NGÀY 29 THÁNG 6
THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ
Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô trong cùng
một ngày nhằm nói lên tầm quan trọng của hai vị trong công cuộc xây dựng, phát
triển Giáo hội và mở mang Nước Chúa. Các ngài là cột trụ vững chắc giúp Giáo hội
đứng vững trước những mưu mô phá hoại của ma quỷ và thế lực chính trị. Đồng thời,
các ngài làm hiển danh Chúa bằng chính cuộc sống “đượm chất” Tin Mừng, nhiệt
tâm truyền giáo, xây dựng các giáo đoàn và dẫn dắt Giáo hội.
1.
THÁNH
PHÊ RÔ
* Ơn gọi
Phêrô
là một ngư phủ ở vùng biển Galilê, là em của ông Anrê. Tên nguyên thủy của ngài
là Simon. Khi nghe Anrê giới thiệu về Đức Giêsu cho Phêrô: "Chuùng toâi ñaõ
gaëp Ñaáng Meâsia" (nghóa laø Ñaáng Kitoâ). Hai người đã ñeán gaëp Ñöùc Gieâsu.
Ñöùc Gieâsu nhìn oâng Simoân vaø noùi : "Anh laø Simoân, con oâng Gioan, anh seõ ñöôïc goïi laø Keâpha"
(töùc laø Pheâroâ) (Ga 1,41-42). Từ đó, ông đi theo Đức Giêsu,
và được Ngài hoán chuyển ông từ một con người làm nghề chài lưới thành sứ giả
nhiệt thành mang nhiều người trở về với ơn cứu độ của Chúa: “Đừng sợ, từ nay a sẽ là người thu phục người
ta” (Lc 5,10). Ông đã bỏ tất cả: gia đình, cha mẹ, nhà cửa mà theo Đức Giêsu.
* Tuyên xưng niềm tin
Khi chọn 12 Tông đồ, Đức Giêsu đã chọn Phêrô làm Tông đồ trưởng.
Ông là một con người nhiệt thành, luôn khát khao dấn bước trọn vẹn theo Chúa, đặt
tất cả niềm tin nơi Ngài.
Lần đầu
tiên Đức Giêsu đề cập Bánh Trường Sinh- mầu nhiệm Thánh Thể- đã có nhiều môn đệ
bỏ đi; Người quay lại các Tông đồ và đặt câu hỏi: "Cả
anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" Ông
Simôn Phêrô liền đáp : "Thưa Thầy, bỏ
Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”
(Ga 6,67-68). Một lần khác, Đức Giêsu
đặt vấn đề cho các ông về chính Ngài: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông
Simôn Phêrô thưa: "Thầy là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa hằng sống." Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì
không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự
trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá,
trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không
thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều
gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời
cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,15-19).
* Yếu đuối và trung thành
Đức
Giêsu đã tiên báo trước là sẽ có nhiều người vấp ngã, bỏ cuộc vì thập giá mà
Ngài phải gánh lấy vì tội lỗi nhân loại, thì Phêrô mạnh mẽ thưa: "Thưa
Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con
vì Thầy!" Đức Giêsu đáp: "Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo
thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần” (Ga
13,37-38). Điều
này đã được ứng nghiệm: Phêrô chối Thầy ba lần trước khi gà gáy. Đức Giêsu nhìn
Phêrô, tâm hồn ông bừng tỉnh và nhận ra
sự phản bội của mình; ông đã khóc lóc ăn năn vì tội phản bội Thầy (x. Ga
18,1-27).
Sau khi Chúa phục sinh và hiện ra với các Tông đồ ở biển hồ
Tiberia, Ngài đã hỏi Phêrô ba lần: con có yêu mến Thầy không. Phêrô khiêm tốn
trả lời: “Lạy Chúa, Chúa biết rõ mọi sự,
Chúa Biết con yêu mến Chúa”; ba lần xác tín tình yêu xóa bỏ ba lần chối
Chúa. Và Đức Giêsu đã trao cho ông sứ mệnh: “Hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy” (Ga 21,15-18).
