ĐHY
Parolin: Việc Cải Cách Giáo Triều Roma Là Điều Cần Thiết Để Phục Vụ Giáo Hội
Trả lời
phỏng vấn của báo La Croix, Đức Hồng
y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nói rằng đối với một tổ chức phức
tạp và tồn tại nhiều thế kỷ như Giáo triều Roma, việc cải cách, thay đổi tạo ra
một số khó khăn nhưng cần thiết để nó có thể trở thành công cụ phục vụ Đức
Thánh Cha vì lợi ích của Giáo hội.
Hồng Thủy –
Vatican News 13 tháng bảy 2021
Liên quan
thời điểm ban hành Tông hiến về cải cách Giáo hội, hiện đang được Hội đồng Hồng
y cố vấn nghiên cứu, Đức Hồng y Parolin nói rằng điều đó tùy thuộc Đức Thánh
Cha. Điều cần thiết là từ bây giờ chúng ta phải tránh những điều mà cho đến nay
đã làm lu mờ hình ảnh của Giáo hội.
Hiện
tại Đức Thánh Cha không có chương trình thăm Pháp
Đức
Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh cho biết, ít nhất là vào lúc này, Đức Thánh Cha
không có dự kiến hay dự án viếng thăm nước Pháp. Đức Hồng y nói: “Đức Giáo
hoàng đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với Tổng thống Emmanuel Macron. Nhưng
tôi không thể đưa ra một thời hạn. Tôi hy vọng nó có thể được thực hiện càng
sớm càng tốt, bởi vì nước Pháp xứng đáng được Đức Thánh Cha viếng thăm”.
Tòa
Thánh và Pháp có những điểm chung và khác biệt
Nhắc
lại 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Pháp, Đức Hồng y nhận định
rằng các mối quan hệ tích cực. Ngài nói: “Chúng tôi chia sẻ các mối quan tâm
chung, ví dụ như vấn đề sinh thái, điều đã trở thành chủ đề trung tâm của hoạt
động quốc tế của Tòa thánh, và việc ứng phó với đại dịch”. Tuy nhiên, “vẫn còn
một số khác biệt, ví dụ như vấn đề giải trừ vũ khí và năng lượng hạt nhân”.
Chủ
nghĩa thế tục Pháp
Được
hỏi về vấn đề chủ nghĩa thế tục của Pháp, trong khi Hạ viện vẫn tiếp tục thảo
luận về dự luật gây tranh cãi về “tách biệt tôn giáo”, điều quy định kiểm soát
nhiều hơn của Nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo và nơi thờ phượng, Đức Hồng
y Parolin nói rằng đó là “một chủ đề rất nhạy cảm ở Pháp”. Ngài giải thích:
“Chủ nghĩa thế tục của Pháp có những đặc điểm không tìm thấy ở nơi khác, liên
quan đến lịch sử của các bạn, và đặc biệt là với cuộc Cách mạng Pháp, nhưng
cùng với các giai đoạn khác nhau dẫn đến sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà
nước, và đôi khi dẫn đến sự từ chối tôn giáo mạnh mẽ. Tất cả những hoàn cảnh
này đã để lại dấu ấn và góp phần gạt chiều kích tôn giáo ra ngoài lề của đời
sống xã hội. Điều này không tốt. Điều lý tưởng là vừa luôn có sự độc lập của
cộng đồng chính trị đối với Giáo hội và vừa có sự cộng tác lành mạnh giữa họ.
Giáo hội và Nhà nước có mục tiêu chung là đóng góp vào lợi ích chung”.