NHỮNG QUY LUẬT TỔNG QUÁT

VỀ NĂM PHỤNG VỤ VÀ LỊCH CHUNG RÔMA

CHƯƠNG I
NĂM PHỤNG VỤ

1.   Bằng việc tưởng niệm linh thánh, vào những ngày ấn định trong suốt năm, Hội Thánh cử hành công trình cứu độ của Chúa Kitô. Mỗi tuần lễ, vào ngày gọi là Chúa nhật, Hội Thánh tưởng niệm sự Phục sinh của Chúa. Mỗi năm một lần, vào Đại lễ Phục sinh, Hội Thánh cũng họp mừng biến cố này cùng với sự Thương Khó hồng phúc của Người. Trong chu kỳ một năm, Hội Thánh triển khai toàn thể mầu nhiệm của Chúa Kitô và kính nhớ ngày sinh trên trời của các Thánh.

Vào các mùa khác nhau của năm phụng vụ, theo những kỷ luật truyền thống, Hội Thánh thực hiện việc huấn luyện các tín hữu những thực hành thiêng liêng và ngoài thân xác, nhờ việc giáo huấn, sự cầu nguyện, nhờ hãm mình đền tội và công việc bác ái.[1]

2.   Những nguyên tắc sau đây có thể và phải được áp dụng cho cả Nghi lễ Rôma cũng như mọi Nghi lễ khác. Nhưng những quy luật thực hành phải được coi như chỉ liên quan đến Nghi lễ Rôma, trừ phi đề cập tới những vấn đề, xét theo bản chất của chúng, cũng liên hệ đến những Nghi lễ khác.[2]

I. NHỮNG NGÀY PHỤNG VỤ

I. Ngày phụng vụ nói chung

3.   Mỗi ngày được thánh hóa nhờ những cử hành phụng vụ của dân Chúa, cách riêng nhờ hy tế Thánh Thể và thần vụ.

Ngày phụng vụ kéo dài từ nửa đêm cho đến nửa đêm. Nhưng việc cử hành ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng bắt đầu từ chiều ngày hôm trước.

II. Chúa nhật

4.   Ngày đầu mỗi tuần, gọi là ngày của Chúa hay Chúa nhật, Hội Thánh họp mừng mầu nhiệm vượt qua, do truyền thống các Tông đồ bắt nguồn từ chính ngày Chúa Kitô sống lại. Vì thế, Chúa nhật phải được coi là ngày lễ quan trọng hàng đầu.[3]

5.   Vì tầm quan trọng đặc biệt đó, Chúa nhật chỉ nhường chỗ cho các lễ trọng và các ngày lễ kính Chúa. Nhưng các Chúa nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh chiếm vị trí ưu tiên trên mọi lễ kính Chúa và mọi lễ trọng. Khi gặp các Chúa nhật này, các lễ trọng sẽ mừng vào ngày thứ hai, trừ phi các lễ đó trùng với Chúa nhật Lễ Lá hay Chúa nhật Phục sinh.

6.   Tự nó, trong ngày Chúa nhật không mừng lễ nào khác cách vĩnh viễn. Nhưng :

a)   Chúa nhật trong tuần Bát nhật Giáng sinh, mừng lễ Thánh Gia Thất ;

b)   Chúa nhật sau mồng 6 tháng giêng, mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa ;

c)   Chúa nhật sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, mừng lễ trọng kính Chúa Ba Ngôi ;

d)   Chúa nhật cuối cùng Mùa Thường Niên, mừng lễ trọng kính Đức Giêsu Kitô, Vua vũ trụ.

7.   Nơi nào các lễ Hiển Linh, Thăng Thiên, Mình và Máu Thánh Chúa Kitô không phải là lễ buộc, thì mừng vào Chúa nhật như ngày riêng của các lễ đó như sau :

a) Lễ Hiển Linh mừng vào Chúa nhật từ mồng 2 đến mồng 8 tháng giêng ;

b) Lễ Thăng Thiên mừng vào Chúa nhật VII Phục sinh ;

c) Lễ trọng kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô vào Chúa nhật sau lễ Chúa Ba Ngôi.

III. Các lễ trọng, lễ kính và lễ nhớ

8.   Trong chu kỳ một năm, khi họp mừng mầu nhiệm Chúa Kitô, Hội Thánh cũng mừng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, với lòng yêu mến đặc biệt, và cũng thúc giục các tín hữu sốt sắng kính nhớ các thánh Tử Đạo và các Thánh khác.[4]

9.   Sẽ kính nhớ bắt buộc trong Hội Thánh toàn cầu các vị Thánh có tầm quan trọng phổ quát ; các vị Thánh khác thì được ghi trong lịch nhưng để tự do kính nhớ, hoặc được tôn kính riêng trong Hội Thánh địa phương trong một quốc gia hay một dòng tu.[5]

10. Tùy theo tầm quan trọng, các lễ cử hành sẽ được phân biệt với nhau và phân chia thành : lễ trọng, lễ kính và lễ nhớ.

11. Lễ trọng là những ngày đặc biệt, được cử hành từ Kinh Chiều I ngày hôm trước. Có vài lễ trọng có lễ vọng riêng cử hành chiều ngày hôm trước, nếu cử hành thánh lễ ban chiều.

12. Có hai lễ trọng đặc biệt là lễ Phục sinh và lễ Giáng sinh. Hai lễ này kéo dài trong tám ngày liên tục. Cả hai tuần Bát nhật đều được tổ chức theo những quy luật riêng.

13. Lễ kính sẽ mừng trong giới hạn một ngày ; vì thế, không có kinh Chiều I, trừ phi những ngày lễ kính Chúa gặp Chúa nhật Thường niên và Chúa nhật mùa Giáng sinh và thần vụ của các ngày lễ kính đó thay thế thần vụ của các Chúa nhật vừa kể.

14. Lễ nhớ gồm có lễ nhớ bắt buộc và lễ nhớ không bắt buộc. Việc cử hành các lễ nhớ được dung hòa với việc cử hành các ngày trong tuần, theo những quy luật trình bày trong Quy chế tổng quát về Sách lễ Rôma và trong Quy chế tổng quát về Các giờ Kinh Phụng vụ.

Những lễ nhớ bắt buộc gặp ngày thường trong mùa Chay thì chỉ có thể mừng như lễ nhớ không bắt buộc thôi.

Nếu trong một ngày có ghi trong lịch nhiều lễ nhớ không bắt buộc, thì chỉ mừng một lễ nhớ thôi và bỏ các lễ nhớ khác.

