THỐNG NHẤT ÐỜI SỐNG

 

Phaolô Bùi Văn Ðọc, Giám Mục Mỹ Tho

 

Thống nhất đời sống là gì? Tại sao phải thống nhất đời sống? Người Kytô hữu phải biết thống nhất đời sống: tư tưởng, lời nói, việc làm.

Chúa Ki tô là đầu mối thống nhất cho đời sống kitô-hữu. Chúa Thánh Thần là giây liên kết đưa tới thống nhất. Mục tiêu cuối cùng của đời sống kitô-hữu là chính Thiên Chúa.

 

1 / Cần thiết phải có sự thống nhất để sống :

Trên bình điện vật lý, sinh lý, tâm lý, siêu hình, siêu nhiên, chết là một sự tan ra .

Thiên Chúa là Ðấng kêu gọi thực tại từ hư vô đến hiện hữu, từ không đến co, cũng mời gọi tất cả mọi tạo vật, đặc biệt là con người hướng về sự Duy Nhất trong Chúa Ki tô.

Ðối với con người sống trở nên một , dù đã một. Thống nhất đời sống là làm cho mọi thực tại trong đời sống trở nên một. Ðiều này không phủ nhận tính đa dạng của cuộc sống. Cuộc sống của con người có nhiều mặt, nhiều cấu tố, nhiều dữ kiện, nhiều biến cố . Nhưng tất cả đều đan kết với nhau và làm nên một cuộc đời duy nhất.

Cuộc đời duy nhất ấy có thể được nhìn như một toàn thể hay như một sự trải dài của kiếp người. Duy nhất không đi ngược với đa dạng, nhưng hàm chứa đa dạng, hoặc qui tụ, kết hợp và biến đổi cái đa dạng. Ðiều đó chỉ có thể xảy ra khi có một nguyên lý duy nhất hóa. Nguyên chính bản thân con người , là một chủ thể ngã vị có ý chí và tự do. Tuy có bị ảnh hường nặng nề bởi nguyên tội, chủ vị tự do của con người không hoàn toàn hư hỏng.

Trên một bình diện khác, không chỉ một mình bản thân con người là nguyên lý duy nhất hóa. Còn có một Ngã Vi Tuyệt Ðối khác, nội tại trong con người hơn chính con người, là Nền Tảng cho sự thống nhất đời sống của con người. Con người chỉ thống nhất trọn vẹn với chính mình khi nên một với Thiên Chúa. Con người chỉ là chính mình trọn vẹn trong tương quan tình yêu với Thiên Chúa.

Ðời sống không thống nhất là đời sống tan rã thành nhiều mãnh vụn, và cuộc đời tan nát là cuộc đời bất hạnh. Trong thực tế, không cuộc đời nào hoàn toàn tan rã, dù là cuộc đời đau khổ nhất. Sự tan rã toàn diện chỉ có khi con người chết, không những trên bình diện thể lý, mà cả trên bình diện tâm linh : con người hoàn toàn xa lìa Thiên Chúa, tha nhân và chính mình.

 

2 / Thống nhất cuộc đời bằng mục tiêu sống :

Khả năng tập trung sức lực trong hành động phần lớn tùy thuộc vào mục tiêu của hành động. Mục tiêu hành động càng chi phối con người nhiều chừng nào, thì sức lực con người càng được tập trung nhiều chừng ấy. Mục tiêu càng sáng tỏ và càng được ái mộ, thì hành động của con người càng dễ dàng và phấn khởi. Bản chất và các đặc điểm của mục tiêu xác định bản chất và các đặc điểm của hành động. Và những gì khẳng định về hành động có thể ứng dụng cho cuộc sống nói chung.

 

a. Mục tiêu hướng ngã:

Thống nhất đời sống là làm cho mọi chi tiết của đời sống xây dựng bản thân con người . Trên một bình diện nhất định , mọi điều con người làm, mọi lời con người nói, mọi sự kiện xảy ra đều ít nhiều có lợi hay có hại cho con người. Nếu khát vọng triển nở, con người nỗ lực làm cho mọi sự góp phần xây dựng bản thân. Vì cuộc đời của con người thường khá phức tạp, nên muốn thống nhất đời sống cách hữu hiệu và sinh động, cần có một bậc thang giá trị đúng đắn cần xác định điều quan trọng nhất đối với mình là gì.

b. Mục tiêu hướng tha :

Mục tiêu hướng tha cũng là một đầu mối thống nhất đời sống , đặc biệt đối với những người chọn lý tưởng phục vụ. Con người có thể trau dồi chính mình về nhiều mặt, để có thêm khả năng phục vụ tha nhân.

