CHƯƠNG VIII
CHÚA GIÊSU KITÔ MẠC KHẢI CHO
CHÚNG TA VỀ CHÚA CHA, CHÚA THÁNH THẦN VÀ CHÍNH NGƯỜI.
-
“Thuở xưa,nhiều lần nhiều cách,Thiên Chúa đã
phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ;nhưng vào thời sau hết này,Thiên Chúa
đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử”(Dt 1,1-2).
-
-
Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết Thiên Chúa
là ai?Làm thế nào để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa?Chúng ta có chắc chắn rằng
Chúa Giêsu là Thiên Chúa không và giáo huấn của Người có thật là giáo huấn của
Thiên Chúa không?
-
Theo lẽ tự nhiên,mỗi người chúng ta thường
muốn giãi bày chính mình cho một ai đó mà mình thương mến.Chúng ta muốn người đó
biết nhiều về mình bao nhiêu có thể,biết gia đình,bạn bè,cuộc sống hàng ngày,hy
vọng,nỗi sợ hãi của mình và đón nhận chúng ta như chúng ta là.
-
Chúa Giêsu cũng mạc khải cho chúng ta cách
tiệm tiến nguồn gốc,xuất xứ,đời sống nội tâm của Người.Người đã làm điều đó vì
Người yêu chúng ta và muốn chúng ta biết về điều đó. “Các ông biết tôi ư?Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư?Tôi đâu có tự
mình mà đến.Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật.Các ông,các ông không biết Ngài.Phần
tôi,tôi biết Ngài bởi vì tôi từ nơi Ngài mà đến và chính Ngài đã sai tôi”
(Ga 7,28-29).Chúa Giêsu đã nói như thế và Người muốn nói điều đó trong ý nghĩa
sâu xa nhất,đầy đủ nhất.Để hiểu Người,chúng ta phải cố gắng xâm nhập vào chính
mầu nhiệm đời sống nội tại của Thiên Chúa mà Người đã khai mở cho chúng ta.
-
Hơn nữa,Người còn nói với chúng ta cách
thế chia sẻ đời sống nội tại thâm sâu của Thiên Chúa,đời sống trên trời trong
khi chúng ta đang sống dưới đất.Người nói rằng,theo chương trình của Thiên Chúa,thì
ngay từ bây giờ chúng ta đã có thể bắt đầu chia sẻ đời sống nội tại của Thiên
Chúa.Để hiểu chính mình,khát vọng của mình và các khả năng của mình hầu có thể
chia sẻ đời sống nội tại của Thiên Chúa,chúng ta cần phải tìm hiểu về đời sống
của Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã mạc khải.
-
I.CHÚA GIÊSU CHO TA BIẾT THIÊN CHÚA LÀ
CHA CỦA NGƯỜI VÀ CŨNG LÀ CHA CHÚNG TA
-
1.Chỉ
có một Thiên Chúa là Cha của dân
-
Trong Cựu Ước,Thiên Chúa đã mạc khải Ngài
là Thiên Chúa duy nhất,Cha của dân Israel.Sống giữa tôn giáo đa thần của dân
ngoại,nhiều người Israel đã chịu chết để bảo vệ chân lý độc thần này.Họ tin Thiên
Chúa là Cha,Đấng đã dựng nên mọi loài mọi vật,luôn yêu thương họ ngay cả khi họ
quay lưng lại với Ngài: “Thiên Chúa phán,Israel
là con cả của Ta … Khi Israel còn là đứa trẻ Ta đã yêu nó,chính Ta,chứ không phải
ai khác,đã tập đi cho nó,đã đỡ cánh tay nó,đã chữa lành những vết thương cho nó”(Hs
11,1-4).
-
2.
Thiên Chúa là Cha của Đấng Mêsia tương lai
-
Từ từ,Thiên Chúa còn được xem như
là Cha của vua Mêsia tương lai: “Đối với
nó,Ta sẽ là Cha;đối với Ta,nó sẽ là Con”(2 Sm 7,14).
-
3.Thiên
Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng ta
-
Khi Chúa Giêsu đến,Người nói nhiều
lần rằng Thiên Chúa là Cha giầu lòng thương xót là Cha của Người và Cha của chúng
ta.
-
Khi lên 12 tuổi,Người bị lạc mất ba
ngày,Mẹ Maria và Thánh Giuse đã tìm thấy Người trong Đền Thờ và hỏi Người tại
sao Người lại làm thế.Người trả lời:“Cha
mẹ không biết là con phải ở trong nhà Cha con sao?”(Lc 2,49).Giống như nhiều
bạn trẻ ngày nay,Chúa Giêsu đã nhận thức được ơn gọi của mình trong cuộc sống là
gì.Người đã trở về Nazareth,vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria,nhưng trái tim của
Người càng ngày càng gắn bó với Cha Người trên trời.
-
Chúa Giêsu cũng cho chúng ta biết
Thiên Chúa còn là Cha của chúng ta nữa.Khi rao giảng,Người luôn nói như thế.Chẳng
hạn,Người đã dạy các Tông đồ cầu nguyện như sau:“Lạy Cha chúng con ở trên trời,chúng con nguyện Danh Cha cả sáng
…”.Với những ai thấy Thiên Chúa mang một khuôn mặt công bằng,xa cách thì Chúa
Giêsu cho thấy Thiên Chúa là một người Cha luôn yêu thương,săn sóc,lo lắng,giúp
đỡ và quan tâm tới những gì chúng ta cần (x.Lc 12,24-31).
-
II.CHÚA GIÊSU CHO TA BIẾT NGƯỜI LÀ THIÊN
CHÚA THẬT VÀ LÀ NGƯỜI THẬT
-
1.
Chúa Giêsu là người thật
-
Các sách Phúc Âm,đặc biệt ba cuốn đầu,cho
chúng ta biết Chúa Giêsu là một con người như chúng ta.Trong 30 năm,Người đã sống
ẩn dật ở một thị trấn nhỏ bé là Nazareth và làm nghề thợ mộc. Khi bắt đầu cuộc
rao giảng,Người chịu nhiều đau khổ vì sự phản đối,lăng nhục và hiểu lầm của bạn
hữu,những người hàng xóm.Có lần họ đã tìm cách giết Người (x.Lc 4,16-28).Người thường
bị đói khát,mệt nhọc và sống vô gia cư (x. Mt 8,20;Lc 4,2;Ga 4,6).
