ĐGH Phanxicô tuyên thánh cho Chân phước Peter Faber, một
người bạn của thánh Inhaxiô Loyola
(dongten.net)
Thánh Phanxicô Xaviê – Thánh Inhaxiô – Thánh Peter Faber
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành sắc lệnh tuyên thánh cho một trong những tu sĩ Dòng Tên mà ngài mến mộ, đó là Chân phước Peter Faber, bạn đường đầu tiên của thánh Inhaxiô và cũng là người đồng sáng lập Dòng Tên.
Vatican đã công bố hôm 17 tháng 12 vừa qua rằng Đức Giáo Hoàng đã chính thức công nhận Chân phước Peter Faber, linh mục Dòng Tên
thuộc thế kỷ 16, người đồng sáng lập Dòng Tên với thánh Inhaxiô và thánh Phanxicô Xaviê được “ghi vào sổ bộ các thánh” của Giáo Hội.
Đây là một sắc lệnh đặc biệt, theo đó Đức Giáo Hoàng có quyền thêm tên của vị thánh mới vào trong lịch cử hành phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ mà không cần phải xác minh một phép lạ do vị này chuyển cầu cũng như không cần phải tổ chức lễ tuyên thánh chính thức. Tiến trình tuyên thánh được áp dụng cho Chân Phước Phêrô Faber này được gọi là “tuyên thánh tương đương – equivalent canonization”
và chỉ được áp dụng cho những vị có tầm quan trọng đặc biệt trong Giáo Hội, những vị có danh thơm thánh thiện và được tôn kính rộng rãi qua nhiều thế kỷ. Việc thực hành này đã được thực hiện như một quy luật trong Giáo hội, dù không thường xuyên. “Tuyên thánh tương đương” đã được áp dụng gần đây nhất cho trường hợp của thánh Angela Foligno và thánh Hildegard Bingen.
Trước tin vui Chân phước Peter Faber được tuyên thánh, một tuyên bố từ trụ sở trung ương của Dòng Tên tại Rôma cho hay việc tuyên thánh này mang một ý nghĩa đặc biệt vì thánh Peter Faber “là một khuôn mẫu về linh đạo và về đời sống tư tế của đấng kế vị Thánh Phêrô hiện nay và đồng thời ngài cũng là một trong những điểm quy chiếu quan trọng nhất để hiểu được cách quản trị của Đức Thánh Cha Phanxicô”.
Chân phước Phêrô Favre sinh ngày 13 tháng 4 năm 1506 tại làng Villaret, vùng Savoie nước Pháp.
Ngài là bạn đồng môn với thánh Inhaxiô và thánh Phanxicô Xaviê tại Trường thánh Barbara và Đại học
Cha Marc Lindeijer,
Dòng Tên, phó cáo thỉnh viên tuyên thánh cho biết rằng “ ít ngày sau khi được bầu làm đấng kế vị thánh Phêrô” vào Tháng
Ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề nghị bắt đầu tiến trình xin tuyên thánh cho thánh Faber. Mặc dù theo Giáo luật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể ký sắc lệnh tuyên thánh ngay lập tức, nhưng cha Lindeijer nói rằng Đức Giáo Hoàng đã đề nghị án tuyên thánh “cần phải được nghiên cứu và đánh giá cẩn thận”.
Thánh Peter Faber dâng Thánh lễ tuyên khấn cho Thánh Inhaxiô
và các bạn
Đối với các tu sĩ Dòng Tên hôm nay,
cha Lindeijer nói rằng, việc tuyên thánh này sẽ là bước tiến trong việc nhìn nhận Dòng Tên đã được thành lập bởi một nhóm bạn đồng chí hướng chứ không phải chỉ mình thánh Inhaxiô.
Khi được linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro, chủ bút của tạp chí La Civilta Cattolica trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 9 hỏi về những tu sĩ Dòng Tên mà Đức Thánh Cha mến mộ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về Chân phước Peter Faber và bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với vị Chân phước này: “Ngài đối thoại với mọi người, cả những người xa xôi nhất và cả những thù địch của mình; lòng đạo đức đơn sơ của ngài, có lẽ hơi chút ngây thơ, sự ứng trực của ngài, khả năng nhận định nội tâm đầy cẩn trọng, và ngài thực là một con người có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng và mạnh mẽ nhưng đồng thời có khả năng hiền hậu, hiền hậu đến thế”.
