ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: HÃY NÓI XIN VÂNG VỚI THIÊN CHÚA
NHƯ ĐỨC MARIA
Hơn 100.000 người đã đến quảng trường thánh Phêrô hôm Chúa Nhật để
chứng kiến Đức Thánh Cha Phanxicô dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm của
Đức Maria.
Thánh tượng Đức Mẹ Fatima, đã được rước đến quảng trường vào tối
hôm trước, chiếm trung tâm khung cảnh khi Đức Thánh Cha thể hiện một cử chỉ
sùng kính trước Đức Mẹ. Trong lời cầu nguyện ngài nói, “Chúng con tin rằng mỗi
người chúng con đều quý giá trong cái nhìn của Mẹ, xin gìn giữ đởi sống chúng
con trong tay Mẹ: xin chúc lành và củng cố mọi mong ước tốt lành”. Đây là đỉnh cao của một buổi sáng mà
Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima. Lòng sùng kính Đức Mẹ rất
được phổ biến, bằng chứng là có rất nhiều người hiện diện đã mang theo ảnh
tượng của Đức Maria và ôm chặt trong tay những bức tượng Đức Mẹ Fatima nhỏ nhắn
khi họ lắng nghe bài giảng của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha Phanxicô, người nổi
tiếng sùng kính Đức Mẹ đã nói rằng một việc được xem là một trong những điều kỳ
diệu mà Đức Maria đã thực hiện, đó là “được chọn làm Mẹ Thiên Chúa”.
Lấy các bài đọc phụng vụ của ngày Chúa nhật làm nguồn cảm hứng, Đức
Thánh Cha Phanxicô đã suy nghĩ về ba điều. Đó là: Thiên Chúa làm chúng ta kinh
ngạc, Thiên Chúa đòi chúng ta trung tín và Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta.
Nói về Đức Maria, Đức Thánh Cha cho rằng Thiên Chúa đã làm Đức Maria kinh ngạc,
nhưng dầu vậy Mẹ vẫn có thể nói “Nầy tôi là tôi tớ Thiên Chúa, xin hãy làm như
lời thiên thần truyền.” Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng Thiên Chúa cũng làm
chúng ta kinh ngạc, Ngài phá hỏng kế hoạch của chúng ta, nhưng Ngài cũng nói “hãy
tin tưởng Ta, đừng sợ”.
Trong suy tư thứ hai “Thiên Chúa đòi chúng ta trung tín”, Đức Thánh
Cha Phanxicô giải thích rằng Thiên Chúa là tình yêu, nhưng Ngài cũng “đòi chúng
ta phải trung thành đi theo Ngài”. Mẹ Maria là người nối gót trung thành đó,
ngài nói tiếp, Mẹ đã nói “xin vâng” với Chúa cả những lúc vui cũng như lúc buồn”.
Rồi Đức Thánh Cha nói, bổn phận của chúng ta là “luôn bước đi với Chúa, ngay cả
những lúc yếu đuối, ngay cả trong tội lỗi của chúng ta. Ngài thêm, đó là điều
gọi là “một Kitô hữu trọn-thời-gian”.
Trong điểm thứ ba, “Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta”, Đức Thánh
Cha nói rằng Mẹ Maria đã ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nhấn
mạnh, Mẹ làm điều nầy vì “mọi sự đều là quà tặng của Thiên Chúa. Ngài là sức
mạnh của chúng ta!” Ngài cũng làm nổi bật sự quan trọng của việc không nên xem
mọi sự là đương nhiên và yêu cầu mọi người ghi nhớ ba chữ chính yếu: lấy làm
tiếc, xin lỗi và cám ơn.
Vì thánh tượng Đức Mẹ đã được nhiều ngàn người chiêm ngắm ở quảng
trường thánh Phêrô, nên Đức Thánh Cha đã nhân cơ hội lúc đọc kinh Truyền Tin để
nói lên lời “cám ơn” những người gần xa đã đến tham dự buổi cuối tuần của đức
tin dành cho Đức Maria Mẹ Chúng Ta.
Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ sáng
Chúa nhật tại quảng trường thánh Phêrô để vinh danh Ngày của Đức Maria, một sự
kiện được tổ chức trong khuôn khổ Năm Đức Tin vào ngày kỷ niệm lần hiện ra cuối
cùng của Đức Trinh Nữ Maria tại Fatima (13 tháng 10, 1917).
——————————————————
Chúng ta đọc trong Thánh vịnh: “Hãy ca ngợi Chúa một bài ca mới, vì
Ngài đã làm những điều kỳ diệu” (Tv 98,1). Hôm nay chúng ta suy về một trong
những điều ký diệu mà Chúa đã làm: Đức Maria, một tạo vật thấp hèn và yếu đuối
như chúng ta, ngài đã được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đấng Tạo Hóa của
ngài.
