Buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha:
11-12-2013
vi.radiovaticana.va
- 2013-12-11 15:06:15 –
Phần
lớn các tín hữu hiện diện là người Ý thuộc rất nhiều hội hoàn và phong trào:
đông nhất là nhóm 3 ngàn người thuộc hội Avis, Hiến máu, ở miền Basilicata,
dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Agostino Superbo, TGM giáo phận Potenza. Trong số
các tín hữu đến từ nước ngoài, đông nhất là nhóm 185 người Pháp, 175 người Tây
Ban Nha, cùng với hàng trăm người khác từ Mỹ châu la tinh.
Tuy
giờ chính thức được ấn định cho buổi tiếp kiến là 10 giờ rưỡi, nhưng lúc 9 giờ
45, ĐTC đã xuất hiện tại quảng trường, trên chiếc xe díp mui trần màu trắng,
tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu.
Bài
huấn giáo
Trong
bài huấn giáo sau phần tôn vinh Lời Chúa, ĐTC đã tiếp tục loạt bài giáo lý về
đức tin và ngài quảng diễn đề tài “Tôi tin sự sống đời đời: sự phán xét”. Ngài
nói:
Anh
chị em thân mến, mến chào anh chị em,
Tôi
muốn bắt đầu loạt cuối cùng trong các bài huấn giáo về sự tuyên xưng đức tin
của chúng ta và bàn về câu “Tôi tin sự sống đời đời”. Đặc biệt tôi nói về sự
phán xét chung. Về vấn đề này, chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng theo thánh
Mathêu: Bấy giờ Chúa Kitô “sẽ ngự đến trong vinh quang, cùng với các thiên thần
của Ngài.. Và mọi dân nước sẽ tập họp trước mặt Ngài, và Ngài sẽ phân họ như
người mục tử tách chiên ra khỏi dê, và đặt chiên ở bên phải, còn dê ở bên
trái... Và những kẻ này sẽ ra đi chịu khổ hình đời đời, còn những người công
chính được hưởng sự sống đời đời” (Mt 25,31-33.46). Khi chúng ta nghĩ đến việc
Chúa Kitô tái lâm và cuộc phán xét chung của Chúa, sẽ biểu lộ - cho đến những
hậu quả cuối cùng - điều thiện mà mỗi người đã làm hay đã bỏ sót trong cuộc
sống trần thế, chúng ta sẽ thấy mình đứng trước một mầu nhiệm ở trên chúng ta,
mà chúng ta không tưởng tượng nổi. Một mầu nhiệm tự nhiên gợi lên trong chúng
ta một sự sợ hãi, có thể làm cho chúng ta rùng mình. Nhưng nếu chúng ta suy
nghĩ kỹ về thực tại này, thì nó càng mở rộng con tim của Kitô hữu và là một
động lực mạnh mẽ mang lại an ủi và tín thác.
Về vấn
đề này, chứng tá của các cộng đồng Kitô tiên khởi âm vang đầy ý nghĩa hơn bao
giờ hết. Thực vậy trong các buổi cử hành và kinh nguyện, các cộng đồng ấy
thường kèm theo lời hô “Maranathà”!, một thành ngữ gồm hai lời bằng tiếng
Aramaico; tùy theo cách tung hô, thành ngữ này có thể hiểu như một lời khẩn cầu
“Lạy Chúa, xin hãy đến!”, hoặc như một xác tín chắc chắn được đức tin nuôi
dưỡng: “Đúng vậy! Chúa đang đến, Chúa đang ở gần!” Đó là một lời thốt lên,
trong đó có tột đỉnh mạc khải của Kitô giáo, vào cuối sự chiêm ngắm tuyệt với
mà Sách Khải Huyền của thanh Gioan cống hiến cho chúng ta (Xc Kh 22,20). Trong
trường hợp ấy, chính Giáo Hội hôn thê, - nhân danh toàn thể nhân loại và trong
tư cách là người đầu tiên -, ngỏ lời với Chúa Kitô, vị Hôn Phu, mà Giáo Hội chờ
mong giờ được vòng tay của Chúa ấp ủ, vòng tay này là cuộc sống sung mãn và
tình thương. Nếu chúng ta nghĩ đến sự phán xét chung trong viễn tượng ấy, thì
mọi sợ hãi và chao đảo sẽ biến đi và nhường chỗ cho sự chờ đợi và niềm vui sâu
xa: đó chính là lúc chúng ta sẽ được coi là sẵn sàng mặc lấy vinh quang của
Chúa Kitô, như một áo cưới, và được dẫn đến bàn tiệc, là hình ảnh sự hiệp thông
trọn vẹn và chung kết với Thiên Chúa.