Mục tiêu hướng tha và hướng ngã không xung khắc , nhưng có quan hệ hỗ tương : con người cần triển nở để phục vụ tốt, và nhờ phục vụ mà con người triển nở. Nhiều khi đối tượng phục vụ trở thành động cơ thống nhất đời sống, ví dụ việc phục vụ khoa học, phục vụ bệnh nhân, phục vụ người nghèo... Khát vọng phục vụ là một động cơ hữu hiệu để thống nhất đời sống.

c Mục tiêu hướng thượng :

Ðối với người kitô-hữu, mục tiêu hướng ngã và hướng tha đều nhầm hướng thượng. Người kitô-hữu làm mọi sự nhằm đẹp lòng Thiên Chúa. Con người kitô-hữu triển nở làm vinh danh Thiên Chúa, và phục vụ mọi người theo ý của Thiên Chúa.

Trong khi hướng thượng, người kitô-hữu gặp lại chính mình và tha nhân. Tình yêu đối với Thiên Chúa vừa là đầu mối, vừa là động cơ thống nhất mọi chi tiết trong đời sống một cách hữu hiệu và sống động.

 

3 / Thống nhân đời sống nhờ tinh thần cầu tiến :

a. Sư cầu tiến của con người rất đa dạng mà vẫn duy nhất :

Sự cầu tiến là bước đầu tiên và quan trọng cho một đời sống thống nhất và sinh động. Vươn lên là lẽ sống vừa căn bản, vừa thực tế của cuộc đời con người. Sống mà không vươn lên, ít nhất về một vài mặt, giống như là không sống. Do đó tinh thần cầu tiến không là một xa xỉ phẩm, một trang trí cho cuộc đời, mà là một yếu tố cơ bản làm thành cuộc sống. Cầu tiến là một hướng đi chung cho mọi người. Cầu tiến giống như nhựa sống chảy xuyên suất trong con người vật chất và tinh thần, con người tự nhiên và siêu nhiên.

Sự cầu tiến vừa là một khuynh hướng thống nhất, vừa rất đa dạng, giống như chính bản thân con người. vừa rất phức tạp, vừa đơn sơ duy nhất. Sự đa dạng nhằm phục vụ sự duy nhất. Trong đà sống vươn lên, mọi người đều cần có nhiều hơn để hiện hữu viên mãn hơn. Có nhiều hơn thuộc khía cạnh đa dạng, hiện hữu viên mãn hơn là khía cạnh duy nhất. Muốn thống nhất cái đa dạng, phải luôn ý thức mục tiêu của nó là làm cho con người sống viên mãn hơn.

b. Sư cầu tiến vừa nhằm toàn diên. vừa nhằm thực tê' :

 

Vì tinh thần cầu tiến nhầm sự triển nở của con người, nên nó vừa nhầm toàn diện. vừa nhằm thực tế chủ quan cũng như khách quan.

Sự cầu tiến nhằm toàn diện, vì con người là một toàn thể không được cắt xén. Con người không thể hy sinh tình cảm để cho trí tuệ triển nở, cũng không thể hy sinh lý trí để cho tình cảm đưa dẫn tới những bờ cõi vô định. Con người không coi thường đời sống vất chất, nhưug không thể hy sinh đời sống tâm linh , để được dồi dào về vật chất. Con người cũng không thể hy sinh các giá trị đạo đức để phát triển một số tài năng.

Sù cầu tiến phải nhằm thực tế chủ quan và khách quan: con người không hoàn toàn như nhau trên lãnh vực sở hữu, mà chỉ bằng nhau trên bình diện hiện hữu, bình diện nhân vị. Do đó tinh thần cầu tiến phải thực tế. Bằng không con người sẽ mất nhiều thì giờ, đôi khi mang nhiều ảo tưởng và chuốc lấy thất vọng.

c .Mặt ngầm và nổi của cuộc sống :

Cuộc sống con người có những mặt ngầm lẫn mặt nổi. Cả hai mặt duy nhất với nhau làm thành một cuộc đời. Cuộc đời ví như một thân cây hút các chất dinh dưỡng khác nhau từ mãnh đất là môi trường sống. Môi trường có vai trò rất quan trọng, nhưng nếu cây không có khả năng tiếp thu các chất dinh dưỡng, thì sẽ không phát triển.Tiến trình nuôi dưỡng cây !à sự quy tụ các chất dinh dưỡng và biến đổi chúng thành nhựa sống. Trên bình diện này, thống nhất đời sống là biến các thứ dinh dưỡng khác nhau thành nhựa sống duy nhất.

