SUY NIỆM MÙA VỌNG 2015
LND: Hằng năm, tại Vatican, Cha Reniero Cantalamessa
ofm.cap, vị giảng thuyết Phủ Giáo Hoàng chia sẻ những suy niệm của mình vào các
dịp chuẩn bị mừng các đại lễ. Theo thông lệ đó, năm nay, Năm Lòng Thương Xót, vị
giảng thuyết cống hiến cho Giáo Triều và cả chúng ta ba suy niệm trong Mùa
Vọng. Suy niệm với tựa đề: 1. Chúa Kitô,
ánh sáng muôn dân; 2. Mọi người được kêu gọi nên thánh; 3. Đức Maria trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo
Hội. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương chuyển dịch.
ĐỨc Kitô, Ánh Sáng muôn dân:
Một lối đọc Lumen gentium theo hướng kitô học
1. Một Giáo Hội học mang tính kitô học
Kỷ niệm năm mươi năm kết thúc Công Đồng gợi lên trong tôi
ý tưởng dành ba suy niệm Mùa Vọng này cho việc xem lại những chủ đề chính của
Công Đồng.
Một cách cụ thể, tôi muốn thực hiện một vài suy tư lần
lượt trên những tài liệu chính của Công Đồng đó là bốn Hiến chế về Giáo Hội (Lumen gentium) về Phụng Vụ, (Sacrosanctum concilium), về Lời Chúa (Dei Verbum), và về Giáo Hội trong thế giới
hôm nay (Gaudium et spes).
Một nhận xét mang lại cho tôi sự can đảm để đề cập những
chủ đề rất rộng lớn trong một thời gian ngắn mà tôi có và cũng đã được tranh
luận nhiều. Đã có liên tục những nghiên cứu và tranh luận về Công Đồng, nhưng
hầu như nó liên quan đến những áp dụng thuộc giáo lý và mục vụ của Công Đồng;
nó tập trung rất ít và nội dung tu đức theo nghĩa chặt. Vì vậy, tôi muốn tập
trung vào nội dung này bằng việc cố gắng nghiên cứu điều mà các tài liệu Công
Đồng được xem như là những bản văn của tu đúc còn nói chúng ta rằng nó rất là
có ích cho việc xây dựng đức tin.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc dành ba suy niệm Mùa Vọng
này cho Lumen gentium, trong khi giữ
phần còn lại cho Mùa Chay sắp tới, nếu Chúa muốn. Ba chủ đề trong hiến chế này
tôi muốn suy tư đó là Giáo Hội như là thân thể và là hôn thê của Đức Kitô, ơn
gọi phổ quát tới sự thánh thiện và giáo huấn về Đức Trinh Nữ Maria.
Ý tưởng cho suy niệm đầu tiên này về Giáo Hội đến với tôi
trong việc đọc lại cách tình cờ từ phần đầu của Hiến chế trong bản văn Latin
nói rằng: “Lumen gentium cum sit Christus
– Chúa Kitô là ánh sáng của muôn dân”.[1]
Tôi phải nói rằng tôi bối rối vì tôi không bao giờ để ý đến kết luận rất ý
nghĩa được chứa đựng ngay ở khởi đầu này.
Vì tựa đề của Hiến chế chỉ có phần đầu của câu (Lumen
gentium), tôi nghĩ rằng (và tôi không nghĩ rằng mình là người duy nhất) tựa đề
“Ánh sáng muôn dân” được quy chiếu về Giáo Hội trong khi đó như chúng ta thấy,
nó thực sự quy chiếu về Đức Kitô.
Đây là tựa đề mà ông già Simêon đã chào đón hài nhi
Messia khi Người được đưa đến đền thờ bởi Đức Maria và thánh Giuse: “Đó là ánh
sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel Dân Người” (x. Lc 2,32).