-
Đôi khi Người buồn bã và đã khóc,chẳng
hạn như khi Lazarô chết (x.Ga 11,33-35).Nhưng cũng có lúc Người vui sướng và
thích thấy người khác vui vẻ,hạnh phúc.Người ý thức rất sâu sắc về những khó khăn,thất
bại,sợ hãi mà bất cứ ai trong chúng ta đều có kinh nghiệm.Trí khôn Người cũng
phát triển từ từ theo thời gian như chúng ta “càng ngày càng khôn ngoan”(Lc 2,52).Khi người ta chống đối,từ chối
lời Người rao giảng,Người nhận thức được rằng Người sẽ phải chịu đau khổ và chịu
chết để mang lại ơn cứu độ cho loài người.Người đã thấy rằng mình là tôi tớ đau
khổ của Thiên Chúa mà tiên tri Isaia đã báo trước (Is 50-53),Người phải chết để
đem loài người đến với Thiên Chúa.
-
Người đã bị cám dỗ ngay từ khi bắt đầu đi
rao giảng (x.Mt 4,1-11).Cuộc sống của Người luôn phải đấu tranh để thi hành ý của
Cha Người và đã đạt tới đỉnh điểm trong cơn hấp hối trên thập giá: “Lạy Cha,nếu Cha muốn,xin tha cho con khỏi uống
chén này.Tuy vậy,xin đừng làm theo ý con,mà xin theo ý Cha”(Lc 22,42).Và trước
khi chết,Người kêu lên trong đau đớn và trong đêm tối của đức tin: “Lạy Thiên Chúa,lạy Thiên Chúa của con,sao Ngài
bỏ rơi con”(Mt 27,46).
-
Tuy Chúa Giêsu giống chúng ta như thế,nhưng
đối với các môn đệ thân tín của Người,Người luôn là một nghịch lý,một mầu nhiệm.Người
rất gần gũi với các ông,dành nhiều thời giờ để huấn luyện các ông để các ông lấy
Người làm hạnh phúc,nhưng Người luôn có cái gì đó rất mầu nhiệm.Bản thân Người đầy
quyền năng,Người giảng dạy như Đấng có uy quyền nhưng Người cũng đã thắc mắc không
biết người ta nghĩ gì về mình (x.Mt 16,13) và bị dao động khi người bạn thân
thiết của Người là Lazarô qua đời (x.Ga 11,33-36).
-
Người đã làm những việc lạ lùng mà trước đây
chưa từng có ai làm được: “Này bé,Thầy
truyền cho con:chỗi dạy đi!Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được”(Mc
5,41-42).Nhưng Người cũng đã thú nhận rằng cũng có những điều Người không biết được:
“Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết
được,ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không,chỉ có Chúa Cha mới
biết”(Mc 13,32).Người nói: “Mọi sự Chúa
Cha có đều là của Thầy”(Ga 16,15),nhưng trong một dịp khác Người đã nói: “Vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy”(Ga
14,28).
-
Rồi từ từ Chúa Giêsu đã bộc lộ cho chúng
ta biết đời sống nội tâm sâu thẳm của Người là bản tính Thiên Chúa của Người.
-
2. Đức
Giêsu là Thiên Chúa thật
-
Mạc khải lớn nhất của Chúa Giêsu là Thiên
Chúa Cha có một người con duy nhất cũng là Thiên Chúa.Người con ấy chính là Người.Những
người khác,tức chúng ta,là con trai con gái của Thiên Chúa tình yêu.Mạc khải
quan trọng nhất này được viết trong các sách Phúc Âm.
-
- Những câu truyện thời thơ ấu của Chúa
Giêsu trong Phúc Âm theo Thánh Marcô và Thánh Luca cho chúng ta thấy niềm tin của
Hội Thánh vào nguồn gốc Thiên Chúa của Chúa Giêsu.
-
- Ngay khi bắt đầu đi rao giảng,khi Người
chịu phép rửa của Thánh Gioan thì “Trời mở
ra và Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu,và một tiếng
nói từ trời:Con là con yêu dấu của Ta,Ta hài lòng về Người”(Mt 3,17).Và
trong lời cầu nguyện cuối cùng trước khi chịu chết,lời nguyện tế hiến,Chúa Giêsu
tóm kết công việc của Người là công việc của người Con của Chúa Cha (x.Ga
17,1-5).
-
- Chúa Giêsu đã gọi Chúa Cha bằng tiếng
gọi rất thân thương: “Abba!Cha ơi!”(Mc
14,36).Người nói rằng Người rất đỗi thân thiết với Chúa Cha đến nỗi chỉ một
mình Người biết và mạc khải Cha: “Cha tôi
đã giao phó mọi sự cho tôi và không ai biết rõ người Con trừ Chúa Cha;cũng như
không ai biết rõ Chúa Cha trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mạc khải cho”(Mt
11,27).
-
- Chúa Giêsu đã tỏ ra cho chúng ta biết Người
còn hơn một con người như chúng ta qua sự thánh thiêng minh nhiên,những kiến thức,những
hiểu biết siêu phàm của Người và các phép lạ Người đã làm.Chính những người
nghe Người nói và chứng kiến những việc Người làm đã nhận xét rằng: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!”(Ga
7,46) hoặc “Người này là ai mà cả đến gió
và biển cũng tuân lệnh”(Mc 4,40).Rồi một hôm Người đã tuyên bố cách táo bạo
rằng: “Trước khi có ông Abraham thì tôi,Tôi
Hằng Hữu!”(Ga 8,58).Như thế,Chúa Giêsu đã nói tên mình là “Tôi Hằng Hữu” hay “Ta Là”.Tên gọi này là tên của Thiên Chúa như Ngài đã mạc khải cho ông
Môsê khi sai ông dẫn dân Israel ra khỏi Ai Cập (x.Xh 3,14-15).Các thính giả hiểu
ý Người nói Người là Thiên Chúa nên đã lấy đá ném Người (x.Ga 8,59).Một lần khác,Người
nói với người bị bại liệt: “Tội con đã được
tha”,các thính giả kết luận: “Người đang
nói phạm thượng là ai vậy?Ai có quyền tha tội ngoài một mình Thiên Chúa ra?”(Lc
5,21).Vào một dịp khác,Người đã nói: “Tôi
và Chúa Cha là một”(Ga 10,30),Người Do Thái lại lấy đá ném Người và nói: “Chúng tôi ném đá ông không phải vì một việc
tốt đẹp,nhưng vì một lời nói phạm thượng:ông là người phàm mà lại tự cho mình là
Thiên Chúa”(Ga 10,33).
-
- Các Phúc Âm còn cho chúng ta biết Chúa
Giêsu là người hay làm phép lạ.Người đã làm tới 40 phép lạ,trong đó có các phép
lạ làm cho kẻ chết sống lại.Các Phúc Âm không kể hết các chi tiết về các phép lạ
Người đã làm vì sách Phúc Âm là những bản văn ghi lại đức tin chứ không để ý
nhiều tới các chi tiết lịch sử.Tuy nhiên,ngay một sử gia người Do Thái là
Josephus Flavius vào thế kỷ thứ I và các văn sĩ ngoại giáo chống Kitô giáo đã
thừa nhận Chúa Giêsu là người làm phép lạ.Đặc biệt trong Phúc Âm theo Thánh
Gioan,các phép lạ Chúa Giêsu làm được gọi là “công việc của Chúa”để minh chứng
quyền năng thần linh của Người: “Tôi là
người Chúa Cha đã thánh hiến và sai đến thế gian,làm sao các ông lại bảo tôi: “Ông
nói phạm thượng”vì tôi đã nói “tôi là Con Thiên Chúa”?Nếu tôi không làm các việc
của Cha tôi thì các ông đừng tin tôi.Còn nếu tôi làm các việc đó,thì dù các ông
không tin tôi,ít ra cũng hãy tin các việc đó.Như vậy,các ông sẽ biết thêm rằng
Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha” (Ga 10,36-38).
