11. NHỮNG CỘT TRỤ CỦA ĐỜI SỐNG – CHO NHỮNG ĐIỂM THAM CHIẾU

 

Đầu niên học, khi thanh thiếu niên nhập vào một nhà Salêdiêng, họ được mời đến dự một buổi lễ nho nhỏ nhưng ấn tượng: trong hội trường, với các bề trên và các giáo sư xếp ngồi trên sân khấu, họ cùng nghe đọc bản “nội quy” cách trang trọng.

Đây là một trong những điều đầu tiên mà Don Bosco đã làm cho các thanh thiếu niên của mình. Ngài có một sự xác tín về giới trẻ: “đây là thành phần tinh tế và quý giá nhất của xã hội loài người, trên đó người ta đặt hy vọng về một tương lai hạnh phúc, không phải vì chính bản tính xấu xa... bởi nếu đôi khi họ từng bị hư hỏng ở tuổi đó thì phần nào do sự nông nổi hơn là do có ý hướng xấu. Những người trẻ này thật sự cần đôi tay dịu hiền để chăm sóc, uốn nắn, hướng dẫn…”.

Với trực giác giáo dục tuyệt vời, Don Bosco đã liệt kê vắn tắt những gì mà giới trẻ và các nhà giáo dục của Nguyện Xá phải làm hoặc phải tránh. Bởi vì việc hiểu rõ ràng, chính xác và thiết thực một quy luật nằm trong bản chất của hệ thống giáo dục dự phòng.

Và đó là yếu tố mà giáo dục ngày nay rất cần.

Một thế hệ không có la bàn

Xã hội chúng ta đang sống đã bỏ qua mọi quy tắc. Nhưng việc “khai trừ luật lệ” chỉ toàn đưa đến bất an và hỗn loạn. Giới trẻ lập luận theo quan điểm “sống còn” mang tính thực dụng.

Những ý thức hệ sụp đổ và việc Giáo Hội mất ảnh hưởng khiến xã hội rơi vào một thứ chủ nghĩa tương đối khôn lường. Giới trẻ đang phải đối mặt với nhiệm vụ hầu như không thể tự chính mình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống: đây là thời “mạnh ai nấy sống”, “tự lực cánh sinh” về luân lý. Nhiều thanh thiếu niên cảm thấy dễ bị tổn thương, sống trong cái tạm bợ, đu bám nhiều kinh nghiệm khác nhau, theo bất cứ ai ngay cả uy tín của nước tẩy rửa hiệu Mastro Lindo. Một cuộc điều tra ở châu Âu đã gọi họ là thế hệ “không có la bàn”.

Nhưng vấn đề ở chỗ chẳng ai thực sự nghĩ đến việc cung cấp la bàn cho họ. Ngay cả cha mẹ cũng đầy nghi ngờ và bối rối.

Ngay từ đầu Don Bosco đã hiểu rõ sự tuân thủ quy tắc bên ngoài cần được nội tâm hóa. “Những quy tắc” cần thiết ở chỗ nó tạo nên phương hướng trên la bàn, tạo hệ thống quy chiếu, tạo cột trụ cho đời sống tương lai. Để được như vậy, hệ thống quy chiếu này phải có những đặc điểm nhất định.

Con cái cần hiểu biết bậc thang giá trị mà chúng đặt tin tưởng nơi cha mẹ, nhận biết cách đầy đủ các quy tắc chúng phải tôn trọng, hiểu biết ở đây bao hàm một trách nhiệm đúng nghĩa. Và hiểu biết phải đi bước trước. Có bậc cha mẹ chỉ can thiệp sau đó, khi vấn đề lộ rõ, giờ đây khi thói hư tật xấu nào đó đã ăn rễ sâu vào nhân cách. Rồi thì sao? La mắng, tranh cãi, khóc lóc và giận dữ đóng sầm cánh cửa.

