Chim bồ câu, hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long6/6/2014

 

Chim bồ câu là loài thú vật có cánh bay nhẹ nhàng trong không gian. Chim bồ câu trở thành biểu tượng xưa nay được dùng trong đời sống văn hóa dân gian dưới nhiều hình khía cạnh khác nhau ngay từ thời thượng cổ xa xưa.

1. Trong các nền văn hóa cổ xưa

Thời kỳ văn hóa Babylon chim bồ câu là loài chim Ischta, hình ảnh người mẹ của thần thánh và nữ thần của sinh sản. Vị thần được liệt kê là người chủ về sự sống và sự chết cũng như chiến tranh và hòa bình. Vì thế trong ý nghĩa này chim bồ câu là hình ảnh biểu tượng cho sự sống và nền hòa bình.

Trong nền văn hóa Hy Lạp, chim bồ câu dành riêng cho Thần Aphrodite, là hình ảnh biểu tượng về tình ái và về tình yêu.

Với người Roma chim bồ câu là hình ảnh biểu tượng của nữ thần Venus, nữ thần tình yêu.

Ngày xưa người ta gọi „ chim bồ câu nhỏ“ vào tên phụ cho người phụ nữ, và thả nó bay đi vào ngày lễ thành hôn, vì đôi chim bồ câu sống chung hợp với nhau như đôi vợ chồng lâu dài suốt đời.

Thời cổ xưa người ta cũng khắc chạm hình chim bồ câu trên kim tĩnh hòm người qua đời như biều tượng của linh hồn bay về thiên đàng vĩnh cửu.

2. Trong giáo lý Kito giáo

Trong văn hóa Kitô giáo, chim bồ câu cắn ngậm nơi mỏ triều thiên của vị Thánh tử đạo.

Chim bồ câu được kể vào hành thần linh, vì người ta xếp nó vào với nhiều hạng thứ mục thần thánh. Do đó chim bồ câu trong kinh thánh là hình ảnh biểu tượng chỉ về Đức Chúa Thánh Thần, Đấng vừa là hình ảnh của hòa bình và cũng là hình ảnh biểu tượng về tình yêu của Thiên Chúa.

Trong Sáng Thế thuật lại sau trận đại hồng thủy, chim bồ câu được Ông Noah thà phái đi như Sứ gỉa đưa tin về hòa bình. Sứ gỉa Chim bồ câu bay trở về tầu Ông Noah nơi miệng ngậm cắn cành lá Ô-liu báo tin mưa đã chấm dứt, nước đã rút cạn, mặt đất khô ráo trở lại rồi, và cây cối đã mọc phát triển trở lại. Mặt đất có hòa bình không còn bị nước lụt đe dọa tàn phá nữa.

Trong nghệ thuật thánh văn hóa Kitô giáo, chim bồ câu được vẽ trình bày như ơn Đức Chúa Thánh Thần ngự xuống bao phủ trên Maria, khi Thiên Thần Gabriel hiện đến báo tin Giêsu Con Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng trinh nữ Maria ở Nazareth. Ơn Đức Chúa Thánh Thần qua hình ảnh Chim bồ câu là một con vật nói lên Con Thiên Chúa liên kết với thân xác trở thành người trên trần thế.

Khi diễn tả trình bày về hình ảnh Chúa Ba ngôi, Thiên Chúa Cha ngôi thứ nhất và Chúa Giêsu ngôi thứ hai có hình tượng người, nhưng Chúa Thánh Thần ngôi thứ ba là một con thú vật chim bồ câu.

Kinh Thánh giúp hiểu nhận ra ý nghĩa này. Bài tường thuật về công trình sáng tạo trời đất viết: Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước từ thuở ban đầu. (St 1,2.) Thần Linh Thiên Chúa là sức năng động, mang đến những chuyển động thay đổi. Và như thế công trình thiên nhiên được sáng tạo thành hình.

Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa bên bờ sông Giordan do tay Thánh Gioan tẩy giả làm, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình dạng một con chim bồ câu. (Lc 3,22).

3. Ân đức của Chúa Thánh Thần, ơn Cố Vấn

Ngày nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, chúng ta đón nhận Đức Chúa Thánh Thần ngự vào tâm hồn mình qua những soi sáng âm thầm trong tâm trí tâm hồn ta bằng ân đức của Người. Giáo lý đức tin về Đức Chúa Thánh Thần nói đến bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần, một trong bảy ơn đó là ơn Cố Vấn.

“Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha Phanxico ngày 7.5.2014 đã nói về ơn Cố vấn. Ngài nói: chúng ta vừa mới nghe qua thánh vịnh ”Chúa khuyên nhủ tôi, Chúa nói với tôi trong nội tâm”. Đây là một ơn khác nữa của Chúa Thánh Thần: ơn khuyên nhủ. Chúng ta biết thật quan trọng biết bao, khi trong các lúc tế nhị nhất của cuộc sống có thể dựa trên các gợi ý của những người khôn ngoan yêu thương chúng ta. Ngài giải thích ơn cố vấn hay khuyên nhủ như sau:

Qua ơn Cố vấn chính Thiên Chúa soi sáng tâm trí chúng ta với Thần Khí của Người, để làm cho chúng ta hiểu kiểu nói và hành xử đúng đắn và con đường phải theo. Tuy nhiên chúng ta phải tự hỏi: ơn này hoạt động một cách cụ thể như thế nào trong chúng ta và trong cuộc sống chúng ta? Và chúng ta có thể lắng nghe Người và theo Người như thế nào?

Trong lúc chúng ta tiếp nhận Chúa Thánh Thần và để cho Người ở trong con tim chúng ta, Người bắt đầu khiến cho chúng ta nhậy cảm đối với tiếng nói của Người và hướng dẫn các tư tưởng, tâm tình và các ý muốn của chúng ta theo con tim của Thiên Chúa. Đồng thời Người luôn luôn đưa chúng ta tới chỗ ngày càng hướng cái nhìn nội tâm về Chúa Giêsu, như mẫu gương kiểu hành xử và tương quan của chúng ta với Thiên Chúa Cha và với các anh chị em khác. Khi đó sự khuyên nhủ là ơn, qua đó Thần Khí khiến cho lương tâm của chúng ta có khả năng làm một lựa chọn cụ thể trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, theo cái luận lý của Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người.

Trong cách thế này Thần Khí làm cho chúng ta lớn lên trong nhân đức cẩn trọng, phát xuất từ lời khuyên nhủ. Trong viễn tượng Tin Mừng, cẩn trọng không chỉ có nghĩa đơn là chú ý, thận trọng... Trái lại nó có nghĩa là không rơi vào ích kỷ và kiểu nhìn riêng tư các sự vật, trong ý thức rằng hạnh phúc của chúng ta là điều Thiên Chúa Cha ước muốn cho chúng ta và làm cho chúng ta giống Chúa Giêsu Con Người. Và ý thức nội tâm này được Chúa Thánh Thần gợi lên trong chúng ta, qua ơn cố vấn.“ (Vietcatholic.net)

Trong đời sống ai chúng ta cũng cần lời khuyên, lời cố vấn. Có thế đời sống mới không bị dừng lại, nhưng có niềm hy vọng, có đà sức vươn lên thoát ra khỏi những ngõ bí cùng tắc.

Đức Chúa Thánh Thần là vị Cố Vấn cao cả hơn hết cho đời sống con người chúng ta.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, 08.06.2014

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long (songductin.de)


Trang Suy Niệm Các Chủ Đề Chung