-
Tuy nhiên,qua nhiều thế kỷ,người Do Thái
chán ghét ngẫu thần,lại lặp lại việc ban tặng vinh quang thần linh cho bất cứ
ai,bất cứ việc gì.Thiên Chúa từ từ trở nên xa lạ đối với họ,ngay cả khi Danh Cực
Thánh của Thiên Chúa được loan báo.Vì thế,mặc dù dân chúng vẫn mong đợi Đấng Mêsia
nhưng họ hoàn toàn không mong đợi một Đấng Mêsia thần linh.
-
Ngay cả các tông đồ cũng không hiểu đúng
về con người và sứ mạng của Chúa Giêsu ngay.Thật vậy,sứ mạng của Chúa Giêsu là
thiết lập Vương quốc của Cha Người giữa loài người.Người tỏ thần tính của Người
qua hành động nhiều hơn là các lời tuyên bố trực tiếp.Tân Ước cho chúng ta biết
có sự phát triển từ từ trong sự hiểu biết về thần tính của Chúa Giêsu nơi các tông
đồ.Các tông đồ đã không hiểu biết thực sự về thần tính của Chúa Giêsu trong những
năm tháng sống với Người.Mãi sau Chúa phục sinh và đến khi Chúa Thánh thần hiện
xuống,họ mời hiểu phần nào về thần tính của Chúa Giêsu.Vào lúc Phúc Âm theo Thánh
Gioan và thư gửi tín hữu Do Thái được viết,thì việc hiểu biết về thần tính của
Chúa Giêsu mới được diễn tả cách rõ ràng
(x.Ga 1,1;20,28;Dt 1,8-9).
-
Chắc chắn điều này không làm chúng ta ngạc
nhiên.Ngày nay, chính chúng ta cũng thấy việc hiểu biết thần tính của Chúa Giêsu
là điều rất khó khăn,phương chi các Tông đồ ngày xưa,khi Chúa chưa chịu chết và
sống lại. Đây là điều khó khăn đặc biệt đối với chúng ta là những kẻ chỉ hiểu
biết những sự thuộc về loài người.Làm thế nào trí khôn loài người chúng ta có
thể đạt tới sự hiểu biết rằng Chúa Giêsu là NGƯỜI-CHÚA.Chỉ với sự soi sáng của
Chúa Thánh Thần và qua nhiều năm tháng sau Lễ Hiện Xuống, họ mới hiểu được.
-
Việc Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết là bằng
chứng rõ ràng nhất về thần tính của Người.Người là con người duy nhất trong lịch
sử loài người đã sống lại từ cõi chết.Không chỉ có các Kitô hữu ban đầu mà còn
có hàng tỷ người trải dài trong suốt lịch sử tin vào điều này.
-
Các sách Phúc Âm đã trình bày rất chi tiết
rằng Chúa Giêsu đã chết thật và đã sống lại thật:
-
Sau khi bị tra tấn,xét hỏi,Chúa Giêsu đã
vác thập giá đi qua thành phố tới nơi bị hành hình.Những người hành hình Người
sợ Người chết dọc đường đã bắt một người vác đỡ thập giá cho Người (x.Mt
27,32).Sau khi đã bị đóng đinh vào thập giá ba giờ đồng hồ,Chúa Giêsu đã chết.Lính
tráng đến kiểm tra thấy Người đã chết thì lấy lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn Người.Người
được an táng trong một ngôi mộ còn mới và cửa mộ đã được đóng kín bằng một tảng
đá to.Các người lãnh đạo nhớ lại lời tiên báo Người sẽ sống lại vào ngày thứ
ba,đã đặt một đội lính canh giữ ngôi mộ (x. Mt 27,62-66;Ga 24,1-3).
-
Vào sáng ngày Chủ Nhật Phục Sinh,một số
phụ nữ đã theo Chúa Giêsu trước kia,đã đến thăm mộ,họ thấy ngôi mộ trống trơn.Bà
Maria Mađalêna khi thấy ngôi mộ trống đã kết luận rằng thân xác người đã bị ai đó
lấy mất.Khi Chúa Giêsu hiện ra với bà,bà tưởng là người làm vườn (x.Lc
24,1-3;Ga 20,1-18).
-
Rồi vào chiều ngày Chủ Nhật Phục Sinh,Chúa
hiện ra với các tông đồ trong một phòng đóng kín cửa (x.Ga 20,19-23).Cũng chiều
hôm đó,Người hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmau (x.Lc 24,13-35).Thánh
Phaolô nói rằng Chúa cũng đã hiện ra với hơn 500 người (x.Cr 15,6).Chúa Giêsu
hiện ra tất cả là 11 lần.
-
Sự
sống lại của Chúa Giêsu đã biến đổi các môn đệ của Người.Cái chết của Người làm
cho họ chán nản vì họ không hề tin rằng Người sẽ sống lại từ cõi chết.Họ nói rằng
khi Chúa sống lại hiện ra với họ,họ tưởng là ma và Chúa đã phải ăn uống trước mặt
họ để chứng minh Người đã sống lại thật (x.Lc 24,36-43).Còn ông Tôma đã không
tin cho tới khi ông xem thấy những vết đinh trên thân thể của Chúa và đã kêu lên:
“Lạy Chúa tôi,lạy Thiên Chúa của tôi”(Ga
20,24-29).
-
Sau khi Chúa đã hiện ra nhiều lần với các
môn đệ,Người lên Trời và các môn đệ chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống như Người
đã dạy họ.Khi Chúa Thánh Thần đã đến,các môn đệ đã hiểu và đã tin.Họ thừa nhận:Thiên
Chúa đã đến giữa họ nơi Chúa Giêsu Kitô.Con người diệu kỳ mà họ đã nói chuyện,ăn
uống và làm việc với,đã hướng dẫn và soi sáng cho họ,giờ đây đã ra đi khỏi họ,con
người đó đã mang trong mình sức mạnh của thần tính.
-
Họ đã đi loan báo sự sống lại và sứ điệp
của Người khắp nơi.Họ gọi Người là Chúa y như Cựu Ước đã gọi Thiên Chúa.Người là
sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa (x.1Cr 1,24),là phản ảnh vinh quang của
Thiên Chúa (x.Dt 1,3).Họ đã làm phép lạ nhân danh Người và đã dám chết để làm
chứng cho Người.
