THỨ NĂM TUẦN THÁNH
TẬP
CHĂM SÓC NHAU TRONG TÌNH YÊU CHÚA
Xh 12: 1-8, 11-14; Tv 116; 1Cor. 11: 23-26; Ga 13: 1-15
Lm. Jude Siciliano,
OP
Tất cả các bài đọc hôm nay đều nói về bí tích Thánh
Thể; được truyền lại trong bữa ăn. Đối với các gia đình, bữa ăn rất
quan trọng; đó là bữa sum họp gia đình quanh bàn ăn. Trong thời đại
hiện nay, bữa cơm thân mật gia đình thật là quý hiếm; do công việc
tất bật hằng ngày lôi cuốn: nào là làm việc, chở con đi học. Do vậy,
các bậc phụ huynh thường đưa con cái đến những quán bán thức ăn
nhanh, hoặc đến những tiệm Mc Donald để ăn, vừa rẻ, vừa nhanh, vừa có
thì giờ để các cháu học và làm bài tập còn cha mẹ cũng có thời
gian rãnh rổi để dọn dẹp nhà cửa. Vì thế bữa ăn cuối tuần thật là
hạnh phúc cho cả gia đình.
Khi chúng ta ngồi vào bàn ăn với gia đình hoặc với bạn
bè, sẽ có rất nhiều việc đưa ra trao đổi với nhau, khó có nhà tâm
lý học nào có thể quy chuẩn được những mẫu chuyện này. Trong bàn ăn
thường chúng ta hay nói đến những việc làm, chuyện vui, chuyện buồn
trong ngày ở trường học hay nơi sở làm. những việc làm mệt nhọc hay
căng thẳng và nhờ bữa ăn gia đình nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy
nhẹ nhàng. Sau đó cũng phải lo dọn dẹp, chuẩn bị công việc cho ngày
mai và nghỉ ngơi dưỡng sức. Thật không có gì khổ sở cho bằng ăn uống
vội vả như những ngày vừa qua của tôi đến nỗi không có thì giờ để
ngủ nghỉ. Gia đình tôi thường ăn chung trong bữa tối cuối tuần; do mẹ
tôi được nghỉ làm; Bữa ăn bắt đầu khi cha tôi ngồi vào bàn. Trong bữa
ăn chúng tôi thường nghe kể chuyện gia đình trong quá khú và hiện
tại, và ăn những món ăn truyền thống của gia đình. Và chúng tôi đã
nghe hoài những mẫu chuyện và ăn hoài những món ăn đó vì thế nó
trở nên rất thân thương và gần gủi với chúng tôi.
Bây giờ là linh mục, tôi phải cẩn thận nói về bữa ăn lúc
trước, khi đời sống không đến nỗi vội vàng, và gia đình có nhiều
thì giờ sống chung với nhau. Những bữa ăn như vậy có vẻ khác đối
với một cộng đoàn mới thời nay. Nhưng mặc dù với các thức ăn nhanh,
chúng ta vẫn còn có dịp ăn chung với nhau. Vào dịp Lễ Phục Sinh sắp
đến, Hay những ngày lễ lớn, như lễ Chiến Sĩ Trận Vong, lễ Độc
Lập, lễ sinh nhật hay lễ kỷ niệm đám cưới, lễ cưới hay kỷ niệm
rước lễ lần đầu v.v… (Chúng ta không cần ăn chung trong nhà). Và trong
những bữa ăn đó có hình ảnh của bữa ăn được diễn tả trong Kinh
Thánh hôm nay. Như đặt bàn, đốt nến, làm những món ăn đặc biệt. Vừa
rồi có bữa ăn sinh nhật của một cháu bé 5 tuổi, cháu đòi ăn thịt
gà chiên từng miếng nhỏ và bánh sô-cô-la. Những dịp như thế, chúng ta
có thể kể nhiều chuyện, trong quá khứ và hiện tại cho nhau nghe. Và
cho thế hệ sau nghe chuyện của gia đình, ăn những món ăn đặc biệt và
rồi thế hệ trẻ nhìn nhận đây là gia đình của mình. Những bữa ăn
vào dịp lễ như vậy giúp chúng ta hiểu nhiều về bữa ăn trong Kinh
Thánh ngày hôm nay.
Bài trích sách Xuất Hành nói đến bữa ăn trong lễ Vượt Qua
đầu tiên, có vẻ giống bữa ăn thời nay. Đó là bữa ăn hối hả để
chuẩn bị lên đường. Những người dự bữa ăn phải ăn mặc sẵn sàng để
ra đi. Chắc họ dự bữa ăn với những tâm tình khác nhau. Họ đã bị đàn
áp dữ dội do đang làm nô dịch ở Ai Cập, họ không thể nào tìm được
tự do. Chắc họ phải lo sợ; không biết Thiên Chúa có thể giúp họ
vượt khỏi không? Và rồi mỗi khi họ chạy thoát khỏi nạn nô dịch,
không biết họ có chịu nổi chặn đường dài qua sa mạc không? Họ có
thể chết trong sa mạc, hay bị bắt lại làm nô dịch chăng? Chắc là
những người Ai Cập không muốn cho họ ra đi. Nếu bị bắt lại, họ sẽ
bị đối xử như thế nào? Có người dự bữa ăn này với nhiều ý nghĩ
khách về việc ra đi, và họ có thể bàn tán để ở lại với chủ cũ
mà họ biết. Rồi có người ăn bữa ăn đó với lòng mừng rõ, là Thiên
Chúa đã đến để cứu thoát họ, để họ tìm tự do. Nhưng đây không phải
là bữa ăn độc nhất. Người Do Thái đã được dạy bảo là phải làm bữa
ăn như vậy hàng năm. “Ngày ấy đối với các ngươi sẽ thành kỷ niệm…
Qua các thế hệ, các ngươi sẽ mừng lễ như luật điều vẫn dạy”.
