Dù Được Dự Kiến Có Những
Thiếu Hụt Lớn, Vatican Nói Rằng Tòa Thánh Không Có Nguy Cơ Vỡ Nợ
Cha Juan Antonio Guerrero
Alves. Văn phòng Truyền thông Dòng Tên.
Bài: Hannah Brockhaus và JD Flynn
Thành
phố Vatican, ngày 13 tháng 5 năm 2020 / 02:30 chiều MT ( CNA ) .- Người đứng đầu
văn phòng tài chính mới của Tòa Thánh cho biết hôm thứ Tư, Vatican không có
nguy cơ vỡ nợ tài chính, ngay cả khi các báo cáo trên truyền thông Ý chỉ ra những
dự báo thâm hụt nghiêm trọng của Tòa Thánh.
Nói
chuyện với Truyền thông Vatican ngày 13 tháng 5, Cha Juan Antonio Guerrero
Alves Dòng Tên cho biết Tòa Thánh chắc chắn sẽ thấy thâm hụt của mình tăng lên
do đại dịch coronavirus, nhưng không có nguy cơ vỡ nợ.
“Điều
đó không có nghĩa là chúng tôi không xác định cuộc khủng hoảng này là gì. Chúng
tôi chắc chắn phải đối mặt với những năm khó khăn”, vị linh mục nói.
Trên
thực tế, Vatican đã phải đối mặt với những dự báo tài chính khó khăn trước đại
dịch coronavirus. Năm 2018, Tòa Thánh đã thâm hụt 70 triệu euro trong ngân
sách 300 triệu euro.
Một
phần của thâm hụt ngân sách năm 2018 có liên quan đến việc xóa nợ một khoản vay
gây tranh cãi liên quan đến một bệnh viện Ý bị phá sản. Nhưng ngay cả
ngoài chi phí đó, thâm hụt của Vatican đã gióng lên hồi chuông cảnh báo giữa
các nhà lãnh đạo của giáo triều và các hồng y cố vấn của giáo hoàng trước khi đại
dịch bắt đầu một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trước
đại dịch coronavirus, sổ cái chỉ ra rằng thu nhập và chi phí vẫn “không thay đổi”
từ năm 2016 đến 2020, Guerroro cho biết, với chi phí vượt xa thu nhập bình quân
khoảng 60 đến 70 triệu euro mỗi năm, vị linh mục nói.
Đối
với Tòa Thánh, cuộc khủng hoảng coronavirus có nghĩa là mất doanh thu cho Bảo
tàng Vatican, một nguồn thu nhập chính cho công việc điều hành Giáo hội, cùng với
sự sụp đổ thị trường đầu tư, thu nhập không chắc chắn từ đầu tư bất động sản và
đóng góp cho Giáo hội bị giảm dần trên thế giới.
Vào
ngày 10 tháng 5, tờ báo Il Messaggero của Ý đã tường thuật về một báo cáo
nội bộ của Vatican rằng các dự án giảm thu nhập ít nhất 30%, và có thể lên tới
80%, trong năm tài chính tiếp theo. Những dự báo đó cho thấy thâm hụt ngân
sách hàng năm của Tòa Thánh gia tăng đáng kể.
Phản
ứng với tình hình, Guerrero đưa ra những con số khác nhau. Vị linh mục nói
về những dự đoán nội bộ rằng, người lạc quan nhất tính toán giảm doanh thu khoảng
25%; bi quan nhất, khoảng 45%.
Vị
linh mục không giải thích sự khác biệt giữa các con số của ngài và những người
trong báo cáo nội bộ, nhưng ngài nói với Vatican News, “điều tốt nhất chúng tôi
có thể làm là siêng năng và minh bạch. Chúng tôi sẽ phụ thuộc vào số tiền
chúng tôi hy vọng có được”.
“Chúng
tôi sẽ xây dựng một ngân sách cơ bản bằng không cho năm 2021, bắt đầu bằng những
điều cốt yếu cho sứ vụ”, ngài nói thêm.
Guerrero
nhấn mạnh rằng Tòa Thánh “không phải là một doanh nghiệp”, và “mục tiêu của Tòa
Thánh không phải là để kiếm lợi”, mà là tập trung vào nhiệm vụ.
Theo
Guerrero, ngân sách hoạt động của Tòa Thánh “ít hơn so với trường đại học trung
bình của Mỹ”.
Ngài
cũng nói rằng thâm hụt ngân sách đang diễn ra “không có gì liên quan đến” “hành
chính kém cỏi”, hay một “bộ máy quan liêu bất động”. Vị linh mục nói thêm
rằng sự quyên góp Đồng tiền Thánh Phêrô[1]
không được sử dụng để lấp khoảng trống thâm hụt, mà thay vào đó là một khoản
quyên góp nhằm tài trợ cho sứ mệnh của Tòa thánh, bao gồm cả công tác từ thiện
của Đức Giáo Hoàng.