15. Các ngày thứ bảy mùa Thường Niên không có lễ nhớ bắt buộc, có thể mừng lễ nhớ không bắt buộc kính Đức Mẹ.

IV. Những ngày trong tuần

16. Những ngày sau Chúa nhật của mỗi tuần gọi là ngày trong tuần. Những ngày đó được cử hành khác nhau, tùy tầm quan trọng riêng của mỗi ngày :

a) Ngày thứ Tư Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh từ thứ Hai đến chiều thứ Năm chiếm vị trí ưu tiên trên mọi cử hành khác.

b) Các ngày trong tuần thuộc mùa Vọng từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 12, và mọi ngày trong tuần thuộc mùa Chay chiếm vị trí ưu tiên trên các lễ nhớ bắt buộc.

c) Các ngày trong tuần thuộc các Mùa khác sẽ nhường bước cho mọi lễ trọng, mọi lễ kính và sẽ dung hòa với các lễ nhớ.

II. CHU KỲ NĂM PHỤNG VỤ

17. Trong chu kỳ năm phụng vụ, Hội Thánh tưởng niệm toàn thể mầu nhiệm Chúa Kitô, từ mầu nhiệm Nhập Thể cho đến ngày Hiện Xuống và cho đến việc trông đợi Chúa quang lâm.[6]

A.   Tam Nhật Vượt Qua

18. Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo, nhất là nhờ mầu nhiệm Phục sinh của Người. Nhờ đó, Người đã chết để tiêu diệt sự chết của chúng ta và sống lại để khôi phục sự sống cho chúng ta. Chính Tam nhật Phục sinh, nhằm tưởng niệm cuộc thương khó và Phục sinh của Chúa, sáng chói lên như tột đỉnh của cả năm phụng vụ.[7] Cũng như trong tuần lễ, Chúa nhật là ngày trọng đại, thì trong năm phụng vụ, lễ Phục Sinh là lễ trọng đại nhất.[8]

19. Tam nhật Vượt Qua tưởng niệm cuộc Thương Khó và Phục sinh của Chúa, bắt đầu từ Thánh lễ chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa và kết thúc bằng giờ Kinh Chiều Chúa nhật Phục sinh ; trung tâm của Tam nhật là đêm Canh Thức Vượt Qua.

20. Trong ngày thứ sáu tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa [9] và tùy nghi cả ngày thứ bảy cho tới lễ Canh thức Phục sinh,[10] khắp nơi đều giữ chay thánh Phục sinh.

21. Lễ Canh Thức Phục sinh, trong đêm thánh Chúa sống lại, được coi là "Mẹ của mọi lễ Canh Thức".[11] Trong lễ Canh thức này, Hội Thánh canh thức để mong đợi Chúa Kitô sống lại và cử hành mầu nhiệm Phục sinh ấy trong các bí tích. Vì thế, tất cả buổi lễ Canh thức này phải được cử hành ban đêm : khởi sự khi đêm tối đã bắt đầu và kết thúc trước rạng đông ngày Chúa nhật.

B.   Mùa Phục sinh

22. Năm mươi ngày từ Chúa nhật Phục sinh đến Chúa nhật Hiện xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất, hơn thế, như một "Đại Chúa nhật".[12]

Đặc biệt trong những ngày này hát Alleluia.

23. Các Chúa nhật mùa này được coi là những Chúa nhật Phục sinh, và các ngày Chúa nhật sau Chúa nhật Phục sinh gọi là Chúa nhật II, III, IV, V, VI, VII Phục sinh. Ngày Chúa nhật Hiện xuống kết thúc thời gian thánh năm mươi ngày này.

24. Tám ngày đầu mùa Phục sinh là tuần Bát nhật Phục sinh và được cử hành như là các ngày lễ trọng kính Chúa.

25. Lễ Thăng thiên cử hành ngày thứ bốn mươi sau lễ Phục sinh ; nơi nào lễ này không phải lễ buộc, thì cử hành vào Chúa nhật VII Phục sinh (x. số 7).

26. Những ngày sau lễ Thăng thiên cho đến hết ngày thứ bảy trước lễ Hiện xuống là những ngày chuẩn bị đón mừng Chúa Thánh Thần ngự đến.

C.   Mùa Chay

27. Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành lễ Phục sinh. Phụng vụ mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu cử hành mầu nhiệm Phục sinh. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc khai tâm kitô giáo ; còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tẩy và việc sám hối.[13]

28. Mùa Chay bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc ngay trước Thánh lễ Tiệc Ly.

Không đọc Alleluia từ đầu mùa Chay cho tới lễ Canh Thức Phục sinh.

29. Ngày thứ Tư đầu mùa Chay có xức tro ; ngày đó khắp nơi ăn chay.[14]

30.   Các Chúa nhật mùa này gọi là Chúa nhật I, II, III, IV, V mùa Chay. Chúa nhật thứ sáu, bắt đầu Tuần Thánh, gọi là Chúa nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa.

31. Tuần Thánh nhằm tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Kitô từ lúc Người vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia.

Sáng thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giám mục đồng tế với linh mục đoàn, làm phép dầu thánh và cung hiến dầu hiến thánh.

D. Mùa Giáng sinh

32. Sau việc cử hành hàng năm mầu nhiệm Phục sinh, Hội Thánh không có việc cử hành nào cổ xưa bằng việc kính nhớ Chúa Giáng sinh và kính nhớ những lần tỏ mình đầu tiên của Người : đó là mùa Giáng Sinh.

33. Mùa Giáng sinh bắt đầu từ giờ Kinh Chiều I lễ Chúa Giáng sinh cho đến hết Chúa nhật lễ Hiển Linh, hoặc Chúa nhật sau ngày 6 tháng giêng.

34. Thánh lễ Vọng Giáng sinh cử hành vào ban chiều ngày 24 tháng 12 trước hoặc sau giờ Kinh Chiều I.

Trong ngày lễ Chúa Giáng sinh, theo truyền thống cổ xưa của Rôma, có thể cử hành ba thánh lễ nghĩa là lễ đêm, lễ rạng đông và lễ ban ngày.

