Phá Vỡ Thói Quen Đi Lễ Ảo
Một số người hạn chế, đeo khẩu
trang, tham dự Thánh lễ Chúa nhật ngày 3 tháng 5 tại nhà thờ Công giáo Thánh
Remigius ở Bonn, Đức, lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng coronavirus mới bắt
đầu. Chính quyền tiểu bang và địa phương trên toàn quốc đang nới lỏng các
biện pháp phong tỏa được áp đặt vào tháng 3 để giúp ngăn chặn sự lây lan của
virus. (Ảnh của Andreas Rentz / Getty Images)
Khi
các cánh cửa nhà thờ được mở trở lại để cử hành các Thánh lễ cộng đoàn, mọi người
sẽ quay trở lại các hàng ghế chứ?
Nhiều
năm trước, trước khi chúng tôi có con, và rất lâu trước khi chúng tôi theo đạo
Thiên chúa, và vì những lý do tôi không nhớ, vợ tôi, Dottie, và tôi đã bỏ qua
nhà thờ. Vào tối thứ bảy, chỉ đơn giản là chúng tôi quyết định không
đi. Thay vào đó chúng tôi ngủ. Cuối cùng khi chúng tôi thức dậy, cô ấy nướng
bánh xốp trong khi tôi pha cà phê. Lúc đó tờ báo thì ở cửa trước và chúng
tôi ngồi trên sàn nhà trong căn phòng gia đình, đọc báo, uống cà phê, ăn bánh xốp
mới nướng và nghe nhạc The “Sounds of Sinatra” trên đài phát thanh.
Sau
đó, chúng tôi tắm rửa, mặc quần áo và nhảy lên xe để gặp bố mẹ tôi (đã đi đến
nhà thờ) để ăn trưa. Sau một bữa ăn nhẹ nhàn nhã, chúng tôi dừng lại ở
trung tâm thương mại và đến 3:00 chúng tôi về nhà. “Đây là lý do tại sao mọi
người không đến nhà thờ”, tôi nhớ mình có nói, “đó không phải là họ không tin
hay họ không thích nhà thờ. Nhưng đó là một ngày chủ nhật miễn đi nhà thờ,
một ngày chủ nhật rất thư giãn và thuận tiện cho việc nghỉ ngơi”.
Nhiều
năm sau, tôi làm mục sư ở một nhà thờ Trưởng lão ở Khu vực Vịnh San
Francisco. Đây là một trong những nơi ít nhà thờ nhất ở Mỹ. Tại
sao? Nhà máy rượu vang, trung tâm thương mại, nhà hàng tuyệt vời, thời tiết
đẹp, những bãi biển gần Santa Cruz, lướt ván buồm và chèo thuyền trên vịnh, đi
bộ trên những con đường mòn trên núi ven biển, trượt tuyết trên dãy núi Sierras
- Ồ, đội bóng bầu dục San Francisco 49ers đang thi đấu, “Mục sư, nếu 49ers đang
thi đấu ở Bờ Đông, đừng mong tôi đến nhà thờ. Tại sao có ai đó lại lãng
phí buổi sáng chủ nhật bằng cách đi đến nhà thờ nhỉ?”
Tôi
nghĩ về chủ nhật tuần trước. Chúng tôi vô tình ngủ quên và ngồi phịch xuống
trước máy tính xách tay của vợ tôi trong bộ đồ ngủ và áo choàng tắm để xem
Thánh lễ từ Nhà thờ chánh tòa Thánh Lu-i ở St. Louis, bang Misouri. Nhà thờ
rất đẹp, Thánh lễ thanh nhã và trang nghiêm, và Đức ông Henry Breier là một nhà
giảng thuyết hay. Không có ai rước lễ, cho nên từ Ca nhập lễ đến kinh Lạy
Nữ vương Thiên đàng, thánh lễ kéo dài khoảng 45 phút.
Chúng
tôi thay quần áo và đi dạo bộ ở Hẻm núi Sinks gần đó tầm 11 giờ sáng một ngày
tươi sáng ở bang Wyoming. Có thể nói rằng Thánh lễ ảo từ một múi giờ ở
phía đông nhà chúng tôi là khởi đầu cho một Chủ nhật rất thư giãn và thú vị.