-
Niềm tin vào sự chết và sự sống lại của Đức
Kitô đã và đang là động lực rao giảng của Kitô giáo.Các Kitô hữu đầu tiên không
bao giờ nói về Đức Kitô như một vị anh hùng đã chết,nhưng là một người vẫn đang
sống giữa họ.Khi Hội Thánh lan rộng,niềm tin này là chìa khóa cho công cuộc rao
giảng và hiện nay cũng thế.Niềm tin của hàng tỉ người Kitô hữu trải dài trong lịch
sử được Thánh Phaolô tổng kết như sau: “Nếu
Đức Kitô không chỗi dậy thì lòng tin của anh em thật hão huyền,và anh em vẫn sống
trong tội lỗi của anh em.Hơn nữa,cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng
bị tiêu vong.Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi,thì
chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.Nhưng không phải thế!Đức Kitô
đã chỗi dậy,mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu”(1Cr 15,17-20).
-
Là Kitô hữu,chúng ta phải luôn nhớ rằng
khi quả quyết Đức Kitô đã sống lại là chúng ta đang nói rằng toàn vẹn con người
Đức Kitô được tôn vinh.Chúng ta không được tưởng tượng một con người sống lại
như thế nào và chúng ta phải cẩn thận về cách phác họa Đức Kitô vinh quang đang
ở đây hay ở kia.Khi Người muốn môn đệ Người nhận biết Người thực sự đang sống,Người
đã hiện ra với họ và cho họ thấy Người.Họ đã thừa nhận rằng Người đang sống và
vinh quang.Cũng vậy,nhờ đức tin, chúng ta gặp gỡ Đức Kitô vinh quang,khi chúng
ta nhận biết rằng Người đang sống và đang hoạt động giữa chúng ta.
-
Lịch sử của Hội Thánh tiên khởi ở
Antiokia ghi lại câu chuyện của Thánh Marina,một cô gái sống vào thế kỷ thứ III
có cha mẹ ngoại đạo,đã trở thành Kitô hữu và đã bị chém đầu vì đức tin.Trong cuộc
khổ hình,vị quan ngoại giáo đã nói với ngài: “Thật điên rồ khi thờ lậy một con
người như là Thiên Chúa,tệ hơn nữa,người đó lại là một tên tử tù bị kết án hình
phạt thập giá!”.Thánh Marina trả lời: “Tại
sao ông luôn nói tới hình phạt thập giá và không bao giờ nói tới sự sống lại của
Người?Cái chết của Người chứng tỏ Người là người thật,nhưng sự sống lại của Người
chứng tỏ Người cũng là Thiên Chúa thật”.
-
Phúc Âm theo Thánh Gioan phản ánh niềm
tin vào Đức Kitô của Hội Thánh ở thế kỷ thứ I khi gọi Người là Ngôi Lời của Thiên
Chúa đã trở thành xác phàm.Phúc Âm theo Thánh Gioan cho thấy sự phản tỉnh chín
mùi về thần tính trong nhân tính của Đức Kitô.Phúc Âm này còn nói tới hoạt động,các
phép lạ Người làm như một dấu chỉ chứng tỏ Người là Thiên Chúa.Phúc Âm bắt đầu
bằng những câu: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi
Lời,Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,và Ngôi Lời là Thiên Chúa …Ngôi Lời đã trở
nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”(Ga 1,1-14).Các tiên tri đã nói về
Ngôi Lời Thiên Chúa, sứ điệp của Người,và giờ đây Ngôi Lời hằng sống,hình ảnh
hoàn hảo của Thiên Chúa Cha đã đến giữa chúng ta.
-
Tin vào thần tính của Đức Kitô,chúng ta
phải có một lý trí khai mở và một ước muốn sống lời Người dạy.Những người hoài
nghi có lý trí đóng kín trước giáo huấn của Người hay trước những đòi hỏi đổi mới
luân lý của Người như Hêrôđê,Philatô,phái Pharisiêu.Họ đã chẳng được thấy những
điều mà các Tông đồ đã thấy khi Đức Kitô hiện ra sau khi Người sống lại: “Ngày thứ ba,Thiên Chúa đã làm cho Người chỗi
dậy,và cho Người xuất hiện tỏ tường,không phải trước mặt toàn dân,nhưng trước mặt
những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước,là chúng tôi,những kẻ đã được
cùng ăn cùng uống với Người,sau khi Người từ cõi chết sống lại”(Cv
10,40-41).
-
Người ta cần phải xem xét toàn bộ giáo
huấn của Đức Kitô trước khi chấp nhận hay từ chối thần tính của Người.Người tựï
mạc khải mình cách từ từ,đặc biệt qua lời rao giảng của Người.Các môn đệ đầu tiên
cũng đã cần thời gian để thấu hiểu thêm Đức Kitô là ai.Nếu chúng ta mở lòng ra
với sự thật và cố gắng sống sự thật đó thì niềm tin vào Đức Kitô thường sẽ đến,
khi chúng ta suy nghĩ về giáo huấn của Người.
-
Chúa Giêsu Kitô là một con người hoàn hảo,là“Ađam
mới”,thủ lãnh mới của loài người,là người yêu hoàn hảo của Thiên Chúa và của chúng
ta.Người không bao giờ phạm tội,không bao giờ làm trái ý Chúa Cha.Người là người
duy nhất trong lịch sử
-
đáp trả cách hoàn hảo tình yêu dạt dào của
Thiên Chúa và là người không bao giờ nản chí trước các khó khăn,luôn yêu thương
đồng loại của mình tới cùng.Thánh Phaolô đã hiểu thấu chân tính của Chúa Giêsu
khi nói rằng: “Người là hình ảnh của Thiên
Chúa vô hình,trưởng tử của mọi loài thọ tạo”(Cl 1,15).
-
Như thế,Chúa Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa
vừa là người.Đây là Mầu Nhiệm Nhập Thể,thiên tính trong nhân tính,sự sung mãn của
Thiên Chúa trong xác phàm: “Ngôi Lời đã
trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”(Ga 1,14).
-
Trong thần thoại của các nền văn hóa khác
có nói tới những vị thần cứu độ đến giữa loài người,nhưng không có một nền văn
hóa nào tưởng tượng được rằng một Thiên Chúa vô hạn,duy nhất,hoàn toàn khác đã
trở nên một con người giữa chúng ta. “Bởi
vì,chính Con Thiên Chúa khi nhập thể,một cách nào đó đã kết hợp với tất cả mọi
người.Người đã làm việc với bàn tay con người,đã suy nghĩ bằng trí óc con người,đã
hành động với ý chí con người,đã yêu mến bằng quả tim con người.Sinh bởi Đức
Trinh Nữ Maria,Người đã thực sự trở nên một người giữa chúng ta,giống chúng ta
mọi sự,ngoại trừ tội lỗi”(HCMV 22).
