BẰNG CHỨNG LỚN LAO NHẤT
Trong thư thứ I gởi cho đồ đệ Timôthê, Thánh Phaolô nhắc lại rằng Chúa Giêsu
Kitô, trong cuộc thương khó, đã làm chứng trước mặt tổng trấn Philatô “bằng một
lời tuyên xưng cao đẹp” (I Tm 6,13). Làm chứng về điều gì? Khi nghe Người khẳng
định Người có một vương quốc, ông tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên, đã hỏi lại
ngay: “Vậy ông là vua sao?” Người đáp” “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã
sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích làm chứng cho sự thật” (x. Ga 18,
36-37). Sự thật nào? Không phải là sự thật về cuộc sống và về sự nghiệp của
mình. Nhiều người đã chết và vẫn còn chết hiện nay cho một sự nghiệp bất chính
mà vẫn nghĩ rằng nó là chính đáng. Nhưng sự phục sinh, -vâng, chính sự phục
sinh làm chứng cho sự thật về Chúa Kitô, như sau này Thánh Phaolô sẽ nói trước
Hội đồng Arêopagô ở thành phố Athen: “Thiên Chúa đã cho mọi người một bảo đảm
về Đức Giêsu khi cho Người sống lại từ cõi chết” (Cv 17,31).
Cái chết: bằng chứng tối cao cho tình yêu
Cái
chết không làm chứng cho chân lý, nhưng cho tình yêu của Chúa Kitô. Hay nói
đúng hơn, cái chết làm nên chứng cớ tối cao về tình yêu này như chính Chúa Kitô
đã nói: “Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hy sinh mạng sống vì bạn
hữu mình” (Ga 15,13). Có người sẽ phản bác: “Còn có một tình yêu lớn hơn nữa,
đó là tình yêu của kẻ chết vì thù địch của mình”. Thì Chúa Giêsu cũng chính là
một con người như thế, và hơn bất cứ ai. Thư gởi giáo đoàn Rôma viết: “Khi
chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ
hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính,
họa may có ai dám chết vì những người lương thiện. Thế mà Đức Kitô đã chết vì
chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi, đó là bằng chứng Thiên
Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,6-8). Và trên thập giá, Chúa đã cầu nguyện cho
chính những kẻ đóng đinh mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc
họ làm” (Lc 23,34).
Có
một thứ tu đức phiến diện ca ngợi đau khổ và thập giá như thể tự mình chúng là
có giá trị. Chúa Giêsu dạy cho biết chỉ có tình yêu mới đáng cho ta hy sinh tất
cả vì nó. Đau khổ, thập giá mà thiếu vắng tình yêu thì chỉ còn là tai họa đè
bẹp con người mà thôi. Nhưng với tình yêu, tất cả sẽ có một ý nghĩa và gánh
nặng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Thánh Âu-tinh nói: “Khi yêu thì không đau khổ,
mà nếu có đau khổ thì người ta sẽ thích cả nỗi khổ ấy”. Có tình yêu, nghĩa là
biết mình đang yêu hoặc đang được yêu. Thánh Phaolô, hơn ai hết, đã trải nghiệm
mãnh liệt “chân lý” này. Ngài chia sẻ kinh nghiệm ấy trong thư Rôma: “Ai có thể
tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn
khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm đao? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng
ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta …” (Rm 8,35-37).
Sự phục sinh: câu trả lời cuối cùng cho mầu nhiệm sự chết
Cuộc
đời không bao giờ hết đau khổ và nước mắt. Nhưng người môn đệ Chúa Kitô không
chỉ bằng lòng với việc ghi nhận đau khổ như một sự kiện khách quan, rồi để mặc
nó. Đau khổ phải bị loại bỏ, phải được vượt qua. Mọi người phải góp phần chống
lại nó dù biết rằng nó mãi mãi là một phần của cuộc đời trần gian. Ít nhất là
tránh đừng gây ra đau khổ cho mình hay cho kẻ khác.
Người
Kitô hữu không thể nói đức tin không mang lại câu trả lời cho huyền nhiệm đau
khổ và sự chết. Làm thế nào để bảo đảm với ai đó là trong chiếc ly nước không
có thuốc độc? Có một cách: mình uống chén nước trước họ! Đó là điều Thiên Chúa
đã làm với con người. Người đã uống chén đắng của cuộc khổ nạn. “Vì bản thân
Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị
thử thách” (Thư Do-thái 2,18). Nỗi khổ của con người không thể bị đầu độc,
không chỉ chứa toàn là tiêu cực, mất mát, phi lý nếu chính Thiên Chúa đã chọn
uống cạn chén. Dưới đáy cái chén phải có một viên ngọc.