Bản “nội quy” tốt phải có tiêu chuẩn chính xác, cụ thể và khả thi. Nên ít lời bao nhiêu có thể, sao cho thông điệp được rõ ràng. Một mệnh lệnh hay cấm đoán lặp lại chừng mười lần trong cùng một ngày nghĩa là chẳng có mệnh lệnh và cấm đoán chi cả. Một mớ những lời quở trách quen tai càng khiến con cái chẳng lắng nghe lời nói cha mẹ.

Tránh mâu thuẫn giữa lời nói và hành động. Cha mẹ truyền đạt các giá trị sống lại cho con cái bằng cách thực hành chúng ngay trong đời sống của họ. Tất nhiên không áp đặt chúng. Một bức biếm họa vẽ người cha vừa phát vào mông đứa trẻ vừa nói: “Tao mong điều này dạy cho mày biết đừng có bắt nạt em nữa!”.

Các quy tắc nên được kiểm tra định kỳ, xét lại và điều chỉnh cho phù hợp với tuổi tác, cá tính và hoàn cảnh của con cái.

Việc tuân giữ các quy tắc thiết định không dựa trên bất cứ hình phạt nào (cho dù gia đình có quyền để nói về nó) nhưng chỉ dựa trên mối tình cha mẹ và con cái, được nuôi dưỡng đầy đủ bởi sự quý mến, hiểu biết, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

Phương pháp hai cột song song

Trường đào tạo cha mẹ khuyên cha mẹ thực hành phương pháp hai cột song song. Cha mẹ và con cái ngồi trước một tờ giấy được chia thành hai cột bởi một đường kẻ thẳng từ trên xuống dưới. Trong cột bên trái dành cho cha mẹ (sau khi đã thỏa thuận) ghi các quy định mà họ xét là cần thiết và giải thích rõ ràng cho con cái. Trong cột bên phải, cùng nhau viết về những những điều con cái phải tránh (hành vi và nguyên nhân gây xung khắc trong gia đình như : tóc dài, thời gian thức dậy, việc trang trí căn phòng, v…v…), thế nhưng sẽ trao phó trách nhiệm cho con cái và không bàn cãi về đề tài đó nữa. Cuộc họp gia đình nho nhỏ này thường trở thành cuộc gặp gỡ rất thỏa đáng, dù cột bên trái càng ngày càng thêm trống.

 

Chúng ta sẽ tìm một lúc nào đó để cùng với con mình thực hành “phương pháp hai cột song song”.

 


11. I PILASTRI DELLA VITA - DARE PUNTI DI RIFERIMENTO

 

I ragazzi che, per la prima volta, entravano in una casa salesiana erano invitati ad una piccola cerimonia suggestiva: in teatro, con i superiori e professori schierati sul palco, ascoltavano la solenne lettura del «regolamento».

È una delle prime cose che Don Bosco ha fatto per i suoi ragazzi. Aveva una convinzione riguardo ai giovani: «Questa porzione la più delicata e la più preziosa della umana società, su cui si fondano le speranze di un felice avvenire, non è per se stessa di indole perversa... perché se accade talvolta che già siano guasti in quella età, lo sono piuttosto per inconsideratezza, che non per malizia consumata. Questi giovani hanno veramente bisogno di una mano benefica, che prenda cura di loro, li colavi, li guidi... ». [1]

Con il suo formidabile istinto educativo scrisse allora una breve lista delle cose che i giovani e gli educatori dell'Oratorio dovevano fare o evitare. Perché la conoscenza di un preciso regolamento semplice e funzionale, è nell'essenza del sistema preventivo.

Ed è l'elemento di cui ha più bisogno l'educazione oggi.

Una generazione senza bussola

Viviamo in una società nella quale sono saltate tutte le regole. Ma la «deregulation» ha portato ad una insicurezza diffusa e insistente. I giovani ragionano in termini realistici di «sopravvivenza».

Il fallimento delle ideologie e la perdita d'influenza della Chiesa precipitano la società in un profondo relativismo. I giovani si trovano davanti il compito pressoché impossibile di cercare da soli e in se stessi un senso della vita: è un tempo di «bricolage» morale alla «si salvi chi può». Molti ragazzi si sentono vulnerabili, vivono nel provvisorio, ciondolano da un'esperienza all'altra, seguono chiunque abbia anche solo il carisma di Mastro Lindo. Una inchiesta europea li ha definiti generazione «senza bussola».