CUỘC ĐỜI THÁNH PETER FABER
(Theo sách Một hướng đi, trang 165-169)
Thánh Peter Faber sinh ngày 13 tháng 4 năm 1506 tại làng Villaret, vùng Savoie nước Pháp. Ngài qua đời ngày
01.08.1546 – tại Roma.
Với vóc dáng cân đối, gương mặt thật thà, mái tóc hoe, Peter Faber có sẵn “một vẻ dễ mến, duyên dáng đáng yêu, một tia sáng thiêng liêng làm anh có thế giá với sáu Bạn Đường. I-nhã hiểu điều ấy, người tôn kính trân trọng”. Anh là mối dây liên kết giữa các bạn trong nhóm.
Tình cờ do bổ sung, Peter Faber ở chung phòng với I-nhã và được chỉ định làm người giúp I-nhã ôn bài, tình bạn thật bất ngờ và thâm sâu. Không còn mấy trở ngại phân cách giữa họ. Từ năm 12 tuổi, Peter Faber đã dâng mình cho
Chúa. Anh có một lòng đạo đơn sơ, nhưng lại có một đời sống thiêng liêng sâu sắc phẩm chất cao không phải ngay từ đầu anh đã muốn gia nhập hàng giáo sĩ. Anh chưa biết rồi đây mình sẽ là bác sĩ hay luật sư, lập gia đình hay ở độc thân, học thần học hay vào một đan viện. Anh nghĩ về tất cả điều ấy cùng một lúc. I-nhã đã đến kịp thời, và chẳng bao lâu người giải phóng Peter Faber khỏi cơn bối rối, khuyên anh xưng tội hàng tuần, chỉ cho anh cách xét mình hàng
ngày, rồi cùng đi nhà thờ với nhau. Bốn năm trôi qua, I-nhã quyết định cho anh tập Linh Thao, Peter Faber đã tập Linh Thao
với lòng nhiệt thành cao độ, sáu ngày tròn không ăn không uống, không đốt tí lửa sưởi ấm dù là đang giữa mùa đông, đi suy ngắm ngoài sân
đang phủ đầy tuyết, lúc ấy người ta đi qua sông Seine bằng xe nhỏ vì nó đã đóng băng. Chính I-nhã đã bối rối kể lại những chuyện đáng phục này.
Những gì anh quyết định cho cả cuộc đời qua những nẻo đường Linh Thao đã giúp anh am tường sâu sát
về Linh Thao, đến nỗi theo lời I-nhã, anh là người giải thích Linh Thao tuyệt vời nhất. Chính nhờ Linh Thao mà anh góp phần vào việc cải cách giữa lòng Giáo Hội bằng vô số những cuộc canh tân cá nhân. Như I-nhã, anh
biết định liều lượng phương pháp cho từng người. Chính nhờ đó mà anh đã thu phục trước hết là Jay, Codure và Broet, kế đến là Phêrô Canisio và Phanxicô Borgia.
Nơi anh, những đức tính nhân bản và kinh nghiệm thiêng liêng được hòa hợp cách quân bình hoàn hảo. Như một trong những Bạn đường đầu tiên của anh đã viết: “Peter Faber nối kết tình bạn thật là hay và gây ảnh hưởng trên tâm tình họ một cách thật ý tứ, đến nỗi, nhờ cách sống và lời nói dịu dàng đáng yêu, anh hăng say
lôi cuốn đến với Thiên Chúa tất cả những người mà anh tiếp xúc”. Linh Thao sẽ tiếp tục phần còn lại.
Peter Faber đúng là gương mặt thứ hai của Dòng. Không phải vô lý khi một vài người đã nghĩ rằng khi I-nhã phác họa trong Hiến Chương những đức tính mà vị Tổng Quản phải có, người đã tưởng nhớ đến Peter Faber.
Khi các Bạn đường và Faber ở lại Rôma, đức Phaolô III trao cho anh trọng trách dạy Kinh Thánh ở Đại học Sapience. Sau đó một năm rưỡi, Ngài cử anh đi sứ vụ ở
Từ nay, Peter Faber phải chịu “sâu xé liên tục” – như chính anh viết – giữa Tây Ban Nha và nước Đức, nước này đang gặp hiểm nguy về đức tin, tiếng kêu cầu vọng đến anh, Đức Thánh Cha và I-nhã đã cử anh đến đó. Faber cứ khởi hành từ đầu này đến đầu kia. Tháng 10 năm 1540, anh có mặt trong cuộc trao đổi ở Worrm và nghị hội ở Ratisoonne. Vượt qua Thụy sĩ và Pháp, anh đến Tây Ban Nha, rồi một lần nữa sang Đức. Anh là “người hành hương không bao giờ đến đích, nhưng cũng không bao giờ dừng lại”, con đường là khung cảnh sống của anh, là căn phòng lưu động của anh: Cologne, Anvers, Louvain, và sau một thời gian về lại Cologne, Evora, Coimbre, từ đó anh lên đường sang Tây Ban Nha, Valladolid,
Madrid, Toledo. Khi được gọi về dự công đồng Trentô, anh trở về Rôma, nhưng đã qua đời tại đó vì kiệt sức, ngày 1/8/1546, sau 10 năm trời sống một cách không thể tưởng tượng nổi trên những nẻo đường ngược xuôi giữa Tây Ban Nha và Đức.
Nhưng nét đặc trưng của Peter Faber thì lại nằm ở chỗ khác, ta nhận ra nhờ Nhật ký thiêng liêng của anh, nơi đó anh nói về chính mình. Như Michel de Certeau nói, bản đồ hành trình của anh được nhân đôi một cách bí nhiệm bằng một bản đồ khác. Bản đồ của những vị trung gian cầu khẩn, và hành trình sứ vụ của anh như được cắm mốc bằng những Thiên Thần, những vị Thánh địa phương, những vị Thánh của tất cả các nước, cả những vị Thánh của “các hòn đảo chưa được khám phá”, bởi anh vốn có và ước ao cho người khác cũng có “một tinh thần phổ quát” để tham gia hơn nữa vào cuộc chiến vĩ đại giữa trời và đất, anh kết hiệp trong cùng một lời cầu nguyện tất cả các phe phái Âu Châu đang bị phân hóa.
Khi anh bàn về Đức Thánh Cha, về các hoàng đế nước Pháp và Tây Ban Nha, về Sultan, Luther và Calvin, thì “trên môi anh xuất hiện những lời hòa bình và bác ái, bất cứ nơi nào anh đi qua, những lời ấy đều gây nên lời xác tín rằng có thể sẽ có hòa giải, và làm nảy sinh niềm hy vọng cứu độ trong lòng từng người đang lắng nghe anh”.
Anh viết: “Hồn tôi ơi, bạn hãy nhớ rằng, cả khi đi trên đường, khi nhìn xem những địa sở, hay khi lắng nghe người khác, bạn hãy tập nài nỉ Chúa ban ơn để vị Tổng Lãnh Thiên Thần nơi đó hỗ trợ chúng ta, tương tự đối với hết thảy các thiên thần hộ thủ của tất cả dân cư. . .Tôi đã nhờ các vị Thánh trách nhiệm những vùng này ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, chuyển lời nài xin của tôi. Ở Savoi, tôi có lòng sùng kính và tôi phải giữ lấy, đối với Thánh Brunô, vị sáng lập Dòng Chartreuse, đối với Thánh Arnaud đang an nghỉ ở Nartua, tôi cũng sùng kính thầy Gioan ở Tây Ban Nha, thầy Gioan Bourgeois và thầy dạy của tôi là Phêrô Veilliard, mặc dù các vị này chưa được phong thánh, tôi cũng sùng kính một đã được phong thánh là thánh Claudio”.
Dù không ngừng hoạt động và liên kết chặt chẽ với các bạn đường dưới thế, bầu khí thiêng liêng này, con đường thường nhật đồng hành với trời này đã cho Peter Faber tỏ lộ khả năng riêng của anh. Đối với Peter Faber cũng như đối với những vị Thánh đã hoàn tất cuộc hành trình của mình trong Dòng, Peter Faber
đã tìm lại được chân tướng của mình, và cũng với chân tướng ấy là sự tự do tối thượng.
Chỉnh Trần, S.J.