ĐTC
nói tiếp:
Một lý
do tín thác thứ hai được trao tặng cho chúng ta qua nhận xét theo đó, trong lúc
phán xét, chúng ta sẽ không bị bỏ rơi một mình. Chính Chúa Giêsu, theo Tin Mừng
Mathêu, đã báo trước rằng vào thời sau hết, những người đã theo Chúa, sẽ nhận
chỗ của mình trong vinh quang của Chúa, để cùng Ngài xét xử (Xc Mt 19,28). Rồi
Thánh Phaolô tông đồ, khi viết cho cộng đoàn Corinto, đã quả quyết: “Anh chị em
không biết rằng các thánh sẽ xét xử thế gian sao?” .. Phương chi là những sự
đời này!” (1 Cr 6,2-3). Thật là đẹp khi biết rằng trong tình trạng đau thương
ấy, ngoài Chúa Kitô, là Đấng Bào Chữa, là Trạng Sư của chúng ta nơi Chúa Cha
(Xc 1 Ga 2,1), chúng ta còn có thể trông cậy nơi sự chuyển cầu và sự lòng nhân
từ của bao nhiêu anh chị em lớn hơn, đã đi trước chúng ta trong hành trình đức
tin, đã hiến mạng sống vì chúng ta và tiếp tục yêu thương chúng ta một cách
khôn tả! Các thánh đang sống gần nhan Thiên Chúa, trong ánh quang vinh hiển của
Ngài, các vị đang cầu cho chúng ta là những người đang còn sống trên trái đất
này. Xác tín đó gợi lên nơi chúng ta niềm an ủi dường nào! Giáo Hội thực sự là
một người mẹ, và như một người mẹ, Giáo Hội tìm thiện ích của các con cái, nhất
là những người ở xa xăm hơn và sầu khổ, để họ tìm lại được sự sung mãn trong
thân thể vinh quang của Chúa Kitô với tất cả các chi thể của Giáo Hội. Một gợi
ý sau cùng được Tin Mừng theo Thánh Gioan cống hiến cho chúng ta, trong đó có
khẳng định rõ ràng rằng: “Thiên Chúa đã không sai Con của Ngài đến trần thế để
lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Ngài mà được cứu thoát. Ai tin nơi Ngài
thì không bị kết án, nhưng ai không tin thì đã bị kết án rồi, vì đã không tin
nơi Con duy nhất của Thiên Chúa” (Ga 3,17-18).
Điều
này có nghĩa là sự phán xét chung ấy đang diễn ra, đang bắt đầu bây giờ, qua
dòng cuộc sống của chúng ta. Phán quyết ấy được tuyên bố trong mọi lúc của cuộc
sống, xét xem chúng ta có đón nhận trong đức tin ơn cứu độ đang hiện diện và
hoạt động trong Chúa Kitô hay không, hoặc chúng ta không tin tưởng gì, với hậu
quả là chúng ta com cụm vào mình. Nếu chúng ta khép kín đối với tình thương của
Chúa Giêsu, thì chính chúng ta tự kết án mình. Ơn cứu độ là cởi mở đối với Chúa
Giêsu và chính Ngài cứu vớt chúng ta; nếu chúng ta là người tội lỗi, và tất cả
chúng ta đều là người tội lỗi, chúng ta hãy xin lỗi Chúa và nếu chúng ta đến
cùng Chúa với ước muốn nên tốt lành, thì Chúa tha thứ cho chúng ta. Nhưng để
được như vậy thì chúng ta phải cởi mở đối với tình thương của Chúa Giêsu, tình
thương mạnh hơn mọi sự khác. Tình thương của Chúa Giêsu thật là lớn lao, tình
thương của Ngài là lòng từ bi, tha thứ. Nhưng ta phải cởi mở đón nhận, và cởi
mở có nghĩa là thống hối, là xưng thú những gì không tốt mà chúng ta đã làm.
