Trùng tu Vương cung thánh đường Giáng Sinh ở Bethlehem
vi.radiovaticana.va2013-12-23
17:16:25 –
Năm nay, khi đến thánh
đường này, tín hữu hành hương và du khách sẽ thấy nhà thờ này có gì khác lạ:
với những dàn ráo được bố trí để tu bổ lại mái và các cửa kính mầu. Đây là công
trình tu bổ đầu tiên từ 200 năm nay được thực hiện cho nhà thờ quan trọng này,
để đối phó với những vấn đề cấp thiết nhất và đã được khởi sự từ tháng 9 năm
2013. Vương cung thánh đường Giáng Sinh đã có từ 1.700 năm nay, được xây tại
chính nơi Chúa Giêsu sinh ra. Mỗi năm có tới 2 triệu rưỡi tín hữu hành hương
đến kính viếng thánh đường này.
Ngày 29 tháng 6 năm
2012, Đền thờ Chúa Giáng sinh đã được tổ chức Unesco của LHQ ghi vào danh sách
gia sản của thế giới. Quyết định của Unesco bị
Trước đó, vào năm 2008,
một tổ chức tên là “World Monuments Fund” (Quỹ các đền đài thế giới), chuyên
bảo tồn các di tích lịch sử, đã ghi thánh đường Chúa Giáng Sinh vào danh sách
100 đền đài của thế giới bị nguy cơ hư hỏng, và một tổ hợp các chuyên gia người
Ý đã duyệt xét thánh đường để thiết lập danh sách những sửa chữa cấp thiết
nhất.
Ông Ziad al-Bandak
Said, Cố vấn của tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, về Kitô giáo vụ, cho biết “chính
quyền địa phương tài trợ phần lớn công việc tu bổ, với 1 triệu mỹ kim, trong
khi 800 ngàn mỹ kim khác đến từ các tư nhân. 3 triệu mỹ kim khác đến từ các
nước Âu châu như Pháp, Vatican, Hungari, Nga và Hy Lạp. Hiệp định về việc tu bổ
đã được ký kết giữa đại diện của 3 Giáo Hội Kitô coi sóc thánh đường. Đại diện
cho Công Giáo là Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh
Địa. Hiện diện trong buổi ký kết cũng có thủ tướng Rami Hamdallah của
Palestine, Đức TGM Giuseppe Lazzarotto, Khâm sứ Tòa Thánh tại Jerusalem, và Đức
Cha William Shomali, GM Phụ tá của Đức Thượng Phụ Fouad Twal, cùng một số quan
chức đạo đời khác.
Ngoài những khó khăn
trong việc bảo trì thánh đường này, việc tu bổ còn phải để ý đến những quan hệ
tế nhị giữa 3 hệ phái Kitô có nơi thờ phượng riêng trong nhà thờ, đó là Giáo
Hội Công Giáo la tinh, Giáo Hội Chính Thống Hy lạp, và Giáo Hội Arméni Tông
truyền. 3 Giáo Hội quản lý thánh đường Giáng Sinh theo một qui luật có từ thế
kỷ 19 quen gọi là “Status Quo” về việc sở hữu và sử dụng thánh đường.
Giai đoạn thứ nhất
trong công trình tu bổ kéo dài 1 năm và được ủy thác cho công ty của gia tộc
Piacenti ở thành phố Prato, trung Italia, chuyên tu bổ các di tích đền đài lịch
sử. Trước tiên, hãng này sửa chữa hàng trăm xà gỗ của mái nhà thờ, từng xà một.
Ông Giammarco Piacenti đương kim chủ tịch công ty này cho biết: “Mái Đền thờ Giáng
Sinh đã được các thợ mộc người Venezia, thuộc miền đông bắc Italia, tu bổ tốt
đẹp hồi năm 1478, tức là cách đây đã 535 năm. Dự án tu bổ của chúng tôi tìm
cách duy trì đại đa số những phần nguyên thủy, bao nhiêu có thể, và chúng tôi
chỉ thay thế những xà không còn sử dụng được nữa”.
Ngoài mái và các cửa sổ
của Thánh Đường, trong tương lai các phần khác cũng cần được sửa chữa như mặt
tiền nhà thờ, quét vôi ở bên trong nhà thờ, tu bổ các tranh khảm trên tường,
sơn sửa và tu bổ các công trình khác bằng gỗ. Nếu có đủ tài chánh thì chương
trình trùng tu sẽ kết thúc trong 5 năm. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng việc
tu bổ hiện nay không bao gồm các nơi được các tín hữu hành hương chiếu cố nhiều
nhất, đó là Hang đá Giáng Sinh, theo tương truyền chính tại nơi đó, Chúa Giêsu
đã sinh ra.