Lời tuyên xưng đầu tiên này là chìa khóa để giải thích
toàn bộ Giáo Hội học của Công Đồng Vatican II. Đây là một nền Giáo Hội học mang
chiều kích kitô học và vì thế nó có giá trị tu đức và thần bí trước giá trị xã
hội và cơ cấu. Thật cần thiết đặt chiều kích kitô học lên trước hết của Giáo
Hội học Công Đồng cả trong cái nhìn của việc tin mừng hóa hiệu quả hơn. Quả
thế, con người không chấp nhận Đức Kitô bởi vì tình yêu dành cho Giáo Hội nhưng
họ chấp nhận Giáo Hội bởi vì tình yêu dành cho Đức Kitô, dẫu một Giáo Hội bị
biến dạng bởi tội lỗi của biết bao thành viên Giáo Hội.
Tôi phải nói ngay tức thì rằng tôi không phải là người
đầu tiên làm sáng tỏ chiều kích kitô học cách chính yếu của Giáo Hội học của
Công Đồng Vatican II. Khi đọc lại nhiều tác phẩm của Đức Hồng Y Ratzinger về
Giáo Hội, tôi càng ý thức về sự kiên định mà ngài đã cố gắng gìn giữ cách sống
động chiều kích này của giáo huấn về Giáo Hội trong Lumen gentium. Ngài nhắc nhở chúng ta về những hệ luận thuộc giáo
thuyết của câu đầu tiên này – “Lumen
gentium cum sit Christus – Chúa Kitô là ánh sáng muôn dân” – ta có thể tìm
thấy trong những tác phẩm của ngài khẳng định sau đây: “Nếu bạn muốn hiểu
Vatican II cách chính xác, bạn phải cứ bắt đầu lại bắt đầu với câu đầu tiên
này”.[2]
Chúng ta cần phải làm rõ ngay lập tức điều này để tránh
mọi sự hiểu lầm: không ai phủ nhận cái nhìn tu đức sâu sắc này của Giáo Hội.
Tuy nhiên, như thường xảy ra trong những điều của con người, cái mới có nguy cơ
che khuất cái cũ, hiện tại làm mất cái nhìn vĩnh cữu, và đòi hỏi có lợi thế
trên điều quan trọng. Như thế đã xuất hiện những ý tưởng của hiệp thông Giáo
Hội và của Dân Chúa thường chỉ được phát triển trong ý nghĩa thuộc chiều ngang
và xã hội của nó, nghĩa là theo cái nhìn của sự trái ngược giữa koinonia và phẩm trật, khi nhấn mạnh sự
hiệp thông của các thành phần Giáo Hội với mỗi người hơn là nhấn mạnh sự hiệp
thông của tất cả các thành viên với Đức Kitô.
Điều này đã là một sự ưu tiên của một thời và là một lợi
ích, như thánh Gioan Phaolô II đón nhận và làm nỗi bật nó trong Tông thư của
ngài, Novo millennio ineunte.[3]
Nhưng năm mươi năm sau khi kết thúc Công Đồng, nó có còn hữu ích để cố gắng tái
lập sự cân bằng giữa cái nhìn này của Giáo Hội, bị ảnh hưởng bởi những tranh
luận đương thời, và cái nhìn tu đức và mầu nhiệm trong Tân Ước và trong các
Giáo Phụ của Giáo Hội. Câu hỏi nền tảng là không phải “Giáo Hội là cái gì?”
nhưng “Giáo Hội là ai?”.[4]
Đó là câu hỏi sẽ hướng dẫn tôi trong suy niệm lúc này.
2. Giáo Hội như là Thân Thể và là Hôn Thê của Đức Kitô
Trung tâm và nội dung kitô học của Lumen gentium nổi lên cách đặc biệt trong chương đầu nơi mà Giáo
Hội được trình bày như là hôn thê của Đức Kitô và là thân thể của Đức Kitô.