-
3. Mẹ
Maria là mẹ Chúa Giêsu,Mẹ Thiên Chúa
-
Con Thiên Chúa đã trở thành người nhờ Mẹ
Maria,mẹ nhân tính của Người,Đấng mà chúng ta gọi là Mẹ Thiên Chúa.Chúng ta gọi
Mẹ Maria như vậy vì con của Mẹ,Chúa Giêsu là Thiên Chúa.Tuy Mẹ Maria là người
như chúng ta được Thiên Chúa chọn để ban cho Đức Kitô một thân xác con người chứ
không ban thần tính và linh hồn của Đức Kitô,nhưng Ngài đích thực là người mẹ của
Chúa Giêsu cũng như mọi người mẹ khác đối với đứa con của họ.Chúa Giêsu là Con
Thiên Chúa. “Cái tôi” của Người là Thiên Chúa.Bởi vậy chúng ta có thể nói Thiên
Chúa có một người mẹ.Danh hiệu Mẹ Thiên Chúa đã xuất hiện rất sớm trong Hội Thánh
tiên khởi là một chứng từ của niềm tin vào thần tính của Đức Kitô.
-
Một niềm tin khác của các Kitô hữu ngày
xưa là Mẹ Maria đã không mắc tội tổ tông truyền.Thánh Lễ mừng Mẹ vô nhiễm nguyên
tội được cử hành vào ngày 08 tháng 12 hàng năm.Thánh Augustinô đã diễn tả niềm
tin này khi nói rằng mọi người đều là tội nhân “… trừ Mẹ Maria”(x.De nat.et
grat. 36,42).
-
Những đặc ân Thiên Chúa ban cho Mẹ Maria
là nhằm chuẩn bị cho Con Thiên Chúa đi vào trần gian.Qua những đặc ân Thiên Chúa
dành cho Mẹ Maria này,chúng ta thấy rằng Thiên Chúa luôn chuẩn bị cho vai trò của
chúng ta trong chương trình của Ngài.Như Mẹ Maria đã được ban những ơn lớn lao
cho vai trò quan trọng của Mẹ thế nào thì Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta những
ơn cần thiết để đưa chúng ta vào chương trình của Ngài.
-
III.CHÚA GIÊSU CHO TA BIẾT VỀ CHÚA THÁNH
THẦN
-
Đức Kitô đã nói về Chúa Thánh Thần,Đấng sẽ
được Chúa Cha và chính Người gửi tới để hoàn thành công việc của Người.Người nói
Chúa Thánh Thần là Đấng Bào Chữa hay Trạng Sư,là Đấng Trợ Giúp hay Ban Sức Mạnh.Chúa
Thánh Thần giúp các tông đồ hiểu về Chúa Giêsu hơn và can đảm rao giảng Chúa Giêsu
: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ
sai đến nhân danh Thầy,Đấng ấy sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ
lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”(Ga 14,26).
-
Trong Cựu Ước,Thánh Thần của Thiên Chúa được
trình bày là “Đấng biểu lộ Cha”, “hơi thở ban sự sống”, “Canh tân con người từ bên trong”(x. Is
61,1;Ed 11,19-20).
-
Trong Tân Ước,Chúa Thánh Thần hoạt động
trong Chúa Giêsu:
-
- Chúa Thánh Thần xuống trên Chúa Giêsu
ngày Người chịu phép rửa ở sông Giordan dưới hình chim bồ câu (x.Lc 3,22).
-
- Chúa Thánh Thần dẫn Chúa Giêsu vào
sa mạc trước khi thi hành sứ vụ (x. Lc 4,1).
-
- Chúa Thánh Thần ban cho Chúa Giêsu
sức mạnh khi bắt đầu sứ vụ (Lc 4,14-19).
-
Sau khi Chúa Giê-su sống lại và về trời,Chúa
Thánh Thần tiếp tục hoạt động trong Hội Thánh và trong các môn đệ của Người:
-
- Gần cuối đời,Chúa Giêsu nói với các
môn đệ rằng Chúa Thánh Thần sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về những điều Người đã rao
giảng (x.Ga 16,7).Sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày Lễ Ngũ Tuần,các môn
đệ bắt đầu hiểu những lời Chúa Giêsu rao giảng,nhất là Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.
-
- Chúa Thánh Thần là Đấng tiếp tục công
việc của Chúa Giêsu giữa chúng ta và trong chúng ta.Chúa Thánh Thần đến với Hội
Thánh đầu tiên và ngày nay,Ngài là nguồn suối sự sống Thiên Chúa trong Hội Thánh
và trong mỗi Kitô hữu.
-
- Chúa Thánh Thần là sức mạnh giúp chúng
ta tin vào Chúa Giêsu và sống lời Người giảng dạy: “Không ai có thể nói Chúa Giêsu là Chúa mà không phải bởi Thánh Thần”(1Cr
12,13).Chúa Thánh Thần cũng là sức mạnh giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi và sự
vô tri tuy dù chúng ta không nhận ra sự hiện diện và hành động này của Ngài.
-
IV.CHÚA GIÊSU CHO TA BIẾT MẦU NHIỆM THIÊN
CHÚA BA NGÔI
-
Suy nghĩ về Mạc khải của Chúa Giêsu Kitô,Hội
Thánh từ từ xâm nhập vào Mầu nhiệm Chúa Cha,Chúa Con và Chúa Thánh Thần.Khi Kitô
giáo phát triển,Hội Thánh cố gắng tìm hiểu Chúa Giêsu và mối tương quan của Người
với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần hơn.Được Thánh Thần hướng dẫn,Hội Thánh khám phá
ra những điểm nổi bật về các mối tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa và đã công
bố trong nhiều công đồng :
-
- Có Một Thiên Chúa nhưng có Ba Ngôi và
Ba Ngôi bằng nhau.Mỗi Ngôi trong Ba Ngôi khác biệt với hai Ngôi kia.Nhưng chỉ có
một Thiên Chúa. Đó là Mầu Nhiệm Ba Ngôi cực thánh.
-
Thần học Công giáo truyền thống giải
thích Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau:Ba ngôi vị thần linh, phân biệt
nhau,nhưng đều sở hữu bản tính Thiên Chúa như nhau.Điều này được đặt nền trên sự
khác biệt giữa ý tưởng về “ngôi vị” và “bản tính”,có nguồn gốc từ triết học Hy
Lạp và được các nhà tư tưởng Kitô giáo quảng bá: ngôi vị nói chúng ta là ai và
bản tính nói chúng ta là gì.Chẳng hạn,mỗi chúng ta là một ngôi vị khác biệt,nhưng
mỗi chúng ta lại có chung với nhau bản tính loài người,và trong bản tính đó,chúng
ta giống với mỗi người khác.Như thế,mỗi chúng ta là một ngôi vị và có chung một
bản tính.Điều này giúp chúng ta hiểu phần nào về trường hợp của Thiên Chúa:có Một
Thiên Chúa là Đấng có ba ngôi vị với một bản tính.
