39. “CHA MẸ ƠI, HÃY ĐỂ CON MƠ ƯỚC!” – TRÍ TUỆ XÚC CẢM

 

“Ở tuổi đó cha đã có một giấc mơ, điều đó đã khắc sâu trong tâm trí cha suốt đời...”. Cuộc sống của ngài đã được định đoạt từ một giấc mơ: đó là một câu nói mà người ta năng nhắc tới khi kể về cuộc đời Don Bosco. Trong những lúc lưỡng lự, khó khăn hoặc ngay trước các quyết định quan trọng, Don Bosco “đã mơ” (như thiên thần báo mộng cho Giuse vậy). Các giấc mơ của ngài đã là những sứ điệp; nó có thể đến từ bất cứ nguồn nào, nhưng chúng là một sự xâm nhập từ “bên ngoài”, điều gì đó phi thường, tiên tri và an ủi.

Don Bosco không giữ những ước mơ cho riêng mình, ngài đã truyền đạt chúng. Ngài đã trình bày những điều quan trọng nhất thông qua chuyện kể về một giấc mơ của ngài. Nền văn minh mà ta đang sống là một nền văn minh giết chết những giấc mơ, đặc biệt là những giấc mơ của trẻ thơ. Trong lãnh vực giáo dục người ta tước đi của thanh thiếu niên điều gì đó cần thiết cho sự lớn khôn lành mạnh.

Trẻ thơ và thanh thiếu niên cũng có nhu cầu về những truyện thần tiên “ngày xửa, ngày xưa” để phát triển, và trong thời kỳ nàynhững giấc mơ, tâm tình, cảm xúc và trí tưởng tượng phải được vun trồng với sự giúp đỡ của cha mẹ và các nhà giáo dục.

Dưới đây là một số nhận xét đơn sơ.

Description: http://www.grazia.it/var/ezflow_site/storage/images/loveit/cofanetto-con-decorazione-natalizia-di-louis-vuitton/861041-1-ita-IT/Cofanetto-con-decorazione-natalizia-di-Louis-Vuitton_s_loveitdetail988.jpgDescription: http://maturita.scuolazoo.it/wp-content/uploads/2009/02/maturita_peso.jpgTrẻ thơ không phải là người lớn thu nhỏ lại. Trái lại ngày nay ngay từ nhỏ, trẻ thơ bị bao vây bởi quá nhiều vấn đề khiến chúng không kham nổi. Quảng cáo và truyền hình xô đẩy chúng ứng xử theo cách người lớn, điểm đặc trưng là họ tìm cách truyền đạt để quyến rũ tối đa. Nhưng cha mẹ cũng thúc đẩy con cái lao vào nhập cuộc trong một xã hội mà người ta đánh giá con người theo kết quả có được bằng bất cứ giá nào, nơi đó người ta chỉ tính đến hiệu quả. “Tại sao” thì không thành vấn đề. Điều cần thiết là “làm điều đó”. Nếu không vậy, người ta có nguy cơ bị loại trừ khỏi sự vận hành của xã hội đó. Trên đường tới trường, trẻ thơ chạm trán với những tiêu chuẩn để đánh giá, lựa chọn, loại trừ. Thật vậy, đó là một cuộc va chạm gay cấn cho những ai đang lớn lên. Ta không ngạc nhiên nếu như một trong những cuộc khảo sát gần đây đã xác định đại đa số các sinh viên trung học cơ sở và đại học bị căng thẳng, trầm cảm và hiểu lầm.

Description: http://www.my-tutor.it/wp-content/uploads/2009/07/studentambassadors.jpgTrẻ nhỏ không phải là những cái hộp mở sẵn. Thanh thiếu niên thời nay càng ngày càng như những chiếc hộp đậy kín mít. Những kho tiềm năng lớn lao và độc đáo chưa được khai thác. Động từ giáo dục educare bắt nguồn từ động từ educere tiếng Latinh có nghĩa là “kéo ra; đưa ra ánh sáng”. Những nhà giáo dục thật sự là những người cho phép trẻ thơ và thanh thiếu niên thủ đắc các kỹ năng và phát triển những năng lực của chúng. Những năng khiếu này không luôn luôn đáp ứng những mong mỏi của người lớn, năng khiếu thiết thực với đời sống được cha mẹ ưa thích hơn. Thế nhưng thanh thiếu niên cần một không gian thoáng đãng để khai triển và thử sức với các dự án của riêng mình. Những đứa trẻ chỉ cố gắng để đáp ứng những mong mỏi của cha mẹ, sớm muộn cũng đụng phải những giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Vì lý do này nhiều người lo sợ thời điểm lựa chọn cho tương lai hoặc họ thiếu tự tin về điều mà họ thật sự muốn làm “để trưởng thành”.

