Tuổi Già Đáng Kính Trọng, Một Hồng Ân Và Một Mắt Xích
NGÀY THẾ
GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI
Chúa
nhật 31/01/2021, tại buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan
báo rằng ngài quyết định thiết lập Ngày Quốc tế Ông bà và Người cao tuổi. Liền
sau đó, đề cập đến ngày 02/02 Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa
trong Đền Thánh, Đức Thánh Cha nói: “Khi ông Simêon và
bà Anna, cả hai đều đã cao niên, được Chúa Thánh Thần soi sáng, đã nhận ra Chúa
Giêsu là Đấng Mêsia. Ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn gợi lên những suy nghĩ và
lời nói khôn ngoan nơi những người cao niên: lời nói của họ rất quý giá
vì đó là những bài ca tụng Thiên Chúa và gìn giữ cội nguồn của các dân tộc.
Họ nhắc nhở chúng ta rằng tuổi già là một hồng ân và ông
bà là mắt xích kết nối các thế hệ khác nhau, để truyền kinh nghiệm
sống và đức tin cho những người trẻ. Ông bà thường bị lãng quên và chúng ta
quên đi sự phong phú của việc gìn giữ cội nguồn và sự truyền lại này. Và vì
điều này, tôi quyết định thiết lập Ngày Quốc tế Ông bà và Người cao
tuổi, hàng năm sẽ được cử hành trong toàn Giáo hội vào Chúa Nhật thứ Tư của
tháng Bảy, gần với ngày lễ Thánh GioaKim và Anna, ông bà của Chúa Giêsu. Điều
quan trọng là ông bà gặp gỡ con cháu và con cháu gặp gỡ ông bà, bởi vì - như
ngôn sứ Giôen nói - trước con cháu, ông bà sẽ mơ, và những người trẻ,
lấy sức mạnh từ ông bà, sẽ tiến lên, nói lời ngôn sứ. Và chính xác ngày 02/02
là ngày lễ của cuộc gặp gỡ giữa ông bà với con cháu”.
Tuổi
già đáng kính trọng
Ông
bà và người cao tuổi là vốn quý của xã hội. Nói đến người cao tuổi là nói
đến thành quả cuộc đời và kinh nghiệm thời gian. Nhiều người già ở nước ta và
trên thế giới 70-80 tuổi còn sức khỏe vẫn lao động chân tay, đôi lúc là trụ cột
gia đình, lao động chăm chỉ, hiệu quả công việc cao hơn một số thanh niên lười
nhác. Khi không đủ sức làm đồng áng, người cao tuổi ở nhà chăm trẻ nhỏ, nuôi
dạy cháu con, giúp việc gia đình. Vì thế, dân gian Việt Nam có câu “Một mẹ
già bằng 3 đứa ở”, hay “Một mẹ già bằng 3 mẫu ruộng”.
Người
già được quí trọng trong Đạo cũng như ngoài đời, vì các cụ giàu kinh nghiệm và
khôn ngoan, được Thiên Chúa chúc phúc. Tuổi già là biểu tượng cho Vĩnh
Cửu; Đấng vĩnh cửu hiện ra với Đaniel dưới hình dáng một vị Kỳ lão (Đn
7,9), và trong sách Khải huyền, 24 vị Kỳ lão biểu tượng cho triều đình của
Thiên Chúa hằng ca hát ngợi khen vinh quang Ngài cho đến đời đời (Kh 4,4;
5,14…). Sự khôn ngoan, sáng kiến của tuổi già được đề cao : “Người cao
niên phán đoán, bậc kỳ lão chỉ bảo, thật đẹp đẽ biết bao ! Sự khôn ngoan của
các vị bô lão, tư tưởng và ý kiến của các bậc danh nhân. Thật đep đẽ chừng nào
! Giàu kinh nghiệm là triều thiên cho bậc bô lão. Lòng kính sợ Đức Chúa là niềm
hãnh diện của các ngài” (Hc 25, 4-6). Bài học kính thảo kính mẹ cha,
báo đền công đức của các cụ là vô giá : “Ai yêu mến cha mình thì
đền bù tội lỗi. Ai thảo kính mẹ mình thì như người thu được kho tàng.
Hỡi người làm con, hãy gánh lấy tuổi gìa cha ngươi, chớ làm phiền lòng người
khi người còn sống. Trí khôn người suy giảm, con cũng hãy nể vì, đừng nhục
mạ người khi con đương sức trai tráng. Của dâng cho cha sẽ
không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ sẽ đền bù tội lỗi và xây
dựng đức công chính. Vào ngày bĩ cực, công việc của con sẽ được nhớ đến, như
băng giá trời tối, tội con sẽ tan đi. Người lộng ngôn, khinh cha, dể mẹ,
là xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng tác thành nên họ” (x. Hc 3, 1-16).
Ông
bà ta xem ra không có khỏe là chuyên đương nhiên, vì (khỏe đâu đến già).
