BÀI 3 :
NƯỚC DO THÁI THỜI CHÚA GIÊSU (Lc
3, 1-3)
I.
CẦU
NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cùng tụ họp nhau
đây trong tình thương của Chúa. Chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện giữa chúng
con để soi sáng, dậy dỗ. Xin Chúa giúp chúng con học giờ giáo lý này thật tốt, để
chúng con hiểu biết hơn về đất nước mà Chúa đã sống khi làm người cứu chuộc chúng
con.
Cúi
xin Chúa sáng soi…
II.
DẪN
VÀO LỜI CHÚA
So sánh các Thánh sử khởi đầu sách Tin mừng
của mình như thế nào, khởi đi từ biến cố nào… ta thấy:
Thánh Matthêu bắt đầu sách Tin mừng bằng
việc kể về gia phả của Chúa Giêsu ( Mt 1,1 ). Sau đó, ngài kể về việc sứ thần
truyền tin cho thánh Giuse để nói rõ hơn “gốc tích” của Chúa Giêsu.
Thánh Mác-cô thì bắt đầu bằng hình ảnh tiền
hô của thánh Gioan Tẩy Giả (Mc1,2).
Còn thánh Lu-ca thì sao ? Có thể nói ngài
là một “ tổng hợp”: vừa kể về gốc tích của Chúa Giêsu (như thánh Matthêu), vừa
nói đến vai trò tiền hô của Thánh Gioan Tẩy Giả (thánh Mac-cô) : Tin Mừng Lu-ca
khởi đầu bằng chuyện “Truyền tin cho ông Da-ca-ri-a”, tiếp theo là chuyện “Truyền
tin cho Đức Maria”.
Riêng chuyện thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng,
nếu so sánh Mac-cô với Lu-ca, chúng ta thấy Lu-ca cung cấp cho chúng ta nhiều
chi tiết hơn, đặc biệt là bối cảnh nước Do thái thời Chúa Giê-su, như trong đoạn
Tin Mừng chúng ta sẽ công bố giờ đây.
Mời
các em đứng lên, chúng ta cùng lắng nghe.
III.
CÔNG
BỐ LỜI CHÚA : Lc 3,1-3 (Thinh lặng giây
lát)
IV.
GIẢI
THÍCH LỜI CHÚA
1.
Dẫn giải đoạn Lời Chúa
vừa công bố.
Bài Tin Mừng trên đây phác hoạ cho chúng ta thấy bối cảnh nước Do Thái
khi Thánh Gioan Tẩy giảû bắt đầu sứ mạng . Bối cảnh này giúp ta hiểu phần nào
hoàn cảnh đất nước của Chúa Giêsu .
2.
Các em học sinh hội
thảo :
Đoạn
Tin Mừng Lc 3,1-3 là một câu chuyện kể
a.Đoạn văn nói tới
những nhân vật nào ?
Hoàng đế Ti-bê-ri-ô, Tổng trấn Phi-la-tô, Hê-rô-đê,
Phi-lip-phê, Kha-nan, Cai-pha,Thiên Chúa, Gio-an, người ta.
-Nhân
vật chính : Ông Gio-an
b. Câu tóm ý : câu 3
c. Đặt tựa đề ngắn : Khung cảnh ông Gio-an Tẩy Giả rao giảng.
3.
Bài học
Trong năm Kinh Thánh II này , chúng ta sẽ cùng
với Chúa Giêsu rong ruổi các ngả đường Do Thái. Chúng ta sẽ nhìn xem những gì
Ngài làm , lắng nghe những lời Ngài giảng dạy , gặp gỡ những người bạn của Ngài
, để dần dần khám phá ra Ngài là ai , như các Tông Đồ ngày xưa .
Để làm một cuộc rong ruổi như vậy, trước hết,
chúng ta cần biết qua đôi chút về xứ Pa-lét-tin, quê hương của Chúa Giêsu.
3.1
Địa lý:
a.
Diện tích: Xứ
Pa-lét-tin rộng chừng 25.000 Km2 ( chỉ rộng bằng một tỉnh của nước
ta ). Chiều dài nhất: 240 Km, chiều rộng từ 40-150 km
b.
Biên giới tự nhiên
-Phía
Bắc : Núi Khe-môn (Hermon),cao 2.800 m, mỏm núi cuối cùng của dãy Li-băng.
-Phía
Nam : Sa mạc, bắt đầu từ ngang Biển Chết xuống phía
-Phía
Tây : Địa Trung Hải.
-Phía
Đông : sa mạc Xi-ri
c.
Hình thể : Vào thời Đức Giêsu, nước Do Thái chia làm 3 phần:
-Phía bắc là miền Ga-li-lê: Tại đây có các làng
Na-da-rét, Ca-na và Na-im. Bên cạnh hồ Ti-bê-ri-a có làng Ca-phac-na-um.
- Ở giữa là miền Sa-ma-ri : Dân miền này cũng thờ
kính Thiên Chúa và giữ luật Mô-sê, nhưng có nhiều điều bị ảnh hưởng ngoại giáo,
nên họ bị người Do Thái ở phía Bắc và phía nam khinh ghét.
