31. KHI THANH THIẾU NIÊN BUỒN SẦU – NHỮNG ĐỨA TRẺ DƯỚI SỨC ÉP

 

Ngày nay, trẻ em và thanh thiếu niên “chịu áp lực” vì nhiều lý do. Đối với chúng, lo lắng cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Tiếc thay, nhiều bậc cha mẹ quá xem nhẹ sự lo lắng của con cái. Họ có xu hướng tin rằng nó sẽ được khắc phục theo thời gian hoặc nó có thể được xử lý bằng ý chí, nếu trẻ chỉ làm với một chút thiện chí. Vì vậy người ta biểu lộ sự dửng dưng hoặc tức tối la lối.

Kinh nghiệm cho biết rằng mức độ lo lắng tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng cho sự phát triển trí tuệ, xã hội, tình cảm, giới tính, thể lý và nhân cách của con cái.

Ngoại trừ điều không thể làm được, lo lắng kinh niên gây khó khăn hết sức cho việc hiểu một bài học, giải quyết một vấn đề, làm một quyết định, vượt qua một kỳ thi cử hay sát hạch, đối mặt trong cuộc thi đấu, kết nghĩa bạn bè và trưởng thành nhân cách. Hơn nữa trong thời gian dài, nó có một tác động tiêu cựcvề hình ảnh và việc xem xét mà con cái có về bản thân.

Các triệu chứng cho biết

Đứa trẻ lo âu cách thái quá thì nhút nhát, sợ hãi, bất nhất. Nó thiếu tự tin vào bản thân và có ấn tượng tiêu cực về bản thân mình. Các rủi ro tình cờ và chướng ngại thời thơ bé, chẳng hạn những lời chỉ trích thầy cô giáo, điểm số yếu kém, hoặc thất bại về sự thử thách nào đó mà người ta mong đợi sự thành công, chúng có thể áp đảo một đứa trẻ đã từng lo lắng. Thanh thiếu niên buồn bực vì lệ thuộc vào các hình thức lo âu và sợ hãi, chúng biểu lộ các triệu chứng bất ổn qua những ứng xử cứng cỏi: bày tỏ sự bất tuân phục, ngôn ngữ tục tĩu, tính khí thất thường, xấc láo và háo kích động, vụng về, bất cẩn, sử dụng tiền bạc thiếu trách nhiệm, trộm cắp, quan tâm đến nội dung khiêu dâm, rối loạn tiêu hóa.

Những hành vi này thường bị cha mẹ khiển trách cách khắt khe, hiếm khi họ nỗ lực lội ngược dòng tìm rõ ngọn nguồn của nó. Họ có xu hướng đổ thừa cho những duyên cớ như không vâng lời, bốc đồng, bồng bột, non nớt, xấc xược, lười biếng, tính khí phản loạn, ích kỷ, ngốc nghếch và nhu nhược. Vì vậy, bầu khí gia đình bị ô nhiễm bởi cãi vã liên tục, việc tố cáo nhau càng lúc càng gây thêm cáu gắt, trong khi tình thế rắc rối thật sự vẫn chưa được giải quyết.

Tuy nhiên những điều mà nhiều cha mẹ tưởng nghĩ, những mối âu lo không thể được loại bỏ bởi những lời hô hào đại loại như “đừng làm điều ngu ngốc” hay với những lời nhạo báng chĩa thẳng vào lòng can đảm hoặc vào nhân cách ; và ngay cả trong trường hợp tốt nhất, với sự khuyến khích và sự thông cảm không thể loại bỏ được mối âu lo.

Những lo âu của trẻ em không thể tự biến mất. Hãy trấn an một đứa trẻ sợ hãi, hãy biến nó thành một người tự tin và bình an, thế vào chỗ nghi ngờ do lo lắng bằng sự tự tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của gia đình.

“Cháu sợ bố cháu...”.

Ngọn nguồn chủ yếu của căng thẳng là gì? Điều đáng kinh ngạc, nguồn mạch căng thẳng hàng đầu lại là chính gia đình. Một số tâm lý gia hiện đại đã gọi nó là “một cái lò ấp của những cơn ác mộng” : nỗi sợ hãi cụ thể có từ sự bạo lực của cha mẹ, từ sự qua đời của mẹ cha khiến trẻ mồ côi, từ sự ly thân hay ly dị. “Cháu sợ hãi bố khi bố nổi trận lôi đình”, “Cháu khiếp sợ khi mẹ và bố tranh cãi và đánh đập nhau”, “Cháu kinh sợ bố khi cháu trông thấy ông ấy”.