Chúng ta hãy lắng nghe một vài khẳng định của Công Đồng:
“Giáo Hội, được gọi là “thành Giêrusalem trên trời” và là
“mẹ của chúng ta” được miêu tả (Gl
4,26); x. Kh 12,17), được mô tả như
hiền thê trinh tuyền của Con Thiên Chúa không tì ố (x. Kh 19,7; 21,2 và 9; 22,17) được Chúa Kitô “yêu mến và hiến thân để
thánh hóa” (Ep 5,25-26), được Người
kết hợp bằng một giao ước bất khả phân ly, được “nuôi dưỡng và săn sóc” không
ngừng (Ep 5,29). Sau khi thanh tẩy
hiền thê, Chúa Kitô muốn hiền thê ấy kết hợp và vâng phục mình trong tình yêu
và trung tín (x. Ep 5,24)”.[5]
Công Đồng nói điều này cho tước hiệu hiền thê, và “thân
thể của Chúa Kitô”:
“Khi Con Thiên Chúa chiến thắng sự chết bằng cái chết và
phục sinh, trong nhân tính Người kết hợp, Người đã cứu chuộc và biến con người
thành một thụ tạo mới (x. Gl 6,15; 2Cr 5,17). Thực vậy, Người tạo lập cách
mầu nhiệm các em Người, tụ hợp từ muôn nước thành thân thể Người, bằng cách
thông truyền Thánh Thần cho họ… Khi bẻ bánh tạ ơn, chúng ta thực sự thông dự
vào Thân Thể của Chúa nên chúng ta được nâng lên để hiệp thông với Người và với
nhau. “Chúng ta tuy nhiều nhưng là một tấm bánh, một thân thể vì hết thảy chúng
ta đồng thông hưởng cùng một tấm bánh” (1Cr
10,17).[6]
Khi còn là Hồng Y Đức Ratzinger cũng đã cố gắng làm sáng
tỏ tương quan nội tại giữa hai hình ảnh này của Giáo Hội: Giáo Hội là thân thể
của Đức Kitô bởi vì Giáo Hội là hiền
thê của Đức Kitô! Hay nói cách khác, thánh Phaolô dùng hình ảnh về Giáo Hội như
là thân thể của Đức Kitô cách chính yếu dựa trên phép ẩn dụ về sự hòa hợp của
các thành phần trong thân thể con người (cho dẫu thỉnh thoảng ngài áp dụng nó
theo cách này như trong thư Rm 12,4
tt và 1Cr 12,12 tt), nhưng ngài có tư
tưởng hôn phối về một thân xác mà người nam và người nữ làm nên khi họ kết hợp
với nhau trong hôn nhân (x. Ep
5,29-32) và ngài còn có tư tưởng thuộc thánh thể về một thân xác được làm nên
bởi những ai ăn cùng một tấm bánh: “Bởi vì tấm bánh là một, dầu tuy nhiều chúng
ta là một thân thể, tất cả chúng ta tham dự một tấm bánh “(1Cr 10,17).[7]
Chúng ta cần phải nhắc lại rằng đây là tâm điểm của quan
niệm thánh Augustinô về Giáo Hội, theo đó đôi lần ngài có những diễn tả đồng
hóa cách riêng và đơn sơ thân thể Chúa Kitô là Giáo Hội với thân thể Chúa Kitô
là Thánh Thể.[8][8]
Điều này cho thấy sự phát triển của thành ngữ “thân thể huyền nhiệm” của Chúa
Kitô để nói về Thánh Thể đã dần dần chuyển sang để ám chỉ là Giáo Hội như ngày
hôm nay hiểu.[9][9]
Như chúng ta biết, đây cũng là cái nhìn mà phần lớn đưa nền Giáo Hội học Công
Giáo gần với Giáo Hội học thánh thể của Giáo Hội Chính Thống. Không có Giáo Hội
và không có Thánh Thể, Chúa Kitô sẽ không có một “thân thể” trong thế giới.