3.2
Chính trị
Năm 63 trước CN, lợi dụng cơ hội anh em nhà
Ma-ca-bê tranh dành quyền hành, tướng Pom-Pê kéo quân đến chiếm Giê-ru-sa-lem và
đặt pa-lét-tin dưới sự đô hộ của đế quốc Rô-ma.
Năm 40 trước công nguyên, Hê-rô-đê Cả được
Rô-ma phong vương. Oâng này cai trị Pa-lét-tin đến năm 4 trước CN. Vào quãng năm
thứ 7 trước CN, dưới triều Hê-rô-đê Cả , Chúa Giêsu giáng sinh. Lúc Đức Giêsu
ra giảng đạo, vua Hê-rô-đê cai trị vùng Ga-li-lê và vùng Pê-rê. Cònvùng
Sa-ma-ri và Giu-đa do một viên quan Rô-ma cai trị, tức là tổng trấn Phi-la-tô.
Về mặt tôn giáo, đế quốc Rô-ma không can
thiệp. Họ để cho người Do Thái có một toà án riêng gọi là Hội đồng Cộng toạ hay
Toà Công Nghị. Đây là toá án tôn giáo tối cao gồm 71 thành viên là các kỳ lão,
cựu thượng tế , tư tế và ký lục, đứng đầu tất cả là vị Thượng tế
3.3
Giai cấp xã hội :
a.
Giới tư tế :
- Thượng tế : Đứng đầu giới tư tế là vị thương tế.
Vị này đứng đầu Thượng Hội Đồng và được coi như thủ lãnh của dân. Chỉ mình vị
thượng tế mới được vào Nơi Cực Thánh mỗi năm một lần để dâng lễ xá tội cho dân
( Dt 9,7)
- Các tư tế : Có khoảng 7.200 tư tế trong cả nước,
chia thành 24 nhóm thay phiên nhau phục vụ trong đền thờ
- Các thầy Lê-vi: có khoảng 10.000 thầy, có nhiệm
vụ đàn hát, giữ cửa, bảo quản và bảo vệ đền thờ.
b.
Giới kỳ mục : Gồm các phú ông và bậc niên trưởng.
c.
Giới kinh sư: Còn gọi là ký lục , luật sĩ hay các thầy thông
Luật. Đó là những nhà chuyên môn về Kinh Thánh (Lề Luật), phần đông là giáo dân
thuộc nhóm Pha-ri-sêu.
d.
Dân chúng : Đa số là nông dân, thợ thủ công, tiểu thương hay
những người làm thuê.
3.4
Các nhóm tôn giáo và
xã hội
a.
Nhóm Xa-đốc : Gồm phần lón các tư tế ở Giê-ru-sa-lem và một số
kỳ mục. Đây là nhóm bảo thủ. Họ quý trọng đặc biệt Ngũ Thư hơn các sách thánh
khác.
b.
Nhóm Pha-ri-sêu : Hay còn được gọi là Biệt phái, có vào thời
Ma-ca-bê.Nhóm này gồm phần đông là những giáo dân đạo đức, một ít tư tế vùng quê
và một số thầy Lê-vi. Vào thời Chúa Giê-su, các Pha-ri-sêu rất được kính trọng.
Họ chuyên cần suy niệm Kinh Thánh và tuân giữ tỉ mỉ mọi luật lệ.
c.
Nhóm Eùt-xê-nô : Nhóm này được tổ chức hết sức chặt chẽ và có tôn
ti trật tự. Họ sống nghèo khó, độc thân, và vâng phục những người lãnh đạo
d.
Nhóm Sa-ma-ri : Là những người gốc Do Thái ở Sa-ma-ri. Họ bị pha
trộn nhiều với dân ngoại, kể cả về mặt tôn giáo.
e.
Nhóm Hê-rô-đê : Đây không phải là nhóm tôn giáo mà chỉ là những
người ủng hộ Vua Hê-rô-đê và do đó, ủng hộ nhà cầm quyền Rô-ma. Nhóm Pha-ri-sêu
liên kết với họ để chống Chúa Giêsu. (Mt22,16; Mc3,6;12.13)
3.5
Các ngày lễ
a. Lễ Vượt Qua : Lễ quan trọng nhất trong năm, kéo dài trọn một
tuần.từ chiều ngày 14 tháng Ni-xan. Lễ
Vượt qua nhằm giúp mỗi người sống lại kinh nghiệm của cha ông xưa kia được giải
phóng khỏi Ai Cập. Chúa Giêsu đã lập bí tích thánh thể và chức Linh mục trong bữa
tiệc Vượt Qua lần cuối cùng với các môn đệ( Mt 26,17-29; Mc 14,12-25; Lc
22,1-10 )
b.Lễ ngũ Tuần : Được cử hành
50 ngày sau lễ Vượt Qua (Đnl 16,9), tưởng niệm việc Chúa ban giao ước và Luật trên Núi Xi-nai. Chính trong ngày
lễ Ngũ Tuần Chúa Thánh Thần đã được ban xuống ( Cv 2), chính thức khai mạc dân
mới của Thiên Chúa là Hội Thánh.
c. Lễ Lều : Lễ
này cử hành vào mùa thu, khi vụ thu hoạch đã kết thúc (Lv23,39)
Ngoài
ba đại lễ trên, còn có những ngày lễ khác như : Lễ xá Tội, Lễ Cung Hiến đền thờ,Lễ
Tân Niên, Lễ Số Phận.
d. Ngày sa-bát : Ngày sa-bát
bắt đầu từ chiều thứ sáu đến chiều thứ bảy. Đây là ngày nghỉ ngơi và thờ phượng
Chúa sau sáu ngày lao động.