35. Lễ Chúa Giáng Sinh có tuần Bát nhật được sắp xếp như sau :

a) Chúa nhật trong tuần Bát Nhật, hoặc nếu không có Chúa nhật này, thì ngày 30 tháng 12, là lễ Thánh gia Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse.

b) Ngày 26 tháng 12 là lễ kính thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi.

c) Ngày 27 tháng 12 là lễ kính thánh Gioan tông đồ, tác giả sách Tin Mừng.

d) Ngày 28 tháng 12 là lễ kính các thánh Anh Hài.

e) Ngày 1 tháng giêng, Bát nhật lễ Giáng Sinh là lễ trọng mừng Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời ; trong ngày này cũng kính nhớ việc đặt tên cho Chúa Giêsu.

36. Chúa nhật từ ngày 2 đến ngày 5 tháng giêng là Chúa nhật II sau lễ Giáng sinh.

37. Lễ Hiển Linh cử hành vào ngày 6 tháng giêng, nơi nào lễ này không phải là lễ buộc, thì cử hành vào Chúa nhật từ 2 đến 8 tháng Giêng (x. số 7).

38. Chúa nhật sau ngày 6 tháng giêng là lễ kính Chúa Giê-su chịu phép rửa.

E.   Mùa Vọng

39. Mùa Vọng có hai đặc tính : vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng sinh, trong lễ này, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người ; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi.

40. Mùa Vọng bắt đầu từ giờ Kinh Chiều I ngày Chúa nhật nhằm ngày 30 tháng 11, hoặc nhằm ngày nào gần nhất, và kết thúc trước giờ Kinh Chiều I lễ Chúa Giáng sinh.

41. Các Chúa nhật mùa này gọi là Chúa nhật I, II, III, IV Mùa Vọng.

42. Các ngày trong tuần từ 17 đến hết ngày 24 tháng 12 là những ngày nhằm cách trực tiếp hơn việc chuẩn bị lễ Chúa Giáng Sinh.

F.   Mùa Thường niên

43. Ngoài những mùa có đặc tính riêng biệt, còn lại ba mươi ba hoặc ba mươi bốn tuần trong chu kỳ năm phụng vụ. Trong các tuần lễ này, không có cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu nhiệm Chúa Kitô ; nhưng lại tôn kính toàn bộ mầu nhiệm Chúa Kitô, nhất là trong các ngày Chúa nhật, thời gian này gọi là mùa Thường niên.

44. Mùa Thường niên bắt đầu từ thứ hai kế tiếp Chúa nhật sau ngày 6 tháng giêng, và kéo dài đến hết thứ ba trước mùa Chay ; rồi lại bắt đầu từ thứ hai sau Chúa nhật lễ Hiện xuống và kết thúc trước giờ Kinh Chiều I Chúa nhật I mùa Vọng.

Vì thế, có một loạt công thức trong sách Các Giờ Kinh Phụng vụ cũng như trong Sách Lễ dành cho các Chúa nhật và các ngày trong tuần mùa này.

G. Các ngày Cầu mùa và Bốn mùa

45.     Các ngày Cầu Mùa và Bốn Mùa trong năm, Hội Thánh thường cầu xin Chúa cho những nhu cầu khác nhau của con người, nhất là cho ruộng đất sinh hoa quả, cho công ăn việc làm của con người, đồng thời công khai tạ ơn Chúa.

46. Để những ngày Cầu Mùa và Bốn Mùa trong năm có thể thích ứng với nhu cầu địa phương và tín hữu, các Hội đồng Giám mục phải quy định thời gian và cách thức cử hành những ngày đó.

Vì thế, các vị có thẩm quyền cần lưu tâm đến nhu cầu địa phương, mà đặt ra những quy tắc cho việc cử hành các ngày nói trên : kéo dài một hay nhiều ngày, làm một hay nhiều lần trong năm.

47. Để cử hành mỗi ngày lễ nói trên, thì chọn thánh lễ nào trong những lễ cho các nhu cầu khác nhau, thích hợp hơn với ý cầu nguyện.

CHƯƠNG II
LỊCH PHỤNG VỤ

I. LỊCH VÀ NHỮNG CỬ HÀNH PHỤNG VỤ
ĐƯỢC GHI TRONG LỊCH

48. Niên lịch điều hành và tổ chức việc cử hành năm phụng vụ. Có niên lịch chung và niên lịch riêng tùy như đã được ấn định để dùng cho toàn thể Hội Thánh theo Nghi lễ Rôma hay cho một Hội Thánh địa phương hoặc cho một tu hội nào đó.

49. Lịch chung ghi toàn bộ chu kỳ các lễ liên quan tới mầu nhiệm cứu độ trong Phần riêng về Mùa, các lễ liên quan tới các Thánh có tầm quan trọng phổ quát buộc mọi người phải mừng kính và liên quan tới các Thánh khác biểu lộ được đời sống thánh thiện vừa phổ quát vừa liên tục trong Dân Chúa.

Còn những Lịch riêng gồm những lễ có tính cách riêng tư hơn được sắp xếp một cách hợp lý và chặt chẽ với chu kỳ chung,[15] vì mỗi Hội Thánh, mỗi hội dòng phải đặc biệt tôn kính những vị Thánh thuộc riêng của mình vì lý do đặc biệt.

Các lịch riêng phải do Giới thẩm quyền biên soạn và được Tông Tòa chuẩn nhận.

50. Khi biên soạn những niên lịch riêng, cần lưu ý những điều sau :

a) Phần riêng về mùa tức là chu kỳ các mùa, các lễ trọng và các lễ kính, nhằm diễn giải và suy tôn mầu nhiệm cứu độ trong năm phụng vụ. Chu kỳ này phải luôn được giữ trọn vẹn và chiếm vị trí ưu tiên trên các lễ riêng.

b) Những lễ riêng phải được sắp xếp chặt chẽ với những lễ chung. Cần phải để ý tới thứ tự và ưu tiên được chỉ trong bảng ghi những ngày phụng vụ. Để các niên lịch riêng đừng quá nhiều lễ, thì mỗi vị Thánh chỉ được kính một lần trong năm mà thôi. Còn nơi nào vì lý do mục vụ đòi buộc thì kính một lần khác theo công thức lễ nhớ tự do, vào dịp kỷ niệm ngày di chuyển, hoặc tìm thấy hài cốt của Thánh Bổn mạng hoặc của Vị sáng lập các giáo đoàn hay các hội dòng.

c) Những lễ được phép riêng để cử hành không được mừng trùng với các lễ đã sẵn có trong chu kỳ mầu nhiệm cứu độ, cũng không được tăng số quá mức cần thiết.