Những thế hệ sau sẽ ăn bữa ăn với con chiên, bánh không men
và rau đắng. Và câu chuyện gia đình lại được kể lại. Họ sẽ nhắc
đến ngày vượt khỏi kiếp nô lệ, nhưng họ nói đến chuyện đó như
chuyện xảy ra hiện tại. “Vì sao bữa ăn tối hôm nay khác với các bữa
ăn tối khác?” Thế hệ sau này đến bữa ăn lễ Vượt Qua nói về chuyện
nô lệ nào, những bệnh nghiện nào, những lo sợ nào, với những hy
vọng được giải thoát điều gì? Nếu Thiên Chúa đã giải thoát tổ tiên
họ ra khỏi kiếp nô lệ, thì Thiên Chúa cũng có thể làm như vậy nữa
để đưa thế hệ mới từng bước tìm đến sự tự do.
Thánh Phaolo nhắc chúng ta về câu chuyện mới nói trong bữa
ăn cho chúng ta nghe. Câu chuyện và bữa ăn nói về quá khứ và hiện
tại. Chúng ta nhắc đến đời sống và sự chết của một Đấng đã cho
chúng ta bữa ăn này. Đêm nay chúng ta mang gì đến bữa ăn? Xã hội
chúng ta đang sống làm chúng ta mang đầy nỗi lo lắng và sợ sệt. Sự
nô lệ nào trong thế giới hiện nay giam giữ chúng ta? Những cường
quyền nào trên thế giới làm chúng ta trở nên bất lực, bị ảnh hưởng
sâu đậm, và không thể nào điều khiển được tương lai? Sức mạnh đất Ai
Cập nào biến chúng ta ra nô lệ? Phaolô nhắc nhở chúng ta đã được cứu
thoát nhờ bánh bẻ ra và nhờ đời sống Chúa Giêsu đổ xuống chan hòa
cho chúng ta và ban thêm can đảm, vì Thiên Chúa đã làm trở lại để
giúp chúng ta vượt qua sự chết để đến sự sống; vượt qua thất vọng
để đến hy vọng; vượt qua đêm tối chúng ta đã tạo ra để đến ánh sáng
mới chỉ có Thiên Chúa mới ban được cho chúng ta.
Khi chúng ta họp nhau ăn bữa ăn “gia đình” và nói câu chuyện
Vượt Qua mới trong Chúa Giêsu, thánh Gioan khuyên chúng ta nên nhớ nói
toàn câu chuyện. Trong khi nghe kể câu chuyện về ý nghĩa lễ Vượt Qua,
chúng ta là những ai? Chúng ta thuộc thành phần nào của Chúa Giêsu,
Trong phần rửa chân cho các môn đệ. Việc rửa chân là việc chính trong
câu chuyện của thánh Gioan. Có cộng đoàn Kitô Hữu dùng thau, khăn lau,
và bình nước để tượng trưng. Có nhà thờ có những bức tranh trên
tường nói về việc rửa chân. Chúng ta không cần tranh ảnh về Chúa
Giêsu và các môn đệ, chúng ta cũng đã hiểu. Ba điều tượng trưng: thau,
khăn lau, và bình nước, là như dấu chỉ của người Kitô Hữu. Đó là
dấu hiệu liên hệ chúng ta với gia đình Kitô Hữu quá khứ và hiện
tại. Có những vua chúa thời xưa có dấu hiệu gươm, lâu đài, và có ra trận.
Thời bây giờ có những dấu hiệu quân sự rõ ràng trên các xe, phi cơ,
tàu chiến, và súng ống của quân đội. Chúng ta thấy rất nhiều nhản
hiệu quân sự ấy.
Trong bữa ăn người nô lệ nhỏ nhất phải làm việc rửa chân.
Ngược lại, Chúa Giêsu làm việc của người nô lệ là rửa chân cho các
môn đệ. Ngay lúc các môn đệ sửa soạn ngồi vào bữa ăn đặc biệt ấy,
Chúa Giêsu làm một việc mà các ông ngỡ ngàng. Những ý nghĩ và tham
vọng đưa các ông lên bậc thang làm mộn đệ thật làm các ông ngạc
nhiên. Chúa Giêsu nói với các ông “môn đệ xứng đáng” là người sẵn
sàng bưng chậu, lấy nước và khăn lau để rửa chân và lau khô. Người ta
có thể cảm thấy mất danh giá vì rửa chân cho người khác. Đúng vậy,
và người đó có thể có đánh giá khác là người đó được coi là môn
đệ Chúa Giêsu.
Dấu hiệu của chúng ta không phải là dấu hiệu quân sự, và
cũng không phải là dấu chỉ quyền uy. Trái lại, dấu hiệu đó là khăn
lau, chậu và bình nước. Chúng ta không vẽ các dấu hiệu đó trên gươm
và giáp. Người môn đệ Chúa Giêsu vẽ các dấu hiệu đó trong tim của
mình.
FX Trọng Yên, OP chuyễn ngữ (daminhvn.net 31/3/10)