Khi suy về Đức Maria trong ánh sáng của những bài đọc chúng ta vừa
nghe, tôi muốn cùng các bạn suy tư về ba điều: thứ nhất, Thiên Chúa làm chúng
ta kinh ngạc; thứ hai, Thiên Chúa đòi chúng ta trung thành; thứ ba, Thiên Chúa
là sức mạnh của chúng ta.
Trước hết: Thiên Chúa làm chúng ta kinh ngạc. Câu chuyện ông
Naaman, vị chỉ huy quân đội của vua Aram, thật đáng chú ý. Để được chữa lành
khỏi bệnh phong cùi, ông đã tìm đến với vị tien tri của Thiên Chúa, ông Êlisa,
người không thực hành ma thuật hay đòi hỏi Naaman những gì không bình thường,
nhưng bảo ông cách đơn giản hãy tin tưởng vào Chúa và đi tắm trong nước sông.
Tuy nhiên không phải ở một trong những con sông lớn ở
Đây là kinh nghiệm của Đức Trinh Nữ Maria. Khi thiên sứ truyền tin,
ngài không che dấu sự ngạc nhiên. Đó là sự kinh ngạc về việc nhận ra rằng Thiên
Chúa, trở thành con người, đã chọn ngài, một cô gái tầm thường ở Nadarét. Không
phải là một ai đó sống trong lâu đài giữa uy quyền và giàu sang, hay một người
đã làm những việc khác thường, nhưng đơn giản là người mở ra cho Thiên Chúa và
đặt niềm tin tưởng vào Ngài, thậm chí không hiểu được gì cả: “Nầy tôi là tôi tá
Chúa; xin hãy làm cho tôi như lời thiên thần truyền” (Lc 1,38). Đó là câu trả
lời của Mẹ. Thiên Chúa luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên, Ngài làm nổ tung những
khuôn khổ của chúng ta, phá hỏng những kế hoạch của chúng ta. Và ngài bảo chúng
ta: hãy tin tưởng Ta, đừng sợ, các con cứ để cho mình ngạc nhiên, hãy đứng đàng
sau và theo Ta!
Hôm nay tất cả chúng ta hãy tự hỏi xem chúng ta có sợ điều mà Thiên
Chúa có thể đòi hỏi hay điều mà Ngài đang yêu cầu không. Tôi có để cho Chúa làm
ngạc nhiên, như mẹ Maria, hay tôi vẫn bám chắc vào khu vực an toàn của mình:
trong những hình thức vật chất, trí thức hay an toàn ý thức hệ, ẩn nấp trong
những dự án và kế hoạch của mình? Tôi có thật sự để cho Chúa đi vào đời sống
của tôi không? Tôi đáp lời Ngài thế nào?
Trong đoạn thư của thánh Phaolô mà chúng ta vừa nghe, vị tông đồ
nói với môn đệ Timôtê: hãy nhớ đến Đức Kitô. Nếu chúng ta kiên trì với Ngài,
chúng ta cũng sẽ thống trị với Ngài (x. 2Tim 2,8-13). Đây là điều thứ hai: luôn
nhớ đến Đức Kitô –nhớ đến Chúa Giêsu Kitô- và như thế là kiên trì trong đức
tin. Thiên Chúa làm chúng ta kinh ngạc với tình yêu của Ngài, nhưng Ngài yêu
cầu chúng ta phải trung thành đi theo Ngài. Chúng ta có thể bất trung, nhưng
Ngài thì không thể: Ngài là “Đấng trung tín” và đòi chúng ta cũng trung thành
như vậy. Hãy nghĩ về tất cả những lúc chúng ta phấn khích về điều nầy hoặc điều
nọ, một sáng kiến hay nhiệm vụ nào đó, nhưng rồi sau đó, ở ngay dấu hiệu khó
khăn đầu tiên, chúng ta bỏ cuộc. Thật đáng buồn, điều nầy cũng xảy ra trong
trường hợp những quyết định nền tảng, như hôn nhân chẳng hạn. Thật khó để luôn
kiên định, trung thành với những quyết định và cam kết mà chúng ta đã thực
hiện. Thường thì quá dể để nói “xin vâng” nhưng sau đó chúng ta đã không lặp đi
lặp lại tiếng “xin vâng” nầy mỗi ngày và mọi ngày. Chúng ta không trung thành.
Đức Maria thưa “xin vâng” với Thiên Chúa: một tiếng “xin vâng” đã
đưa cuộc sống giản dị của ngài vào sự rối loạn, và không chỉ có một lần. Biết
bao lần ngài đã phải thốt lên tiếng “xin vâng” chân thành lúc vui cũng như khi
buồn, mà tột đỉnh là tiếng “xin vâng” dưới chân Thập Giá. Hôm nay ở đây có
nhiều người mẹ đang hiện diện; xin hãy suy nghĩ về mức độ trung thành của Mẹ
Maria đối với Thiên Chúa: nhìn người Con duy nhất của mình đang treo trên Thập
Giá. Người phụ nữ trung thành, đứng im, trái tim hoàn toàn tan nát, nhưng trung
thành và mạnh mẽ.
