đến tận gốc rễ đương nhiên là những hệ thống tôn giáo. Jean-Paul Sartre bắt đầu từ một cái nhìn triết học, đã đi đến kết luận tương tự. Ông làm cho một nhân vật nói rằng: “Chính tôi hôm nay tự tố cáo mình, chỉ có tôi có thể bào chữa cho tôi; tôi là người. Nếu Thiên Chúa hiện hữu, con người không là gì cả”.[7] Người Kitô hữu ngày hôm nay phải trả lời cho loại thách đố được lăng xê bởi chủ nghĩa khoa học vô thần và bởi chủ nghĩa thế tục với giáo huấn này: “Con người không thể trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ những hành động, nhưng nhờ ân sủng và đức tin (x. Gl 2,16).

3- Vượt trên những tín điều

Tôi tin rằng trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo Hội Thệ Phản dựa trên vai trò vững chắc của những tín điều. Để tôi giải thích. Những định tín thuộc giáo thuyết và tín điều – ban đầu là hoa quả của những tiến trình sống động và phản chiếu con đường hòa hợp của cộng đoàn và chân lý đã được khám khá một cách khó nhọc, với thời gian qua đi chúng trở nên cứng nhắc trở thành những “những lời của mệnh lệnh”, gắn liền với những nhãn hiệu bên ngoài. Đức tin không còn dừng lại ở thực tại của điều gì, nhưng ở những công thức. Chúng ta làm ngược lại với những điều mà nó phải là trật tự của những điều như lời khẳng định nổi tiếng của thánh Tôma Aquinô: “Fides non terminatur ad enuntiabile, sed ad rem – Đức tin không dừng lại ở công thức của nó, nhưng trong điều tự thân nó”.[8]

Đã có hiện tượng của chủ nghĩa duy hình thức trong quá khứ, giai đoạn sáng tạo những tín điều lớn đã kết thúc.[9] Chỉ gần đây, ví dụ, người ta cho rằng sự chia rẽ bên trong Kitô giáo Đông Phương giữa các Giáo Hội Cacedonia và các Giáo Hội Monophysite hay Nestorian, trong nhiều trường hợp, là dựa trên những định tín và trên những ý nghĩa khác nhau khi hiểu những hạn từ ousia và hypostasis mà họ không động đến bản chất của giáo huấn. Như thế, người ta phải tái thiết lại sự hiệp thông giữa và với các Giáo Hội Đông Phương khác nhau. Cản trở này đặc biệt thấy rõ trong tương quan với những Giáo Hội Cải Cách. Đức tin và hành động, Kinh Thánh và truyền thống: là những trái nghịch nhau có thể hiểu được, và một phần phải được minh chứng ngay từ ban đầu, nhưng chúng đã trở thành sai lạc nếu chúng được lặp lại và cứ giữ như là những tư tưởng không gì có thể thay đổi trong suốt 500 năm. Ví dụ chúng ta hãy lấy sự đối nghịch giữa đức tin và hành động. Đức tin có một ý nghĩa nền tảng nếu nhờ “những hành động tốt” (như nó không may được hiểu trong thời đại của Luther) là ân xá, hành hương, ăn chay, dâng nến, và những việc khác. Tuy nhiên nó trở thành sai lạc nếu nhờ những “hành động tốt” mà chúng ta hiểu là những việc làm bác ái và thương xót. Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta trong Tin Mừng rằng không có những việc làm đó chúng ta không thể vào Nước Trời và Người buộc phải nói rằng: “Cút khỏi mặt Ta” (Mt 7,23). Một người không được công chính nhờ những hành động tốt, nhưng một người sẽ không được cứu độ nếu không có hành động tốt. Tất cả người Công Giáo và Tin Lành tin điều đó và đây cũng là điều mà Công Đồng Trentô đã nói. Một cách tương tự người ta phải nói về sự tương phản giữa Kinh Thánh và truyền thống. Nó chỉ dừng lại ở bên ngoài khi đụng đến vấn đề mạc khải, nếu như người Tin Lành chỉ có Kinh Thánh trong khi người Công Giáo có Kinh Thánh và truyền thống. Trong thực tế, không có Giáo Hội nào mà không có truyền thống. Điều này giải thích cho sự hiện hữu của rất nhiều tên gọi khác nhau trong giới Thể Phản nếu không phải là những hình thức khác nhau của họ về việc chú giải Kinh Thánh? Và Truyền thống Kitô giáo là gì trong nội dung đích thật của nó, nếu không phải một các chính xác là Kinh Thánh như được đọc trong Giáo Hội và bởi Giáo Hội đó sao?

