15. “CON HÃY QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT ĐI!” - KHẢ NĂNG QUYẾT ĐỊNH

 

“Khả năng quyết định” là một trong những đức tính thường được cha mẹ ao ước cho con cái mình. Khả năng quyết định được hiểu không chỉ là khả năng lựa chọn giữa các cơ hội khác nhau mà còn là sự linh lợi và hành động đúng lúc.

Người nào tỏ ra thiếu quyết đoán, liên tục trì hoãn, thường thì luôn luôn chậm trễ, người đó cho thấy tính do dự hoặc chần chừ triền miên. Cách riêng người nào không bao giờ chịu trách nhiệm về việc gì trong gia đình thì người đó ưa quá khích theo kiểu chiến tranh du kích. Với nhiều cha mẹ thường mang tâm trạng thất vọng sâu xa: một đứa con như vậy chẳng đem lại hứa hẹn gì, làm hỏng bét mọi dự kiến và ước mơ. Tâm trạng đó có thể gợi nên một cảm giác bất lực và quyết định thoái lui: “Mày muốn làm gì thì làm. Cái đó chẳng can hệ gì đến tao!”. Thực ra, người thiếu quyết đoán bộc lộ các vấn đề ứng xử của mình và điều tiên quyết cần làm là tìm hiểu sự thể trước khi đề cập đến thanh thiếu niên và giới trẻ.

Một số vấn đề phổ biến nhất hiện nay nảy sinh từ hoàn cảnh sống: tình trạng hỗn độn và tương lai bất định; ít khả năng tự đảm nhận những mục tiêu cụ thể do viễn tượng tương lai mịt mù; không có khả năng thiết lập một bậc thang giá trị giữa những gì phải làm: quá nhiều người trẻ không được hướng dẫn kỹ lưỡng để biết điều gì quan trọng, điều gì không đáng kể.

Có những vấn đề nảy sinh từ nỗi sợ hãi, khiếp rủi ro, lo lắng, chứng trầm cảm, và vì vậy có sự cự tuyệt trách nhiệm. Sinh viên tìm cách kéo dài thời gian đại học để tránh phải tìm kiếm việc làm. Đôi bạn kéo dài thời gian đính hôn để trốn tránh trách nhiệm hôn nhân. Đó là nỗi sợ phải sống tự lập.

Có những vấn đề lại là hệ quả của sự thiếu trưởng thành nhân cách : những người trẻ có đời sống quá lệ thuộc vào người khác, họ dễ dàng bị điều khiển và cam chịu sức ép từ bên ngoài, những gánh nặng đè lên vai họ ở giai đoạn nào đó xem ra họ không thể kham nổi. Sợ thất bại chỉ khiến người ta giậm chân tại chỗ mãi.

Những lý do sau cùng có thể là tính đơn điệu của bổn phận, sự bơ phờ, tính đãng trí, nỗi buồn chán, tâm trạng mệt mỏi. Thường có cả nỗi sợ không thỏa lòng mong ước của cha mẹ can thiệp vào. Lời tiên tri thường kết thúc do ứng nghiệm.

Các giải pháp tế nhị

Cha mẹ đừng bao giờ khuyên con cái : “Con hãy đi và làm điều đó !” ; không còn lời khuyên nào tồi tệ hơn. Phần lớn con cái bị bắt buộc nghe đi nghe lại câu này hàng ngàn lần; nghe câu đó vẫn còn khơi gợi lòng oán giận, thất vọng và lo âu. Cũng thế, thật tiêu cực khi lặp đi lặp lại cho con cái những câu tương tự: chúng sẽ chỉ cảm thấy bị giám sát và hành hạ. Khi do dự con cái cảm thấy phải làm điều gì đó, sống kiểu oán hận khiến chúng càng lúc càng tụt hậu. Lời khuyên nên làm là đừng phê bình, kết án, chế diễu hay đe doạ chúng. Những lời đe dọa có thể làm cho con cái phản kháng, nhưng rồi có lẽ chúng sẽ hoàn toàn vuột khỏi tầm tay cha mẹ.