Đã
là một thời gian dài kể từ khi hầu hết chúng ta lần cuối đến nhà thờ. Tin
tốt là cơn hạn hán bí tích sẽ sớm kết thúc. Tin xấu là các nghiên cứu chỉ
ra rằng trong khi phải mất từ 18 đến 254 ngày để hình thành thói
quen mới, thì “trung bình phải mất 66 ngày để một hành vi mới trở thành
thói quen”.
Chúng
tôi đã dành những ngày chủ nhật ở nhà và bỏ qua các ngày lễ trong tuần để đi một
nơi nào đó trong khu phố 66 ngày. Trong vài tuần tới, khi các cánh cửa được
mở trở lại, liệu chúng ta có trở lại trong các hàng ghế nhà thờ không?
Hy
vọng lớn là sự sợ hãi COVID-19 làm cho nhiều người hay tiện thể công này việc nọ
mà quên cả nhà thờ sẽ nhớ rằng cuộc sống thì mong manh và điều này sẽ làm tăng đức
tin và tăng tham gia hoạt động tôn giáo. Nhưng tôi phải tự hỏi liệu thay
vào đó chúng ta đã hình thành một thói quen xấu chưa.
Rốt
cuộc, với TV hay internet, chúng ta vẫn “đang đi” nhà thờ. Nhiều người (không kể
bản thân tôi) đã phát hiện ra các bài giảng tốt hơn nhiều so với những gì họ nhận
được trong các giáo xứ quê nhà của họ. Và chúng ta đã rước Chúa Kitô cách
thiêng liêng và có lẽ kết hợp với Thân mình Chúa Kitô mà không có nguy cơ đá phải
chân những người ngồi cùng ghế và những đứa con thò lò mũi xanh của họ.
Tại
sao không đồng ý với thói quen mới và an toàn này?
Câu
trả lời ngắn gọn là, không giống như nhiều người cùng thời, chúng ta không phải
là người Ngộ đạo. Thực ra bạn không phải là một linh hồn mà, tại thời điểm này,
tình cờ nhập vào và sống trong một thể xác và rồi một ngày nào đó lại thoát ra khỏi
cái xác ấy. Con người thật của bạn là thể xác và linh hồn - vật chất và tinh thần
- gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Phải, khi chết thì chúng tách
ra, nhưng như Chúa Giêsu đã nói, “Các ông chớ ngạc nhiên về điều này, vì giờ đã
đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con và sẽ ra khỏi đó: ai đã
làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại
để bị kết án”. (Gioan 5:28 -29). Thân xác bạn sẽ chỗi dậy trở lại mãi mãi.
Tham
gia cách thiêng liêng thánh lễ ảo thì không giống như tham dự thánh lễ cách thể
lý. Hiệp thông thiêng liêng với Chúa Kitô, điều này tốt và hợp lệ, không phải
là hiệp thông bí tích với Chúa Kitô. Bởi vì chúng ta là hữu thể có thân xác, cho
nên việc quây quần bên nhau, ca hát, ngửi mùi hương trầm, nghe bài giảng trực
tiếp, đứng, ngồi, quỳ, và nếm bánh và rượu làm cho tất cả trở nên khác biệt.
Tác
giả thư Do Thái nói, “Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy
người kia sống yêu thương và làm những việc tốt. Chúng ta đừng bỏ các buổi
hội họp, như vài người quen làm; trái lại, phải khuyến khích nhau, nhất là khi
anh em thấy Ngày Chúa đến đã gần”. (Do thái 10: 24-25).
Hãy
xem xét hai cách áp dụng những lời này:
(1)
Một khi các nhà thờ mở cửa, hãy đến đó - bất kể thói quen dự lễ ảo đã trở nên thuận
tiện như thế nào.
(2)
Nhìn xung quanh. Ai vắng mặt? Hãy có sự mạnh bạo của Chúa để khuyến khích họ,
trong yêu thương, làm những việc tốt và đi dự lễ thật sự.
(*) James Tonkowich viết từ Lander,
Wyoming. Ông là giám đốc đào tạo từ xa tại Cao đẳng Công giáo bang Wyoming.
Nguồn: https://www.ncregister.com/blog/guest-blogger/breaking-the-virtual-church-habit
Phêrô Phạm Văn Trung, dịch