Với
thời gian luật giữ ngày sa-bát trở nên cứng nhắc. Chúa Giêsu đã trả lại cho nó ý
nghĩa nguyên thủy: “Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con
người vì ngày sa-bát” ( Mc 3, 27)
*Tóm ý toàn bài :
- Quê hương Chúa Giêsu là xứ Pa-lét-tin , một nước
rất nhỏ nằm ở cuối phía tây Châu Á .
k- Vào thời Chúa Giêsu nước Do Thái đang bị đế quốc
Rô-ma đô hộ và được chia làm 3 miền
§
Miền
Bắc là Ga-li-lê , do Vua Hê-rô-đê An-ti-pa cai trị . Tại Ga-li-lê có làng Na-da-rét là nơi gia đình Chúa
Giêsu , Mẹ Maria và thánh Giuse sinh sống . Bên cạnh hồ Ti-bê-ri-a có thành Ca-phác-na-um là
trung tâm hoạt động rao giảng của Chúa
Giêsu tại Ga-li-lê .
§
Miền
Trung là Sa-ma-ri do tổng trấn Rô-ma là Phi-la-tô trực tiếp cai trị .
§
Miền
l- Vào thời Chúa Giêsu , về mặt tôn giáo do Thượng
Hội Đồng Do Thái điều hành . Đứng đầu Thượng Hội Đồng này là vị thượng tế .
V.
CẦU
NGUYỆN GIỮA GIỜ
Lạy Chúa Giêsu, con đường của Chúa thật lạ
lùng !
Khi đến trần gian, Chúa cũng muốn có một
quê hương như chúng con . Nhưng Chúa đã không chọn một đế quốc hùng cường, rộng
lớn mà lại chọn một đất nước nhỏ bé , một đất nước đang bị đô hộ . Chúa muốn đến
với chúng con, những con người nghèo khổ . Chúa muốn cho chúng con , những kẻ bé
mọn , được gần gũi Chúa, có thể trở thành những người bạn thân của Chúa.
Xin cho chúng con trong năm nay, khi dõi
theo những ngã đường xứ Pa-lét-tin mà Chúa đã đi qua , dần dần khám phá ra khuôn
mặt của Chúa, ánh mắt của Chúa, con tim của Chúa. Chúa đang vẫy gọi chúng con. Ước
gì ngày hôm nay chúng con biết mở lòng ra cho Chúa.Chúng con cầu xin vì Chúa là
Đấng
VI.
SINH
HOẠT GIÁO LÝ : Mỗi tổ các em thay phiên lên bảng, mỗi em ghi tên một địa danh của
Xứ Pa-lét-tin. Sau mấy phút, tổng kết xem tổ nào ghi được nhiều nhất.
VII.
BÀI
TẬP : Em hãy chọn câu đúng nhất
1.Chúa Giêsu sinh ra tại Be-lem, thuộc: (câu c)
a.
Miền
Ga-li-lê, nước Pa-lét-tin
b.
Miền
Sa-ma-ri, nước Do Thái
c.
Miền
Giu-đê, nước Pa-lét-tin.
2.Thời Chúa Giêsu, nước Do Thái chia làm: (câu a)
a.
3
phần : Ga-li-lê, Sa-ma-ri và Giu-đê
b.
4
phần : Ga-li-lê, Sa-ma-ri và Giu-đê và sa mạc Xi-ri.
c. 3 phần : Núi Khê-mon, Ga-li-lê và Giê-ru-sa-lem.
VIII.ĐIỀU DỐC LÒNG
1. Đoạn
văn giúp ta biết gì về Thiên Chúa và tình thương của Người?
Đức Giêsu đã chọn sống trong một đất nước nhỏ bé,
đang bị đô hộ để đồng cảm với con người, nhất là những người bé mọn. Ngài đã giải
thoát con người khỏi những luật lệ nặng nề.
2. Qua
đoạn văn này hôm nay Thiên Chúa muốn dạy riêng tôi điều gì ?
Tôi cũng phải trở nên một Gioan Tẩy Giả để giới
thiệu Chúa cho những người sống chung quanh tôi.
IX.
CẦU
NGUYỆN CUỐI GIỜ
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã cùng
đồng hành với chúng con trong giờ học hôm nay. Xin Chúa giúp chúng con biết chăm
chỉ học hành và cầu nguyện để hiểu biết Chúa nhiều hơn, hầu chúng con có thể giới
thiệu Chúa cho những người chúng con gặp gỡ hằng ngày trong cuộc sống chúng
con.Amen.
Sáng Danh Đức Chúa Cha…