Ngay cả định tín của Tin Lành “Simul iustus et peccator – cùng một lúc người công chính và người tội lỗi” là một chứng ngại vật không thể qua được cho sự hiệp nhất. Nó là một phần của truyền thống Công Giáo, từ thời các Giáo Phụ, định nghĩa về Giáo Hội như là “casta meretrix – cô điếm trinh khiết” và Giáo Hội “thánh thiện và luôn cần được thanh tẩy” (x. Lumen gentium, 8).[10] Điều mà ta nói về Giáo Hội trong toàn thể, như thân thể của Chúa Kitô, không được áp dụng cho mỗi thành viên của Giáo Hội đó sao? 

Cách thể mà trong đó sự đồng hiện hữu của sự thánh thiện và tội lỗi nơi con người được cứu độ được hiểu có thể mở ra cho nhiều giải thích phong và bổ túc lẫn nhau. Trong phần phụ lục của Tuyên bố thống nhất về Giáo huấn của sự Công chính có một sự giải thích về định tín “simul iustus et peccator”, nó không khác với giáo huấn của Công Giáo. Tài liệu nói rằng sự công chính mang lại một sự canh tân đích thức trong đời sống mới của người được rửa tội – mạc dầu sự công chính này không bao giờ trở thành một sự sở hữu chắc chắn, dựa trên đó con người có thể để xây dựng tương quan của mình với Thiên Chúa và luôn luôn phụ thuộc vào hoạt động của Chúa Thánh Thần.

Vào năm 1974 có một thông tin làm ngạc nhiên và làm thích thúc toàn thế giới. Một người lính Nhật Bản, người được gửi tới một hòn đảo ở Philippines trong cuộc Thế Chiến cuối cùng để xâm nhập vào quân địch và thu thập thông tin, anh đã sống 13 năm ẩn dấu nơi này nơi kia trong rừng nhiệt đới, ăn rể cây, hoa quả, và đôi khi chim mồi. Anh xác tín rằng chiến tranh vẫn còn tiếp diễn và anh vẫn tiếp tục sứ vụ của mình. Khi người ta tìm thấy anh, thật khó để thuyết phục anh rằng chiến tranh đã kết thúc và anh có thể trở về với gia đình. Tôi tin rằng có điều gì đó tương tự xảy ra ở giữa những người Kitô giáo. Có những Kitô hữu cần phải được thuyết phục rằng cả hai bên chiến tranh đã qua rồi. Những cuộc thánh chiến giữa Công Giáo và Thệ Phản đã kết thúc rồi, và chúng ta có những việc phải làm hơn là thích gây sự với nhau! Thế giới đã lãng quên, hay chưa được biết Đấng Cứu Thế của mình, người là ánh sáng của thế giới, là đường, sự thật và sự sống, làm sao chúng ta cứ hoang phí thời gian để ngồi cãi nhau?

4- Hiệp nhất trong bác ái

Tuy nhiên lý do thực hành không đủ mang lại sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Nó không đủ để giúp chúng ta hiệp nhất trên phương diện phúc âm hóa và hoạt động bác ái. Đây là một con đường mà phong trào đại kết đã cố gắng ngay từ ban đâu, nhưng nó cũng đã cho thấy còn chưa đủ. Nếu sự hiệp nhất cả các môn đệ phải là một phản ánh về sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con, vượt trên tất cả phải sự hiệp nhất của tình yêu, bởi vì đây là sự hiệp nhất ngự trị trong Ba Ngôi. Ba Ngôi vị thần linh hiệp nhất trong hữu thể, không phải vì Ba Ngôi “hoạt động cách liên kết” trong tạo thành và tất cả những công trình “ad extra – ngoại tại”. Kinh Thánh mời gọi chúng ta “rao giảng chân lý trong tình yêu (veritam facientes in caritate) (x. Eph 4,15), và thánh Augustinô khẳng định rằng “người ta không thể hiểu biết chân lý nếu không nhờ tình yêu - non intratur in veritatem nisi per caritatem”.[11]

Điều khác thường hướng tới con đường này dẫn tới sự hiệp nhất dựa trên tình yêu là điều mà đã được phổ biến rộng rãi trước chúng ta. Chúng ta không thể “đốt cháy giai đoạn” về giáo huấn bởi vì có những khác biệt và sẽ được giải quyết một cách kiên nhẫn trong chỗ phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta có thể đốt cháy những giai đoạn trong bác ái, và dần dần trở nên hiệp nhất, cho đến hôm nay. Dấu chỉ đích thức và chắc chắn của sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, như thánh Augustinô làm chứng, không phải là nói các thứ tiếng, nhưng là tình yêu hiệp nhất: “Bạn có thể chắc chắn bạn cho Thánh Thần khi bạn cho phép trái tim bạn gắn bó với sự hiệp nhất ngang qua một sự bác ái chân thành”.[12]

