Phát Trực Tiếp Thánh Lễ
Trên Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Trung Quốc Đặt Ra Câu Hỏi Kiểm Duyệt
Vatican News đã phát hành một video vào
ngày 20 tháng 5 cho thấy người Công giáo ở Trung Quốc đã tập trung xung quanh
điện thoại thông minh và màn hình máy tính được đặt trên bàn thờ gia đình hoặc
bên trong các nhà thờ cầu nguyện với các nghi thức phụng vụ của Đức Giáo hoàng
Phanxicô.
Courtney Mares / CNA.
ROME, Ý - Vatican tiết lộ trong tuần này rằng
người Công giáo ở Trung Quốc có thể sử dụng nền tảng phương tiện truyền thông
xã hội do nhà nước giám sát phổ biến nhất của Trung Quốc, WeChat, để theo dõi trực
tiếp Thánh lễ hàng ngày của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong đại dịch coronavirus.
Một chuyên gia về phương tiện truyền thông
Trung Quốc đã cảnh báo rằng chế độ Trung Quốc có thể đã đạt được một điều gì đó
trong việc ban phát cho người Công giáo Trung Quốc quyền truy cập giới hạn này
vào buổi phát của Đức Giáo Hoàng.
WeChat được biết đến là nơi kiểm duyệt hơn
1 tỷ người sử dụng thực sự hàng tháng. Chính phủ Trung Quốc có thể theo
dõi tất cả các cuộc thảo luận, nội dung và dữ liệu người dùng trên ứng dụng.
Vatican News đã phát hành một
video vào ngày 20 tháng 5 cho thấy người Công giáo ở Trung Quốc tập trung xung
quanh điện thoại thông minh và màn hình máy tính đặt trên bàn thờ gia đình hoặc
bên trong nhà thờ cầu nguyện với các nghi thức phụng vụ được phát trực tiếp của
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có thể được truy cập qua WhatsApp thông qua phiên dịch
sang tiếng Trung Quốc cùng lúc.
Vào thời điểm video được xuất bản, quãng thời
gian giới hạn 52 ngày trong đó việc phát trực tiếp có sẵn cho người xem Trung
Quốc, từ 27 tháng 3 đến 18 tháng 5, đã kết thúc.
Một người Công giáo Trung Quốc sống ở tỉnh
Cát Lâm đã xác nhận với CNA rằng trang web của Vatican News hiện có sẵn ở Trung
Quốc cả trên WeChat và Vi Bác (Weibo), thường được gọi là Twitter của Trung Quốc.
Cô nói, “Tôi đã phát hiện ra rằng các
phương tiện truyền thông xã hội như Vi Bác đã rất thân thiện với Giáo hội kể từ
đầu năm nay”.
Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc đã ký một
thỏa thuận tạm thời vào năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục trong Giáo hội
do nhà nước bảo trợ, các điều khoản vẫn chưa được công bố. Theo sau thỏa
thuận, các giám mục đã bị trục xuất trước đây của Hiệp hội Yêu nước Công giáo
Trung Quốc (CCPA), do Đảng Cộng sản giám sát, đã được chấp nhận hiệp thông hoàn
toàn với Vatican.
Sarah Cook, một nhà phân tích nghiên cứu
cao cấp, theo dõi kiểm duyệt truyền thông và tự do tôn giáo ở Trung Quốc cho
Freedom House[1],
giải thích với CNA rằng việc phát trực tiếp Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng tại
Trung Quốc có thể là kết quả của cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Tòa thánh và
chính phủ Trung Quốc.
“Kiểu đính hôn trực tiếp này giữa Đức Giáo
Hoàng và các tín hữu Trung Quốc chính xác là những gì Vatican đang hy vọng đạt
được thông qua việc lập lại mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc”, cô nói.