Và tôi tự hỏi: Tôi là Kitô hữu từng lúc hay là một Kitô hữu
trọn-thời-gian? Nền văn hóa phù du và tương đối của chúng ta cũng ảnh hưởng rất
nhiều cách chúng ta sống đức tin của mình. Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung
thành với Ngài, hằng ngày, trong đời sống thường ngày của chúng ta. Ngài tiếp
tục nói rằng Ngài vẫn luôn trung thành, ngay cả lúc chúng ta bất trung với
Ngài. Với lòng thương xót của mình, Ngài không bao giờ mệt mỏi đưa tay ra để
nâng chúng ta lên, để khuyến khích chúng ta tiếp tục cuộc hành trình, để quay
về và nói với Ngài những yếu đuối của chúng ta, để Ngài có thể ban cho chúng ta
sức mạnh. Đây là cuộc hành trình thực sự: luôn bước đi với Chúa, ngay cả những
lúc yếu đuối, ngay cả trong tội lỗi của chúng ta. Đừng bao giờ chọn một con
đường tạm thời cho mình. Điều đó giết chết chúng ta. Đức tin là sự trung thành
tối đa, như đức tin của Mẹ Maria.
Điều cuối cùng: Chúa là sức mạnh của chúng ta. Tôi nghĩ về 10 người
phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành trong Tin Mừng. Họ đến gần Ngài và vẫn giữ
khoảng cách, họ kêu lên: “Lạy thầy Giêsu xin thương xót chúng tôi!” (Lc 17,13).
Họ đang đau ốm, họ cần tình yêu và sức mạnh, và họ đang tìm kiếm ai đó chữa cho
họ được lành. Chúa Giêsu đáp trả bằng cách chữa họ khỏi bệnh. Tuy nhiên, thật
kinh ngạc, chỉ có một người trong bọn họ quay lại, lớn tiếng ca ngợi và tạ ơn
Thiên Chúa. Chúa Giêsu lưu ý điều nầy: 10 người xin cứu chữa và chỉ một người
quay trở lại lớn tiếng ca ngợi Thiên Chúa và nhận biết rằng Ngài là sức mạnh
của chúng ta. Biết cách để cám ơn, để ngợi khen về mọi sự Chúa đã làm cho chúng
ta.
Hãy nhìn xem Mẹ Maria. Sau khi Truyền tin, hành động đầ tiên của Mẹ
là hành động bác ái đối với bà chị họ Êlisabét. Những lời đầu tiên của Mẹ là: “Linh
hồn tôi ngợi khen Chúa”, nói cách khác, một bài ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa
không chỉ vì những gì Ngài đã làm cho Mẹ, mà cho những gì Ngài đã thực hiện
trong suốt dòng lịch sử cứu độ. Mọi sự là hồng ân của Ngài. Nếu chúng ta có thể
nhận ra rằng mọi sự là quà tặng của Thiên Chúa, tâm hồn chúng ta sẽ hạnh phúc
biết bao! Mọi sự là quà tặng của Ngài. Ngài là sức mạnh của chúng ta! Nói lên
lời “cám ơn” thật quá dễ, tuy nhiên cũng rất khó! Có bao lần chúng ta nói lời “cám
ơn” nhau trong gia đình? Đây là những lời cần thiết trong đời sống chung của
chúng ta. “Xin lỗi”, “rất tiếc”, “cám ơn”. Nếu các gia đình có thể nói lên ba
lời nầy, họ sẽ sống tốt lành. “Xin lỗi”, “rất tiếc”, “cám ơn”. Chúng ta có
thường nói “cám ơn” trong gia đình mình không? Chúng ta có thường nói “cám ơn”
với những người giúp đỡ chúng ta, với nhữn người gần gũi chúng ta, những người
bên cạnh chúng ta suốt đời không? Rất nhiều khi chúng ta xem mọi sự như là điều
dĩ nhiên! Điều nầy cũng xảy ra với Thiên Chúa. Thật dễ dàng để đến gần Chúa để
cầu xin điều gì đó, nhưng để đi và cám ơn Ngài: “Được rồi, tôi không cần phải
làm điều đó”.
Trong khi chúng ta tiếp tục cử hành phần phụng vụ Thánh Thể, hãy
cầu xin sự chuyển cầu của Đức Maria. Xin Mẹ giúp chúng ta mở ra cho sự ngạc
nhiên của Thiên Chúa, trung thành với Ngài mỗi ngày và mọi ngày, và ca ngợi và
cảm tạ Chúa vì Ngài là sức mạnh của chúng ta. Amen.
XT (theo Radio Vatican)