3. Từ Giáo Hội đến tâm hồn
Một nguyên lý thường được lặp lại và được áp dụng bởi các
Giáo phụ Giáo Hội là “Ecclesia vel anima”,
“Giáo Hội hay là tâm hồn”.[10]
Có nghĩa là điều ta nói về Giáo Hội nói
chung, mutatis
mutandis, ta áp dụng cho mỗi người nói riêng trong Giáo Hội, sau những phân biệt cần thiết. Một khẳng
định được gán cho thánh Ambrôsiô nói: “Giáo
Hội thật xinh đẹp trong các linh hồn”.[11]
Khi muốn trung thành với ý định mà tôi đã đề cập để những suy niệm này để tập
trung nhiều hơn cách trực tiếp xác định những phương diện của Giáo Hội học của
Công Đồng, chúng ta có thể tự hỏi: “Đâu là ý nghĩa đối với đời sống tu đức của
một Kitô hữu để sống và thực hiện ý tưởng này về một Giáo Hội như là thân thể
và là hôn thê của Đức Kitô?”
Nếu Giáo Hội trong ý nghĩa sâu thẳm nhất và trung thực
nhất là thân thể của Chúa Kitô, thể thì tôi hiện thực Giáo Hội trong tôi, tôi
là một “hữu thể Giáo Hội”,[12]
theo mức độ mà tôi để cho Chúa Kitô làm cho tôi trở thành thân thể Người, không
chỉ trên lý thuyết nhưng cả trên thực hành. Thật kỳ diệu điều này không phải do
vị trí mà tôi có trong Giáo Hội nhưng là vị trí mà Chúa Kitô chiếm giữ trong
trái tim tôi!
Điều này được thực hiện một cách khách quan nhờ các bí
tích, và đặc biệt hai trong các bí tích: Rửa tội và Thánh Thể. Chúng ta đón
nhận bích tích Rửa tội một lần, nhưng chúng ta có thể đón nhận bí tích Thánh
Thể mỗi ngày. Đây là lý do tại sao Thánh Thể rất quan trọng để cử hành và đón
nhận nó trong một cách thế như vậy để chúng ta có thể hoàn thành trách nhiệm
làm cho mình trở nên Giáo Hội. Châm ngôn nỗi tiếng của Henri de Lubac nói rằng:
“Thánh Thể làm nên Giáo Hội”,[13][13]
áp dụng không chỉ cho mức độ cộng đoàn nhưng còn cho mức độ cá nhân. Thánh Thể
làm cho mỗi người chúng ta thành một thân thể của Chúa Kitô, nghĩa là Giáo Hội.
Ở đây tôi cũng muốn trích dẫn những lời rất sâu sắc của Đức Hồng Y Ratzinger:
“Hiệp thông có
nghĩa là rào cản bên ngoài không
thể vượt qua của cái “tôi” được mở rộng… vì vậy nó có nghĩa sự kết hợp của hai
cuộc sống; giống như trong việc dùng thức ăn cơ thể tiêu hóa chất bên ngoài
thành của mình, và nhờ đó nó sống, trong một cách thế tương tự cái “tôi” được
“tiêu hóa” chính Chúa Giêsu, nên giống với Người trong một sự chuyển đổi mà nó
càng ngày càng cắt đứt những đường của phân chia”.[14]
Hai cái tôi sống động, của tôi và của Chúa Kitô, trở
thành một một “không lẫn lộn và không phân chia”, không mang tính cách ngôi
hiệp như trong mầu nhiệm nhập thể nhưng mang tính cách thần bí và hiện thực. Từ
hai “cái tôi” cuối cùng trở thành một cái duy nhất: không phải “cái tôi” của
tôi nhỏ bé của thụ tạo nhưng là cái tôi của Chúa Kitô, sau khi rước Thánh Thể
đến nỗi mỗi người chúng ta có thể dám nói như thánh Phaolô: “Không còn phải tôi
sống, nhưng chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gl
2,20). Trong Thánh Thể Nicholas Cabasilas viết:
“Chúa Kitô hiến mình trong chúng ta và tan biến mình với
chúng ta, nhưng Người thay đổi và biến đổi chúng ta giống Người, như một giọt nước nhỏ được biến đổi bởi được đổ
vào trong biển của dầu thơm”.[15]
Như chúng ta đã nói, hình ảnh về Giáo Hội như là thân thể
của Chúa Kitô được liên kết mật thiết với hình ảnh về Giáo Hội như là hiền thê
của Chúa Kitô, và điều này cũng có thể trở thành một sự trợ giúp tuyệt vời cho
chúng ta để kinh nghiệm Thánh Thể theo con đường nhiệm huấn cách sâu xa. Thư
gửi tín hữu Ephêsô nó rằng hôn nhân là một biểu tượng của sự kết hợp của Chúa
Kitô và Giáo Hội: “Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với
vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả.
Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh (Ep
5,31-32). Theo thánh Phaolô, hệ luận ngay lập tức của hôn nhân là điều mà thân
xác của người chồng giờ đây thuộc về người vợ và ngược lại, thân xác của người
vợ thuộc về người chồng (x. 1Cr 7,4).
Khi áp dụng cho Thánh Thể, điều này có nghĩa là thân xác
không hư nát của Ngôi Lời nhập thể, Đấng ban sự sống, trở thành “tôi của tôi”,
nhưng ngay cả thân xác của tôi, nhân tính tôi, trở thành của Chúa Kitô và thuộc
về Người. Trong Thánh Thể chúng ta đón nhận mình và máu Chúa Kitô, nhưng Chúa
Kitô cũng “đón nhận” mình và máu chúng ta! Thánh Hilariô thành Poitiers viết
rằng Chúa Giêsu đảm nhận thân xác chỉ của những ai đón nhận mình
Người.[16]
Chúa Kitô nói với chúng ta: “Này là Mình Thầy, hãy cầm lấy”, nhưng chúng ta
cũng có thể nói với Người: “Này là mình con, hãy cầm lấy”.
Trong tập thơ về Thánh Thể có tên là Khúc hát về Thiên
Chúa Ẩn Dấu, Karol Wojtyla, vị giáo hoàng tương lai sau này, gọi con người mới
này, đời sống mới được thực hiện nhờ “cái tôi của Chúa Kitô Thánh Thể”:
Và này một phép lạ xuất hiện,
Một sự biến đổi:
Này Ngài trở thành con,
Tôi – Thánh Thể –Ngài.[17]
Không có gì trong đời tôi mà không thuộc về Chúa Kitô.
Không ai có thể nói: “Ôi, Chúa Giêsu không biết kết hôn có nghĩa là gì, không
biết làm một người phụ nữ, rồi mất một đứa con, bệnh tật, già nua, hay trở
thành một người da màu”. Nếu bạn biết điều đó, thì Người cũng biết điều đó, nhờ
bạn và qua bạn. Bất cứ điều gì mà chính Chía Kitô không thể kinh nghiệm “trong
xác thịt”, khi Người ở trên trần gian, như điều của mỗi người, bị giới hạn với
một số kinh nghiệm, thì nay Đấng Phục Sinh sống và kinh nghiệm chúng “trong
Thánh Thần”, nhờ sự hiệp thông hôn phối của Thánh Lễ. Người sống trong người
phụ nữ như là người phụ nữ, trong người già như là người già, trong người bệnh
trong điều kiện bệnh tật. Những gì đã “thiếu” trong toàn bộ mầu nhiệm “nhập
thể’ của Ngôi Lời thì nay “hoàn tất” nhờ Thánh Thể.
Chân Phước Êlizabeth Chúa Ba Ngôi viết trong một lá thư
gửi cho mẹ ngài: “Tân nương thuộc về tân lang; tân lang của tôi đã cưới tôi;
Người muốn tôi thêm cho Người một nhân tính”.[18]
Điều Chúa Giêsu như đang nói với chúng ta: “Ta đói khát con, Ta muốn sống trong
con, vì thế, Ta cần sống trong các tư tưởng của con, trong mọi tình cảm của
con; Ta cần sống qua thân xác con, qua cơ thể con, qua ước vọng mỗi ngày con;
Ta cần con nuôi dưỡng theo cách thức mà con được Ta nuôi dưỡng!”