Il vero problema però è che sono senza bussola perché nessuno pensa a fornirgliela. Spesso neppure i genitori, a loro volta pieni di dubbi e di confusione.

Don Bosco aveva capito la necessità di un ordine inizialmente esteriore che deve diventare interiore. La necessità di «regole» che fanno da punti cardinali, da sistema di riferimento, da pilastri della vita futura. Perché funzioni, questo sistema di riferimento deve avere alcune caratteristiche.

I figli devono conoscereil sistema dei valori in cui credono i genitori, sapere perfettamente le regole che devono rispettare, capire che questo implica una precisa responsabilità. E questo in anticipo. Ci sono dei genitori che intervengono dopo, quando un problema si rivela, quando certi comportamenti ormai si sono radicati. E allora? Sgridate, litigi, contestazioni, lacrime e porte che sbattono.

Un buon «regolamento» deve consistere di poche norme, precise, attuabili concretamente. Si deve usare il minor numero possibile di parole, in modo che il messaggio sia ben chiaro e inequivocabile. Ripetere per decine di volte nelle ventiquattro ore il medesimo comando o la stessa proibizione significa non dare nessun comando e nessuna proibizione. I lunghi predicozzi abituano i figli a non ascoltare più le parole dei genitori.

Si deve evitare ogni tipo di incoerenza. I genitori trasmettono i valori ai loro figli mettendoli in pratica nella loro vita. Non certo imponendoli. Un vignetta diventata classica rappresenta un papà che sculaccia il suo bambino dicendo: «Spero che questo ti insegni a non picchiare il tuo fratellino!».

Le norme devono essere periodicamente verificate, revisionate e riadattate in base all'età, alla personalità dei figli e a mutazioni delle circostanze.

L'osservanza delle norme stabilite non è garantita da eventuali sanzioni (anche se la famiglia può decidere di parlarne) ma solo su un rapporto tra genitori e figli, sufficientemente nutrito di stima, di comprensione, di confidenza, di reciproco rispetto.

Il metodo delle due colonne

Nelle scuole per genitori si consiglia il metodo delle due colonne. Genitori e figli si siedono davanti ad un foglio di carta diviso in due da una linea tracciata dall'alto in basso. Nella colonna di sinistra i genitori (dopo essersi messi d'accordo) scrivono le norme che giudicano irrinunciabili e le spiegano chiaramente ai figli. Nella colonna di destra, genitori e figli insieme scrivono i comportamenti e le situazioni che provocano conflitti e irritazioni in famiglia (lunghezza dei capelli, ora di risveglio, decorazione della cameretta, ecc.) ma che saranno lasciate alla responsabilità dei figli e non saranno più oggetto di discussione. È una piccola riunione familiare che di solito si trasforma in un incontro molto soddisfacente, anche se sempre più spesso la colonna di sinistra rimane malinconicamente vuota.

 

Troveremo un po' di tempo per fare insieme l'esercizio delle «due colonne».

 



[1]Nel 1854 egli scrive : “Questa porzione - si riferisce ai giovani - la più delicata e la più preziosa dell’umana società, su cui si fondano le speranze di un felice avvenire, non è per se stessa di indole perversa. Tutta la trascuratezza dei genitori, l’ozio, lo scontro de’ tristi compagni, cui vanno specialmente soggetti né giorni festivi, riesce facilissima cosa l’insinuare nei teneri loro cuori i principii di ordine, di buon costume, di rispetto, di religione; perché se accade talvolta che già siano guasti in quella età, il sono piuttosto per inconsideratezza, che non per malizia consumata. Questi giovani hanno veramente bisogno di una mano benefica, che prenda cura di loro, li coltivi, li guidi alla virtù, li allontani dal vizio” ( dall’ “Introduzione al piano di Regolamento per l’oratorio maschile di San Francesco di Sales in Torino nella regione Valdocco).


Mục Lục Cha Mẹ Hài Lòng Với Hệ Thống Giáo Dục Don Bosco