Bài Giảng Vọng Phục Sinh Của ĐTC: Quyền Hy Vọng
Sau
đây là bài giảng đầy đủ của Đức Thánh Cha, được Vatican cung cấp:
“Sau
ngày Sabbath” (Mt 28:1), những người phụ nữ đã đến ngôi mộ. Đây là
cách Tin Mừng của Đêm Vọng thánh này bắt đầu: với ngày Sa-bát. Đó là ngày trong
Tam Nhật Phục sinh mà chúng ta có khuynh hướng xem thường vì chúng ta háo hức
chờ đợi được chuyển từ Thánh giá của Thứ Sáu Tuần Thánh đến bài ca Alleluia của
Chúa Nhật Phục Sinh. Tuy nhiên, năm nay, chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ
hết, sự im lặng bao trùm của Thứ Bảy Thánh. Chúng ta có thể hình dung ra
mình cũng đang ở vào vị trí của những người phụ nữ ấy vào ngày hôm đó. Họ, như
chúng ta, nhìn thấy trước mắt mình vở kịch của nỗi khổ đau, của một tấn thảm kịch
không mong chờ, xảy ra hoàn toàn quá bất ngờ. Họ đã nhìn thấy cái chết và
nó đè nặng lên cõi lòng của họ. Nỗi đau xen lẫn nỗi sợ hãi: liệu họ có chịu
chung số phận với Thầy không? Cùng khi ấy, họ sợ hãi tương lai và về tất cả
những gì cần phải xây dựng lại. Một ký ức đầy đau đớn, một hy vọng bị cắt
ngắn. Đối với họ, cũng như đối với chúng ta, đó là giờ phút đen tối nhất.
Tuy
nhiên, trong hoàn cảnh này, những người phụ nữ không cho phép mình bị tê liệt. Họ
không chịu thua trước nỗi khổ đau và hối tiếc u sầu, họ không co rút về bản thân
cách rầu rĩ hoặc trốn chạy thực tại. Họ đang làm một việc đơn giản nhưng
phi thường: chuẩn bị các hương liệu tại nhà để xức xác Đức Giêsu. Họ không
ngừng yêu thương; trong bóng tối cõi lòng họ, họ thắp lên một ngọn lửa
thương xót. Đức Mẹ đã trải qua ngày thứ bảy đó, ngày sẽ dành riêng cho Mẹ,
để cầu nguyện và hy vọng. Mẹ đáp lại nỗi buồn bằng tín thác vào
Chúa. Dù những người phụ nữ này không biết, nhưng họ đang chuẩn bị, trong
bóng tối của ngày Sa-bát đó, cho “buổi bình minh của ngày đầu tiên trong tuần”,
một ngày sẽ thay đổi lịch sử. Đức Giêsu, giống như một hạt giống bị chôn
vùi trong lòng đất, sắp sửa làm cho cuộc sống mới nở hoa trên thế giới; và
những người phụ nữ này, bằng cầu nguyện và tình yêu, đang giúp làm cho hy
vọng đó nở hoa. Có bao nhiêu người, trong những ngày buồn bã này, đã làm
và vẫn đang làm điều mà những người phụ nữ đó đã làm, đó là gieo hạt giống hy vọng! Với
những cử chỉ quan tâm, yêu mến và cầu nguyện nhỏ bé.
Rạng
sáng, những người phụ nữ đi đến mồ. Ở đó thiên thần nói với họ: Đừng sợ. Ngài
không ở đây; vì Ngài đã trỗi dậy (Mt 28:5-6). Họ nghe thấy
những lời sự sống ngay cả khi họ đứng trước một ngôi mộ...Và lúc đó, họ gặp được
Đức Giêsu, Đấng trao ban mọi hy vọng, Ngài xác nhận thông điệp này và nói: “Đừng
sợ” (câu 10). Đừng sợ, đừng đầu hàng sợ hãi. Đây
là thông điệp về niềm hy vọng. Được gửi đến chúng ta hôm
nay. Đây là những lời Thiên Chúa lặp lại với chúng ta đúng vào đêm nay.