Chúng ta hãy nhắc lại bài ca đức ái của thánh Phaolô. Mỗi câu chứa đựng một ý nghĩa mới mẻ và bổ ích nếu nó được áp dụng cho tình yêu giữa những thành phần của các Giáo Hội Kitô giáo khác nhau, cho những tương quan đại kết:

“Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, 

không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, 

không làm điều bất chính, không tìm tư lợi (hay chỉ quan tâm đến Giáo Hội mình thôi)

không nóng giận, không nuôi hận thù, (hay là nhắc nhớ những điều sai lỗi cho người khác)

không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật (không chia sẻ những khó khăn của các Giáo Hội khác nhưng chia sẻ những thành công tâm linh của họ).

Đức Mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (x. 1 Cr 13,4-7.

Người ta nói rằng: “Yêu nhau không phải là để nhìn nhau, nhưng cả hai cùng nhìn về một hướng”.[13] Giữa các Kitô hữu cũng thế, yêu thương một người khác có nghĩa là cùng nhau tìm kiếm một hướng đi, đó là hướng đi của Chúa Kitô. “Người là bình an của chúng ta” (Ep 2,14). Nếu chúng ta trở về với Chúa Kitô và cùng nhau hướng về Người, chúng ta những Kitô hữu sẽ lôi kéo nhau lại gần hơn cho đến khi chúng ta trở thành điều mà chúng ta cầu nguyện: “Hiệp nhất nên một trong Người và với Chúa Cha” (x. Ga 17,9). Điều này xảy ra tương tự như những nan hoa của một bánh xe. Chúng khởi đi từ những điểm khác nhau của vành xe, nhưng dần dần chúng xích tới trung tâm, chúng cũng xích gần nhau, cho đến khi tạo nên một điểm duy nhất. Nó đã xảy ra giống như đã xảy ra ở Stockholm.

Chúng ta sắp cử hành lễ Vượt Qua. Trên thập giá Chúa Giêsu “đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét… Nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha” (Eph 2,14.18). Chúng ta đừng quên làm điều đó, vì niềm vui của Con Tim của Kitô và vì lợi ích của nhân loại.

Chúc mừng Đức Thánh Cha, quý Cha, quý anh chị em Tuần Thánh sốt sắng và Lễ Phục sinh vui vẻ!

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương dịch từ nguồn https://zenit.org/articles/father-cantalamessas-5th-lent-homily-2016/

GHI CHÚ:

[1] See Hans-Georg Gadamer, Truth and Method (New York: Continuum International, 2006).

[2] Unitatis redintegratio, n. 1. All papal quotes are from the Vatican website.

[3] Raniero Cantalamessa, Due polmoni, un unico respiro: Oriente e Occidente di fronte ai grandi misteri della fede [Two Lungs, One Breath: East and West Before the Great Mysteries of Faith] (Rome: Libreria Editrice Vaticana, 2015).

[4] Joint Declaration on the Doctrine of Justification. This document can be found online on the Vatican website through its title. 

[5] Ibid., n. 40.

[6] Jacques Monod, Chance and Necessity: An Essay on the Natural Philosophy of Modern Biology, trans. Austryn Wainhouse (New York: Knopf, 1971), pp. 170-171.

[7] See Jean-Paul Sartre, The Devil and the Good Lord, X, 4, trans. Kitty Black in “The Devil and the Good Lord” and Two Other Plays (New York: Random House, 1960), p. 141.

[8] See Thomas Aquinas, Summa teologica, II-IIae, q. 1, a. 2, ad 2: “The faith of the believer does not terminate in a proposition but in a thing.”

[9] See G. L. Prestige, God in Patristic Thought (Eugene, OR: Wipf and Stock, 2008), especially Chapter 13, “The Triumph of Formalism,” pp. 265-281.

[10] See Hans Urs von Balthasar, “Casta meretrix,” in Explorations in Theology, Vol II: Spouse of the Word, trans. John Saward (San Francisco: Ignatius Press, 1991), pp. 193-288.

[11] Augustine, The Answer to Faustus a Manichean, 32, 18, trans. Edmund Hill, Part 1, vol. 20, The Works of Saint Augustine, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 2007), p. 420.

[12] See Augustine, “Sermon 269,” 4, in Sermons (230-272B) on Liturgical Seasons, trans. Edmund Hill, The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 7, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 1994), p. 283.

[13] Antoine de Saint-Exupéry, Wind, Sand and Stars [Terre des hommes], trans. Lewis Galantière (1939; New York: Harcourt, 1967), p. 215.

 


Tu Đức