THÁNG HOA
MẸ
__________________________________________
Hoa Hường
Nhiệm
Chúng ta đã bước vào tháng Hoa Đức Mẹ, tháng
mà Giáo hội dành riêng để chúng ta tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ qua việc hái những
bông hoa vật chất và thiêng liêng để dâng kính Người.Trong các bông hoa, chúng
ta hãy cố gắng chọn những bông hoa hường tươi thắm dâng kính Người vì Mẹ Maria
đã được Giáo hội tặng cho danh hiệu là HOA HƯỜNG NHIỆM (Rosa mystica)
I. LƯỢC SỬ THÁNG HOA.
Mỗi năm cứ đầu tháng năm, người Roma tôn
kính sự thức giấc của thiên nhiên, bằng
những cuộc tổ chức gọi tên FLORALIA những ngày lễ tôn kính Flore là nữ thần mùa
Xuân.
Các tín hữu đã rửa tội và đã thánh hoá tập
tục đó. Họ tổ chức những cuộc rước kiệu
và cầu nguyện để làm những ngày CẦU MÙA.
Ở Évreux, người ta tổ chức những cuộc “Rước
Xanh” đi cắt những cành cây xanh tươi và nở hoa để đem về trang hoàng các nhà
thờ và đặc biệt những nhà thờ dâng kính rất thánh Nữ trinh,các thi sĩ cũng như
các thánh thi nhau sáng tác ca tụng những ngày lễ đó cũng như ca tụng Đức Mẹ.
Cha Henri Suso, dòng Đa minh, thế kỷ 14, mỗi
năm vào ngày 1 tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt, và lấy
hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ. Thánh Philipphê de Nêri, cũng vào ngày 1 tháng 5,
thích tập hợp các trẻ em lại chung quanh bàn thờ Đức Mẹ, để cùng các bông hoa
mùa xuân, ngài dâng cho Đức Mẹ các nhân đức còn tiềm tàng trong tâm hồn non trẻ
của chúng.
Năm 1654, cha Nadasi dòng Tên, xuất bản tập
sách nhỏ khuyên mời các giáo hữu dành riêng ra một tháng mỗi năm để tôn kính
Đức Mẹ Chúa Trời.
Đầu thế kỷ 18, tại Naples, trong thánh đường
kính thánh Clara của nữ tu Phanxicô, tháng Đức Mẹ được cử hành công cộng : mỗi
chiều đều có hát kính Đức Mẹ và ban phép lành Mình thánh. Từ đó tháng Đức Mẹ được mọi nơi biết tiếng.
Đầu thế kỷ 19, hết mọi xứ đều tổ chức long
trọng tháng Đức Mẹ. Các nhà thờ chính có thuyết giảng và gần như lấy thời gian
sau mùa chay là thời gian chính thức để tôn kính Đức Mẹ.
Trong công cuộc này, cha Chardon đã có công
nhiều. Không những ngài làm cho lòng sốt sắng trong tháng Đức Mẹ được phổ biến
trong nước Pháp mà còn ở mọi nơi công giáo khác nữa.
II.
CÁC LOẠI HOA.
Có rất nhiều loại hoa trên thế giới, mỗi
người thích một loại hoa và cố gắng đi tìm những thứ hoa đó dâng kính Đức Mẹ.
Mỗi thứ hoa có một mầu sắc và một hương vị riêng.
1. Các mầu sắc : Các mầu hoa được chia ra như sau :
2. Ý nghĩa màu hoa.
Mỗi mầu hoa và mỗi thứ hoa lại có một ý nghĩa
riêng. Ta thử nói đến mấy thứ hoa :
III. HOA
HƯỜNG NHIỆM.
Mẹ Maria được gọi là bông hoa tươi thắm và
Giáo hội đã đặt cho Mẹ Maria là bông hoa hường nhiệm (Rosa mystica). Tại sao
Đức Mẹ được tặng huy hiệu HOA HƯỜNG ?
Kể ra thì hoa nào cũng đẹp. Hoa này đẹp về
cách này, hoa khác lại đẹp cách khác, theo cách người ta quen nói :”đẹp như
hoa”. Giáo hội gọi Đức Mẹ là Hoa Hường vì Giáo hội cho hoa huờng là đẹp và hợp với Đức Mẹ hơn. Giáo hội xếp đặt như
thế tại vì Giáo hội đọc thấy trong Thánh kinh nhiều chỗ nói tới hoa huờng và ám
chỉ về Đức Mẹ :”Ta như hoa hường mọc bên suối nước” (Gv 39,17),”Ta như hoa
hường mọc giữa thành Giêricô (Gv 24,18), “Ta như hoa hường đua nở trong mùa
xuân tươi đẹp” (Gv 50,8).