51. Mặc dầu thuận tiện để mỗi giáo phận có lịch riêng và phần riêng về Các Giờ Kinh Phụng Vụ và thánh lễ. Tuy nhiên vẫn không có gì ngăn trở, nếu dùng lịch và phần riêng đã được các người liên hệ cộng tác biên soạn chung cho toàn giáo tỉnh, hoặc một miền quốc gia hay một địa hạt rộng lớn hơn.

Cũng thế, có thể giữ nguyên tắc trên đây trong các niên lịch của các hội dòng dùng cho nhiều tỉnh thuộc cùng một địa hạt dân sự.

52. Niên lịch riêng được soạn thảo bằng cách đưa xen vào những lễ riêng : lễ trọng, lễ kính và lễ nhớ, nghĩa là :

a) Trong niên lịch giáo phận, đưa xen vào : lễ Bổn Mạng, lễ Cung hiến nhà thờ chính tòa, lễ các Thánh và Chân phúc có liên hệ đặc biệt với giáo phận, ví dụ liên hệ về nguồn gốc vì cư trú lâu ngày hay qua đời tại đó.

b) Trong niên lịch hội dòng, đưa xen vào : lễ Tước hiệu, lễ Đấng sáng lập, lễ Bổn Mạng, lễ các Thánh và Chân phúc đã là thành phần hay có liên hệ đặc biệt với hội dòng ấy.

c) Trong niên lịch mỗi nhà thờ, đưa vào : các lễ riêng của giáo phận hay của hội dòng, lễ riêng của chính nhà thờ được kê khai trong bảng ghi các ngày phụng vụ, lễ các Thánh có xác được giữ trong nhà thờ. Thành phần các hội dòng hợp với cộng đoàn Hội Thánh địa phương, để cử hành lễ giáp năm cung hiến nhà thờ chính tòa, và lễ các Thánh Bổn Mạng chính của địa phương và của địa hạt rộng lớn hơn nơi các ngài cư trú.

53. Khi giáo phận hay hội dòng nào có nhiền Thánh và Chân phúc, thì nên tránh đừng để cho niên lịch toàn giáo phận hay toàn tu hội có quá nhiều lễ. Bởi đó :

a) Trước hết, có thể cử hành lễ chung mọi Thánh và Chân phúc của giáo phận hay hội dòng, hay lễ một loại Thánh nào trong các vị đó.

b)   Chỉ ghi vào niên lịch để kính riêng các Thánh hay Chân phúc có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn giáo phận hay hội dòng.

c)   Chỉ phải kính các Thánh và Chân phúc khác ở những nơi các ngài có liên hệ khá mật thiết, hay ở những nơi có giữ xác các ngài.

54. Phải ghi những lễ riêng vào niên lịch như các lễ nhớ bắt buộc hay không bắt buộc, trừ khi có tiên liệu thể khác, trong bảng ghi các ngày phụng vụ, đối với một số trong các lễ đó, hoặc khi có những lý do lịch sử hay mục vụ đặc biệt. Nhưng không cấm cử hành cách trọng thể hơn trong một số nơi, sánh với toàn giáo phận hay tu hội

55. Những ai buộc dùng niên lịch riêng, đều phải giữ những lễ ghi trong niên lịch đó và không được bỏ hoặc thay đổi bậc lễ, nếu không được Tông Tòa chuẩn nhận.

II. NGÀY RIÊNG CỦA CÁC CỬ HÀNH

56. Hội Thánh quen mừng kính các Thánh vào ngày sinh trên trời của các ngài, tức là ngày các ngài khởi đầu cuộc sống trên thiên quốc ; nên giữ điều đó cả trong những lễ riêng được ghi trong niên lịch riêng.

Tuy những lễ riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với Hội Thánh địa phương hay đối với hội dòng, nhưng, để có sự thống nhất ngần nào có thể, rất nên cử hành lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ bắt buộc, ghi trong niên lịch chung.

Bởi đó, khi ghi những lễ riêng vào niên lịch riêng, phải giữ những điều sau đây :

a) Những lễ nào có sẵn trong niên lịch chung, phải được ghi trong niên lịch riêng đúng cùng một ngày như niên lịch chung ; nếu cần có thể đổi bậc lễ.

Còn về niên lịch giáo phận hay hội dòng, cũng phải giữ như thế, khi ghi các lễ chỉ là lễ riêng của nhà thờ.

b) Nếu trong niên lịch chung không thấy có lễ mừng kính các Thánh, thì mừng kính vào ngày riêng có liên hệ với vị Thánh, như ngày thụ phong, ngày tìm thấy hay di chuyển hài cốt : bằng không, thì mừng kính vào ngày không có lễ nào khác trong lịch riêng.

c) Nếu ngày sinh trên trời hay ngày dành riêng kính vị Thánh bị ngăn trở vì một lễ buộc khác ghi trong niên lịch chung hay riêng, dù ở bậc thấp hơn, thì mừng kính vào ngày gần nhất không bị ngăn trở như thế.

d) Nếu là trường hợp những lễ không thể dời sang ngày khác vì những lý do mục vụ, thì phải dời lễ gây cản trở đó đi.

đ) Các lễ khác gọi là lễ được phép riêng, thì phải ghi vào ngày thích hợp hơn, xét theo khía cạnh mục vụ.

e)   Để chu kỳ năm phụng vụ thật sáng ngời, và để các lễ mừng kính các Thánh không bị ngăn trở vĩnh viễn, thì đừng ghi những lễ riêng vào các ngày thường gặp mùa Chay và tuần Bát nhật Phục sinh, cũng đừng ghi vào những ngày từ 17 đến 31 tháng Mười Hai ; nhưng được phép ghi vào những ngày có lễ nhớ không bắt buộc, hay những lễ kính trong bảng ghi ngày phụng vụ nói trong số 6 a, b, c, d, hoặc những lễ trọng không thể dời sang mùa khác được.

Các Hội Đồng Giám Mục có thể dời lễ trọng mừng thánh Giuse (19/3) sang một ngày khác ngoài mùa Chay, trừ khi đó là lễ buộc.

57. Nếu những Thánh hay Chân phúc nào được ghi trong niên lịch cùng một lúc, thì luôn luôn được mừng chung với nhau, mỗi khi phải mừng ở cùng bậc lễ, mặc dầu một hay ít nhiều vị được mừng kính cách đặc biệt hơn. Nhưng nếu một hay ít nhiều vị phải được mừng ở bậc lễ cao hơn, thì chỉ đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ về vị Thánh ấy, và không mừng các vị khác, trừ khi thấy nên mừng các vị đó vào một ngày khác dưới hình thức lễ nhớ bắt buộc.