Giám đốc công trình tu
bổ tại chỗ là Ông Marcello Piacenti, 53 tuổi. Trong cuộc phỏng vấn dành cho
hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ truyền đi ngày 11-12-2013, ông nói: “Giúp sửa lại mái
Nhà Thờ Giáng Sinh giống như chạm đến phần khởi đầu của lịch sử Kitô giáo. Tôi
không phải là một người sùng đạo, nhưng thi hành công việc tu bổ tại thánh
đường này làm cho tôi rất cảm động. Tôi đã từng trùng tu nhiều nhà thờ cổ kính
trên thế giới, nhưng khi tôi đến đây, tôi biết mình đang đi tới trung tâm của
mọi sự”.
Ông Marcello Piacenti
cho biết trước khi bắt đầu công trình này đã trải qua 5 năm kế hoạch hóa và
nghiên cứu.
Còn kỹ sư Imand Nasser,
đại diện kỹ thuật thuộc Ủy ban quốc gia Palestine đặc trách trùng tu Nhà Thờ
Giáng sinh, cho biết việc tu bổ mái nhà thờ bằng chì và các xà bằng gỗ cũng như
38 cửa sổ mầu của thánh đường này là giai đoạn đầu của một công trình to lớn.
Cách đây 2 năm, phí tổn ước lượng là 15 triệu mỹ kim, không kể những phí tổn
điều hành việc xây cất. Việc tu bổ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, khi kiếm
được tiền. Ưu tiên dành cho việc sửa mái. Giai đoạn đầu tiên này còn thiếu 2
triệu 700 ngàn mỹ kim.
Tuy các vị hữu trách về
công trình tu bổ tránh gây phiền toái cho các du khách, các tín hữu hành hương
và chính nhà thờ, nhưng những ai viếng thăm thánh đường Chúa Giáng Sinh vào dịp
này vẫn thấy các dàn ráo bằng kim loại trong và ngoài nhà thờ, và các gỗ bọc
quanh các cột bằng cẩm thạch ở bên trong thánh đường.
Công ty Piacenti đã chở
các dàn ráo bằng kim loại từ Italia đến đây cho công việc sửa chữa. Làm việc
trong giai đoạn này có 10 người Ý và 5 công nhân người
Ông Piacenti cho biết
các cửa sổ hiện nay của Đền thờ Giáng Sinh được làm bằng máy và không phải bằng
vật liệu tốt. Một số gỗ đã bị mục. Sau khi thợ sửa chữa các xà bằng gỗ có từ
thế kỷ 15, một mái mới bằng chì sẽ thay thế mái chì hiện thời vì nhiều chỗ đã
bị hư hại, khiến cho nước mưa đổ xuống, làm hư hại các xà gỗ, cũng như tạo nên
những vũng nước ở nền nhà thờ, đe dọa nền cổ kính của thánh đường.
Một trong những điều
quan trọng mà các thợ chuyên môn phải để ý là làm sao bảo vệ 5 tranh khảm có từ
thời đạo binh thánh giá ở trên tường gần mái nhà thờ, che các bức tranh này
bằng loại vải bông đặc biệt để tránh các mảnh của bức tranh này khỏi bị rơi
hoặc bị hư hại vì công việc sửa chữa các xà nhà và mái. Tuy các thợ cũng sẽ sửa
chữa phần nào các miếng nhỏ của các tranh khảm này, nhưng việc tu bổ toàn bộ
các bức tranh sẽ được thực hiện trong các giai đoạn sau này.
Trong cuộc phỏng vấn,
Ông Piacenti cho biết trước khi đến đây, ông đã được báo trước về quan hệ căng
thẳng giữa các đan sĩ người Arméni, Chính Thống Hy Lạp và Phanxicô tại thánh
đường này về vấn đề chủ quyền đền thờ, tuy nhiên, ông ngạc nhiên về những quan
hệ thân tình mà ông chứng kiến giữa các đan sĩ thuộc các hệ phái Kitô với nhau.
Ông nói: “Đối với tôi, không có vấn đề gì với các đan sĩ, họ rất hiếu kỳ về
công việc chúng tôi đang làm và họ xin tôi giải thích. Họ rất hài lòng về công
việc”.
Hầu hết công việc tu bổ
được thực hiện vào ban chiều và ban đêm, để tránh làm xáo trộn nhịp sinh hoạt
của thánh đường, và các công nhân cũng được biết thêm về cuộc sống ban đêm ở
thánh đường. Chẳng hạn “Các đan sĩ Chính Thông đến thắp đèn cho thánh lễ, các
tu sĩ Phanxicô tu tập để chuẩn bị dầu thánh. Ít có người có thể chứng kiến
những hoạt động đó, vì cuộc sống ban đêm của thánh đường vẫn tiếp tục, dù là 3,
4, hay 5 giờ sáng”. (CNS 11-12-2013)
G. Trần Đức Anh OP