17. PHƯƠNG PHÁP BA CHỮ H – QUY TẮC ĐỀ PHÒNG

 

Trong một trường nội trú đã mua được một số táo tươi ngon, và người ta đặt chúng tại cửa sổ của phòng để thức ăn; và kìa, đột nhiên, tất cả các quả táo đã biến mất! Chị đầu bếp thấy Don Bosco, tiến gần và nói với ngài: “Cha biết bọn trẻ đã làm gì cho chúng con sáng nay không ? Chúng con đã được cung cấp một số táo ngon cho bữa ăn trưa của khách nước ngoài (đó là một ngày đại lễ của trường nội trú) và bọn trẻ đã đánh cắp tất cả !”.

Và Don Bosco, với tính bình tĩnh thường có ngài nói: “Điều sai trái không phải là của bọn trẻ, mà là của chúng con. Chúng con hãy gọi ông thị trưởng, và nói với ông ta rằng Don Bosco bảo làm thêm ngay một cái rào chắn gắn bên cửa sổ... Chúng con hãy nhớ là đừng bao giờ đặt bọn trẻ vào cơ hội có thể phạm tội, đây là phương pháp dự phòng của Don Bosco!”.

Mục đích cơ bản của giáo dục con cái cốt yếu trong việc giúp trẻ trở thành chủ nhân ông của đời mình và hành vi của mình. Sự phát triển kỷ luật tự giác là cho việc “trưởng thành” và do đó trải qua các giai đoạn khác nhau.

Bước đầu tiên để tìm ra giải pháp cho một hành vi có vấn đề cốt ở việc quan sát cẩn thận điều xảy ra khi sự việc đến hồi tồi tệ. Hầu hết tình hình được mô tả qua ba giai đoạn mà một số học giả (Douglas, Baker) phân loại như là “ba chữ H”.

H1 là giai đoạn trước đó, Hoàn cảnh trong đó những sự kiện xảy ra.

H2 là Hành xử của con cái.

H3 là Hậu quả. Đây là điều sẽ xảy ra hoặc điều có nơi con cái như là kết quả của cách hành xử khó chịu của trẻ.

Theo bản năng hầu hết các bậc cha mẹ xử sự trong hai giai đoạn H2 và H3.

Một ví dụ: mỗi lần tới bàn thu tiền trong siêu thị với bé gái của mình, bà mẹ đã phải đối mặt với một trận chiến. Bé gái lấy các gói kẹo và gói snack, sắp xếp gọn gàng nơi một vị trí thuận lợi cạnh bàn thu tiền và bà mẹ bị đặt vào tình thế phải lựa chọn: trả tiền hoặc bỏ ra để rồi những âm thanh la hét vang lên và những cái bạt tai túi bụi.

Trong trường hợp này, Hoàn cảnh là cái siêu thị, Hành xử được đại diện bởi ý thích chợt nảy ra từ đứa trẻ, Hậu quả (luôn luôn gây khó chịu) là sự nhượng bộ hoặc cãi nhau.

Phương pháp “dự phòng” luôn luôn yêu cầu xem xét trước cả bước H2. Người mẹ phải quyết định làm gì trước khi đi tới bàn thu tiền hoặc thậm chí trước khi đi siêu thị. Người ta phải tìm giải pháp thay thế. Chẳng hạn họ có thể quyết định không mang con bé đến siêu thị ít lâu, cho đến khi đứa trẻ đồng ý để hành xử theo cách bạn muốn.

Cách riêng cha mẹ các thiếu nhi cần phải xem xét hoàn cảnh, và bao lâu có thể nên giữ trẻ trong tầm kiểm soát, cho đến khi trẻ không thể tự mình làm điều đó. Vả lại một người lớn cũng phải học cách “tẩu đào vi thượng sách”.

Trong lãnh vực giáo dục, người ta không nên để xảy ra điều mà câu chuyện ngụ ngôn kể lại: “Một chú cừu con phát hiện ra một lỗ hổng ở hàng rào và trốn thoát. Chú ta đã rất sung sướng bởi việc bỏ đi của mình. Chú ta đi xa thật xa và đã bị lạc đường. Lúc bấy giờ chú nhận ra có một con sói đang đuổi theo sau. Chú ta chạy bán sống bán chết, nhưng con sói vẫn tiếp tục đuổi theo, cho đến khi người chăn cừu đến, cứu chú thoát chết và âu yếm đưa chú trở về trong chuồng cừu. Nhưng chẳng đếm xỉa gì tới những sự đe doạ, người chăn cừu từ chối bịt lại cái lỗ hổng ở hàng rào”.

 

Tôi sẽ thiết lập các quy tắc và sẽ tuân theo.