-
Ngôi thứ hai của Ba Ngôi Thiên Chúa mang
lấy bản tính loài người,trở nên một người thật và đã sống,đã chết giữa chúng ta
là Chúa Giêsu Kitô (x.Pl 2,5-7).Như vậy Chúa Giêsu có hai bản tính:bản tính Thiên
Chúa và bản tính loài người.Người có bản tính Thiên Chúa từ đời đời cùng với Chúa
Cha và Chúa Thánh Thần.Người mang lấy bản tính loài người hơn hai ngàn năm trước.Nhưng
Người chỉ có một ngôi vị duy nhất là Ngôi vị Thiên Chúa,Chúa Con,Đấng “sử dụng”
cả hai bản tính.Với bản tính Thiên Chúa,Người hành động như Thiên Chúa;với bản
tính loài người,Người hành động như con người.Nhưng bất cứ khi nào Người làm điều
gì thì đó là chính ngôi vị Thiên Chúa làm.
-
1. Ba Ngôi chí thánh là
một Mầu nhiệm
-
Tuy nhiên, những gì chúng ta biết về Mầu
Nhiệm Ba Ngôi là rất ít.Cuộc sống luôn đầy những huyền nhiệm,nhưng có thể nói đời
sống nội tại của Ba Ngôi là mầu nhiệm sâu xa nhất.Để tin vào Mầu nhiệm này,chúng
ta cần có ơn Chúa vì niềm tin vào Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi,cũng như các Mầu
nhiệm đức tin khác, tùy thuộc ân ban đức tin của Thiên Chúa.
-
Theo dòng lịch sử,nhân loại sẽ càng ngày
càng hiểu biết thêm về sự hiện hữu và bản tính của Thiên Chúa.Ngài luôn hướng dẫn
chúng ta tới chân lý,giúp chúng ta hiểu biết sâu xa hơn về Ngài và về mối tương
quan giữa chúng ta với Ngài. Chúng ta tin những gì Hội Thánh nói về Thiên Chúa
là đúng.Tuy nhiên những điều đó vẫn là chưa nói đủ về Thiên Chúa,Đấng là tình yêu
vô biên,không đo lường được,không thấm nhập được.Tuy dù chúng ta có dành nhiều
thời giờ tìm hiểu,gặp gỡ Ngài,nhưng dường như chúng ta không thể nào hiểu biết
hết về Mầu nhiệm Ba Ngôi của Thiên Chúa.
-
2. Tên gọi của Ba Ngôi
-
Tên gọi của Ba Ngôi nói với chúng ta
một vài điều về Ba Ngôi,tương quan giữa ba ngôi vị với nhau và với chúng ta.Điều
một ngôi làm cho chúng ta ,các ngôi kia cũng làm.Tuy nhiên,mỗi ngôi có một vai
trò khác nhau trong chương trình của Thiên Chúa.Nhờ ơn sủng,chúng ta được nối kết
với mỗi ngôi trong những cách thế khác nhau.
-
- Ngôi thứ nhất được gọi là Cha vì
Ngài sinh ra Ngôi Hai tức Ngôi Con.Ngài là Đấng Tạo Hóa.Từ “Thiên Chúa” thường
chỉ về Ngài.Ngài là nguồn suối của mọi vật,mọi loài và mọi việc thờ phượng đều
hướng về Ngài.Chúng ta có thể gặp gỡ Ngài cách riêng tư khi cầu nguyện qua kinh
Lạy Cha và qua mọi kinh nguyện của Phụng vụ Kitô giáo.
-
- Ngôi Hai được gọi là Con vì được
Chúa Cha sinh ra và có cùng bản tính với Chúa Cha.Ngôi Hai còn được gọi là Ngôi
Lời vì Người là Đấng biểu lộ hoàn hảo Chúa Cha,ai thấy Người là thấy Chúa Cha
(x.Ga 14,9).
-
Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Con đã trở
nên người phàm,anh em của chúng ta,qua Người,ơn Chúa đổ xuống trên chúng ta và
nhờ Người,chúng ta phụng thờ Chúa Cha.Nhờ được kết hợp với Người,chúng ta chia
sẻ sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.Chúng ta trở nên con Thiên Chúa trong người
Con.
-
Khi chúng ta cầu nguyện với Chúa
Giêsu thì nhờ Người và với Người,lời cầu nguyện của chúng ta sẽ vang lên tới Chúa
Cha.Khi chúng ta chia sẻ lời cầu nguyện hoàn hảo của Người thì lời cầu nguyện của
chúng ta trở thành lời cầu nguyện của chính Người.Đó là cách thế Hội Thánh cầu
nguyện.
-
- Ngôi thứ Ba được gọi là Chúa Thánh
Thần,phát xuất từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con.Thật là tuyệt vời khi tình
yêu của hai ngôi phát xuất ra một Ngôi khác.Tình yêu được ngôi vị hóa là Chúa
Thánh Thần.Từ “Thánh Thần” có nghĩa là “hơi thở”,một hơi thở của sự sống và
tình yêu.
-
Chúa Thánh Thần là quà tặng,là
tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con ban cho chúng ta.Nhờ Ngài,chúng ta có thể bước
vào đời sống của Ba Ngôi.Ngài là Đấng đến từ Đức Kitô vào ở trong chúng ta,và
trong chúng ta,Ngài kết hợp chúng ta với Chúa Cha.
-
Chúa Thánh Thần là nguồn suối của
mọi kinh nguyện và phụng vụ Kitô giáo.Khả năng cầu nguyện của chúng ta bắt nguồn
từ Chúa Thánh Thần.Khi chúng ta cầu nguyện,Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng
ta,giúp chúng ta biết cách thức, ý nghĩa và ban sức mạnh cho lời cầu nguyện của
chúng ta.Như vậy,chúng ta cầu nguyện trong Chúa Thánh Thần.Thánh Phaolô viết:
“…chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng
ta,bằng những tiếng rên xiết khôn tả.Và Thiên Chúa,Đấng thấu suốt tâm can,biết
Thần Khí muốn nói gì,vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho các thánh theo đúng ý
Thiên Chúa”(Rm 8,26-27).
-
Đến đây,chúng ta có thể tóm tắt về mối
tương quan của chúng ta với Ba Ngôi như sau:Mọi sự đến với chúng ta từ Chúa
Cha,qua và với Chúa-Con-làm-người,và chúng ta đón nhận chúng nhờ Chúa Thánh Thần
ở trong chúng ta.Đối lại,để đáp trả tình yêu của Ba Ngôi,chúng hướng tình yêu của
chúng ta về Chúa Cha,nhờ và với Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô,và chúng ta thực
hiện điều đó nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta (x.Ep 5,18-20).