Mọi thức ăn đều có thể nuôi dưỡng con người, nếu không là chất độc: một tư tưởng, một lần gặp gỡ, một lời nói, một cử chỉ, một sự kiện... Chỉ sự sống ngấm ngầm nhưng mãnh liệt mới hội nhập được mọi chi tiết của đời sống và biến chúng thành sự sống của chính mình: Nơi người kitô-hữu, sự sống siêu nhiễn có sức hội nhập tất cả, thâu kết tất cả, biến đổi tất cả, sử dụng tất cả cho sự triển nở của chính mình .

 

4 / Thống nhất thời gian sống :

a. Thời gian của con người :

Cuộc sống con người vừa duy nhất vừa đa dạng. Ða dạng và duy nhất là một biện chứng sống và là thực tế. Con người chỉ thực sự triển nở khi biết sống theo biện chứng này : thâu tóm cái đa dạng trong cái duy nhất và trải rộng cái duy nhất ra thành đa dạng.

Cái duy nhất của con người thường trải ra trong thời gian và không gian, qua những sở thích và các việc làm khác nhau tùy từng giai đoạn và môi trường. Vấn đề quan trọng là không để cho các giai đoạn khác nhau hoàn toàn tách lìa nhau, và các môi trường khác nhau hoàn toàn biệt lập nhau.

Thời gian của con người không chỉ là những khoảnh khắc được xếp kề cận nhau, nhưng là sự trải dài của kiếp người. Nếu thời gian chỉ gồm những mãnh vụn, thì cuộc đời con người không thống nhất, và mang dấu tích của sự chết : là một cuộc sống rã rời, mệt mõi, vô vị, vô nghĩa, không lẽ sống.

Môi sinh của con người không chỉ là những khoảng không gian ráp nối, không ăn nhập với nhau. Những khoảng không gian của con người là không gian sống, có những quan hệ hữu cơ với nhau, bằng không cuộc đời chỉ là một mãnh đời lăn lóc vừa bị lôi kéo vừa bị giam hãm. Con người sẽ mất tự do, mất quyền làm chủ bản thân, và nhân vị con người sẽ tan biến.

b. Thống nhất thời gian:

Muốn thống nhất thời gian, con người phải lấy hiện tại làm mốc. Nếu lấy quá khứ làm mốc, thời gian của con người sẽ là thời gian chết, vì quá khứ đã qua đi và không trở tại. Lấy quá ktlứ làm mốc, con người bất động và bất lực, chết dần chết mòn vì than khóc và luyến tiếc, con người tiêu hao mòn mõi chôn vùi cuộc đời trong đống gạch vụn của tòa nhà quá khứ.

Lấy tương lai làm mốc, thời gian của con người sẽ là thời gian ảo tường, vì tương lai chưa đến. Và bao giờ nó đến, thì không còn là tương lai nữa. Lấy tương lai làm mốc con người thả mồi bắt bóng, chạy theo ảo tưởng, con người sẽ thất vọng vì không bao giờ thõa mãn, sẽ thiếu bình an nội tâm và phí sức vô ích.

c. Hồi tưởng và dự phóng:

Con người chỉ có thể lấy hiện tại làm giềng mối thống nhất thời gian, vì hiện tại nằm trong tầm tay. Con người là một hữu thể hiện diện , hồi tưởng quá khứ và dự phóng tương lai.

Nhờ hồi tưởng hay ký ức, mà con người sống lại quá khứ, sung sướng hãnh diện vì quá khứ rút kinh nghiệm từ quá khứ. Con người hiện' tại hồi 'tưởng quá khứ vừa thanh luyện, vừa phục sinh quá khứ, biến quá khứ thành sự sống tinh tuyền chảy vào hiện tại và nuôi dưỡng hiện tại. Con người giàu kinh nghiệm và khôn ngoan là con người biết sử dụng quá khứ để nuôi dưỡng bản thân và tha nhân.

Nhờ dự phóng, con người hướng về tương lai mà không ảo tưởng. Con người chuẩn bị cho tương lai dựa vào hiện tại. Con người hiện tại hướng về tương lai là con người thực tế. Cuộc đời con người ấy luôn luôn bắt đầu, mà khởi điểm là hiện tại. Và cuộc đời luôn bắt đầu là một cuộc đời không bao giờ già nua.

Con người hiện tại biết hồi tưởng quá khứ và hướng về tương lai là một con người xây nhà trên đá, không bắt đầu từ số không, không xây dựng trên ảo ảnh. Cuộc sống con người ấy vững chãi, nhưng mở rộng.

 

5 / Thống nhất tư duy, ý chí, tình cảm và hành động :

Con người là một toàn thể . Toàn thể ấy có khi sinh động và thống nhất, có khi yếu liệt và rã rời. Ðà đi xuống và sự tan rã của cuộc sống, một phần do ngoại cảnh, nhưng phần lớn do con người không chủ động nối kết các yếu tố làm nên cuộc sống.