Chúa Giêsu đã và tiếp tục hiến thân cho chúng ta, để cho chúng ta được tràn đầy
lòng từ bi và ơn thánh của Chúa Cha. Vì thế có thể nói chính chúng ta có thể
trở thành người phán xét chính mình, tự kết án mình loại mình ra khỏi tình hiệp
thông với Thiên Chúa và với anh chị em, với sự cô độc sâu đậm và buồn thảm từ
đó mà ra. Vì vậy, chúng ta đừng mệt mỏi canh chừng tư tưởng và thái độ của
chúng ta, để nếm hưởng trước ngay từ bây giờ sự nồng ấm và ánh quang rạng ngời
của tôn nhan Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta sẽ chiêm ngưỡng với tất cả sự sung
mãn trong đời sống đời đời.
Chào
thăm và nhắn nhủ
Sau
bài giáo lý bằng tiếng Ý, các LM tại Tòa Thánh lần lượt tóm tắt bài này bằng
cách thứ tiếng khác nhau bằng các ngôn ngữ chính và cả những lời chào và nhắn
nhủ của ĐTC. Ngài mời gọi họ, trong mùa vọng này, hãy chuẩn bị tâm hồn để vui
mừng đón nhận Chúa Cứu Thế đến trong đời sống bản thân và gia đình chúng ta.
Với
các tín hữu nói tiếng Ý, hiện diện đông đảo tại Quảng trường, ĐTC đặc biệt nhắc
đến các phái đoàn cho các GM giáo phận liên hệ hướng dẫn. Ngài cũng chào thăm
các binh sĩ đến từ Penne và Lamezia Terme, nam Italia, các linh cứu hỏa từ
Sứ điệp của ĐTC nhân lễ Đức Mẹ Guadalupe
Trong
phần chào thăm các tín hữu, ĐTC cũng gửi sứ điệp nhân lễ Đức Mẹ Guadalupe bổn
mạng Mỹ Châu, qua đó ngài mời gọi các tín hữu thuộc đại lục này hãy noi gương
Mẹ Maria mở rộng vòng tay đón nhận mọi người, nhất là những người di dân, người
nghèo khổ và ở ngoài lề xã hội. ĐTC nói:
“Ngày
mai (12-12) là Lễ Đức Mẹ Guadalupe, Bổn Mạng của toàn thể Mỹ Châu. Nhân dịp
này, tôi muốn chào thăm tất cả các anh chị em thuộc đại lục này và tôi nghĩ đến
Đức Mẹ ở đồi Tepeyac.
“Khi
hiện ra với thánh Juan Diego, khuôn mặt của Mẹ là khuôn mặt của một phụ nữ lai
và áo của Mẹ đầy những dấu hiệu của nền văn hóa thổ dân. Giống như Chúa Giêsu,
Mẹ Maria gần gũi các con của Mẹ, như một người mẹ yêu thương tháp tùng hành
trình của con, chia sẻ vui mừng và hy vọng, đau khổ và lo âu của những người
của Thiên Chúa, được kêu gọi trở nên thành phần của mọi dân tộc trên trái đất. “Sự
xuất hiện của ảnh Đức Mẹ in trên áo khoác của thánh Juan Diego là một dấu hiệu
ngôn sứ nói lên vòng tay của Mẹ Maria, vòng tay ôm lấy mọi người dân của các
lãnh thổ Mỹ châu rộng lớn, những người đã và sẽ sống tại đó.
“Vòng
tay của Mẹ Maria chỉ cho thấy con đường luôn là đặc tính của toàn Mỹ châu: đó
là phần đất nơi các dân tộc khác nhau có thể chung sống, một phần đất có khả
năng tôn trọng sự sống con người trong mọi giai đoạn, từ lúc mới sinh ra cho
đến tuổi già, có khả năng đón nhận những người di dân cũng như những người
nghèo và người ở ngoài lề xã hội trong mọi thời đại. Đó là một phần đất quảng
đại”. “Đó chính là sứ điệp của Đức Mẹ Guadalupe, và cũng là sứ điệp của tôi, sứ
điệp của Giáo Hội. Tôi nhắn nhủ tất cả mọi người dân ở Mỹ châu hãy mở rộng vòng
tay như Đức Trinh Nữ Maria, với tình yêu thương và dịu dàng.
“Anh
chị em toàn Mỹ Châu thân mến, tôi cầu nguyện cho anh chị em, và cũng xin anh
chị em cầu nguyện cho tôi. Ước gì niềm vui Phúc Âm luôn ở trong tâm hồn anh chị
em. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Mẹ gìn giữ anh chị em”.
G.
Trần Đức Anh OP