58. Để phục vụ lợi ích mục vụ cho giáo dân, trong các Chúa nhật Thường niên, được phép mừng các lễ nào gặp trong tuần mà được giáo dân sùng mộ, miễn là những lễ ấy cao hơn chính ngày Chúa nhật theo bảng ghi thứ tự ưu tiên. Có thể mừng các lễ ấy trong mọi thánh lễ có đông giáo dân tham dự.

59. Về việc cử hành theo thứ tự ưu tiên giữa các ngày phụng vụ, chỉ có một bảng điều hành duy nhất sau đây :

BẢNG GHI NGÀY PHỤNG VỤ

sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

I

1. Tam nhật Phục Sinh tưởng niệm cuộc Thương Khó và sự Phục sinh của Chúa.

2. Lễ Giáng sinh, Hiển linh, Thăng thiên và Hiện xuống.

Các Chúa nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh.

Thứ tư lễ Tro.

Các ngày trong Tuần Thánh, từ thứ hai đến hết thứ năm.

Các ngày trong tuần Bát nhật Phục sinh.

3. Các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các thánh có ghi trong lịch chung.

Lễ cầu cho mọi tín hữu đã qua đời.

4. Các lễ trọng riêng, tức là :

a) Lễ trọng thánh Bổn mạng chính của địa phương, thành phố hay quốc gia ;

b) Lễ trọng Cung hiến thánh đường, hay ngày kỷ niệm Cung hiến thánh đường đó ;

c) Lễ trọng mừng tước hiệu của nhà thờ ;

d) Lễ trọng của dòng hay hội dòng mừng tước hiệu, hoặc Đấng sáng lập dòng, hay Bổn mạng chính của dòng.

II

5. Các lễ kính Chúa có ghi trong lịch chung.

6. Các Chúa nhật mùa Giáng sinh và mùa Thường niên.

7. Các lễ kính Đức Mẹ và các Thánh có ghi trong lịch chung.

8. Các lễ kính riêng, tức là :

a) Lễ Bổn Mạng chính của địa phận.

b) Lễ kỷ niệm Cung hiến nhà thờ chính tòa.

c) Lễ kính Bổn mạng chính của miền, tỉnh, nước hay một vùng rộng lớn.

d) Lễ kính của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng mừng tước hiệu, Đấng sáng lập, Thánh Bổn mạng, trừ những điểm đã nói trong số 4.

đ) Các lễ kính riêng của một vài nhà thờ.

e) Các lễ kính khác có ghi trong lịch địa phận, dòng hay hội dòng

9. Các ngày trong tuần thuộc mùa Vọng, từ ngày 17 đến hết 24 tháng 12.

Các ngày trong tuần Bát nhật Giáng sinh.

Các ngày trong tuần thuộc mùa Chay.

III

10. Các lễ nhớ bắt buộc có ghi trong lịch chung.

11. Các lễ nhớ bắt buộc riêng, tức là :

a) Các lễ nhớ Bổn mạng phụ của địa phương, địa phận, miền hay tỉnh, quốc gia, một vùng rộng lớn, của dòng hay hội dòng và tỉnh dòng.

b) Ít nhiều lễ nhớ bắt buộc riêng của một vài nhà thờ.

c) Các lễ nhớ bắt buộc khác có ghi trong lịch địa phận, dòng hay hội dòng.

12.   Các lễ nhớ không bắt buộc đã được nói tới một cách đặc biệt trong Quy chế tổng quát về thánh lễ và thần vụ, thì có thể xảy ra vào cả những ngày đã nói ở số 9. Cũng vì lý do đó, khi những lễ nhớ bắt buộc trùng với những ngày trong tuần thuộc mùa Chay, thì có thể được cử hành như lễ nhớ không bắt buộc.

13. Các ngày trong tuần, từ đầu mùa Vọng cho đến hết ngày 16 tháng 12.

Các ngày trong tuần thuộc mùa Giáng Sinh, từ ngày 2 tháng Giêng đến ngày thứ bảy sau lễ Hiển linh.

Các ngày trong tuần thuộc mùa Phục sinh, từ thứ hai sau tuần Bát nhật Phục sinh, cho đến hết thứ bảy trước lễ Hiện xuống.

Các ngày trong tuần thuộc mùa Thường niên.

60. Nếu gặp nhiều lễ phải kính trong cùng một ngày, thì đọc thần vụ về lễ nào có địa vị cao hơn trong bảng ghi ngày phụng vụ. Nhưng trường hợp một lễ trọng bị ngăn trở vì gặp một ngày phụng vụ ưu tiên, thì lễ trọng ấy được chuyển sang một ngày nào gần nhất, không vướng phải những ngày đã nói trong bảng thứ tự ưu tiên, từ số 1 đến số 8, nhưng phải giữ những điều đã quy định ở số 5 trong Quy luật tổng quát về Năm Phụng vụ (x. Quy chế tổng quát ở đầu Sách Lễ Rôma). Các lễ còn lại, thì năm đó bỏ luôn.

61. Còn nếu trong cùng một ngày mà Kinh Chiều II của lễ đang mừng trùng với Kinh Chiều I của ngày lễ hôm sau, thì cứ dựa theo bảng ghi ngày phụng vụ trên, mà cử hành Kinh Chiều của lễ nào có ưu tiên ; trường hợp hai lễ ngang nhau, thì đọc Kinh Chiều II của lễ đang mừng.


LỊCH PHỤNG VỤ CỦA HỘI THÁNH RÔMA

THÁNG GIÊNG

1

Cuối tuần bát nhật lễ Giáng sinh

THÁNH MARIA, MẸ THIÊN CHÚA.

Lễ trọng

2

Thánh Basiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô,

giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

3

Kính Danh rất thánh Chúa Giêsu

([16])

4

 

 

5

 

 

6

 

 

7

Thánh Raimunđô Penyafort, linh mục.

 

8

 

 

9

 

 

10

 

 

11

 

 

12

 

 

13

Thánh Hilariô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

 

14

 

 

15

 

 

16

 

 

17

Thánh Antôn, viện phụ.

Lễ nhớ

18

 

 

19

 

 

20

Thánh Fabianô, giáo hoàng, tử đạo.

Thánh Sêbastianô, tử đạo.

 

21

Thánh Anê, trinh nữ, tử đạo.

