18. ĐỪNG LÀM CON TRẺ NGHI NGỜ TÌNH YÊU CHA MẸ - NGHỆ THUẬT TRÁCH MẮNG CON TRẺ

 

Vào thời điểm nào đó, như một lá thư khó ưa, quý cha mẹ muốn gửi trả con cái lại cho người gửi. Con cái không chỉ gợi lên những tình cảm tích cực. Đôi khi chúng có thể làm phát cáu, cách riêng khi chúng đòi hỏi quá đáng và không thể bày tỏ lòng biết ơn ở mức độ tối thiểu. Cha mẹ có thể tỏ ra bất cẩn, thiếu suy nghĩ và không thể tránh khỏi đôi lúc họ nổi giận và mệt mỏi. Ở trong những trường hợp này thường bùng nổ cơn giông tố la rầy.

Một quy tắc có hiệu lực là cốt lõi của quá trình giáo dục và là một trong những hoạt động cơ bản của tình yêu gia đình. Sự “trách mắng” trong một ý nghĩa nào đó nó là yếu tố kiểm soát. Biết trách mắng sao cho có được một hiệu quả tích cực và bền vững là một trong những nghệ thuật làm cha mẹ. Don Bosco đã viết 5 năm trước khi ngài qua đời như sau: “không bao giờ trừng phạt sau khi đã dùng hết mọi phương tiện khác. Biết bao nhiêu lần trong sự nghiệp lâu dài của cha, cha đã phải thuyết phục mình về sự thật lớn lao cao cả này! Việc phát cáu chắc chắn dễ dàng hơn việc kiên nhẫn; đe dọa một đứa trẻ thì dễ hơn thuyết phục nó; cha nên nhắc lại rằng thật dễ dàng thoải mái để ta thiếu kiên nhẫn và để niềm kiêu hãnh bùng phát trừng phạt những ai chống lại ta, nhưng việc uốn nắn trẻ đòi phải chịu đựng chúng với sự kiên quyết và lòng khoan dung. Cách khó khăn khi ta trừng phạt, ta cần phải giữ bình tĩnh để loại bỏ mọi nghi ngờ khiến kẻ khác có cảm giác ta trừng phạt để chứng tỏ quyền bính, hoặc làm theo tình tư dục.

Vì trẻ là con cái ta, nên ta phải đẩy ra xa mọi sự giận dữ khi ta phải trấn áp bất kỳ lỗi lầm nào của trẻ, hoặc ít nhất làm giảm bớt để cơn giận có vẻ như hoàn toàn bị ngăn chặn. Không sôi sục trong tâm hồn, không khinh bỉ trong ánh mắt, không lăng nhục trên môi miệng; nhưng hãy cảm thấy động lòng thương xót cho hiện tại, hy vọng cho tương lai; rồi chúng con là những người cha thật sự và chúng con làm một việc sửa dạy đúng đắn”.

Những phẩm chất của một lời trách mắng tốt lành

Một lời trách mắng tốt lành có những phẩm chất của kỷ luật tốt lành.

Ngay lập tức. Một tình trạng lo lắng kéo dài chẳng giúp ích gì cho bọn trẻ. Những trẻ nhỏ tuổi quên ngay lỗi lầm đã phạm. Và những lời trách mắng “lạnh lùng” chỉ làm trẻ phát cáu.

Phù hợp. Sự thống nhất mang lại trật tự và tạo nên sự an tâm trong một thế giới mà đôi khi xuất hiện trước mắt trẻ sự hỗn loạn và điều đáng sợ. Nếu một cậu bé đang chơi bóng đá trong hành lang, lúc thì cậu được xem với sự tán thành hoặc lúc thì tỏ vẻ thờ ơ, đôi lúc bị khiển trách nghiêm khắc, cậu ta sẽ chẳng bao giờ biết điều chắc chắn phải làm là gì.

Đáng tin cậy. Đe dọa trống không và những lời khuyên bảo bị bỏ ngoài tai chẳng có ích gì. Ông bố của Gigetto nói rõ ràng rằng cậu ta phải trở về nhà ngay sau buổi chiếu phim ở nguyện xá kết thúc. Ông ta thiết lập giờ giấc nằm ngoài bất kỳ một sự mơ hồ nào. Nếu Gigetto về nhà trễ, nó sẽ bị trách mắng, và nó sẽ hiểu rằng lời khuyên bảo của bố trái lại đã ra vô hiệu. Bố rất yêu thương nó, và chính bởi đó có quy tắc rõ ràng, và sự la mắng là điều không thể tránh khỏi.