Từ đây, Phêrô lãnh nhận vai trò lãnh đạo cộng đoàn. Ngài đề nghị
cộng đoàn chọn một Tông đồ thay thế cho Giuđa, kẻ phản bội Chúa. Trong
ngày Lễ Ngũ Tuần, Phêrô giảng dạy công
khai về Đức Kitô Phục sinh và đã có 3000 người trở lại; và sau phép lạ làm cho
người què đi được tại “cửa đẹp”, Phêrô tiếp tục rao giảng và thêm 5000 người
tin theo Chúa.
Mặc dầu mang nơi mình sự mỏng dòn và sự yếu đuối của kiếp người,
nhưng Phêrô đã theo Chúa với tất cả sự nhiệt huyết, tin yêu, khiêm tốn và trung
thành. Thánh nhân dám dối diện với sự thật của phận người, nhận ra tội lỗi của
mình và biết ăn năn hối lỗi. Và Thiên Chúa đã dùng chính con người này để trao
phó sứ mệnh dẫn dắt, giáo huấn và lãnh đạo Giáo Hội, cũng như đem ánh sáng Tin
Mừng đến với mọi người.
2.
THÁNH PHAOLÔ
* Con
người Saolô
Thánh Phaolô sinh vào khoảng năm thứ năm, gia nhập Kitô giáo vào
khoảng năm 32-33. Ngài là người Israel kiều cư, thuộc dòng dõi Abraham, thuộc
chi tộc Benjamin (x. Rm 11,1; Pl 3,5). Mặc dầu khẳng định mình thuộc người Do
thái (x. 2Cr 11, 22).
Phaolô có hai tên: Saolô là tên Do thái, và Phaolô là tên theo
công dân Rôma. Ngài có quyền công dân Rôma từ khi mới sinh: “Chúng tôi là những công dân Rôma” (Cv
16,37). Quyền công dân mà thánh nhân có được không phải nhờ công trạng hay bỏ
tiền mua mà là có từ lúc sinh ra (x. Cv 22, 25- 26), nghĩa là do cha mẹ ngài kết
hôn hợp pháp theo luật Rôma. Ngài tự xưng mình biệt phái (Pl 3, 5). Thánh Phaolô
được gửi tới Giêrusalem để học hỏi bởi một Rabbi nổi tiếng là Gamaliên (x. CV
3, 34- 40).
*
Bách Hại Các Kitô Hữu
Mặc dầu là một Do thái kiều cư, thánh Phaolô sớm được gửi đến
Giêrusalem để tài bồi kiến thức với ước mong một ngày kia sẽ trở thành thầy dạy
(Rabbi). Ngài được huấn luyện bởi một Rabbi có tư tưởng tự do và cởi mởi, nhưng
Phaolô vẫn là một Pharisiêu cuồng tín. Ngài có mặt và đồng tình trong cuộc tử đạo
Stêphanô: “Các nhân chứng để áo mình dưới
chân một thanh niên tên là Saolô” (Cv 7,58). Đi xa hơn, ngài đã hăng say
bách hại và muốn phá tan nhóm các Kitô hữu từ lúc còn non trẻ: “Còn ông Saolô thì cứ phá hoại Hội thánh: ông
đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục” (Cv 8,3). Sự nhiệt
thành với lề luật tiền nhân, thánh Phaolô đã vượt ra ngoài biên giới Do thái, đến
với các thành khác để tìm bắt những ai tuyên xưng vào Đức Kitô Giêsu (x. Cv 9,1-2).
Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh ân sủng thì lòng trung thành với lề
luật cha ông là tiền đề giúp Phaolô hăng say rao giảng Đạo Chúa mà trước đây
ngài những muốn tiêu diệt (Gl 1,23), bất chấp những chướng ngại từ bản thân,
ngoại cảnh hay ngay cả những chống đối của giới chức sắc tôn giáo. Thiên Chúa
đã nhận ra điểm son này nơi Phaolô, nên Ngài đã mời gọi ông qua biến cố Đamas hầu
biến ông thành khí cụ đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất.