Dù yếu về thể lý, sức sống tinh thần, trí nhớ và tâm trí giảm sút lại,
nhưng chúng
ta không thể phủ nhận những bài học kinh nghiệm quý giá trong sản xuất, kinh
doanh, nhất là cách đối nhân xử thế, mực thước về luân thường đạo lý, cùng
vớisự uốn nắn, định hướng cho cháu con, giúp xã hội ổn định, an toàn, trật tự
hơn là những hành trang quan trọng cho lớp trẻ khi vào đời, khởi nghiệp. Đặc
biệt các cụ rất khôn ngoan (khôn đâu đến trẻ). Sách Huấn ca ví
người già như cành lá của cây khôn ngoan. Người cao tuổi thì khôn ngoan và
kính sợ Chúa : “Gốc rễ của khôn ngoan là kính sợ Đức Chúa. Cành lá của
khôn ngoan là cuộc đời trường thọ”. (Hc 1, 20)
Nhiều
cụ đã để lại cho cháu con biết bao điều quí trọng ngoài khôn ngoan ra còn có
đạo đức, bóng mát che chở cháu con. George Granville nói: “Tuổi trẻ là mùa của
yêu thương, Tuổi già là mùa của Đạo Đức”. Điều này thật đúng, vì ông bà chúng ta
có nhiều thời giờ để suy nghĩ sâu xa hơn về hành động và lời nói với cái nhìn
luân lý hơn. Thánh lễ hằng ngày là trung tâm của đời sống tinh thần, là cơ hội
để gặp gỡ và làm bạn với nhiều người cùng lứa tuổi. Sức không còn để nói, họ im
lặng, bình tâm lắng nghe tiếng Chúa, suy gẫm sự đời.
Với
sự trải qua, nên ông bà ta là người biết lo, biết liệu, giầu kinh nghiệm. Sách
Huấn ca viết : “Còn trẻ con không lo dành dụm, về già lấy đâu ra mà có?
Người khôn ngoan phán đoán, bậc lão thành chỉ bảo, thật đẹp đẽ biết bao! Sự
khôn ngoan của các vị bô lão, tư tưởng và ý kiến của các bậc danh nhân thật đẹp
đẽ chừng nào! giàu kinh nghiệm là triều thiên hàng bô lão lòng kính sợ Đức Chúa
là niềm hãnh diện của các đấng ấy” (Hc.25,3-6).
Lần
dở lại những trang Kinh Thánh, ta thấy: “Mái đầu bạc là triều thiên vinh
hiển” (Cn 16,31); “Tuổi già đáng kính trọng, không phải vì trường thọ,
cũng không phải vì cao niên, nhưng vì người đầu bạc thì khôn ngoan. Người
tuổi già thì đẹp lòng Chúa, được Chúa yêu dấu” (Kn 4,1-7).
Có
người nói: Chúa cho người trẻ sức mạnh và vẻ đẹp là ở thể chất. Còn người già
là sức mạnh và vẻ đẹp tâm linh. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, dù cao tuổi,
nhưng vẫn là một thần tượng cho cả giới trẻ cũng như giới già. Ngài sống tuổi
già của người với sự tự nhiên thoải mái dễ chịu. Người từng nói: ‘Tôi là một
linh mục già yếu’. Người sống tuổi già của người trong niềm tin. Tuổi già có
thể trở thành một giai đoạn quí nhất của cuộc đời.
Tuổi
già hôm nay chính là ngày mai của chúng ta! Ông bà ta có câu: Yêu trẻ, trẻ đến
nhà; kính già, già để tuổi cho. Đây là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Vậy
hãy biết quí trọng tuổi già, đối xử vẹn tình, trọn nghĩa, đúng đạo làm con. Vì
người tuổi già thật đáng kính trọng.
Tuổi
già, một hồng ân
Trong
xã hội nói chung, quan niệm phổ biến về tuổi già thường là tuổi không hạnh
phúc, luôn được hiểu là tuổi cần được trợ giúp, cần chi phí cho chăm sóc y tế.
Hàn Lâm viện Tòa Thánh khẳng định: “Tuổi già là một hồng ân của Thiên Chúa
và một nguồn lực to lớn, một thành tựu cần được bảo vệ cách cẩn thận, ngay cả
khi căn bệnh trở nên không thể chữa trị và cần phải được chăm sóc cách đặc
biệt. Và không thể phủ nhận rằng sự phong phú của tuổi già là một kho báu cần
được trân trọng và bảo vệ”.
Trở
nên già nua là một bằng chứng: thân xác trở nên yếu ớt, sức lực dường như không
còn nữa. Nhưng càng thêm tuổi cần phải nhận định một cách khác và phải cho đây
là một hồng ân, như có lời chép: “Ta giải cứu và ban nhiều vinh dự, cho sống
lâu, tuổi thọ dư đầy, và hưởng ơn cứu độ Ta ban” (Tv 92,16) ; “Người tuổi già thì đẹp lòng Chúa, được Chúa yêu dấu”
(Kn, 4,7). Người cao tuổi quả là hồng ân của Thiên Chúa, là phúc
lành của Chúa (x. St 11,10-32; Kn 4, 7-15), người già được kính trọng
bởi “người đầu bạc thì khôn ngoan”.