“Cho phép như thế, điều đó có thể giúp Bắc
Kinh có thêm đòn bẩy để đạt được những gì họ muốn trong tương lai, chẳng hạn
như sự chấp thuận của một số giám mục hoặc giảm thiểu chỉ trích của Vatican về
cuộc đàn áp Công giáo đang diễn ra ở Trung Quốc. Vì vậy, có những lý do
chính đáng tại sao việc cho phép loại cử chỉ tương đối vô thưởng vô phạt và tạm
thời này là mối quan tâm của Bắc Kinh”, cô Sarah Cook nói với CNA.
Vatican News báo cáo rằng số lượng người
xem Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Trung Quốc tăng lên hàng ngày, đạt
hơn 10.000 người xem trên WeChat trước khi Vatican ngừng phát trực tiếp Thánh lễ.
“Nếu đây chỉ là một điều gì đó tạm thời thì
điều đó có thể giúp chính phủ Trung Quốc dễ dàng chấp nhận hơn”, Cook
nói. “Quy mô cũng có thể là một yếu tố”.
“Mười nghìn vẫn còn khá thấp theo tiêu chuẩn
của Trung Quốc”, cô nói thêm.
Theo thống kê chính thức, Trung Quốc là nơi
có hơn 10 triệu người Công giáo, với sáu triệu người đăng ký là thành viên của
Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc.
“Thông thường, những vụ việc nhạy cảm xung
quanh các tôn giáo được công nhận chính thức và thậm chí các nhóm khác ở Trung
Quốc được kích hoạt bởi sự ưa thích của dân chúng ngày càng tăng”, theo
Cook. “Cảm giác của tôi là nếu các chương trình phát sóng tiếp tục và bắt
đầu đạt tới một lượng khán giả lớn hơn, nghĩa là hàng trăm ngàn hoặc một triệu
người, thì hẳn chương trình phát sóng đó đã bị đóng cửa vào một lúc nào đó rồi”.
“Các biện pháp thẳng tay trên các nhóm tôn
giáo khác và thậm chí chia sẻ thông tin hoặc thuyết giảng trực tuyến vẫn tiếp tục
giữa đại dịch”, cô nói thêm, đặc biệt là đối với người Tin lành và các nhóm tôn
giáo bị đàn áp khác ở Trung Quốc, như Pháp Luân Công.
Trong đại dịch coronavirus, nhóm nhân quyền
Voice of the Martyrs[2]
báo cáo rằng các quan chức chính phủ ở tỉnh Sơn Đông đã cấm rao giảng trực tuyến
giữa lúc dịch bệnh bùng phát, và tổ chức phi lợi nhuận trợ giúp Công giáo Trung
quốc (ChinaAid) đã chia sẻ một video ngày 15 tháng 3 của một nhà thờ Tin lành ở
tỉnh Giang Tô đã bị các nhà cầm quyền Trung Quốc phá hủy.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã sử dụng các nền
tảng truyền thông xã hội để giúp giám sát và giam giữ người Hồi giáo tại Khu tự
trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc.
Dữ liệu cho thấy những người nào dùng
WhatsApp để dõi theo Thánh lễ trực tuyến của Đức Giáo Hoàng có thể bị chính phủ
Trung Quốc tiếp cận trong tương lai, Cook thừa nhận, và lưu ý rằng “Công giáo
là một tôn giáo được chấp thuận ở Trung Quốc và hầu hết mọi người không gặp rắc
rối khi tham dự Thánh lễ tại một nhà thờ - được nhà nước thừa nhận.
“Sau khi cải thiện mối quan hệ giữa chính
phủ Trung Quốc và Vatican, tôi hình dung ra rằng Đức Giáo Hoàng không phải là một
nhân vật nhạy cảm như trước đây. Vì vậy, tôi không hình dung là mọi người
sẽ gặp rắc rối chỉ vì xem điều này”, cô ấy nói.
Trong số các quy định của chính phủ đối với
các nhà thờ Công giáo được nhà nước thừa nhận ở Trung Quốc là cấm trẻ vị thành
niên dưới 18 tuổi vào nhà thờ.