* Biến cố Đamas
Sách Công vụ Tông đồ (9,1-18) thuật lại bối cảnh ơn gọi của
thánh Phaolô: Thánh nhân đã tới gặp các thượng tế, xin thư giới thiệu đến các Hội
đường Đamas, để thấy ai theo đạo thì bắt giải về Giêrusalem. Khi ông đang trên
đường đến gần Đamas thì bỗng nhiên một ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy
ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: “Saul, Saul, sao ngươi bắt bớ Ta”? (9,4). Ngay lúc đó, Phaolô đưa ra
câu hỏi: “Thưa Ngài, Ngài là ai”? (9,5).
Chúa Giêsu đáp lại: “Ta là Giêsu mà ngươi
đang bắt bớ” (9,6).
Từ đây, Phaolô không còn là người bắt đạo, nhưng đã trở thành
khí cụ của Tin Mừng thập giá Đức Kitô: “Người
ấy là lợi khí ta chọn để mang Danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Israel”
(Cv 9, 15). Cuộc đời thánh nhân được điều hướng bởi niềm tin vào Đức Kitô
Giêsu, chứ không phải bởi lề luật. Thiên Chúa đã chạm vào và khơi lên được khát
vọng chân lý, biến đổi thánh Phaolô trở nên dấu chứng tình yêu của Ngài. Trong
các thư, đôi lần thánh nhân nhắc lại ơn gọi của mình như muốn xác tín hơn vào
tình thương Thiên Chúa dành cho mình: “Trước
đây tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người xót
thương, vì tôi hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin”
(1Tx 1, 13).
Thiên Chúa đã dẫn thánh nhân sang một lối rẽ mới, giúp ngài chân
nhận rằng: Tin Mừng, ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa là kho tàng vô
giá mà ngài được phúc thừa hưởng.
* Con
Đường Tông Đồ
Sách Công Vụ Tông đồ cho biết: “Ông ở lại Đamas với các môn đệ mấy hôm, rồi lập tức ông bắt đầu rao giảng
Đức Giêsu trong các Hội đường, rằng Người là Con Thiên Chúa…” (Cv 9,19-22).
Niềm khát vọng rao truyền Đức Kitô được thấy rõ nơi ba cuộc truyền giáo của
thánh Phaolô. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, ngài đã vượt qua biên giới
hạn hẹp của Do Thái, để đem Tin Mừng đến với lương dân hầu cho muôn muôn người
được hưởng ơn cứu độ (x. Cv 13-17). Mục đích trong các cuộc hành trình không gì
hơn là rao giảng Tin Mừng mà ngài đã nhận lãnh từ Chúa (x. Gl 1,11-12), thành lập
các giáo đoàn và giao lại cho các kỳ mục rồi tiếp tục lên đường.
Trên con đường rao giảng Tin Mừng, thánh nhân còn phải đối diện
với rất nhiều hiểm nguy: ở tù, chịu đánh đòn suýt chết, gặp bao nguy hiểm trên
sông, ngoài biển khơi, trong sa mạc, nguy hiểm ở thành phố, nguy hiểm do trộm
cướp, phải vất vả mệt nhọc, phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống… (x.
2Cr 11,23-27). Nhờ được kết nhợp mất thiết với Đức Kitô, nên ngài thắng tất cả:
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu
của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, gươm
giáo? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến
chúng ta” (Rm 8, 35. 37).
Lạy Chúa! Chúa đã ban cho Giáo hội hai vị đại thánh là tông đồ Phêrô và Phaolô để
dẫn dắt Giáo hội và làm cho nhiều người tin theo Chúa. Xin cho chúng con biết
tích cực xây dựng Giáo hội và nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng hầu cho muôn người
tin nhận và tôn thờ Chúa. Amen.
Montfort Nguyễn Xuân Pháp O.Cist