Đúng đắn. Nó phải là kết quả của một cách ăn ở tồi tệ, chứ không phụ thuộc vào sự bực dọc, nóng nảy hay mệt mỏi của cha mẹ.

Tích cực. Đứa trẻ bị khiển trách vì nó đã phạm lỗi, nhưng không được lên án hay đánh giá thấp bởi điều này. Nói với nó rằng cha mẹ đã tức giận, khó chịu và bực dọc vì chính nó đã chọn lỗi phạm. Thái độ tiêu cực thì không bao giờ hướng vào đứa trẻ (tội nhân) nhưng tới hành vi của nó (tội lỗi). “Cha mẹ yêu con và cha mẹ muốn dạy cho con cách hành xử như con phải làm. Mỗi lần con phạm sai lầm cha mẹ sẽ cho con biết la mắng là gì”.

Có một cường độ vừa phải. con cái rất nhạy cảm (mà ngay cả một lời mắng yêu cũng dễ dàng bật khóc) sẽ cần một sự nhẹ tay. Những trẻ đã từng dựng rào cản phòng thủ lên sẽ đòi hỏi một cường độ lớn hơn. Cường độ cũng phải được tương xứng với mức độ nghiêm trọng của lỗi lầm. Cha mẹ không thể sử dụng “trọng pháo” cho việc làm đổ nước xuống bàn ăn...

Hiệu quả. Kỷ luật có nghĩa là dạy dỗ. Tiêu chuẩn cuối cùng của mọi lời trách mắng là : cha mẹ có làm như thế hay không, có dạy bảo hay chẳng có một lối hành xử tốt lành?

 

Một vài lưu ý

Cha mẹ hãy ghi nhớ yếu tố nhất trí (concorde). Cha mẹ thu được nhiều lợi ích nếu họ ghi nhớ yếu tố nhất trí, một từ giúp ta nhớ ba hành vi: sự đồng thuận (consenso) của cha mẹ, sự kiên định (consistenza) và các quy tắc (regole) đã xác định (definite). Thật vậy yếu tố nhất trí bao gồm ba yếu tố được xác định rõ, dễ hiểu và áp dụng:

1. Một sự đồng thuận (= thỏa thuận) rõ ràng giữa cha và mẹ trên các quy tắc và những đòi hỏi được trình bày cho con cái ;

2. Sự kiên định (= tính kiên trì) trong việc áp dụng biện pháp khi các quy định không được tôn trọng;

3. Các quy tắc đã xác định và được con cái đồng ý cách rõ ràng. Dữ kiện này là kết quả của nhiều năm làm việc trong phòng khám chuyên biệt về gia đình trị liệu.

Hãy chấp nhận để một đứa trẻ lớn lên. Nó là chuyện hoàn toàn bình thường đối với các thiếu nhi khi chúng hành xử theo lối bất nhất và hay thay đổi. Xem ra đôi khi con cái được trang bị một cái rađa giúp trẻ khám phá ra điều làm cho bậc cha mẹ khó chịu nhất. Nếu cha mẹ giữ một ngôn ngữ lịch sự và nhã nhặn, thì trẻ nói trong theo kiểu cẩu thả và thô tục. Nếu cha mẹ yêu mến sự an bình, thì trẻ tìm cách cãi vã với con chó nhà hàng xóm và cả chủ của nó. Nếu cha mẹ ăn ở gọn ghẽ và sạch sẽ, thì trẻ chất thành đống đồ dùng của nó trong tình trạng lộn xộn khôn tả và tháo cái quần jean ra thành từng mảnh. Thật ra sự bất tuân và nổi loạn của trẻ vị thành niên không những là một thách thức đối với cha mẹ, nhưng còn là một cách để kiểm tra tính tình và năng lực tự chủ của trẻ. Cha mẹ phải giúp con cái với sự kiên nhẫn, nhưng cũng với sự cương quyết về các vấn đề quan trọng. Con cái phải cố gắng hiểu quan điểm của cha mẹ mà không được từ chối chúng theo những nguyên tắc đạo đức mà cá nhân xác tín.

Không tỏ ra yếu đuối. Thừa nhận nỗi buồn phiền lắng lo của một đứa trẻ không có nghĩa là chấp nhận tất cả.

