Đức Biển Đức XVI Viết Thư Về Lòng Thương Xót Cao Cả Của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Ca ngợi Vị Tiền nhiệm vì đã cho thấy sự Thiện hảo và chỉ ra con đường đến với Chúa Kitô

NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2020

Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã viết một lá thư đặc biệt nhân dịp một trăm năm ngày sinh của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Toàn văn bức thư Đức Biển Đức viết cho Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz bằng tiếng Đức đã được Hội Đồng Giám mục Ba Lan cung cấp cho ZENIT bằng tiếng Anh.

Trong bức thư, Đức Biển Đức ca ngợi trí nhớ, lòng thương xót và tác động của vị tiền nhiệm vĩ đại cũng là người bạn thân yêu của Ngài.

Nhận thấy một nhiệm vụ gần như bất khả đang chờ đợi vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mới đắc cử như thế nào, “ngay từ giây phút đầu tiên,” Đức Biển Đức nói, “Đức Gioan Phao-lô II đã khơi dậy sự nhiệt tình mới cho Chúa Kitô và Giáo hội của Người”.

“Câu nói của Ngài từ bài giảng trong thánh lễ khai mạc sứ vụ giáo hoàng của mình: ‘Anh chị em đừng sợ! Hãy mở, mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô!’ Lời kêu gọi và cung giọng này sẽ là nét đặc trưng cho toàn bộ sứ vụ giáo hoàng của Ngài và khiến Ngài trở thành người khôi phục và đem lại tự do cho Giáo hội”.

Đức Biển Đức lưu ý rằng đây là điều kiện thuận lợi bởi thực tế là Đức Tân Giáo Hoàng đến từ một quốc gia ở đó sự đón nhận Công Đồng là tích cực: đón nhận một sự đổi mới vui tươi trong mọi sự thay vì một thái độ nghi ngờ và hoang mang trong tất cả.

Nhớ lại rằng Đức Gioan Phao-lô II đã đi khắp thế giới, đã thực hiện 104 chuyến đi mục vụ, Đức Biển Đức nói, “Ngài công bố Tin Mừng bất cứ nơi nào Ngài đi như một thông điệp của niềm vui, và bằng cách này Ngài giải thích nghĩa vụ bảo vệ những gì là Thiện Hảo và những gì dành cho Chúa Kitô”.

Đức Biển Đức cho biết, trong 14 Thông điệp của mình, “Đức Gioan Phaolô II đã trình bày một cách toàn diện đức tin và giáo huấn của Giáo hội theo cung cách con người. Bằng cách này, Ngài chắc chắn đã gây ra mâu thuẫn trong Giáo hội phương Tây, bị che mờ bởi sự nghi ngờ và không chắc chắn”.

Đức Biển Đức bày tỏ mong muốn thêm vào “một nhận xét cá nhân ngắn gọn có vẻ như là một khía cạnh quan trọng trong bản chất và công việc của Giáo hoàng”.

“Ngay từ đầu, Đức Gioan Phaolô II đã vô cùng xúc động trước thông điệp của Faustina Kowalska, một nữ tu từ Kraków, đã nhấn mạnh đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa như một trọng tâm thiết yếu của đức tin Kitô giáo”. 

Đức Biển Đức nhớ lại lảm thế nào Đức Gioan Phaolô II rốt cuộc đưa ra một đề nghị giữ lại Chủ nhật thứ hai sau lễ Phục sinh theo hình thức lịch sử vốn có nhưng đưa thêm sứ điệp Lòng Thương Xót của Thiên Chúa vào trong sứ điệp ban đầu của nó. “Thường có những trường hợp tương tự mà tôi bị ấn tượng bởi sự khiêm nhường của vị Giáo hoàng vĩ đại này, đã từ bỏ những ý tưởng đã ấp ủ vì Ngài không thể tìm được sự chấp thuận từ các cơ quan chính thức mà Ngài phải hỏi ý kiến theo các chuẩn mực đã được thiết lập”.