Lễ nhớ

22

Thánh Vinh Sơn, phó tế, tử đạo.

 

23

 

 

24

Thánh Phanxicô Salêsiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

25

THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI.

Lễ kính

26

Thánh Timôthêô và thánh Titô, giám mục.

Lễ nhớ

27

Thánh Angiêla Mêrici, trinh nữ.

 

28

Thánh Tôma Aquinô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

29

 

 

30

 

 

31

Thánh Gioan Bôscô, linh mục.

Lễ nhớ

 

CN trong khoảng từ mồng 2 đến mồng 8 tháng Giêng

CHÚA HIỂN LINH.

Lễ trọng

 

Chúa nhật sau mồng 6 tháng Giêng

CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA.

Lễ kính

 

THÁNG HAI

1

 

 

2

DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH.

Lễ kính

3

Thánh Blasiô, giám mục, tử đạo.

Thánh Ansgariô, giám mục.

 

5

Thánh Agatha, trinh nữ, tử đạo.

Lễ nhớ

6

Thánh Phaolô Miki và các bạn, tử đạo.

Lễ nhớ

7

 

 

8

Thánh Giêrônimô Êmilianô.

Thánh Josephina Bakhita, trinh nữ

 

9

 

 

10

Thánh Scôlastica, trinh nữ.

Lễ nhớ

11

Đức Mẹ Lộ Đức.

 

12

 

 

13

 

 

14

Thánh Cyrillô, đan sĩ và thánh Mêthôđiô, giám mục.

Lễ nhớ

15

 

 

16

 

 

17

Bảy thánh lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ.

 

18

 

 

19

 

 

20

 

 

21

Thánh Phêrô Đamianô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

 

22

LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ.

Lễ kính

23

Thánh Pôlicarpô, giám mục, tử đạo.

Lễ nhớ

24

 

 

25

 

 

26

 

 

27

 

 

28

 

 

29

 

 

 


THÁNG BA

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

Thánh Casimirô.

 

5

 

 

6

 

 

7

Thánh nữ Perpêtua và thánh nữ Fêlicita, tử đạo.

Lễ nhớ

8

Thánh Gioan Thiên Chúa, tu sĩ.

 

9

Thánh Phanxica Rômana, nữ tu.

 

10

 

 

11

 

 

12

 

 

13

 

 

14

 

 

15

 

 

16

 

 

17

Thánh Patriciô, giám mục.

 

18

Thánh Cyrilô, giám mục Giêrusalem, tiến sĩ Hội Thánh.

 

19

THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC TRINH NỮ MARIA.

Lễ trọng

20

 

 

21

 

 

22

 

 

23

Thánh Turibiô Môngrôvêjô, giám mục.

 

24

 

 

25

LỄ TRUYỀN TIN CHÚA.

Lễ trọng

26

 

 

27

 

 

28

 

 

29

 

 

30

 

 

31

 

 

 


THÁNG TƯ

1

 

 

2

Thánh Phanxicô Paola, ẩn tu.

 

3

 

 

4

Thánh Isiđôrô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

 

5

Thánh Vinh Sơn Ferrê, linh mục.

 

6

 

 

7

Thánh Gioan Baotixita Lasalle, linh mục.

Lễ nhớ

8

Thánh Stanislaô, giám mục, tử đạo.

Lễ nhớ

9

 

 

10

 

 

11

 

 

12

 

 

13

Thánh Martinô I, giáo hoàng, tử đạo.

 

14

 

 

15

 

 

16

 

 

17

 

 

18

 

 

19

 

 

20

 

 

21

Thánh Anselmô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh

 

22

 

 

23

Thánh Gêorgiô, tử đạo.

Thánh Adalbertô, giám mục, tử đạo

 

24

Thánh Fiđêlê Sigmaringen, linh mục, tử đạo

 

25

THÁNH MARCÔ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG.

Lễ kính

26

 

 

27

 

 

28

Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo.

Thánh Lu Y Maria Grignion Monfort, linh mục

 

29

Thánh Catarina Siêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

30

Thánh Piô V, giáo hoàng.

 

 


THÁNG NĂM

1

Thánh Giuse thợ.

 

2

Thánh Athanasiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

3

THÁNH PHILIPPHÊ VÀ THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ.

Lễ kính

4

 

 

5

 

 

6

 

 

7

 

 

8

 

 

9

 

 

10

 

 

11

 

 

12

Thánh Nêrêô và thánh Achillêô, tử đạo.

 

12

Thánh Pancratiô, tử đạo.

 

13

Đức Trinh Nữ Maria Fatima

 

14

THÁNH MATTHIA, TÔNG ĐỒ.

Lễ kính

15

 

 

16

 

 

17

 

 

18

Thánh Gioan I, giáo hoàng, tử đạo.

 

19

 

 

20

Thánh Bernađinô Siêna, linh mục.

 

21

Thánh Christôphôrô Magallanes, linh mục và các bạn, tử đạo.

 

22

Thánh Rita Cascia, nữ tu

 

23

 

 

24

 

 

25

Thánh Bêđa khả kính, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh

Thánh Grêgôriô VII, giáo hoàng.

Thánh Maria Magdalêna Pazzi, trinh nữ.

 

26

Thánh Philipphê Nêri, linh mục.

Lễ nhớ

27

Thánh Augustinô, giám mục Cantuariô.

 

28

 

 

29

 

 

30

 

 

31

ĐỨC MARIA THĂM VIẾNG

Lễ kính

 

Chúa nhật I sau Lễ Hiện Xuống : CHÚA BA NGÔI

Lễ trọng

 

Chúa nhật sau Lễ Chúa Ba Ngôi :

MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

Lễ trọng

 


THÁNG SÁU

1

Thánh Giustinô, tử đạo.

Lễ nhớ

2

Thánh Marcellinô và thánh Phêrô, tử đạo.

 

3

Thánh Carôlô Lwanga và các bạn, tử đạo.

Lễ nhớ

4

 

 

5

Thánh Bônifatiô, giám mục, tử đạo.

Lễ nhớ

6

Thánh Norbertô, giám mục.

 

7

 

 

8

 

 

9

Thánh Ephrem, phó tế, tiến sĩ Hội Thánh.

 

10

 

 

11

Thánh Barnaba, tông đồ.

Lễ nhớ

12

 

 

13

Thánh Antôn Pađôva, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

14

 

 

15

 

 

16

 

 

17

 

 

18

 

 

19

Thánh Rômualđô, viện phụ.