Viên
ngọc ấy có tên là ơn phục sinh. “Tôi nghĩ rằng, những đau khổ chúng ta chịu bây
giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mạc khải nơi chúng ta” (Rm
8,18). Và sách Khải huyền: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự
chết; cũng chằng còn tang tóc, kêu than và đau đớn nữa, vì những điều cũ đã
biến mất” (Kh 21,4).
Chứng từ của các vị tử đạo
Sau Chúa Giêsu, những kẻ đã làm chứng
“bằng một lời tuyên xưng cao đẹp”, đó là các vị tử đạo. Thời đầu Giáo Hội, các
truyện kể về các ngài được gọi là “bài thương khó” (Passio) giống như bài
thương khó của Chúa Giêsu Kitô, mà chúng ta nghe nhiều lần trong Tuần Thánh. Người
ta đọc truyện tử đạo và phổ biến rộng khắp trong Giáo Hội với một lòng tôn kính
bao la. Ngày nay tại nhiều nơi trên thế giới, người Kitô hữu lại phải trải qua
cuộc thử thách rất nặng nề của bắt bớ và tử đạo.
Có một đặc điểm phân biệt những truyện
tử đạo chân chính với những truyện mang tính “truyền thuyết” người ta tưởng
tượng ra sau những cuộc bách hại với những mục đích khác nhau: trong những
truyện chân chính, không thấy dấu vết “bút chiến” nào chống lại những kẻ bách
hại; tác giả chỉ chú tâm vào hành động anh dũng của các vị tử đạo, chứ không để
ý tới sự tàn bạo của các quan tòa và bọn lý hình mà lên án. Thánh Cyprianô tử
đạo đã đi tới chỗ truyền cho người nhà biếu tên đao phủ sắp chém đầu ngài hai
mươi lăm đồng tiền vàng. Các thánh tử đạo quả xứng là môn đệ của Đấng đã cầu
nguyện trước khi chết: “Lạy Cha, xin tha cho họ …”
Tôi nhớ đã đọc một lời tâm sự của Đức
Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nói rằng ngài rất ái ngại mỗi khi
có nhà báo đến phỏng vấn, vì họ tìm mọi cách để ngài “nói xấu” về những kẻ bắt
bớ giam cầm ngài. Một bằng chứng về sự thánh thiện chân thật của Đức Hồng Y
chính là ở chỗ ngài luôn luôn giữ một tâm trạng bình an, hiền hòa và quảng đại
với hết mọi người kể cả những kẻ thù nghịch với ngài.
Và làm sao chúng ta không khâm phục một
“chứng từ cao đẹp” khác của một vị tử đạo nổi tiếng ngày nay, ông Pakistan
Shahbaz Bhatti, người
“Những nhân vật cao cấp trong chính
quyền đã đề nghị với tôi và họ yêu cầu tôi từ bỏ cuộc chiến đấu, nhưng tôi đã
luôn luôn từ chối, ngay cả khi biết rằng tôi đang liều mất mạng. Tôi không tìm
kiếm sự nổi danh, tôi không muốn những vị trí quyền lực. Tôi chỉ muốn một chỗ dưới
chân Chúa Giêsu. Tôi muốn rằng đời sống tôi, tính tình tôi, các hành động của
tôi lên tiếng thay cho tôi và nói rằng tôi đang đi theo Chúa Giêsu Kitô. Ước
muốn này thật mạnh mẽ trong tôi đến nỗi tôi coi mình là rất may mắn nếu –trong
nỗ lực của tôi và trong cuộc chiến đấu của tôi nhằm giúp người thiếu thốn, kẻ
khó nghèo, người Kitô hữu bị bắt bớ của
Ngày 2 tháng 3 năm 2011, ông đã bị một
nhóm khủng bố thuộc tổ chức Al-Quêđa ám sát. Một năm sau Giáo Hội
*
Có một trận động đất xảy ra khi Chúa
Giêsu từ trần trên thập giá. “Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội
trưởng và những người canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: ‘Quả thật
ông này là Con Thiên Chúa.’”(Mt 27,54). Nhưng một trận địa chấn còn dữ dội hơn
xảy đến khi Người phục sinh. “Thiên thần Chúa từ trời xuống, lăn tảng đá ra rồi
ngồi lên trên.” (Mt 28,2). Và sẽ luôn luôn xảy ra như thế. Cứ sau mỗi trận động
đất gây chết chóc sẽ lại có một trận động đất mang lại sự sống. Ai đó đã nói:
“Từ nay chỉ một vị thần mới cứu nổi chúng ta”. Chúng ta xác tín rằng vị ấy sẽ
ra tay cứu vớt chúng ta “bởi vì Thiên Chúa đã yêu mến thế gian đến nỗi đã ban
Con Một của Người cho thế gian” (Ga 3,16).
(Viết theo cha Ranieri
Cantalamessa, OFMCap.)
Lm Nguyễn Hồng Giáo,
dòng Phanxicô (nguoitinhuu.com)