Giáo hội gọi Đức Mẹ là Hoa Hường là một thứ
hoa đẹp theo cách xếp đặt và mầu sắc của nó. Hoa hường còn là một thứ hoa được
nhắc đến nhiều lần trong Thánh kinh như vừa nói trên. Và sau hết hoa hồng
còn có nhiều tương đồng với Đức Mẹ.
Hoa hường có sắc tươi đẹp.
Không thể chối cãi được chúng ta rộn rực lên
khi chúng ta đứng trước một khóm hường đầy hoa đua nở. Sự tươi thắm của hoa
hường đã thâu nhập vào trí não ta, đến nỗi mỗi khi muốn vẽ một bông hoa để chúc
mừng ai, để trang trí một nơi nào, thì người ta, hay nghĩ tới hoa hường.
Đức Mẹ rất tươi đẹp.
Đức Mẹ rất tươi đẹp không những phần xác mà
còn phần hồn. Phần xác Đức Mẹ tưoi đẹp như thế nào, khó mà nói cho đúng, vì
cách đây 2000 năm, lúc mà máy ảnh chưa có, thì làm sao có thể biết được đúng
hình vóc dung nhan Đức Mẹ ? Nhưng đọc các hình bóng trong Thánh kinh, theo rõi
những bức họa đã có từ thời đầu Giáo hội, chúng ta được biết Đức Mẹ là một người nữ xinh đẹp duyên dáng số
một :”Kìa bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt
trời, uy hùng như đạo binh sắp hàng vào trận’ (Dtc 6.9).
Đức Mẹ tươi đẹp phần hồn.
Cá không ăn muối cá ươn. Trái lại, cá ăn muối
cho dù để lâu cá vẫn tươi tốt. Đức Mẹ cũng vậy. Linh hồn Người luôn sống trong
ơn thánh. Ơn thánh là thuốc thơm ướp linh hồn Người, thì phải biết linh hồn
Người tươi tốt như thế nào (cf Gv 24,20).
Đức Mẹ là Hoa Hường. Hoa hường có mùi thơm hấp dẫn nhưng rất dịu dàng,
xông ra một mùi thơm nết na nhân đức. Có nhiều thứ hoa rất thơm, thơm hơn cả
hoa hường, nhưng thơm khó chịu ngạt mũi.
Đức Mẹ là Đấng xông mùi thơm tho, thơm tho về
các nhân đức. Người còn thơm tho vì Đấng chịu Xức dầu đã sống trong lòng Người.
Nhờ Đấng ấy, nhờ bình dầu thơm ấy mà thân xác cũng như linh hồn Đức Mẹ được
thơm tho đã đành, mà các người kế cận cũng như ngôi nhà Người cũng được thơm
lây mùi thơm tho ấy nữa.
Đức Mẹ như hoa hường nhiệm.
Giáo hội gọi Đức Mẹ là hoa hường nhiệm là có
ý nói Đức Mẹ là Đấng huyền bí Thiên Chúa đã dùng, để biểu lộ quyền phép và lòng
thương xót của Người đối với nhân loại. Đức Mẹ là Đấng huyền bí mầu nhiệm, vì
riêng một việc Người thụ thai và sinh hạ Con Thiên Chúa để cứu chuộc nhân loại,
đã là một việc quá ư mầu nhiệm khó hiểu lắm rồi. Người lại còn thụ thai sinh
con với nhân đức đồng trinh sáng chói.
Tiếp theo việc thụ thai và sinh con nói trên,
còn có vấn đề Thiên Chúa chịu chết cho nhân loại . Thiên Chúa để mình lại trong phép Thánh Thể, nên của ăn cho loài
người cùng với các bí tích khác nữa đưa loài người lại gần với Thiên Chúa, làm
cho Thiên Chúa và loài người hầu như hòa hợp liên kết với nhau. Bấy nhiêu huyền
bí ấy đều bắt nguồn nơi Đức Mẹ hết thảy, đến nỗi có thể nói theo thánh Phêrô
:”Đức Mẹ là một trong các vị giúp việc và phân phát các mầu nhiệm của Thiên
Chúa vậy” (1Pr 4,10).
(Nguyễn duy Tôn, Những mắt xích vàng, 1964,
tr 294 tt)
So sánh với các hoa khác thì hoa hường có
nhiều hương sắc. Đại khái ta thấy hoa hường có mấy mầu sắc chính : màu hường,
trắng, vàng, da cam, đo thẫm và xanh. Có lẽ không mấy hoa giầu mầu sắc như hoa
hường. Đã nhiều màu lại còn hương vị thơm tho dễ chịu.