 

20

 

 

21

Thánh Lu Y Gonzaga, tu sĩ.

Lễ nhớ

22

Thánh Paulinô, giám mục Nôla.

Thánh Gioan Fisher, giám mục, và thánh Tôma More, tử đạo.

 

23

 

 

24

SINH NHẬT THÁNH GIOAN BAOTIXITA

Lễ trọng

25

 

 

26

 

 

27

Thánh Cyrillô, giám mục Alexandria, tiến sĩ Hội Thánh.

 

28

Thánh Irênê, giám mục, tử đạo.

Lễ nhớ

29

THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ.

Lễ trọng

30

Các thánh tử đạo tiên khởi của Hội Thánh Rôma.

 

 

Thứ sáu sau Chúa nhật II sau Lễ Hiện Xuống :

THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

Lễ trọng

 

Thứ bảy sau Chúa nhật II sau Lễ Hiện Xuống :

Trái tim Vô nhiễm Đức Trinh Nữ Maria

 

Lễ nhớ

 


THÁNG BẢY

1

 

 

2

 

 

3

THÁNH TÔMA, TÔNG ĐỒ.

Lễ kính

4

Thánh nữ Êlisabeth Bồ Đào Nha.

 

5

Thánh Antôn Maria Zaccaria, linh mục.

 

6

Thánh Maria Goretti, trinh nữ, tử đạo.

 

7

 

 

8

 

 

9

Thánh Augustinô Zhao Rong, linh mục và các bạn, tử đạo

 

10

 

 

11

Thánh Bênêđictô, viện phụ.

Lễ nhớ

12

 

 

13

Thánh Henricô.

 

14

Thánh Camillô Lellis, linh mục.

 

15

Thánh Bônaventura, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

16

Đức Mẹ núi Carmelô

 

17

 

 

18

 

 

19

 

 

20

Thánh Apôlinarê, giám mục tử đạo

 

21

Thánh Laurensô Brindisi, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

 

22

Thánh nữ Maria Magđalêna.

Lễ nhớ

23

Thánh Birgitta, nữ tu.

 

24

Thánh Sarbêliô Makhluf, linh mục

 

25

THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ.

Lễ kính

26

Thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Trinh Nữ Maria.

Lễ nhớ

27

 

 

28

 

 

29

Thánh nữ Martha.

Lễ nhớ

30

Thánh Phêrô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

 

31

Thánh Ignatiô Loyôla, linh mục.

Lễ nhớ

 


THÁNG TÁM

1

Thánh Alfonsô Maria Liguori , giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

2

Thánh Êusêbiô, giám mục Vercelli.

Thánh Phêrô Julianô Eymard, linh mục

 

3

 

 

4

Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục.

Lễ nhớ

5

Cung hiến vương cung thánh đường Đức Maria.

 

6

CHÚA HIỂN DUNG

Lễ kính

7

Thánh Xystô II, giáo hoàng và các bạn, tử đạo.

Thánh Cajêtanô, linh mục.

 

8

Thánh Đaminh, linh mục.

Lễ nhớ

9

Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh giá, trinh nữ , tử đạo

 

10

THÁNH LAURENSÔ, PHÓ TẾ, TỬ ĐẠO.

Lễ kính

11

Thánh Clara, trinh nữ.

Lễ nhớ

12

Thánh Gioanna Phanxica Chantal, nữ tu

 

13

Thánh Pontianô, giáo hoàng, và Thánh Hippôlytô, linh mục, tử đạo.

 

14

Thánh Maximilianô Maria Kôlbê, linh mục, tử đạo.

Lễ nhớ

15

ĐỨC MẸ LÊN TRỜI

Lễ trọng

16

Thánh Stêfanô Hungari.

 

17

 

 

18

 

 

19

Thánh Gioan Êuđê, linh mục.

 

20

Thánh Bernarđô, viện phụ, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

21

Thánh Piô X, giáo hoàng.

Lễ nhớ

22

Đức Trinh Nữ Maria Nữ vương.

Lễ nhớ

23

Thánh Rôsa Lima, trinh nữ.

 

24

THÁNH BARTHÔLÔMÊÔ, TÔNG ĐỒ.

Lễ kính

25

Thánh Lu Y.

Thánh Giuse Calasanz, linh mục.

 

26

 

 

27

Thánh nữ Mônica.

Lễ nhớ

28

Thánh Augustinô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

29

Thánh Gioan Baotixita bị trảm quyết.

Lễ nhớ

30

 

 

31

 

 

 


THÁNG CHÍN

1

 

 

2

 

 

3

Thánh Grêgôriô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

4

 

 

5

 

 

6

 

 

7

 

 

8

SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA.

Lễ kính

9

Thánh Phêrô Claver, linh mục

 

10

 

 

11

 

 

12

Kính Danh rất thánh Đức Maria

 

13

Thánh Gioan Kim Khẩu, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

14

SUY TÔN THÁNH GIÁ.

Lễ kính

15

Đức Trinh Nữ Maria sầu bi.

Lễ nhớ

16

Thánh Cornêliô, giáo hoàng và thánh Cyprianô, giám mục, tử đạo.

Lễ nhớ

17

Thánh Rôbertô Bellarminô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

 

18

 

 

19

Thánh Januariô, giám mục, tử đạo.

 

20

Thánh Anrê Kim Tae-gon, Phaolô Chong-Ha-sang và các bạn, tử đạo.

Lễ nhớ

21

THÁNH MATTHÊÔ, TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG

Lễ kính

22

Thánh Pio de Pietralcina, linh mục

Lễ nhó

23

 

 

24

 

 

25

 

 

26

Thánh Cosma và thánh Đamianô, tử đạo.

 

27

Thánh Vinh Sơn Phaolô, linh mục.

Lễ nhớ

28

Thánh Venceslaô, tử đạo.

Thánh Laurensô Ruiz và các bạn , tử đạo.

 

29

CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL, GABRIEL, RAPHAEL

Lễ kính

30

Thánh Giêrônimô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

 


THÁNG MƯỜI

1

THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. BỔN MẠNG CÁC NƠI TRUYỀN GIÁO

Lễ kính

2

Các Thiên thần hộ thủ.

Lễ nhớ

3

 

 

4

Thánh Phanxicô Assisi.

Lễ nhớ

5

 

 

6

Thánh Brunô, linh mục.

 

7

Đức Trinh Nữ Maria Mân Côi.

Lễ nhớ

8

 

 

9

Thánh Điônysiô , giám mục, và các bạn, tử đạo.