Trí tuệ và tình cảm phải được phát triển cùng lúc. Cha mẹ có bổn phận giúp con cái huấn luyện điều thường được gọi là trí tuệ xúc cảm[1]. Có trí thông minh để học hỏi không có nghĩa là đã có được trí thông minh để sống và có được những điều cần thiết để đương đầu với cuộc đời. Trẻ em cần phải khám phá thế giới của cảm xúc và cảm thức. Chỉ có cha mẹ kỹ lưỡng mới có thể trao ban cho con cái hương vị và niềm vui học tập, sự an bình, sự tin tưởng vào bản thân và vào cuộc sống, niềm vui khi giao thiệp và sống tự chủ. Vì vậy trẻ em cần những bài thơ, những ước mơ và trong một loạt điều có thể có tối đa về cảm giác và tình cảm. Tính nhạy cảm không phải là một phụ kiện vô dụng.

Tái khám phá những phòng tập thể dục cho tinh thần. Các phòng tập thể dục thì tấp nập người ra vô, bởi vì cuộc sống hiện đại làm tê bại những thân thể. Tại sao người ta không lo lắng cho tinh thần cùng một cách như vậy, khi mà tinh thần còn chịu đau khổ hơn thân xác nhiều lần? Người ta thật sự nên nghĩ tới những trung tâm “tái linh hoạt hóa” đặc biệt cho thanh thiếu niên và giới trẻ. Don Bosco đã nghĩ vậy cho các nguyện xá hay các nhà sinh hoạt giáo lý của ngài. Những địa điểm mà thái độ và hành động được phối hợp hài hòa giữa tâm tình, tâm tính và tâm linh. Được bao nhiêu cha mẹ thật sự làm cho đời sống nội tâm của con cái triển nở?

Description: http://voicesofglass.files.wordpress.com/2012/03/strange-albert-einstein.pngCần một sự tiếp xúc mới mẻ với thực tế. Bây giờ trẻ em và thanh thiếu niên bị một thanh chắn ngăn chặn không cho chúng tiếp xúc cách bình thường với thực tại. Tivi là một loại “thẻ sát sinh trẻ thơ” : nó tạo ra một thực tại tương đương, khiến nó có thể làm xuyên tạc lương tâm và không cho phép trẻ nhỏ khám phá ra những tiềm năng của mình. Một cậu bé đã hỏi một chuyên viên lập trình trò chơi điện tử vào ngày an táng ông nội cậu: “Tại sao ông nội chỉ có mỗi một cuộc đời, trong khi vị anh hùng trong trò chơi của cháu có hơn mười cuộc đời?”. Máy móc nhân tạo làm xơ cứng nhu cầu ước mơ và trí tưởng tượng. Sự không ngừng thiếu thiện cảm với sách vở cũng làm giảm những không gian thực thụ của sự tự chủ. Nó đã tạo nên một nạn mù chữ kiểu mới khi: mất phẩm chất ngạc nhiên, thiếu khả năng suy tư và chiêm niệm. Có lẽ mọi người nhớ câu châm ngôn của nhà bác học Einstein: “Người mất khả năng ngạc nhiên là một người chết”.

Description: http://mercatinodeipiccoli.com/wp-content/uploads/cane.jpgTạo điều kiện và phương tiện để con cái phát triển trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng cho phép người ta dự trữ sinh lực, ước tính những tình huống khác nhau mà họ có thể dự kiến. Do đó, từ trí tưởng tượng làm phát triển tính sáng tạo, khả năng cải tiến để thích nghi cần hơn bao giờ hết với thời đại kỹ thuật số. Các phương tiện đơn giản có sẵn cho cha mẹ là : trò chơi, truyện ngắn, nặn tượng, ghép hình, đọc sách. Trò chơi không phải là một sự bổ túc, nhưng là một điều thiết yếu như mặt trời cần cho trái đất vậy. Những câu chuyện cho phép con cái khắc phục nỗi lo âu và sợ hãi. Việc tìm kiếm khiến việc học hỏi các giá trị cơ bản trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng. Niềm vui phát xuất từ việc sáng tạo bằng đôi tay chính mình là việc làm có tính giáo dục đáng lưu tâm. Đôi bàn tay làm việc sẽ giải thoát tâm trí.

Dành thời gian sống “với” con cái. Một trong những quà tặng lớn nhất mà cha mẹ có thể làm cho con cái là dành thì giờ ở bên trẻ. Cùng ở, cùng làm, cùng tưởng tượng với trẻ: điều này có thể làm cho những điều chẳng mấy quan trọng thành những khoảnh khắc nhớ mãi với trẻ. Mối tương quan giữa cha mẹ và con cái cần có “thì giờ ở bên nhau”.

Luôn luôn nhớ đến thế giới tinh thần. Thế giới thời nay chịu ảnh hưởng cách tàn bạo từ việc thiếu vắng đời sống tâm linh. Mọi người, nhưng trên hết là những người trẻ, cần đời sống tâm linh như phương dược duy nhất giải độc sự tiêm nhiễm nguy hiểm của chủ nghĩa duy vật.

 

Cha mẹ cùng đọc một quyển sách với các con mình.

 



[1] Trí tuệ xúc cảm là khả năng để xác định, đánh giá và kiểm soát những cảm xúc của chính mình, của người khác, và của các nhóm.