Cook lưu ý rằng người ta có thể nhìn thấy các
trẻ em đang cầu nguyện trong video của Vatican News, thì đây là “một phần trong
các quy định tôn giáo thường bị sơ xuất vì các kẽ hở thực thi trong quá khứ, vì
vậy có thể là trường hợp hiện nay”.
Một báo cáo của Ủy ban Trung Quốc - Hoa Kỳ
vào tháng 1 cho thấy người Công giáo Trung Quốc đã phải chịu đựng cuộc “bách hại
ngày càng tăng” sau thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc. Ủy ban nói rằng
chính phủ đã “phá hủy các nhà thờ, gỡ bỏ các thánh giá và tiếp tục giam giữ các
giáo sĩ hầm trú”. Các linh mục và giám mục được báo cáo là bị giam giữ hoặc
đã lẩn trốn.
Vào tháng Hai, Đức Tổng Giám mục Paul
Gallagher, Bộ trưởng về Quan hệ với các Quốc gia của Vatican, đã gặp Ngoại trưởng
Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị An ninh Munich. Văn phòng báo chí
Tòa Thánh báo cáo rằng cuộc gặp gỡ là dịp để “đổi mới sự sẵn sàng tiếp tục cuộc
đối thoại về cơ chế”, giữa Tòa thánh và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tạp chí Dòng Tên La Civiltà Cattolica đã
công bố vào tháng Tư rằng họ sẽ ra mắt một phiên bản bằng tiếng Trung giản thể.
Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, Đức Hồng y
Pietro Parolin, đã ca ngợi quyết định ra mắt phiên bản tiếng Trung trong một bức
thư gửi La Civiltà Cattolica.
“Tôi chỉ có thể bày tỏ từ sâu thẳm trái tim
mình những lời chúc nồng nhiệt nhất và niềm hy vọng mãnh liệt rằng phiên bản tiếng
Trung của các bạn có thể trở thành một công cụ làm giàu văn hóa và khoa học lẫn
nhau, trong tất cả mọi người đang tìm kiếm vẻ đẹp và sự thật”, Đức Hồng y
Parolin nói.
Giờ phụng vụ đầu tiên của Đức Giáo Hoàng được
xem qua WeChat ở Trung Quốc là phép lành Urbi et Orbi ngoại thường của Đức Giáo
hoàng vào ngày 27 tháng 3 cho thế giới bị đại dịch coronavirus.
Vatican News đưa tin rằng tại Trung Quốc,
tin tức phát sóng trực tiếp Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng sẽ kết thúc vào ngày 18
tháng 5 đã được “chào đón với một số đau khổ và cũng có một số nước mắt”.
Trong khi một số người Công giáo ở Trung Quốc
rất buồn khi mất quyền truy cập vào Thánh lễ trực tuyến, thì vấn đề lớn hơn đối
với hầu hết người Công giáo Trung Quốc là các nhà thờ Công giáo, các chủng viện
và tất cả các hoạt động hành hương ở Trung Quốc vẫn bị đình chỉ.
Trung Quốc đóng cửa các nhà thờ bắt đầu vào
tháng 1, khi dịch coronavirus bùng phát và lan rộng khắp cả nước. Nhưng
sau khi việc kiểm dịch toàn quốc được nới lỏng vào tháng 3 và việc phong tỏa tâm
dịch Vũ Hán được dỡ bỏ vào ngày 8 tháng 4, Asia News báo cáo rằng các nhà thờ
Công giáo vẫn bị Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc đóng cửa suốt cuối
tháng 5.
[1] ND: Ngôi nhà Tự do, là một tổ chức phi chính
phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như khảo
sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự
do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới.
[2] ND: Tiếng nói của các vị tử đạo, là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của các Kitô hữu bị đàn áp. Văn phòng Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1967 bởi Mục sư Richard Wurmbrand, một người Rumani gốc Do Thái, người đã sống mười bốn năm trong nhà tù Cộng sản ở Rumani vì đức tin vào Chúa Kitô.