Thánh Gioan Lêônarđô, linh mục.

 

10

 

 

11

Thánh Gioan XXIII, giáo hoàng

 

12

 

 

13

 

 

14

Thánh Callistô I, giáo hoàng, tử đạo.

 

15

Thánh Têrêsa Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

16

Thánh Hedvigis, nữ tu.

Thánh Margarita Maria Alacoque, trinh nữ.

 

17

Thánh Ignatiô Antiôchia, giám mục, tử đạo.

Lễ nhớ

18

THÁNH LUCA, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG.

Lễ kính

19

Thánh Gioan Brêbeuf, và Thánh Isaác Jôgues, linh mục và các bạn, tử đạo.

Thánh Phaolô Thánh giá, linh mục.

 

20

 

 

21

 

 

22

Thánh Gioan-Phaolô II, giáo hoàng

 

23

Thánh Gioan Capestranô, linh mục.

 

24

Thánh Antôn Maria Claret, giám mục

 

25

 

 

26

 

 

27

 

 

28

THÁNH SIMON VÀ THÁNH GIUĐA, TÔNG ĐỒ.

Lễ kính

29

 

 

30

 

 

31

 

 


THÁNG MƯỜI MỘT

1

CÁC THÁNH NAM NỮ

Lễ trọng

2

CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

 

3

Thánh Martinô Porres, tu sĩ.

 

4

Thánh Carôlô Borrômêô, giám mục.

Lễ nhớ

5

 

 

6

 

 

7

 

 

8

 

 

9

CUNG HIẾN ĐỀN THỜ LATÊRANÔ

Lễ kính

10

Thánh Lêô Cả, Giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

11

Thánh Martinô, giám mục Tours

Lễ nhớ

12

Thánh Jôsaphat, giám mục, tử đạo.

Lễ nhớ

13

 

 

14

 

 

15

Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

16

Thánh nữ Margarita Scotland.

Thánh Gertruđê, trinh nữ.

 

17

Thánh nữ Êlisabeth Hungari

Lễ nhớ

18

Cung hiến đền thờ thánh Phêrô
và đền thờ thánh Phaolô, tông đồ

 

19

 

 

20

 

 

21

Đức Trinh Nữ Maria dâng mình trong đền thờ.

Lễ nhớ

22

Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo.

Lễ nhớ

23

Thánh Clêmentê I, giáo hoàng, tử đạo.

Thánh Côlumbanô, viện phụ.

 

24

THÁNH ANRÊ DŨNG LẠC, LINH MỤC VÀ CÁC BẠN, TỬ ĐẠO

Lễ trọng

25

Thánh Catarina Alexandria, trinh nữ, tử đạo

 

26

 

 

27

 

 

28

 

 

29

 

 

30

THÁNH ANRÊ, TÔNG ĐỒ.

Lễ kính

 

Chúa nhật cuối cùng mùa Thường niên :

CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ.

Lễ trọng

 


THÁNG MƯỜI HAI

1

 

 

2

 

 

3

THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, LINH MỤC,
BỔN MẠNG CÁC NƠI TRUYỀN GIÁO

Lễ kính

4

Thánh Gioan Đamascênô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

 

5

 

 

6

Thánh Nicôla, giám mục.

 

7

Thánh Ambrôsiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

8

ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

Lễ trọng

9

Thánh Gioan Diego Cuauhtlatoatzin

 

10

 

 

11

Thánh Đamasô I, giáo hoàng.

 

12

Đức Trinh Nữ Maria Guadalupe

 

13

Thánh Lucia, trinh nữ, tử đạo.

Lễ nhớ

14

Thánh Gioan Thánh giá, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ

15

 

 

16

 

 

17

 

 

18

 

 

19

 

 

20

 

 

21

Thánh Phêrô Canisiô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

 

22

 

 

23

Thánh Gioan Kêty, linh mục.

 

24

 

 

25

CHÚA GIÁNG SINH

Lễ trọng

26

THÁNH STÊFANÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI.

Lễ kính

27

THÁNH GIOAN, TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG.

Lễ kính

28

CÁC THÁNH ANH HÀI, TỬ ĐẠO.

Lễ kính

29

Thánh Tôma Bécket, giám mục, tử đạo.

 

30

 

 

31

Thánh Silvestrô I, giáo hoàng.

 

 

Chúa nhật trong tuần bát nhật Giáng sinh,

hoặc nếu không có Chúa nhật, thì ngày 30 tháng mười hai :

THÁNH GIA : CHÚA GIÊSU, ĐỨC MARIA VÀ THÁNH GIUSE

Lễ kính

 

 


Phung Vu



[1]            x. CĐ VATICANÔ II, Hiến chế về Phụng vụ thánh, Thánh Công đồng chung (Sacrosanctum Concilium), số 102-105.

[2]            Sđd., số 3.

[3]            Sđd., số 106.

[4]            x. CĐ VATICANÔ II, Hiến chế về Phụng vụ thánh, Thánh Công đồng chung (Sacrosanctum Concilium), số 103-104.

[5]            Sđd., số 111.

[6]            x. CĐ VATICANÔ II, Hiến chế về Phụng vụ thánh, Thánh Công đồng chung (Sacrosanctum Concilium), số 102.

[7]            Sđd., số 5.

[8]            Sđd., số 106.

[9]            x. PHAOLÔ VI, Tông hiến Hảy thống hối (Poenitemini, ngày 17.02.1966, II §3) : AAS 58 (1966), tr. 184.

[10]           x. CĐ VATICANÔ II, Hiến chế về Phụng vụ thánh, Thánh Công đồng chung (Sacrosanctum Concilium), số 110

[11]           Thánh AUGUSTINÔ, Bài giảng (Sermo) 219 : PL 38,1088.

[12]           Thánh AUGUSTINÔ, Epist. fest. 1 : PG 26,1366.

[13]           x. CĐ VATICANÔ II, Hiến chế về Phụng vụ thánh, Thánh Công đồng chung (Sacrosanctum Concilium), số 109.

[14]           x. PHAOLÔ VI, Tông hiến Hãy thống hối (Poenitemini, ngày 17.02.1966, II §3) : AAS 58 (1966), tr. 184.

[15]           x. THÁNH BỘ PHỤNG TỰ, Huấn thị Lịch riêng (Calendaria Particularia), ngày 24.06.1970 : AAS 62 (1970), tr. 651-663.

([16])          Lễ không ghi bậc là lễ nhớ tự do