Đức Gioan Phaolô II trút hơi thở cuối cùng trên trần thế này, khi lời cầu nguyện Kinh Chiều đầu tiên của Lễ Lòng Thương Xót vừa kết thúc. Điều này chiếu sáng giờ chết của Ngài: ánh sáng của lòng thương xót của Thiên Chúa chiếu tỏa như một thông điệp an ủi về cái chết của Ngài.

Đức Biển Đức nhắc lại, Trong cuốn sách cuối cùng Ký ức và Danh tính, được xuất bản vào đêm trước khi chết, Đức Giáo Hoàng một lần nữa tóm tắt thông điệp về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.

Đức Giáo Hoàng người Đức nghỉ hưu lưu ý, trong suốt cuộc đời của Đức Gioan Phaolô II, Ngài đã “tìm cách làm cho trọng tâm khách quan của đức tin Kitô giáo, của giáo lý về sự cứu rỗi trở thành của riêng mình và giúp những người khác biến đức tin và giáo lý đó thành của riêng họ”.

Đức Gioan Phaolô II giải thích, “Nhờ Chúa Kitô phục sinh, lòng thương xót của Thiên Chúa được dành cho mỗi cá nhân. Mặc dù trọng tâm hiện hữu Kitô giáo này chỉ được trao ban cho chúng ta trong đức tin, nhưng nó cũng có ý nghĩa về mặt triết học, bởi vì nếu lòng thương xót của Chúa không phải là sự thật, thì chúng ta sẽ phải tìm ra con đường của mình trong một thế giới nơi sức mạnh tối thượng của điều thiện chống lại điều ác không dễ nhận ra. Cuối cùng thì, ngoài ý nghĩa lịch sử khách quan này, mọi người cần biết rằng rốt cuộc lòng thương xót của Chúa mạnh hơn sự yếu đuối của chúng ta. 

Đức Nguyên Giáo Hoàng đã quan sát thấy, “Hơn nữa, tại thời điểm này, người ta cũng có thể tìm thấy sự thống nhất nội tại trong thông điệp của Đức Gioan Phaolô II và những ý hướng cơ bản của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô: Đức Gioan Phaolô II không phải là người đạo đức nghiêm khắc như một số người đã phần nào mô tả Ngài. Tập trung vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Ngài cho chúng ta cơ hội chấp nhận yêu cầu đạo đức đối với con người, ngay cả khi chúng ta không bao giờ có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu ấy. Bên cạnh đó, những nỗ lực đạo đức của chúng ta được thực hiện trong ánh sáng lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng thương xót đó chứng tỏ là một sức mạnh chữa lành cho sự yếu đuối của chúng ta”.

Đức Biển Đức nhớ lại rằng, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang hấp hối, Quảng trường Thánh Phê-rô có rất nhiều người, đặc biệt là nhiều người trẻ, những người muốn gặp Giáo Hoàng của họ lần cuối.

Đức Biển Đức chú thích: “Tôi không thể quên khoảnh khắc khi Đức Tổng Giám mục Sandri công bố thông báo về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng. Trên tất cả, tôi vẫn không thể nào quên khoảnh khắc khi tiếng chuông lớn của Đền thở Thánh Phê-rô đưa ra thông báo này”.

Đức Biển Đức nói, “Vào ngày tang lễ của Ngài, có rất nhiều áp phích với dòng chữ “Santo subito!”[1] Đó là một tiếng kêu trào dâng lên từ cuộc gặp gỡ với Đức Gioan Phaolô II từ mọi phía. Ý tưởng trao cho Đức Gioan Phaolô II danh hiệu “Vĩ Nhân” đã được thảo luận không phải từ quảng trường mà còn trong các nhóm trí thức khác nhau”.

Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI chỉ ra, “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chết trong những giây phút đầu tiên của Lễ Kính Lòng Thương Xót mới được thiết lập”.

Thưa Thánh Gioan Phaolô II kính mến, xin cầu cho chúng con!

Đức Biển Đức kết thúc.

 

https://zenit.org/

Phê-rô Phạm Văn Trung, dịch.

 



[1] ND: “Phong Thánh ngay!”


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 5, 2020