Đêm
nay, chúng ta có được một quyền cơ bản không bao giờ có thể bị tước đoạt khỏi
chúng ta: đó là quyền hy vọng. Đây là một hy vọng mới mẻ và sống
động xuất phát từ Thiên Chúa. Đó không chỉ là sự lạc quan; đó không
phải là một cái vỗ về nhẹ nhàng vào lưng hay một lời khích lệ rỗng tuếch. Đó là
một món quà từ trời cao, chúng ta không thể tự mình kiếm được. Những tuần
qua, chúng ta cứ lặp đi lặp lại, “Tất cả sẽ tốt đẹp”, rồi bám víu vào sự đẹp đẽ
của tình nhân loại và để cho những lời khích lệ trỗi dậy từ cõi lòng chúng
ta. Nhưng khi ngày tháng trôi qua và nỗi sợ hãi tăng lên, ngay cả hy vọng
táo bạo nhất cũng tan biến. Niềm hy vọng của Đức Giêsu thì khác. Ngài
gieo vào lòng chúng ta sự xác tín rằng Thiên Chúa có khả năng làm cho mọi sự vận
hành qui về điều tốt lành bởi vì ngay từ trong nấm mồ Ngài đã mang lại sự sống.
Ngôi
mộ là nơi không ai bước vào lại từng bước ra. Nhưng Đức Giêsu đã trổi lên
vì chúng ta; Ngài đã trỗi dậy vì chúng ta, để mang lại sự sống đến nơi có sự
chết, để bắt đầu một câu chuyện mới ở chính nơi đặt một tảng đá. Ngài, người
đã lăn tảng đá bịt kín lối vào của ngôi mộ, cũng có thể lấy đi những tảng đá
trong cõi lòng chúng ta. Vì vậy, chúng ta đừng cam chịu thua cuộc; chúng
ta đừng đặt một tảng đá trước niềm hy vọng. Chúng ta có thể và phải hy vọng
bởi vì Chúa trung tín. Ngài không bỏ rơi chúng ta; Ngài đến thăm chúng ta
và đi vào trong những hoàn cảnh đau đớn, thống khổ và chết chóc của chúng ta. Ánh
sáng của Ngài xua tan bóng tối của ngôi mộ: hôm nay Ngài muốn ánh sáng đó xuyên
thấu cả những góc tăm tối nhất trong cuộc đời chúng ta. Anh chị em thân mến,
ngay cả khi anh chị em đã chôn vùi hy vọng trong cõi lòng anh chị em em, cũng đừng
từ bỏ hy vọng: Thiên Chúa thì cao cả hơn. Bóng tối và cái chết không nói lời
phán quyết cuối cùng. Hãy mạnh mẽ lên, bởi vì với Thiên Chúa không có gì mất
đi!
Can
đảm . Đây là một từ thường được Đức Giêsu nói trong Tin Mừng. Chỉ
một lần người khác nói điều đó, để khuyến khích một người gặp khó: Can đảm lên; hãy
trỗi dậy, [Đức Giêsu] đang gọi bạn! ( Mc 10:49). Chính
Ngài, Đấng Phục Sinh, đã nâng chúng ta lên khỏi cảnh khốn cùng của chúng
ta. Nếu, trên hành trình của anh chị em, anh chị em cảm thấy yếu đuối và bạc
nhược, hoặc sa ngã, đừng sợ, Chúa sẽ đưa tay giúp đỡ và nói với anh chị em: “Can
đảm lên!”. Anh chị em có thể nói, như Don Abbondio (trong tiểu thuyết của
Manzoni), “Can đảm không phải là thứ bạn có thể tự tặng cho mình” ( I
Promessi Sposi,XXV). Đúng, anh chị em không thể tặng nó cho chính
mình, nhưng anh chị em có thể nhận nó như một món quà. Tất cả những gì anh
chị em phải làm là mở lòng mình ra trong cầu nguyện và lăn đi, dù ở mức độ
không đánh kể, tảng đá đặt ở lối vào cõi lòng anh chị em để ánh sáng Đức Giêsu
có thể đi vào. Anh chị em chỉ cần xin Ngài: Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến với
con giữa nỗi sợ hãi của con và cũng nói với con: Can đảm lên! Lạy Chúa, cùng
với Chúa, chúng con sẽ bị thử thách nhưng không bị lung lay. Và, dù có bất
cứ nỗi buồn nào trong chúng con, chúng con sẽ được củng cố trong hy vọng, vì với
Chúa, thập giá dẫn đến phục sinh bởi vì Chúa ở cùng chúng con trong bóng đêm tối
tăm của chúng con; Chúa chắc chắn ở giữa những hoang mang nghi ngại của
chúng con, giữa lời nói thốt ra từ sự im lặng của chúng con và không gì có thể
cướp chúng con ra khỏi tình yêu mà Chúa dành cho chúng con.