Ôi lý do vô tận của sự kỳ diệu và an ủi khi nghĩ rằng
nhân tính của chúng ta trở thành nhân tính của Đức Kitô! Nhưng cũng thật là
trách nhiệm với tất cả điều này! Nếu cặp mắt tôi trở thành cặp mắt Chúa Kitô và
miệng tôi trở thành miệng Chúa Kitô, đâu là một lý do không cho phép cái nhìn
của tôi thỏa thuê với những hình ảnh dâm dật, đâu là lý do cho cho phép lưỡi
tôi nói lời chống lại người anh em, hay dùng thân xác tôi phục vụ như một phương
tiện của tội lỗi. Thánh Tông Đồ hỏi: “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh
em là phần thân thể của Đức Kitô sao? Tôi lại lấy phần thân thể của Đức Kitô mà
làm phần thân thể của người kỹ nữ sao?” (1Cr
6,15). Những lời này áp dụng cho mọi người được rửa tội. Nhưng phải chăng cũng
nói với những người được thánh hiến, với các thừa tác viên của Chúa, những
người phải là “những mẫu gương của đoàn chiên” (1Pr 5,3) đó sao? Mỗi người có thể chỉ biết run lên khi nghĩ về sự
thiệt hại nặng nề xảy ra đối với thân thể của Chúa Kitô là Giáo Hội.
4. Một cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu
Theo cái nhìn này tôi vừa nói về những lợi ích khách quan
hay thuộc bí tích đối với việc chúng ta trở thành Giáo Hội, thân thể của Chúa
Kitô. Tuy nhiên, còn có một chiều kích chủ quan và hiện sinh hiện diện trong
điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong Evangelii
Gaudium như một “cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu Nazareth”. Chúng ta hãy
nghe những lời này lần nữa:
“Tôi mời gọi mọi người Kitô hữu, dù ở đâu hay trong hoàn
cảnh nào, hãy canh tân ngay việc gặp gỡ các vị với Đức Giêsu, hay ít nhất,
quyết định để cho Người gặp gỡ chúng ta, mỗi ngày luôn tìm kiếm Người. Không có
lý do nào mà người ta có thể nghĩ rằng lời mời gọi này không dành cho họ” (EV
số 3).[19]
Có thể chúng ta cần một bước đi xa hơn ở đây mà vẫn có sự
kính trọng đối với Giáo Hội học Công Đồng. Trong ngôn ngữ Công Giáo, “một cuộc
gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu” chưa bao giờ là một quan niệm rất quen thuộc cả.
Thay vì một cuộc gặp gỡ “cá vị” người ta quy chiếu ý tưởng này về một cuộc gặp
gỡ Giáo Hội được thực hiện qua bí tích của Giáo Hội. Mệnh đề này có một âm vang
nào đó của Thể Phản với đôi tai Công Giáo chúng ta. Rõ ràng điều được đề nghị ở
đây không phải là một cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Kitô hệ tại nơi cuộc gặp gỡ bí
tích nhưng là cuộc gặp gỡ mà nó làm cho cuộc gặp gỡ bí tích đó thành một cuộc
gặp gỡ tự do và được chào đón hơn là một cuộc gặp gỡ theo danh nghĩa, pháp lý,
hay theo thói quen. Nếu Giáo Hội là thân thể của Chúa Kitô, một sự gắn bó tự do
và cá vị với Chúa Kitô là con đường duy nhất để bước vào cuộc gặp gỡ đó, để làm
một phần của nó theo cái nhìn hiện sinh.
