Giám Mục Kenya Phản Đối Thử Nghiệm Vắc-xin Covid-19

Các cơ quan nước ngoài bị buộc tội cung cấp tiền cho người nghèo mà không tiết lộ hậu quả của các cuộc thử nghiệm

Phóng viên UCA News

Cập nhật: ngày 17 tháng 5 năm 2020 10:29 AM BKK

Một nhân viên y tế lấy mẫu từ một tài xế xe tải đang trải qua xét nghiệm tìm coronavirus ở Busia, một thị trấn giáp biên giới ở phía tây Kenya, vào ngày 14 tháng 5 (Ảnh: Brian Ongoro / AFP)


Một giám mục Công giáo ở Kenya đã cảnh báo chống lại việc thử nghiệm vắc-xin coronavirus tiềm năng trên những người đồng hương không bị nghi nhiễm của mình, nói rằng nó vi phạm phẩm giá con người.

Đức Giám mục James Wainaina Kungu của Murang nói rằng không cho người Kenya biết về những rủi ro của việc thử nghiệm các loại vắc-xin mới là vi phạm hiến pháp của đất nước châu Phi.

Đại dịch là một vấn đề nghiêm trọng nhưng "nó không nên được sử dụng để làm tổn hại đến quyền lợi và nhân phẩm của công dân”, Đức Giám mục 63 tuổi nói.

Ngài đã phản ứng với các tường thuật của phương tiện truyền thông khi họ tuyên bố một cơ quan có trụ sở tại Anh đang tìm kiếm sự chấp thuận của chính phủ Kenya để thực hiện một thử nghiệm lâm sàng về vắc-xin Covid-19, báo cáo của Cơ quan Thông tấn Công giáo (CNA) cho biết. 

Tờ Daily Nation, tờ báo bán chạy nhất ở Kenya, cho biết các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Kenya đang tìm kiếm cái gật đầu để thử nghiệm ba loại thuốc trên người Kenya.

Các báo cáo cho biết các nhà khoa học có kế hoạch tiến hành thử nghiệm trên hơn 6.000 người vào cuối tháng 5.

“Tất cả mọi thứ nên được thực hiện với sự cởi mở tối đa, và các thử nghiệm không nên được thực hiện trên những công dân không nghi nhiễm”, Giám mục Kungu nói thêm.

Đức cha Kungu chỉ ra, các cơ quan nước ngoài đang cung cấp tiền cho người nghèo để biến họ thành “đối tượng nghiên cứu con người”, mà không tiết lộ hậu quả.

Đức giám mục nói thêm, “Phải nói rằng nghèo đói, hoặc bệnh tật không loại bỏ phẩm giá của một người. Nhân phẩm của người nghèo vẫn phải được bảo vệ”.

Ngài lưu ý rằng hiến pháp của Kenya đòi hỏi sự tham gia của công chúng vào các quyết định liên quan đến thử nghiệm ma túy ở người, đây là “vấn đề sức khỏe nghiêm trọng”.

Theo các nhà khoa học, vắc-xin tiềm năng sẽ khiến cơ thể phát triển một hệ thống miễn dịch với protein Spike giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người.

Nếu các thử nghiệm đạt được kết quả mong muốn, vài triệu liều vắc-xin Covid-19 đầu tiên có thể sẵn sàng vào tháng Chín.

 

https://www.ucanews.com/

Phê-rô Phạm Văn Trung, dịch.


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 5, 2020