Đây
là thông điệp Phục Sinh, một thông điệp của niềm hy vọng. Nó chứa đựng một
phần thứ hai, việc sai đi. Đức Giêsu nói, “Về báo cho anh em của Thầy để họ
đến Ga-li-lê” (Mt 28:10). Thiên thần nói:, “Người đi Ga-li-lê trước
các ông”(Mt 28:7). Chúa đi trước chúng ta. Thật đáng khích lệ
khi biết rằng Ngài đi trước chúng ta trong sự sống và trong sự chết; Ngài đi
trước chúng ta đến Galilê, nghĩa là đến nơi gợi lên cho Ngài và các môn đệ ký ức
về cuộc sống hàng ngày, gia đình và công việc. Chúa Giêsu muốn chúng ta
mang hy vọng đến đó, đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đối với các môn
đệ, Galilê cũng là nơi nhiều kỷ niệm, vì đó là nơi đầu tiên họ được kêu gọi. Trở
về Galilê nghĩa là nhớ rằng chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương và kêu gọi. Chúng
ta cần tiếp tục cuộc hành trình, nhắc nhở bản thân rằng chúng ta được sinh ra
và tái sinh nhờ một lời mời gọi được trao ban cho chúng ta vì tình yêu cách
nhưng không. Đây luôn là điểm quy chiếu để từ đó chúng ta có thể bắt đầu
lên đường một lần nữa, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng và thử thách này.
Nhưng
hơn thế nữa. Galilê nơi họ xuất phát là khu vực xa Jerusalem nhất. Không
chỉ về mặt địa lý. Galilê cũng là nơi cách xa tính thánh thiêng của Thành
Thánh Jerusalem nhất . Đó là khu vực những người thuộc các
tôn giáo khác nhau sinh sống: đó là Galilê “miền đất của dân ngoại” (Mt 4:15). Chúa
Giêsu sai họ đến đó và yêu cầu họ bắt đầu lại từ đó. Điều này nói gì với
chúng ta? Rằng thông điệp hy vọng không nên giới hạn ở những nơi thánh thiêng
của chúng ta mà nên được mang đến cho mọi người. Bởi vì mọi người đang cần
trấn an, và nếu chúng ta, những người đã chạm vào “Lời sự sống” (1Gioan 1: 1),
mà không trao ban, thì ai sẽ trao ban? Thật đẹp biết bao khi là Kitô hữu,
mang đến sự an ủi, mang gánh nặng của người khác và mang đến sự khích lệ: sứ giả
sự sống trong thời điểm chết chóc! Trong mọi miền Galilê, trong mọi khu vực
của gia đình nhân loại mà tất cả chúng ta thuộc về và là một phần của chúng ta
- vì tất cả chúng ta đều là anh chị em –ước gì chúng ta có thể mang đến bài ca
sự sống! Ước gì chúng ta làm im đi tiếng khóc than cái chết, không còn chiến
tranh nữa! Ước gì chúng ta có thể ngừng sản xuất và buôn bán vũ khí, vì
chúng ta cần bánh mì chứ không phải súng đạn! Hãy kết thúc việc phá thai
và giết chết những trẻ em vô tội. Ước gì trái tim của những người đủ ăn đủ
mặc mở ra để lấp đầy bàn tay trống rỗng của những người nghèo túng!
Cuối
cùng, những người phụ nữ đó đã giữ chặt chân Chúa Giêsu (Mt 28:
9); đôi chân đã đi rất xa để gặp chúng ta, đến độ đi vào ngôi mộ và trổi
lên từ đó. Những người phụ nữ ôm lấy đôi chân đã đạp nát cái chết và mở ra
con đường hy vọng. Hôm nay, là những người hành hương tìm kiếm hy vọng,
chúng con bám vào Chúa, lạy Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng con quay lưng lại
với cái chết và mở rộng trái tim cho Chúa, vì Chúa chính là Sự Sống.
Nguồn: Zenit.org
Chuyển ngữ: Phạm văn Trung