SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI LUÔN
TỒN TẠI TRONG THÂN PHẬN NGƯỜI TÔI TỚ
Năm nay tôi không giảng
về bài thương khó. Tôi sẽ giảng về bài trích trong sách Isaia. Bài nói về người
“Tôi Tớ”. Người “Tôi Tớ” đã được trình bày trong những đoạn 40-55. Hình ảnh
người “Tôi Tớ” có nhiều khái niệm khác nhau và đã gây nhiều tranh luận chung
quanh vấn đề này trong việc phiên địch. Thật khó lòng biết rõ từ bản chính là
tác giả hay nhiều tác giả muốn viết gì. Người “Tôi Tớ” có phải là một người hay
không? Hay là một tập thể nghĩa là một người đại diện cho dân
Cha John Mc Kenzie,
S.J., trong quyển Từ Điển về Kinh Thánh viết: người “Tôi Tớ” có một phạm trù
khá rộng. Đó có thể là một “nô lệ”, như khi dùng từ ngữ nói về chức tước với
giọng văn khiêm tốn như “người nô lệ của một vị Vua”. Theo ý nghĩa này thì “Tôi
Tớ” để nói về một vị quan lớn cận kề bên Vua. Môsê và David được gọi là “Tôi
Tớ”, và các vị ngôn sứ cũng vậy. Trong trường hợp cao hơn,
Cho dù có dụng theo
nghĩa bóng hay không, các bài ca người “Tôi Tớ” của Isaia đã được nhắc đến
trong suốt Tân Ước. Thí dụ như trong Phúc Âm các bài nói về lúc Chúa Giêsu chịu
phép rửa và lúc Ngài biến hình thì có tiếng từ trên trời nói xuống giống như Is
41:1 nếu chúng ta đổi từ “Tôi Tớ” ra từ “Con”. Khái niệm về việc lấy sự chết để
cứu rỗi của người “Tôi Tớ” có liên hệ sát với khái niệm diễn tả về đời sống và
sứ vụ của Chúa Giêsu trong Tân ước. Bài đọc hôm nay cũng được dùng để dạy giáo
lý cơ bản cho các Kitô hữu về sự chuộc tội của Chúa Giêsu đối với tội lỗi con
người chúng ta. Có khái niệm song hành: như khi người “Tôi Tớ” là
Bài đọc 1 hôm nay khởi
đầu với lời Thiên Chúa nói: “Này đây, người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ
vươn cao, nổi bật, và được suy tôn đến tột cùng”. Chúng ta nên nhớ câu này vì
đó là những điều giúp mở lòng trí chúng ta dể sẽ nghe tiếp những sự việc rất
đau đớn về người Tôi Tớ bị đau khổ khốn cùng. Người Tôi Tớ sẽ không còn hình
dáng người ta nữa và cũng làm cho kẻ thấy người đã phải khiếp đảm, dáng vẻ của
người không còn hình tượng người ta nữa. “Sự đau khổ đó làm cho người ta tránh
xa người. Và điều tệ hơn nữa là họ coi sự đau khổ đó như là bị Thiên Chúa trừng
phạt. Câu văn nằm ngay trong đầu óc tôi là “Đức Chúa đã rất hài lòng để Người
bị tơi tả trong thương tật”. Tôi tự hỏi Đức Chúa ấy là ai, sao lại “ái mộ” khi
trông thấy một người vô tội bị nghiền tan? Tôi chắc là khi người ta nghe đến
câu văn này họ sẽ kết luận đó là Thiên Chúa trong Cựu Ước, “một Thiên Chúa có
tiếng là cứng cỏi và đầy uy nghiêm. Nhưng đọc kỹ đoạn văn thì thấy lời văn là
lời bi kịch. Có lời văn khác nữa. Lúc khởi đầu và lúc cuối, là lời của Thiên
Chúa. Đoạn giữa hình như nói lên lời của người đứng ngoài nhìn vào sự đau khổ của
người Tôi Tớ. Đối với người đứng ngoài thì hình như họ thấy Thiên Chúa “nghiền
tan” người Tôi Tớ. Điều đó cũng như thời bây giờ, mỗi khi chúng ta trông thấy
ai bị đau khổ đến tận cùng, chúng ta hay người đó thường nghĩ là “Thiên Chúa
thử thách đức tin mình”. Hay hoặc “Thiên Chúa không trao cho thánh giá nặng hơn
sức mình chịu đựng đâu”. Phải chăng đó là những hình ảnh quá khủng khiếp về
Thiên Chúa, thử thách hay đè bẹp chúng ta cho đến tận cùng?
Những người đứng ngoài
đang cố gắng tìm hiểu việc gì đang xảy ra, họ làm sao giải thích được sự đau
khổ của người Tôi Tớ? Rồi họ đành kết luận là sự chết của người Tôi Tớ là bởi
những người xem người Tôi Tớ là kẻ có tội và họ ruồng bỏ người Tôi Tớ. Sự đau
khổ của người Tôi Tớ đã cứu họ. Và thái độ người đứng ngoài đã thay đổi. Họ đã
sai lầm khi kết tội người Tôi Tớ, và họ đã xưng tội họ ra. Người Tôi Tớ đã gánh
chịu tội lỗi của họ, người đứng ngoài và chúng ta đã được lãnh nhận ân huệ do
“người Tôi Tớ sẽ thay được dòng giống, sẽ hưởng thọ lâu dài, và ý định Đức Chúa
nhờ người sẽ nên trọn”.