-
IV.TRONG PHỤNG VỤ
-
- Hầu hết mọi kinh nguyện và cử hành phụng
vụ của Hội Thánh được thực hiện nhân danh Chúa Ba Ngôi.Dấu Thánh Giá và lời tụng
ca là những lời cầu nguyện có từ xưa.Chúng ta cử hành Lễ Chúa Ba Ngôi vào Chúa
Nhật thứ nhất sau Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hàng năm.
-
- Trong Thánh lễ,dấu Thánh Giá được làm
nhiều lần từ đầu lễ cho tới phép lành cuối lễ.Kinh “Xin Chúa thương xót”:khẩn
xin lòng thương xót của Chúa Ba Ngôi.Kinh “Vinh Danh”:ca ngợi Ba Ngôi.Kinh “Tin
Kính” : tóm tắt niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa Ba Ngôi.
-
Hầu hết mọi lời nguyện trong Thánh lễ
thường theo công thức:hướng về Chúa Cha,nhờ Chúa Con,trong sự hiệp nhất với Chúa
Thánh Thần,chẳng hạn câu kết của Lời nguyện nhập lễ.Đỉnh cao của Thánh Lễ là lời
nguyện: “Chính nhờ Người,với Người và
trong Người,mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng,trong
sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.
-
Trong Thánh lễ,chúng ta cũng tuyên xưng
niềm tin vào Mầu nhiệm Nhập Thể.Ví dụ,trong kinh Tin Kính,chúng ta tuyên xưng rằng
Chúa Con,Ngôi Lời của Thiên Chúa đã làm người.Trong Kinh Nguyện Thánh Thể,trung
tâm của Thánh lễ,chúng ta nhắc lại sự kiện Ngôi Con trở thành người trong Chúa
Giêsu Kitô.
-
V.ÁP DỤNG VÀO CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY
-
Phẩm giá của chúng ta là người mang Chúa Ba
Ngôi,là anh em,chị em với Chúa Giêsu Kitô.
-
Khi mạc khải Mầu nhiệm Ba Ngôi cho
chúng ta,Đức Kitô tỏ ra cho chúng ta phần nào đó về đời sống nội tại của Thiên
Chúa và Người ao ước được chúng ta nhận biết.Nhưng đó không phải là tất cả,Người
còn nói Ba Ngôi muốn ở trong chúng ta nữa: “Nếu
ai yêu mến Thầy,thì sẽ giữ lời Thầy.Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy.Cha của Thầy
và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”(Ga 14,22).Và khi nói về Chúa Thánh Thần,
Người nói: “Đó là Thần Khí sự thật,Đấng mà
thế gian không thể đón nhận,vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người.Còn
anh em biết Người,vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em”(Ga 14,17).
-
-Ba Ngôi ở sâu thẳm trong chúng ta.Đó là
ơn hiện sủng.Bao lâu chúng ta có ơn hiện sủng là có sự hiện diện của Thiên Chúa.Ngài
kết hợp với chúng ta cách thân tình nhất.Đây là sự “ở trong lòng”chúng ta của
Ba Ngôi.
-
-Sự hiện diện trong lòng này có nghĩa là
ngay từ bây giờ chúng ta đang bắt đầu sống đời sống trên Thiên Đàng.Bất cứ lúc
nào,bất cứ ở đâu,bao lâu chúng ta không mắc tội trọng,chúng ta có thể kết hiệp
với Chúa Ba Ngôi trong chúng ta và chắc chắn được Ba Ngôi giúp đỡ phù trì.
-
-Nhờ sự “hiện diện ở trong” này,chúng
ta có thể hiểu biết và cảm nghiệm về Ba Ngôi Thiên Chúa.Chúa Cha là Cha chúng
ta,Đấng yêu chúng ta và chia sẻ sự sống của Ngài cho chúng ta.Chúa Con,Chúa Giêsu
Kitô, là người anh cả của chúng ta,Đấng giống như chúng ta, thông chuyển tình yêu
của Chúa Cha cho chúng ta và dẫn chúng ta đến với Chúa Cha.Chúa Thánh Thần là Đấng
ở sâu thẳm trong chúng ta,kết hợp với Chúa Giêsu,nối kết chúng ta với Chúa Cha
và với người khác,qua và với Chúa Giêsu.
-
-Sự hiện diện ở trong này có nghĩa là
chúng ta phải kính trọng thân xác chúng ta và thân xác người khác.Trong thư gửi
tín hữu Corintô,Thánh Phaolô viết: “Hay
anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao?Mà Thánh
Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em.Như
thế,anh em đâu còn thuộc về mình nữa,vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy
anh em.Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em”(1Cr
6,19-20).
-
-Chúng ta kính trọng chính chúng ta như
một con người, qua việc nhìn nhận rằng chúng ta là một cái gì độc đáo nhất
trong tất cả các tạo vật Chúa đã dựng nên.Chúng ta được Thiên Chúa ở trong chúng
ta yêu thương chúng ta nhất.Vì vậy,nếu người khác không quan tâm tới mình,không
để ý tới những nhu cầu của mình thì có một Đấng,là Đấng quan trọng thực sự,Đấng
nắm giữ vạn vật cho hiện hữu, hoàn toàn biết đến và yêu thương chúng ta.Điều này
sẽ giúp mỗi người chúng ta ý thức phẩm giá của mình như là một con người có giá
trị bền vững với những sức mạnh và tài năng Chúa ban.Vì thế,việc nhận biết chúng
ta là con người có giá trị,đẹp đẽ và đáng yêu sẽ không bao giờ tùy thuộc vào sự
thừa nhận,đánh giá của người khác.
-
Nói cách cụ thể,chúng ta kính trọng mình như một con người qua việc làm phát triển
tài năng,năng khiếu của chính mình.Điều này sẽ giúp chúng ta thắng được những áp
lực,tránh được những cám dỗ về rượu chè,hút sách và đĩ điếm.Đặc biệt,các bạn trẻ
sẽ rất dễ sa ngã do một xã hội quá dễ dãi hay thái độ cho rằng mọi người đều làm
như thế.
-
- Chúng ta cũng kính trọng phẩm giá của
người khác qua việc đối xử với họ bằng một tình yêu đích thật.Chúng ta mong muốn
cho mọi người có được tất cả những gì chúng ta tìm kiếm cho chính mình.Chúng ta
sẽ không kính trọng phẩm giá người khác nếu chúng ta chỉ đi tìm lợi nhuận hay lạm
dụng bất cứ ai,chẳng hạn,bắt người khác làm việc quá sức cách bất công,phân biệt
phái tính,nghĩa là phân biệt đối xử,làm tổn thương người khác vì phái tính,vì
giận dữ thái quá,vì thù hận hay ác cảm.