Một người cha phát cáu bởi đầu tóc bờm xờm bù xù của cậu con đã nói: “Xin lỗi con trai, cậu con yêu dấu ạ. Tóc tai là của con, nhưng cái dạ dày là của ba. Ba có thể chịu đựng được sau khi ăn sáng, chứ không phải trước đó đâu nhé. Vì vậy xin con vui lòng làm cho ba điều này, con hãy vào ăn sáng trong phòng của con”.

Đó là một thái độ tốt: người cha tỏ ra tôn trọng sở thích riêng và để mặc đứa trẻ tiếp tục biểu hiện sự lộn xộn của nó. Thanh thiếu niên ở độ tuổi này rất nhạy cảm với sự thống nhất và trên hết là không nhân nhượng đòi hỏi từ cha mẹ mình, nhưng hầu như chúng chẳng thực thi yêu cầu nào.

Cha mẹ hãy tránh những lời khiển trách thiếu tính xây dựng. Một cậu bé mười bốn hứa rửa xe cho cha mẹ. Nhưng sau đó nó quên béng lời mình hứa và đã cố gắng xoay sở vào giờ phút chót bằng cách xịt nước qua loa và lau chùi nhếu nháo.

Có hai tình huống phản ứng của người cha.

Cảnh 1.

Cha -Xe phải được lau rửa cách riêng trên mui và phía bên trái. Bao giờ con có thể làm điều đó hả?

Con –Bố à, con sẽ làm điều đó tối nay.

Cha - Cảm ơn con.

Cảnh 2.

Cha -Mày đã rửa xe chưa?

Con-Rửa rồi, bố ạ.

Cha - Mày có chắc không đấy?

Con - Tất nhiên là chắc rồi !

Cha - Vậy tại sao nó bẩn như vậy? Mày làm tởm quá! Nó còn tồi hơn chưa rửa nữa.

Con - Nhưng chính con đã rửa nó.

Cha - Mày gọi đấy là rửa hả? Mày lo chơi như mày vẫn chơi thường ngày. Chơi đùa đó là điều duy nhất mà mày thích ! Mày nghĩ xem mày có thể tiếp tục làm như thế hết đời mày không ? Với sự cẩu thả của mày, mày sẽ chẳng bao giờ duy trì lâu dài một công việc, thậm chí trong một ngày cũng chẳng được. Mày là đứa vô trách nhiệm thật sự, này đây mày chẳng nên cái trò trống gì!

Thật dễ dàng để tưởng tượng về cảnh 2 như sau.

Ông bố và cậu con đối mặt “giận dữ” nhau hơn bao giờ hết. Những lời trách móc gây ra lòng oán hận, cơn giận dữ, sự ao ước trả thù; chúng là những điều hoàn toàn vô ích.

Những lời khiển trách hữu ích

Khi một đứa trẻ cảm thấy bị chỉ trích liên tục nó tự đánh giá là kẻ vô tích sự và luôn nhận thấy sự chê bai chỉ trích của người khác. Nó bắt đầu nghi ngờ khả năng có thật của mình và đánh giá thấp điều này điều kia của người khác. Nó học cách nghi ngờ thiên hạ và tự thuyết phục rằng người ta sẽ không bao giờ biết kết luận tốt về bất cứ điều gì. Hầu hết những lời phê bình chỉ trích là không cần thiết. Khi ta biết mình đi sai đường lạc lối, điều cuối cùng mà ta cần là một lời nhận xét: chẳng có lợi gì khi ngồi phân tích và đánh giá kỹ năng của tài xế, nhưng điều cần thiết nhất phải là có một người tử tế có thể chỉ dẫn rõ ràng về con đường mà ta cần để đi. Khi xảy ra điều phiền toái gì, những lời khiển trách hữu ích nhất trước hết là làm nổi bật điều cần phải làm để thoát ra khỏi tình trạng mà nó phát sinh.

Còn hoàn cảnh xem ra đòi hỏi những lời trách mắng nảy lửa nhất luôn luôn có thể được làm giảm thiểu dưới hình thức: “Ta có một vấn đề cần giải quyết. Vậy ta cùng nhau tìm kiếm một giải pháp”.

Sự giận dữ của cha mẹ bật đèn xanh cho cơn giận dữ của con cái. Chưa kể đến một đứa trẻ hơi một chút phiền hà đã đập đầu ăn vạ. Đây chính là lãnh vực mà ta phải nhớ câu nói khôn ngoan: “Thiên Chúa đã ban cho ta đôi mắt để xem thấy, nhưng Ngài còn ban cả mí mắt để ta nhắm lại”.

 

Nếu hôm nay con cái làm tôi phát cáu, chính tôi sẽ tránh làm chúng phát giận.