Như ĐGH Bênêđictô XVI, trọng tâm của Đức
Giáo hoàng Phanxicô: Truyền giáo
EMTY (Vatican City, 20-3-2013, AsiaNews) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính
thức bắt đầu Sứ vụ Thánh Phêrô ngày 19-3-2013 trước mộ Thánh Phêrô và tại Quảng
trường Thánh Phêrô, Quảng trường đông đúc những người từ khắp nơi trên thế giới
tụ về. Trong cung cách bình thường của mình, ĐTC đã tỏ sự niềm nở và yêu mến
với tất cả mọi người, ngài mặc lễ phục đơn giản để khởi đầu buổi phụng vụ đơn
giản, một con người thân thiện với các bệnh nhân và các trẻ em, luôn tìm kiếm
sự giao tiếp trực tiếp với dân chúng.
Nhiều người nhanh chóng nhận thấy cách tiếp cận "mục vụ" của ngài
trong Sứ vụ Thánh Phêrô, đôi khi còn so sánh với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Thiết
tưởng đó là một chút ngớ ngẩn để so sánh và đối chiếu các đặc điểm cá nhân, như
thể những đặc điểm đó nói lên sự khác biệt thần học, như cách một số truyền
thông đã đề xướng kiểu như là Giáo Hội đã "sang trang" với triều đại
Đức Giáo hoàng Phanxicô. Hẳn nhiên đây không phải là trường hợp của Đức Giáo
hoàng người Argentina mà vào ngày đắc cử, suy nghĩ đầu tiên của ngài dành cho
"vị tiền nhiệm đáng kính của mình".
Nếu như chúng ta đọc lại lời Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI trong Thánh lễ
Khai mạc Sứ vụ của ngài và so sánh với ĐGH Phanxicô, chúng ta có thể thấy những
điểm tương đồng. Cả hai vị đếu cảm thấy không xứng đáng với một trách nhiệm to
lớn như vậy. Cả hai đã xin các tín hữu cầu nguyện cho các ngài. Cả hai đặt Chúa
Kitô là trung tâm. Cả hai đều xem quyền bính như một sự phục vụ. Thật vậy, cả
hai cùng đánh động về mối quan tâm đối với môi trường, cùng một ý tưởng quản lý
bản thân và thụ tạo, mà vị Giáo hoàng người Đức gọi là sa mạc nội tâm và ngoại
vi mà các Kitô hữu phải chữa lành.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói về đại kết (hậu quả mảng lưới bị rách của
Thánh Phêrô). Đức Thánh Cha Phanxicô không phải nói lên điều đó vì ngài đã có
thể trao đổi dấu chỉ hoà bình với Thượng phụ Bartholomew I, Thượng phụ Đại kết
của Constantinople, và Karekin II, Thượng phụ của Armenia.
Sau nhiều năm trì hoãn,
các cuộc đối thoại thần học với Giáo hội Chính thống đã được khởi động lại dưới
triều đại Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Suốt trong triều đại giáo hoàng của
ngài, cảm nghiệm về sự hiệp nhất giữa Đông và Tây một lần nữa lại phát triển
mạnh mẽ, lấy cảm hứng từ thời Giáo Hội trước cuộc ly giáo.
Tất nhiên, một số thay
đổi đã được thực hiện. Đổi mới là một tính năng liên tục của truyền thống Giáo
Hội, vững chắc về tính liên tục của sự thật. Trong những biểu tượng của ngày
Khai mạc Sứ vụ Thánh Phêrô, 3 yếu tố chính có thể được xác định rõ ràng:
- Đối với Đức Giáo
hoàng Phanxicô, các Kitô hữu và toàn thể nhân loại nói chung đều có một nhiệm
vụ, chúng ta là "những người quản lý của công trình sáng tạo". Không
phải hiểu như thuật ngữ về "sinh thái", nhưng về những gì chúng ta có
thể gọi là "sinh thái học con người", quan niệm rằng sự sáng tạo được
bảo vệ khi con người tự bảo vệ mình và sự thật, như Đức Giáo hoàng Phanxicô nói
trong Lễ Khai mạc Sứ vụ. Môi sinh là đặt con người và phẩm giá thiêng liêng của
mình vào trung tâm của tất cả mọi thứ (Caritas in Veritate, số 51).
- Trong lời kêu gọi làm
quản lý của công trình sáng tạo, Đức Thánh Cha nói trực tiếp đến "tất cả
những ai có địa vị lãnh trách nhiệm trong đời sống kinh tế, chính trị và xã
hội, và tất cả những người thiện chí: Chúng ta phải là những người bảo vệ sự
sáng tạo, bảo vệ kế hoạch của Thiên Chúa được cấu thành trong thiên nhiên, bảo
vệ lẫn nhau và bảo vệ môi trường". Đây là một tham chiếu rõ ràng những gì
là thiện ý và là "công trình sáng tạo của Thiên Chúa", luật tự nhiên
và sự khác biệt giữa thiện và ác, tất cả các đối nghịch của sự tương đối và
chân lý được quyết định theo nguyên tắc đa số.
- Nói về Thánh Giuse,
Đức Giáo hoàng Phanxicô nói: "Thiên Chúa không muốn ngôi nhà được xây dựng
bởi con người, nhưng là sự trung thành với Lời Ngài, đối với kế hoạch của Ngài.
Chính Thiên Chúa là người xây dựng ngôi nhà từ những viên đá sống động được
đóng ấn nhờ Chúa Thánh Thần". Do đó, đức tin Kitô giáo và việc làm chứng
nhân thì quan trọng hơn các sự vật và cấu trúc.
Đức Giáo hoàng chắc
chắn sẽ làm nhẹ nhàng bộ máy hành chính của Giáo Hội, nhưng ngài sẽ làm như vậy
để nhấn mạnh đến ơn gọi của Giáo Hội: Truyền giáo.
Chúng ta đã nhìn thấy
điều này trong Lễ Khai mạc Sứ vụ, sau Thánh lễ, ngài chào đón các nhân vật quan
trọng trong giới chính trị. Bỏ ngoài các nghi thức ngoại giao, Đức Thánh Cha ôm
họ, nói lời chào thăm với họ, hôn bất cứ ai đến chào ngài. Ngài làm phép tràng
hạt của Tổng thống
Không quan tâm về
"những hậu quả ngoại giao" với Bắc Kinh, ngài đã nói chuyện rất lâu
với Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu. Không bối rối bởi những cân nhắc chính
trị, ngài cũng đã nói chuyện một cách thân mật với Bộ trưởng Ngoại giao Iran
Ali Akbar Salehi và học giả tôn giáo Shia.
Hùng Nguyễn
(emty.org cập nhật: 20/03/2013 11:14:07 SA)