Bốn
mươi lăm phần trăm ngân sách của Tòa Thánh dành để trả tiền cho nhân viên,
nhưng cả Il Messaggero và Guerrero đều không nói trực tiếp rằng việc sa thải có
thể xảy ra. Thay vào đó, báo cáo nội bộ được trích dẫn bởi tờ báo Ý đã đề
cập đến việc các nhân viên đào tạo để có thể phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn
và đề cập đến sự cần thiết phải xem xét toàn diện cách tiếp cận nhân sự của Tòa
Thánh, điều mà theo họ là không thể xảy ra trong hoàn cảnh hiện tại.
Guerrero
bắt đầu nhiệm kỳ làm bộ trưởng tài chính của Vatican vào tháng 1, sau khi Đức
Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 11 năm 2019, để lấp đầy vị trí bị bỏ trống
trước sự ra đi của Đức Hồng y George Pell vào mùa hè 2017.
Vị
linh mục giải thích việc phân chia chi phí của Tòa Thánh, nói rằng khoảng 45%
chi trả cho nhân sự, 45% chi phí chung và hành chính, và 7,5% được quyên góp.
“Có
một mục tiêu đằng sau những con số này”, vị linh mục nói. “Đằng sau bảng
cân đối kế toán có một sứ vụ, dịch vụ mà những chi phí này có thể thực hiện được. Có
lẽ chúng ta cần giải thích rõ hơn, kể câu chuyện hay hơn. Chúng tôi chắc
chắn cần phải rõ ràng hơn”.
Một
số phần trong ngân sách của Tòa Thánh, 15%, hoặc 48 triệu, được sử dụng để vận
hành Vatican Media[2]
và các hoạt động truyền thông và xuất bản liên quan, ngài nói. Mười phần
trăm đi đến các tòa sứ thần tòa thánh, các đại sứ quán của Vatican ở nước
ngoài.
10%
khác dành để hỗ trợ các giáo hội phương Đông và 8,5% khác cho các giáo hội truyền
giáo, theo Guerrero.
Vị
linh mục cũng nói rằng 6% ngân sách, khoảng 17 triệu, được trả thuế cho Ý mỗi
năm.
Về
tác động mà COVID-19 gây ra đối với tài chính của Tòa Thánh, Guerrero cho biết
các tính toán của họ ước tính thu nhập giảm từ 25 đến 45%.
Vị
linh mục nói Tòa Thánh dự định cắt giảm chi phí trong năm nay để giúp bù đắp
doanh thu có thể nhỏ hơn, “nhưng rõ ràng là thâm hụt sẽ tăng”.
“Chúng
tôi đã yêu cầu mỗi cơ quan làm mọi thứ có thể để giảm chi phí trong khi bảo vệ
các dịch vụ thiết yếu cho nhiệm vụ cụ thể của mình. Ở một cấp độ cơ cấu
hơn (vì thâm hụt là cơ cấu), chúng tôi sẽ phải tập trung đầu tư tài chính, cải
thiện quản lý nhân sự, cải thiện quản lý mua sắm. Các bản hướng dẫn mua sắm
sắp được phê duyệt và chắc chắn sẽ dẫn đến tiết kiệm. Chúng tôi đang làm
việc có sự hợp tác liên tục với tất cả các cơ quan bộ, kết hợp tập quyền với phân
quyền; tự chủ với kiểm tra và quyết toán; tính chuyên nghiệp với năng
khiếu.
Bộ
trưởng cho biết ngài hy vọng sẽ phát hành một bản ngân sách vào khoảng năm nay
để chứng tỏ rằng Tòa Thánh dành tiền của mình để “làm việc tốt lành và phục vụ
Giáo hội”.
“Nó
xứng đáng được tin tưởng”.
“Chúng
tôi không phải là một cường quốc. Các bạn có thể nói về những khó khăn khi
làm công việc này ở các nước châu Âu lớn. Hãy tưởng tượng chúng
tôi. Chúng tôi cần phải khiêm tốn. Chúng tôi là một gia đình với một
gia sản nhỏ và sự giúp đỡ hào phóng của nhiều người. Chúng tôi sẽ làm công
việc đó với khả năng quản lý tốt, với sự giúp đỡ của Chúa và các tín hữu. Toàn
thể Giáo hội được duy trì theo cách này.
https://www.catholicnewsagency.com/
Phê-rô
Phạm Văn Trung, dịch.
[1] ND: Số tiền quyên góp được gởi về cho Đức Giáo hoàng và ngài sẽ dùng để trợ giúp tài chính cho các nhu cầu của Giáo hội hoàn vũ và các hoạt động bác ái dành cho những người nghèo khổ nhất.
[2] Các phương tiện truyền thông của Vatican như đài truyền hình, tạp chí hàng tuần, trung tâm báo chí, thư viện...