Một lời khuyên khác là đừng bao giờ làm thay công việc của đứa trẻ thiếu quyết đoán. Nếu nghĩ rằng cha mẹ hoặc ai đó trở thành một giải pháp tuyệt diệu cho đứa trẻ, can thiệp cách tối ưu để cứu giúp trẻ thì điều đó làm tồn đọng mãi vấn đề của trẻ, và trong tương lai, có lẽ vấn đề sẽ tiếp tục trở lại.

Người ta có thể giáo dục một đứa trẻ có xu hướng trì trệ như thế nào?

Điều đầu tiên cần làm là khuyến khích trẻ thiếu quyết đoán khám phá và vượt qua bất kỳ vấn đề nào. Chúng phải tự học hỏi và tự gánh lấy những hậu quả. Nhưng chúng có thể được giúp đỡ để chế ngự những nỗi sợ thông thường, phân tách sự việc cách bình tĩnh. Trẻ cần một chuyên viên tư vấn, cần một người biết khuyến khích mà không xét đoán.

Điều quan trọng là giúp một đứa trẻ thiếu quyết đoán lên chương trình kế hoạch cho một công việc, thiết lập rõ ràng các giới hạn, giai đoạn, mục tiêu; thảo luận về công việc cần được thực hiện với giới hạn cho phép ; cũng thảo luận về các hậu quả có thể xảy ra nếu công việc không diễn tiến theo như dự kiến. Thiết lập cùng lúc các ưu tiên và những tình trạng khẩn cấp.

Cần giúp trẻ thiếu quyết đoán tìm cách đề ra những mục tiêu cụ thể, thực tế và có thể đạt được. Trẻ không biết điều chỉnh số việc mà nó có thể tiến hành khi đảm nhận một phận sự ; nó thì chẳng thực tế khi nói về thời hạn.

Hãy thưởng cho trẻ khi chúng đang theo đuổi mục tiêu đã đề ra. Những trẻ thiếu quyết đoán chẳng bao giờ nghĩ đến việc hoàn thành việc gì đó, cho đến khi chúng đã hoàn tất công việc. Chúng chỉ nhìn thấy điều còn phải làm và chẳng thấy điều mà chúng đã làm. Chúng phải được khen thưởng ngay cả khi chỉ làm được một chút; việc khen thưởng sẽ làm cho chúng ý thức hơn về khả năng của mình.

Cha mẹ cần phải giải thích luôn luôn lý do vì sao gây cho họ bực tức và điều quan trọng là thảo luận điều đó cách rõ ràng chứ đừng có trừng phạt và tỏ ra tàn bạo với trẻ. Cha mẹ đừng làm cho con cái cảm thấy cơn thịnh nộ và họ chẳng cần biểu lộ bằng sự mỉa mai, nhưng cha mẹ nên tỏ lộ rõ ràng điều họ cảm nghiệm.

Cần làm cho con cái hiểu rằng chúng được quý mến do những đức tính khác, quan trọng như điều đem lại lợi nhuận. Mặc dù không có được kết quả hào nhoáng bên ngoài, chúng được yêu thương và ngưỡng mộ. Cha mẹ nên nhấn mạnh những khía cạnh tích cực nơi tính nết của trẻ: lòng quảng đại, tính tình vui vẻ, tính nhạy cảm, sự quân bình, một số kỹ năng. Bây giờ thật chẳng may, ngay cả các thanh thiếu niên cũng đánh giá bản thân chỉ dựa trên những tiêu chuẩn làm cho chúng thành công và thu được tiền của. Hãy dạy con cái tầm quan trọng để thủ đắc những đức tính cao cả và mạnh mẽ cho cá nhân, học để là người nhiều hơn là người để làm chiếm hữu, nó là một thông điệp đòi hỏi thời gian để hiểu được, nhưng đó là điều quý giá nhất mà cha mẹ có thể cho con cái.

 

Tôi sẽ dạy con cái mình tầm quan trọng của thời gian.


 


Mục Lục Cha Mẹ Hài Lòng Với Hệ Thống Giáo Dục Don Bosco