Nguồn căng thẳng đứng hàng thứ hai là trường học. Một đứa trẻ 10 tuổi nói: “Cháu sợ những kẻ giết người và sợ những điều ghi chép trong sổ học bạ”. Và Erika (9 tuổi) nói: “Một chuyện khiến cháu lo sợ là không được lên lớp năm”. Tiếp nối mối sợ hãi không xứng với mong đợi của người khác, bạn bè hoặc cha mẹ là nỗi sợ thất bại trong xã hội và trong các mối quan hệ yêu thương nam nữ. Chẳng hạn việc chuyển đổi từ học phổ thông sang học chuyên môn nơi cao đẳng và đại học đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của thanh thiếu niên, khiến họ phải đối mặt với những nhiệm vụ mới mẻ trong một môi trường thiếu chở che và ít kiểm soát, một nơi mà tiếng nói của các đồng nghiệp, óc phán đoán và giá trị của họ được xác nhận ở tầm mức cao đẹp hơn, những điều mà ước gì người ta cũng nhận được trong gia đình. Thanh thiếu niên lao vào cuộc đời mà không có tấm lá chắn an toàn từ giấc mơ thời thơ ấu tới với thực tế là một nguồn cội khác của lo âu. Tất nhiên không thiếu những nỗi sợ hãi và ám ảnh cụ thể, từ sự khiếp sợ đêm đen tới “thân quen sợ dạ, xa lạ sợ áo”, dự báo kinh tế khủng hoảng.

Cha mẹ có thể làm gì? Bước đầu tiên là nhận biết rằng sự lo lắng có thể là cơ sở của những biến đổi trong hành vi ứng xử của con cái ; bước thứ hai là tìm hiểu duyên cớ hoặc những duyên cớ lo lắng; và bước thứ ba là can thiệp theo cách tốt nhất để giúp trẻ thoát ra khỏi vấn đề.

Bảy chữ T

Cha mẹ cũng có thể làm theo một vài quy tắc đơn giản, dễ dàng ghi nhớ, ta bắt đầu bằng các chữ T như sau:

Tâm sự. Nó có vẻ hiển nhiên, nhưng một cuộc đối thoại chân thành và cởi mở giữa cha mẹ và con cái là một cuộc chinh phục không đơn giản. Cha mẹ không có nhiều phương tiện khác nữa để khám phá ra những duyên cớ lo lắng của con cái. Trong gia đình người ta nên thảo luận về tất cả mọi thứ: từ vấn đề về trường lớp, tương quan, tính dục, tương lai tới các giá trị tôn giáo.

Tham gia. Cha mẹ có bổn phận ngồi xuống bên cạnh con cái đang lo âu sầu muộn cách rõ ràng. Họ nên khuyến khích trẻ phân tích những lầm lỗi có thể có cách chính xác và khách quan, thay vì tìm cách phớt lờ chúng. Đương đầu với thất bại của riêng mình thì chẳng dễ chịu bao giờ, nhưng nó có thể đem lại nhiều bài học đáng giá.

Tích cực. Con cái cần biết rằng ít ra cha nó và mẹ nó có sự tin cậy vào chúng, bất chấp tất cả mọi thứ. Cha mẹ cần năng khen thưởng con cái nhiều hơn là trừng phạt. Sự tưởng thưởng bao gồm các phần thưởng, lời khuyến khích, câu chúc mừng, nhưng còn là một nụ cười của sự trìu mến. Thật chẳng may, nhiều đứa trẻ dừng lại để lắng nghe khi một người lớn bắt đầu nói. Theo kinh nghiệm trẻ biết rằng những lời bình phẩm của cha mẹ rất có thể sẽ là tiêu cực và làm mếch lòng.

Trì chí (kiên nhẫn). Sự hấp tấp của nhiều cha mẹ muốn đạt được kết quả, chỉ làm cho con cái thêm lo lắng và tạo cho chúng những tư tưởng như “dầu sao đi nữa tôi sẽ không bao giờ thành công”.

Tính kiên trì. Cha mẹ phải là những con người ngoan cường. Để tránh làm cho đứa trẻ lo lắng “hãy quên chuyện đó đi”. Người ta nên cho trẻ một chút sức mạnh, khuyến khích trẻ bước đi cách nhanh hơn so với thói quen của trẻ. Nhưng đừng nhanh quá khiến trẻ hoảng sợ, cũng đừng chậm như rùa làm trẻ cho là mục đích vô ích.

Thận trọng. Cần lưu tâm nhiều khi đưa ra các mục tiêu cho một thiếu niên lo lắng. Có thể thực hiện được mục tiêu đã định trước phải chắc chắn đến 90%.

Thanh bình. Bầu khí gia đình thì vô cùng quan trọng. Quý cha mẹ muốn giúp con cái vượt thắng sự lo lắng trước tiên họ phải vượt thắng cảm giác và nỗi sợ hãi của chính mình. Gia đình phải là một ốc đảo thanh bình, thoải mái và thư giãn.

Hôm nay tôi sẽ nói với con tôi: “Con có thể luôn luôn tin cậy vào ba mẹ. Con biết điều đó chứ, phải không con?”.