Hoa hường đẹp như vậy, nhưng lại có một điểm
rất đặc biệt nữa : đó là cây hồng có gai. Người ta thường nói : hường nào hường
chẳng có gai. Chúng ta đứng xem vườn hường, thấy cây nào cũng có gai, cây càng
nhiều gai thì hoa hường ấy càng đẹp.
Truyện
: Vào năm 1973, có lần tôi
đến thăm ông cụ trồng hường, ông là một cựu kỹ sư canh nông thời Pháp thuộc,
bây giờ đã về hưu. Ông ta hãnh diện cho tôi xem một cây hường trắng rất lớn, có
hoa trắng chi chít, nhưng lại không có gai. Ông cho biết là cây hường này
từ lâu đã được chiết nhiều lần. Tôi để ý nhận xét thì thấy cây hường trắng
này chỉ có hoa từng chùm như hoa hường dại, mầu trắng hơi đục, không có mùi
thơm và hoa chỉ đậu được một ngày rồi rụng... Hiện nay cây hường này còn ở
trong một khu vườn của một biệt thự bên đường Cô Giang, thành phố Đà lạt.
Một số cây khác cũng có gai nhưng hoa không
được đẹp mấy như cây xương rồng, cây gai, cây ngũ sắc...Cây xương rồng tuy có
hoa cũng đẹp nhưng chẳng có mùi thơm. Duy chỉ có hoa hường mới có nhiều mầu sắc
và mùi thơm hấp dẫn thôi. Hoa nhài, hoa ngọc lan tuy thơm tho ngào ngạt thật
nhưng màu sắc thì lại kém xa hoa hường., kể cả vẻ duyên dáng của nó.
IV. Ý NGHĨA CỦA HOA HƯỜNG.
Hoa Hường có một ý nghĩa đặc biệt đối với Đức
Mẹ. Giáo hội tặng Mẹ danh hiệu Hoa Hường không phải không có ý nghĩa. Nói tới
hoa hường là nhắc tới việc Đức Mẹ đã đồng công cứu chuộc loài người. Mẹ Maria
không đổ máu trực tiếp trong việc cứu chuộc nhân loại nhưng một cách gián tiếp
Mẹ đã nhờ Chúa Giêsu mà đổ máu ra cho chúng ta. Vì thế, đối với chúng ta, hoa
hường tượng trưng cho sự hy sinh hãm mình như trong vãn hoa của giáo phận Bùi
chu khi dâng hoa đỏ cho Đức Mẹ :
Nhiệm thay hoa đỏ hồng hồng,
nhuộm thiêng máu thánh thân chung lòng người.
Vì xưa con gánh tội đời,
chịu như dao sắc thâu nơi lòng mình.
(Vãn hoa Bùi chu)
Trong vãn hoa, chúng ta thường hát hay nghe
hát trong tháng hoa Đức Mẹ năm sắc hoa dâng kính Người, mỗi sắc hoa chỉ một ý
nghĩa riêng :
Hoa trắng chỉ sự trong sạch của tâm hồn
Hoa tím chỉ sự tuân phục thánh ý Chúa
Hoa vàng chỉ đức mến vẹn toàn
Hoa xanh chỉ sự trọn lành thánh thiện
Hoa đỏ chỉ sự hy sinh hãm mình.
(theo Vãn hoa Bùi chu)
Tháng hoa chúng ta hãy thi đua nhau dâng cho
Đức Mẹ những bông hoa hường tươi thắm, đầy hương vị, đầy mầu sắc. Hãy dâng cho Mẹ những bông hường của sự hy
sinh từ bỏ mình, chấp nhận mọi điều trái ý, chấp nhận mọi thánh giá Chúa gửi
cho mà không phàn nàn trách móc.
Chính thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu đã thích
hoa hường cách đặc biệt, thánh nữ đã biến tất cả mọi công việc của đời mình trở
thành những bông hoa hường để dâng tiến Chúa. Ta hãy nghe một đoạn tự thuật của
thánh nữ khi thánh nữ chỉ vào một cái
ly đựng một thứ thuốc rất khó uống, thứ thuốc đó màu giống như một thư rượu
ngon, chị (Têrêsa) bảo tôi (Mẹ Agnès de Jésus) :”Mẹ xem cái ly nhỏ này, ai cũng
bảo đó là một ly đầy rượu ngon, nhưng thật ra con chưa hề thấy có thứ gì đắng
hơn nó. Đó, chính là hình ảnh của cuộc đời con đấy, trước mặt người ta, nó luôn
luôn được phủ lên một màu sắc tươi đẹp, họ thấy con như đang uống một thứ rượu
hảo hạng, mà thực ra nó lại là một thứ rất đắng cay. Con nói đến đắng cay, tuy
nhiên, đời con lại chẳng cay đắng tí nào vì con biến đổi đắng cay thành vui sướng và êm dịu”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Tháng Hoa năm 2004