Vậy thì ý định của
Thiên Chúa là để người Tôi Tớ gánh chịu tội lỗi chúng ta qua sự đau khổ và sự
chết vì tội lỗi chúng ta. Thật là một mầu nhiệm! Điều chúng ta nhận xét đã bị
lay chuyển, vì không có sự bày tỏ quyền uy thường tình như chúng ta nghĩ để làm
việc trọng đại này. Trái lại, qua người Tôi Tớ Thiên Chúa trình bày cho chúng
ta một hình ảnh vô cùng yếu ớt và bị nghiền ra. Trong phần cuối chúng ta cảm
thấy sự cứu rỗi của Thiên Chúa trong dấu chỉ đối nghịch này. Vì thế chúng ta có
thể thấy tại sao bài ca người Tôi Tớ có thể được nếu diễn ra trong Tân Ước như
trong thơ thánh Phaolô. Phaolô nhìn vào quyền uy của Chúa Giêsu, và việc Ngài
bị ruồng bỏ là dấu chỉ đối nghịch nhau đã đem đến nhiều ơn phước cho chúng ta.
Trong sự yếu hèn chúng ta nhận thấy quyền uy của Thiên Chúa. Tác giả thơ viết
cho tín hữu Do Thái khuyến khích chúng ta “hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên
Chúa là nguồn ân sủng” vì chúng ta biết Thiên Chúa đã để người Tôi Tớ Giêsu
lãnh chịu “nỗi yếu hèn của chúng ta” và “chịu thử thách về mọi phương diện”
thay cho chúng ta. Bởi thế chúng ta không sợ sệt vì những ý niệm sai lầm về
Thiên Chúa trong Cựu Ước. Hơn nữa, qua người Tôi Tớ Thiên Chúa đã tỏ ra Ngài là
Đấng ở gần chúng ta.
Người Tôi Tớ hiện diện
với Thiên Chúa và nhân loại. Trong bài ca người Tôi Tớ chúng ta thấy thật là
một khái niệm thiêng liêng và nhận loại trộn lẫn với nhau! Trước tiên, người
Tôi Tớ là đại diện Thiên Chúa cho chúng ta, và đứng vào phía Thiên Chúa. Thiên
Chúa gọi người đó là “Tôi Tớ của Ta”. Và “ý định Đức Chúa nhờ người sẽ nên
trọn”. Người Tôi Tớ cũng đứng về phía phàm nhân “vì tội vạ của chúng ta người
đã bị nghiền ta”, “người đã phải luỵ vì tội vạ hết thảy chúng ta” và đứng về
phía chúng ta nhận thân phận của chúng ta. Chúng ta sẽ nhìn vào người Tôi Tớ
này và xem Thiên Chúa làm thế nào cho chúng ta biết Thiên Chúa đã làm những gì
cho chúng ta. Chúng ta nhìn vào người Tôi Tớ để thấy việc cứu rỗi của Thiên
Chúa.
Người Tôi Tớ không phải
chỉ chịu phần đau khổ, nhưng chính người muốn lãnh nhận sự đau khổ đó. Người
Tôi Tớ bằng lòng lãnh nhận tội lỗi của tội nhân, và ngay cả chấp nhận sự chết
cho mình. Ngay trong lúc người Tôi Tớ thuộc về chương trình của Thiên Chúa,
người Tôi Tớ vẫn được tự do tình nguyện. Sự trộn lẫn thiêng liêng và phàm nhân
đã làm nên một hành động lớn lao cho chúng ta, vì người Tôi Tớ này đã gánh hết
tội lỗi và đã được ơn tha thứ cho chúng ta. “Ai là người đã hy sinh, Thiên Chúa
hay người Tôi Tớ?” Cả hai, Thiên Chúa hy sinh cho người Tôi Tớ, và người Tôi Tớ
tự hy sinh chính mình. Bài ca nói đến “chúng ta” “AI tin được điều chúng tôi đã
nghe…” “chúng tôi hết thảy đã xiêu lạc như chiên cừu mỗi người quay một ngả”.
Rốt cùng người Tôi Tớ không phải là người tội lỗi. Nhưng sự đau khổ của người
Tôi Tớ đã thức tỉnh chúng ta để nhìn nhận tội lỗi chúng ta.
Thiên Chúa đã làm một
việc trong hoàn cảnh dường như không thể hoàn thành được, và đã biến đổi hoàn
cảnh ấy ngược lại. Người tôi Tớ yên lặng và vô tội đã bị buộc tội, bị ruồng bỏ
và bị kết án tử hình, và bị chôn cất. Và những gì hình như đã thắng Thiên Chúa
đã trở thành sự thắng trận của Thiên Chúa. Đấng đang nói và đang tuyên xưng lời
hứa như trong lúc khởi đầu của đoạn văn (51:9-10) là Đấng Tạo hoá “hãy đồng
thanh reo hò … Đức Chúa đã chuộc lại
Lm Jude Siciliano OP
(daminhvn.net)