-
- Một lý do nữa khiến chúng ta phải kính
trọng mình và người khác nữa,đó là vì Con Thiên Chúa đã làm người như chúng ta
, là “trưởng tử giữa một đàn em đông đúc”(Rm 8,29).Biến cố này dạy chúng ta rằng
mỗi người chúng ta là một cái gì đó thực sự tuyệt vời dưới con mắt của Chúa.Thử
hỏi còn cách nào khác tốt hơn mà Thiên Chúa có thể mang đến để làm cho phẩm giá
của chúng ta trở nên cao cả phi thường như thế không?
-
- Nhờ Mầu nhiệm Nhập thể,trái đất của chúng
ta giờ đây đã được thánh hiến và rất đáng cho chúng ta nỗ lực tối đa làm cho nó
phát triển,biến nó thành một nơi ở tốt hơn cho tất cả chúng ta.Trong khi chúng
ta bị lôi cuốn vào không gian và nghĩ là có thể có một loài có lý trí ở các hành
tinh khác thì chúng ta nên biết rằng chúng ta đã có Con Thiên Chúa ở giữa chúng
ta,trên trái đất của chúng ta.Người quan tâm đến chúng ta đến nỗi trở nên người
như chúng ta và ở giữa chúng ta – điều này sẽ là một động lực bền vững cho mọi
nỗ lực của chúng ta.Hiến chế Mục vụ viết: “Ngôi
Lời Thiên Chúa đã làm người và đến sống trên trái đất con người.Là con người hoàn
hảo,Người đã đi vào lịch sử thế giới,đảm nhận và thâu kết lịch sử ấy nơi Người.Chính
Người … dạy cho chúng ta biết rằng:luật căn bản để kiện toàn con người,và do đó
cải biến thế giới,là điều răn mới về tình yêu…Người cho họ xác tín rằng con đường
tình yêu mở rộng cho tất cả mọi người và nỗ lực thiết lập huynh đệ đại đồng không
bao giờ luống công”(39).
Một văn sĩ viết : “Theo kinh nghiệm của Kitô giáo,Thiên Chúa không nhúng ngón tay vào lịch
sử,nhưng Ngài ngụp lặn toàn thân vào lịch sử.Khi thăm viếng thế giới,Ngài không đến rồi đi.Ngài đến để ở” (Dewart,The
future of belieft,Herder& Herder,1966,p.194).
TÓM LƯỢC
(Trích Bản Toát Yếu sách
Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo) 1.H. Mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống
của Kitô giáo là gì?
T. Mầu nhiệm trung tâm của
đức tin và đời sống Kitô giáo là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh.Các người
Kitô hữu được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
2.H. Chỉ dùng lý trí,con người có thể nhận biết mầu nhiệm Thiên Chúa
Ba Ngôi hay không?
T. Thiên Chúa đã để lại những
dấu vết về thực thể Ba Ngôi của Ngài trong công trình tạo dựng và trong Cựu Ước,nhưng
đời sống nội tại của Ba Ngôi chí thánh vẫn là một mầu nhiệm mà lý trí thuần túy
của con người không thể nào đạt đến được,và ngay cả đức tin của Israel cũng không
thể biết mầu nhiệm đó,trước khi Con Thiên Chúa nhập thể và Chúa Thánh Thần được
gửi đến.Mầu nhiệm này đã được Đức Giêsu Kitô mạc khải và là nguồn gốc của tất cả
các mầu nhiệm khác.
3.H. Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta điều gì về mầu nhiệm Chúa
Cha?
T. Đức Giêsu Kitô mạc khải
cho chúng ta Thiên Chúa là “Cha”,không những vì Ngài là Đấng sáng tạo vũ trụ và
con người,nhưng trên hết,từ đời đời Ngài đã sinh ra Chúa Con tự lòng mình,Đấng
là Ngôi Lời,là “phản ánh vẻ huy hoàng,là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên
Chúa” (Dt 1,3).
4.H. Chúa Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa thật,vừa là người thật như
thế nào?
T. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật,không
tách rời nhau trong sự duy nhất của Ngôi vị Thiên Chúa của Người.Chính Người là
Con Thiên Chúa,là Đấng “được sinh ra mà không phải được tạo thành,đồng bản thể
với Đức Chúa Cha”,Người thực sự trở thành con người,trở thành anh em của chúng
ta,tuy không ngừng là Thiên Chúa,là Đức Chúa của chúng ta.
5.H. Hội Thánh diễn tả mầu nhiệm Nhập thể như thế nào?
T. Hội Thánh diễn tả mầu
nhiệm này khi xác quyết rằng Đức Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật,với
hai bản tính là thần tính và nhân tính,không lẫn lộn,nhưng kết hợp trong Ngôi Lời.Vì
thế,trong nhân tính của Chúa Giêsu,tất cả – các phép lạ,đau khổ và cái chết – đều
được quy về Ngôi vị thần linh của Người,Đấng hoạt động qua nhân tính mà Ngôi vị
này đảm nhận.
6.H. Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là ai?
T. Ngài là Ngôi thứ ba
trong Ba Ngôi cực thánh.Ngài là Thiên Chúa,hợp nhất và đồng hàng với Chúa Cha và
Chúa Con.Ngài “xuất phát từ Chúa Cha”(Ga 15,26),Đấng là nguyên lý không có khởi
đầu,là nguồn gốc trọn vẹn cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.Chúa Thánh Thần cũng
phát xuất từ Chúa Con (Filioque),vì Chúa Cha đã trao ban Ngài cho Chúa Con như ân
ban vĩnh cửu.Được Chúa Cha và Chúa Con nhập thể sai phái,Chúa Thánh Thần hướng
dẫn Hội Thánh đến sự nhận biết “Chân lý trọn vẹn” (Ga 16,13).
7.H. Hội Thánh diễn tả đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào?
T. Hội Thánh diễn tả đức tin vào Thiên Chúa
Ba Ngôi khi tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất mà Ngài có Ba Ngôi:Cha,Con và Thánh
Thần.Ba Ngôi vị thần linh chỉ là một Thiên Chúa duy nhất và không thể phân chia
của Thiên Chúa.Ba Ngôi thực sự phân biệt giữa nhau qua các liên hệ tương quan với
nhau.Chúa Cha sinh Chúa Con;Chúa Con được Chúa Cha sinh ra;Chúa Thánh Thần xuất
phát từ Chúa Cha và Chúa Con.
CÂU HỎI ĐỂ SUY
NGHĨ VÀ THẢO LUẬN
1.Nếu bạn là một Kitô hữu,bạn nghĩ thế nào về mỗi ngôi của Ba Ngôi
Thiên Chúa?
2.Đức tin chính yếu của Kitô giáo là Thiên Chúa đã làm người.Niềm tin này có ý nghĩa gì với bạn?
3.Thỉnh thoảng bạn có
cảm thấy Thiên Chúa thực sự hiện diện với bạn không?