Thánh
Giáo hoàng Gioan Phaolô II lúc sinh thời đã nói: “Được sống đến tuổi già là
một ân huệ. Không phải vì tất cả mọi người có thể sống đến tuổi này, nhưng vì
trước hết, tuổi già cho chúng ta khả năng đánh giá quá khứ, được hiểu và sống
mầu nhiệm Phục sinh một cách sâu xa hơn, và được trở nên kho tàng kinh nghiệm
quý báu cho Giáo hội”.
Khi
nói với giới ông bà, Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI nhấn mạnh : “Thật
là đẹp ở trong tuổi già! Trong mỗi lứa tuổi, ta cần biết khám phá sự hiện diện
và phúc lành của Chúa và những phong phú mà lứa tuổi ấy chứa đựng”. Đó
là hồng ân.
Tuổi
già một mắt xích
Ông bà là mắt xích kết nối các thế hệ khác nhau, những tấm
gương sáng về đạo đức, lối sống, kinh nghiệm lao động trong gia đình. Nhiều cụ
còn có khả năng và kinh nghiệm trong việc điều hòa, gắn kết các mối quan hệ
giữa các thành viên để tạo nên không khí hòa thuận trong gia đình. Đây là việc
làm có ý nghĩa thiết thực của người cao tuổi trong vai trò trụ cột trong xây
dựng gia đình hạnh phúc, giữ gìn lễ nghĩa gia phong.
Để có sự liên tục, một dòng lịch sử được kéo dài, người trẻ
hãy kín múc nơi người già bài học cuộc đời. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh
rằng : “Tương lai của một dân tộc cần phải có thế hệ già sống và truyền lại
những kinh nghiệm từng trải cho thế hệ trẻ. Nhất thiết đòi có cuộc chuyển giao,
nối tiếp, đối thoại và gặp gỡ giữa người già và người trẻ để xây dựng một xã
hội công bằng, tươi đẹp, liên đới, và có tinh thần Kitô hơn. Người trẻ là sức
mạnh để dân tộc bước đi, nhưng người già cũng củng cố sức mạnh ấy bằng ký ức và
sự khôn ngoan. Người cao tuổi thông truyền niềm tin, sự kiên nhẫn, mời gọi
chúng ta cầu nguyện, nhất là chuyển cầu, kêu gọi chúng ta ở cạnh những người
đang ở trong tình trạng túng thiếu và cần thiết”.
Việc Ðức Maria và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu vào Ðền Thánh,
Chúa Giêsu đã gặp gỡ dân người mà hai cụ già Symêon và Anna là đại diện. Ðây
cũng là cuộc gặp gỡ lịch sử của dân Chúa, gặp gỡ giữa các người trẻ là Ðức
Marria và thánh Giuse và các người già là Symêon và Anna. Chúa Giêsu là trung
tâm. Ðây còn là cuộc gặp gỡ giữa sự vâng phục của người trẻ và lời tiên tri của người già.
Trong
tài liệu “Tuổi già: tương lai của chúng ta” do Hàn Lâm Viện Tòa
Thánh về Sự sống cho công bố hôm thứ Ba 09 tháng 02 năm 2021 có câu : “Chỉ
nhờ có người già mà người trẻ mới tìm lại được cội nguồn của mình và cũng chỉ
nhờ có người trẻ mà người già mới khôi phục được khả năng mơ ước”. Tài liệu
gợi lên cho người trẻ một “cuộc gặp gỡ” có thể đưa vào cấu trúc xã hội “nhựa
sống mới mang tính nhân văn sẽ làm cho xã hội đoàn kết hơn”. Nhiều lần Ðức
Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích những người trẻ gần gũi với ông bà và nói
thêm rằng, “người già không phải là gần tới điểm kết thúc, nhưng là mầu
nhiệm của vĩnh cửu; để hiểu điều này, chúng ta cần đến gần Thiên Chúa hơn và
sống trong mối tương quan mật thiết với Người. Chăm sóc tinh thần cho người
già, nhu cầu thân mật với Chúa Kitô và chia sẻ đức tin là một nhiệm vụ bác ái
trong Giáo hội”.
Nhân
ngày Toàn xá thế giới ông bà và người cao tuổi, chúng ta, những người con cháu
gợi nhớ lại công đức cao dầy của ông bà và người cao tuổi mà đem lòng tôn kính.
André Maurois, nhà văn Pháp cận đại nói: “Một xã hội mà người già không được
kính trọng, một xã hội mà người trẻ không được trìu mến; cả hai đều què quặt”.
Vậy, chúng ta hãy vun đắp tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng
cây, làm con phải hiếu, để thực hành chữ hiếu, luôn kính trọng biết ơn và giúp
đỡ người già, những bậc cao niên trong xã hội và Giáo Hội. Ông bà và người cao
tuổi là kho tàng kinh nghiệm của nhân loại!
Lm.
An-tôn Nguyễn Văn Độ