THÁNH
ANPHONGSÔ, ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG CHÚA CỨU THẾ
Ngày 01/8
Mt 9, 35-10,1
CON NGƯỜI CỦA
CẦU NGUYỆN
Mỗi lần nghe bài
ca :” Ngợi ca An-phong “, nhạc của Désurmont, lời của Linh mục Vũ Khởi Phụng,
nhất là câu điệp khúc :” Ôi Cha An-phong, xuôi ngược vì nước trời. Gieolời cứu
thế, gian khó liều thân. Chân dung Giêsu ghi tạc ở trong lòng, trọn đời chỉ
biết thập giá nhân hồng. Nguồn ân chan chứa giải thoát nhân trần” lại như thúc
giục, thôi thúc tôi một linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phải cố lên, phải vươn
lên noi gương Cha Anphong của mình yêu mến Chúa và thương yêu những người
nghèo, những người bơ vơ, vất vưởng. Mà không cố lên sao khi Cha thánh
An-phong, Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, một Dòng chuyên lo giảng đại phúc,
luôn hướng tới người nghèo, chuyên truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp và chuyên cần cầu nguyện.
I.MỘT CON NGƯỜI.
MỘT CUỘC ĐỜI : Nếu được ví von, tôi có thể ví Cha Thánh An-phong giống như một
ngọn đuốc được các vận động viên ưu tú, chuyền tay nhau người này qua người
kia, đi xa, rồi tới gần và khi tới vận động trường thì ngọn đuốc được thắp vào
ngọn đuốc thế vận để ánh sáng thế vận luôn tỏa sáng tới ngày thi đấu, tranh tài
Olympic hoặc một thế vận hội nào đó chấm dứt. Ngọn đuốc An-phong khác với ngọn
đuốc thế vận vì nó sáng mãi, còn mãi trong lòng con người. Ngọn đuốc ấy luôn
tắp sáng niềm tin và khơi dậy niềm tin nơi từng con người, nơi mọi người. Sở
dĩ, tôi ví von Ngài như ngọn đuốc chiếu sáng vì con người của Ngài quá đặc
biệt, quá trổi trangít người có thể sánh kịp với Ngài. Thực thế, Anphong đã
lãnh nhận sứ vụ linh mục ngày 21/12/1726 sau bao nhiêu thăng trầm thử thách của
cuộc đời, từ một chàng trai hào phóng, từ một tiến sĩ luật đợi luật đạo khi mới
có 16 tuổi, từ một luật sư nổi tiếng của Napoli khi 25 tuổi. An-phong đã thành
công trong cuộc đời nhưng ai ngờ rằng Ngài đã bỏ tất cả:” Đời ơi ta đã biết
mi”. An-phong đã trở nên vị linh mục thánh thiện, khó nghèo khi trao thanh bảo
kiếm là biểu hiệu dòng quí tộc dưới chân Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi. An-phong đã
thay đổi hoàn toàn và năm 1732, thánh An-phong thiết lập Dòng Chúa Cứu Thế, cuộc
đời Ngài lại đi vào bước ngoặt mới. Ngài biến giây phút thiết lập Dòng thành
giây phút cứu độ, giây phút hồng phúc, ân sủng và bình an.
II.MỘT CON NGƯỜI
VIẾT NHIỀU VÀ ĐỂ LẠI KHO TÀNG QUÍ BÁU:
Thánh Anphong
viết rất nhiều và để lại những tác phẩm đạo đức, luân lý tuyệt vời. Với lời
thề:” Không để mất một giây phút nào trong đời sống” là một bằng chứng hùng hồn
nói lên sự thánh thiện và sự nghiêm túc làm việc của Ngài. Một hôm, tôi hỏi một
cha già cùng Dòng, vị Cha già này viết nhiều và chịu khó làm việc. Tôi hỏi Ngài
vì sao Ngài viết nhiều vậy? Cha già cười và nói với tôi câu xem ra thật chí
lý:” con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Cha Anphong viết nhiều,
viết sâu sắc, con cái của Ngài há không noi gương một tí xíu của Ngài hay sao ?
Thánh Anphong quả thực đã làm việc hết sức nghiêm chỉnh. Những sách đạo đức như
:” Viếng Thánh Thể, Yêu mến Chúa, Nữ Tu Thánh Thiện vv…” vẫn còn là sách gối
đầu giường đối với nhiều người. Những sách thần học, luân lý rất nổi tiếng của
Ngài luôn được yêu thích, mến chuộng.Do đó, con cái của thánh Anphong vẫn có
Gien của Ngài và nhờ có Gien của vị thánh làm việc không biết mệt mỏi, viết
sách không bao giờ cho là đủ. Con cái của Ngài trên khắp thế giới, nhiều cha đã
noi gương Ngài viết nhiều và viết nhiều cuốn rất có giá trị.
III. MỘT VỊ
THÁNH LUÔN CẦU NGUYỆN:
Thánh Anphong
luôn cầu nguyện. Cuộc đời của Ngài là một lời cảm tạ và cầu nguyện. Ngài đã
được diễm phúc có một bà mẹ luôn dậy Ngài biết cầu nguyện ngay từ thời còn niên
thiếu. Ngài đã dùng cuốn sổ tay để ghi chép các lời nguyện mẹ Ngài dậy cho
Ngài. Chính vì thế, đời sống tu sĩ của Ngài là lời cầu liên lỉ, Ngài cầu nguyện
luôn, cầu nguyện không ngừng. Năm 1762, thánh Anphong được đặt làm Giám mục
Giáo phận thánh Agatha Gothorum. Dù bận công việc của Giáo phận, của Nhà Dòng,
mỗi ngày, Ngài đều để ra 8 giờ đồng hồ để cầu nguyện. Về già, dù mắt lòa, sức
yếu, Ngài vẫn xin thầy giúp việc mở cuốn sổ tay mẹ Ngài đã dậy Ngài những lời
cầu nguyện mà Ngài đã cẩn thận ghi chép, đọc cho Ngài nghe để Ngài hiệp ý cầu
nguyện. Ngài là chuyên viên cầu nguyện. Ngài không chỉ là chuyên viên cầu
nguyện một mình mà Ngài con khuyên chúng ta cầu nguyện. Câu nói trứ danh của
Ngài luôn ghi đậm nét trong tâm trí mỗi sĩ tử của Ngài:” Cầu nguyện là phương
thế tuyệt hảo. Ai cầu nguyện thì được cứu., ai không cầu nguyện sẽ bị hư đi “
và Ngài dặn các sĩ tử của Ngài :” Khi giảng đại phúc mà vì lý do gì đó chỉ
giảng được một bài, thì bài đó phải là bài nói về cầu nguyện”.
Thánh Anphong đã
đi về nhà Cha vào ngày 01/8/1789. Năm 1871, Đức Thánh Cha Piô IX đã đặt cho
Ngài tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh và Đức Giáo Hoàng Piô XII đặt Ngài làm quan
thầy các Cha giải tội và các nhà luân lý.
Lạy Cha, trong
mọi thời đại, Cha ban cho Hội Thánh những gương mẫu đời sống toàn vẹn. Xin cho
chúng con hằng noi gương thánh Giám Mục Anphong Maria mà nhiệt thành họat động
cho lợi ích thiêng liêng của mọi người, để mai sau đáng được cha ân thưởng cùng
với thánh nhân ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Anphong ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT