THỨ SÁU TUẦN THÁNH : HÃY TẬP ĐỨNG DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ

Is 52: 13-53: 12; Dt 4: 14-16, 5: 7-9; Ga 18: 1-19:42

Lm. Jude Siciliano, OP

 

Vì sao chúng ta đọc bài thương khó trong tuần này thôi? Vì đúng là theo phụng vụ. Nhưng có khi nào chúng ta tự đọc bài thương khó cho chúng ta hay không? Hay chúng ta đọc chung trong một nhóm nhỏ? Hay đọc trong tháng 11 hay tháng 7? “Không” đó là bài quá sầu buồn cho tháng 7. Chúng ta đọc bài thương khó trong tuần này, rồi lễ Phục Sinh đến thì chúng ta lại để dành đó cho tới năm sau. Nhưng, tuy bài thương khó sầu buồn, đó vẫn là Phúc Âm, là Tin Mừng cho mỗi mùa trong năm. Hôm nay chúng ta đọc bài thương khó của thánh Gioan. Bài rất dài. Linh mục có khi muốn bỏ bài giảng. Nhưng không nên. Hôm nay nên giảng một bài ngắn, nhưng cần phải giảng.

Trong khi Chúa Giêsu là người bị bắt, bị tra tấn, và bị đóng đinh, chính câu chuyện về con người trong bài thương khó là câu chuyện thất bại. Phêrô chối Chúa Giêsu, các phẩm trật tôn giáo đáng lý phải biết rõ hơn, lại giải Chúa Giêsu rồi xử tử Ngài. Philatô bị ép buộc, nên ông ta sợ và muốn cho chuyện qua đi. Các người lính theo lệnh và xử tử một người vô tội. Và trong lúc đó, những người không có quyền uy, người không đóng vai chính trong bi kịch lại là những người trung thành. Họ là những người đứng dưới chân thánh giá với Chúa Giêsu.

Hôm nay chúng ta nói đến những người yếu đuối theo Đức Giêsu. Họ là ai? Đấy là Mẹ Đức Giêsu, bà Maria vợ ông Clêopas, bà Maria Magdala, và người môn đệ yêu dấu. Họ không làm gì khác được, nhưng họ không bỏ người bị đánh đập và bị giết chết. Họ đứng đó với Đức Giêsu cho đến giờ phút chót. Về phần chúng ta, những người muốn mau lẹ giải quyết vấn đề; muốn tìm giải pháp cho những trường hợp khó khăn; muốn một vụ mua bán yếu kém sinh lợi nhuận; muốn thắng một trận bóng cầu; muốn đoạt giải chạy đua; muốn đứng đầu lớp; muốn gắn bằng trên xe để khoe con mình là học sinh hạng ưu v.v… chúng ta cho những người đứng dưới chân thánh giá là những người để phí thì giờ cho một việc thất bại. Đối với những người danh giá đời sống qua những thành quả thắng lợi thì không gì chán nản phải không? Chương trình Đức Giêsu đã bị thất bại, Đức Giêsu không tự cứu mình được. Ngay ở cây thánh giá chúng ta nhớ là chúng ta cũng thề tự cứu chúng ta khỏi những thử thách đời sống chúng ta và khỏi tội lỗi và sự chết. Đấng có thể cứu chúng ta đã thất bại, chung số phận với tất cả những nạn nân vô tội khắp cùng thế giới và với những người chết một cách đau khổ.

Nhưng dù sao đi nữa, những người đứng dưới chân thánh giá là một nguồn an ủi cho Chúa Giêsu. Đáng lý Chúa Giêsu chịu đựng những cái nhìn sỉ nhục và căm hờn của những người khác thì Chúa Giêsu nhìn những người đứng dưới chân Ngài. Chúa Giêsu biết rõ những người đó là những ai, và Ngài lo cho những người Ngài để lại. “Thưa Bà, đây là con Bà” Rồi Ngài nói với môn đệ “Đây là mẹ của anh”. Chúng ta hãy tưởng tượng giờ sắp chết Chúa Giêsu nhìn xuống những người thân thương đứng dưới chân thánh giá, anh chị em có nghĩ họ đã được Thiên Chúa gọi đến cho Ngài chăng? Và Ngài nhìn mặt những người đó để cảm thấy chút an ủi trong đau khổ chán chường của Ngài hay không?

Vậy hôm nay chúng ta nên kính trọng những người đứng dưới chân người sắp chết, họ được Thiên Chúa gọi:

- Thân nhân những người chết vì ung thư.

- Y tá cả đêm vừa tan ca trực đến ngồi bên cạnh người đang hấp hối.

- Những người đi thăm những bệnh nhân không còn chữa trị được nữa.

- Thân nhân và bạn hữu, và những người lạ đến đứng ngoài phòng xử tử.

- Linh mục, và những thừa tác viên đem mình thánh Chúa cho bệnh nhân

- Cha mẹ ngồi canh con đang hấp hối.

- Cha mẹ những nước nghèo nhìn con cái họ hấp hối vì thiếu lương thực, và thiếu phương thức chữa trị.

Và chúng ta không những thấy những người ngồi cạnh kẻ hấp hối, mà còn thấy chính Thiên Chúa trong họ. Thiên Chúa đứng dưới chân thánh giá của những người trung kiên. Mỗi khi người nào đến ngồi với một người đang hấp hối, là chính Thiên Chúa đến đưa tay để cầm tay người hấp hối; chính Thiên Chúa lấy khăn xoa dịu trên trán người đó; chính Thiên Chúa đưa cho người đó chút nước uống, hay sửa cái gối sau lưng người đó; chính Thiên Chúa gọi người y tá đem thuốc đến cho người đó khi họ đau đớn nhiều; chính Thiên Chúa đem cơm đến cho họ ăn, hay đem mình thánh Chúa đến cho họ rước.

BÀI THƯƠNG KHÓ THEO PHÚC ÂM THÁNH GIO AN

Linh mục nên nhắc những điểm chính của bài thương khó thánh Gioan, có tính cách độc nhất. Trong đó diễn tả sự vinh quang của Chúa Giêsu (12:23) Sau khi nhấp xong chén giấm người ta đưa lên miệng Chúa Giêsu, Ngài nói “Thế là đã hoàn tất”. Lời cuối cùng của Chúa Giêsu tuyên xưng sự vinh quang là Ngài đã hoàn tất lời Kinh Thánh; Ngài đã thi hành ý Đức Chúa Cha. Trong bài thương khó của thánh Gioan Chúa Giêsu đấng vinh hiển. Ngài có quyền năng của Thiên Chúa và Ngài hiệp nhất chặt chẽ cùng Thiên Chúa. Thánh Gioan viết Chúa Giêsu tự vác thập giá mình cho đến chết. Chúa Giêsu giữ sức mạnh của Ngài. Thánh Gioan không nói đến sự đau đớn trong vườn cây dầu và viết phần lớn của hai đoạn này về việc Chúa Giêsu gặp Philatô, là người có quyền uy của trần gian đối diện với Ngài “Nước tôi không thuộc về thế gian này”.

Trong bài thương khó thánh Gioan, Chúa Giêsu là một thầy cả thượng phẩm, áo của Ngài không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới (19:24) như áo của thầy cả. Cây thánh giá mang Chúa Giêsu không hề có bình an ở đó? Sự thật, đóng đinh trên cây thập giá là một hình phạt, nhưng dưới mắt thánh Gioan hình tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thánh giá là sự hiện diện của một vị vua, một thầy cả. Ngài là con Thiên Chúa và thánh Gioan diễn tả sự vinh quang của Ngài. Chúng ta những người đứng nhìn cây thánh giá giống như sự “nghi ngờ” của thánh Tôma và nói ngay sau khi Chúa đã sống lại và hiện ra cho Tôma “Lạy Chúa của con”. Lối viết thánh Gioan giúp những người đứng dưới chân thánh giá dùng lời nói ấy để tuyên xưng đức tin mình.

Khi ngồi bên cạnh người hấp hối, chúng ta cũng nên nói lời ấy. Giúp kiên định đức tin của người đó đối với Thiên Chúa cho đến cùng, chúng ta biết đây không chỉ là sức lực và quyết tâm của người phàm; Và ở đây khi nhìn vào sức tàn của người hấp hối chúng ta thấy có một tiềm lực của Thiên Chúa, để chúng ta nói lên câu “Lạy Chúa của tôi”.

FX Trọng Yên, OP chuyển ngữ (daminhvn.net 31/3/10)

 

Mục Lục