Ba cái trục lớn của tòa nhà cuộc sống con người là tư duy, tình cảm và hành động. Mọi chất liệu khác của đời sống gắn liền với ba trục chính này. Và ba trục này lại có tác dụng hỗ tương, đan kết với nhau và quyện vào nhau. Cũng có khi chúng xa rời nhau, và tòa nhà cuộc sống trở nên lỏng lẻo. Lúc khác, chúng lại tác đụng xấu, ảnh hưởng tiêu cực vào nhau làm cho các trục lung lay không vững.

Trí tuệ là yếu tố tinh túy và cao trọng nơi con người, làm cho con người siêu vượt trên các thực tại vất chất khác. Trí tuệ là một khả năng cần bồi dưỡng liên tục. Ðặc biệt là khía cạnh tư duy. Chính khả năng tư duy đưa cuộc đời con người ra ánh sáng, làm cho con người nhận biết bản thân, tha nhân và thế giới. Trí tuệ giúp con người làm chủ ngoại giới, biến đổi ngoại giới. Nhưng ơn gọi cao quý nhất của trí tuệ là khám phá Chân Lý Viên Mãn.

Trong ơn gọi đi tìm và khám phá Chân Lý. trí tuệ không tách rời khỏi các phần khác của con người. Tình cảm và trí tuệ giống như anh em hay chị em sinh đôi. Sinh hoạt của người này tác động trên sinh hoạt của người kia, vừa tức thời, vừa dai dẳng. Vai trò của chủ thể là điều hòa, làm thế nào để cho hai bên bổ túc cho nhau, không lấn át nhau, không làm hại nhau. Con người dùng ý chí hãm bớt tác dụng tiêu cực, và tăng cường tác dụng tích cực giữa hai bên lý trí và tình cảm.

Tác dụng tiêu cực : đam mê xấu làm cho trí tuệ mù quáng, có khi mất hết sáng suốt, làm cho phán đoán lệch lạc và đưa tới hành động điên rồ. Trên một bình diện rộng hơn, mọi tình cảm bâng quơ đều có thể chi phối, làm cho tư duy mất chiều sâu. Nhưng trầm trọng hơn cả là tình dục và tham vọng thường có tác đụng làm tê liệt tư duy của một con người thông minh và sâu sắc. Muốn hành trình đi vào Cõi Chân Viên Mãn, trí tuệ không thể đi một mình, nhưng chỉ có thể đi vào cùng với người em có mặc áo cưới (tình cảm đã được thanh luyện).

Tích cực : Tình cảm thích thú làm cho trí tuệ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn và sắc bén. Trên một bình diện cao hơn. mọi tình cảm tốt có thể vừa là động lực vừa là ánh sáng cho tư duy trong hành trình đi tìm chân lý. Ðược trang sức bằng những tình cảm cao thượng, tư duy như dễ dàng gặp được chân lý, và kết duyên cùng chân lý. Mỗi tâm tình yêu thương, thông cảm, tha thứ, ngưỡng mộ, khiêm tốn... đều có thể kết duyên với chân lý : tình yêu và chân lý hôn nhau âu yếm.

Ý chí có thể ra lệnh cho trí tuệ làm công việc phân tích, lý luận, để thuyết phục và điều hòa tình cảm, khi tình cảm có chiều hướng điên cuồng. Trí tuệ, qua trung gian của ý chí còn có thể làm phát sinh những tình cảm tốt. đưa tới hành động tốt. Chính vì thế mà con người có thể bồi dưỡng tình cảm bằng những sách vở có giá trị. Con người sách vỡ không là con người khô khan hay bất động như dư luận thường nghĩ.

Khi trí tuệ và tình cảm hôn nhau âu yếm, thì lý thuyết và hành đông dễ gắn chặt với nhau, mặc dù không hoàn toàn đồng hóa : con người không bao giờ thực hiện được mọi điều biết và muốn. Khoảng cách còn lại giữa lý thuyết và hành động không là vực thẳm, nhưng là khoảng trống cần thiết cho hành đông được uyển chuyển và bám sát thực tế, cho trí tuệ được vươn cao và sáng tạo, cho ý muốn được củng cố và trở nên mạnh hơn nữa. Vai trò của ý chí là gìn giữ, không để cho khoảng trống này thành khoảng chết, mà biến thành một khoảng không gian sinh động và hữu hiệu.

 

Ngày 12 tháng 11 năm 2002


Trở về trang Mục Lục Giáo Dục | Về Trang Nhà