Để hiểu một cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu có nghĩa là
gì, chúng ta cần có một cái nhìn khái quát vào lịch sử. Người ta đã trở thành
những thành viên của Giáo Hội trong ba thế kỷ đầu như thế nào? Dẫu có sự khác
biệt từ cá nhân với cá nhân và từ nơi chốn với nơi chốn, họ trở những thành
viên sau một sự gia nhập đạo lâu dài, thời gian tự tòng; đó là kết quả của một
quyết định cá nhân, và cũng đồng nghĩa một chọn lựa nguy hiểm bởi khả năng có
thể tử đạo.
Những điều này đã thay đổi khi Kitô giáo trở thành trước
hết là một tôn giáo bao dung và sau đó, trong một thời gian ngắn, là tôn giáo được
ưu đãi và nếu không muốn nói áp đặt. Trong hoàn cảnh này, sự tập trung không
còn dựa trên thời điểm và cách thế mà người ta trở thành Kitô hữu nữa, nghĩa là
làm sao anh hoặc chị đến với đức tin, nhưng lại dựa trên những đòi hỏi luân lý
của chính đức tin, trên sự thay đổi những thói quen của một con người – hay nói
cách khác, trên luân lý.
Dẫu không phải tất cả, tình hình đã ít tiêu cực hơn so
với những gì có thể xuất hiện đối với chúng ta hôm nay, bởi vì, với tất cả sự
mâu thuẫn mà chúng ta ý thức, như gia đình, giáo dục, văn hóa, và dần dần ngay
cả xã hội cũng đã giúp đỡ con người để hấp thụ đức tin hầu như cách tự nhiên.
Không rõ rằng lắm nhưng ngày từ đầu của hoàn cảnh mới này, đã sinh ra những
hình thức đời sống, như phong trào đan tu và sau đó nhiều các dòng tu khác
nhau, trong đó phép rửa được sống một cách tận căn và đời sống Kitô hữu là kết
quả của một quyết định cá vị, thường là anh hùng.
Tình hình được gọi là “Kitô chế” ngày hôm nay đã thay đổi
tận gốc rễ. Từ đây, có sự khẩn thiết cho một cuộc tân phúc âm hóa mà phải để ý
đến hoàn cảnh mới. Trên bình diện thực hành, chúng ta đang đề cập đến việc phải
sáng tạo những cơ hội cho con người hôm nay để trong một bối cảnh mới cho phép
họ thực hiện quyết định tự do, cá vị và trưởng thành mà các các Kitô hữu ngày
xưa đã sử dụng làm khi đón nhận phép rửa và điều đã làm cho họ trở thành kitô
hữu đích thực và không chỉ là danh nghĩa.
Từ năm 1972, “Nghi thức Gia nhập Kitô giáo của người lớn”
có đề nghị một hình thức của giai đoạn dự tòng để phép rửa của người lớn. Trong
một số quốc gia nơi mà nhiều người lớn đến với phép rửa, chương trình này được
cho thấy rất hiệu quả. Nhưng điều gì chúng ta sẽ làm cho số đông Kitô hữu đã
được rửa tội rồi đang sống như những kitô hữu chỉ theo danh nghĩa thôi, và
không có thực hành cụ thể, và những ai không còn ở trong Giáo Hội và đời sống
bí tích?
Một câu trả lời cho vấn đề này là những phong trào khác
nhau thuộc Giáo Hội, những hiệp hội giáo dân và những cộng đoàn giáo xứ được
canh tân, mà nó xuất hiện sau Công Đồng. Sự đóng góp chung của những nhóm này –
dù rất khác nhau trong hình thức và số thành viên – chính là họ đã cung cấp bối
cảnh và những ý nghĩa cho phép nhiều người lớn thực hiện một chọn lựa cá vị đối
với Đức Kitô, để sống phép rửa một cách nghiêm túc, và để trở thành những người
tham dự tích cự trong Giáo Hội.
Nhưng tôi sẽ không dừng lại trên phương diện mục vụ về
vấn đề này. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở phần kết của suy niệm này là một lần nữa
phương diện tu đức và hiện sinh liên quan đến chúng ta một cách các nhân. Để có
một cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Kitô có nghĩa là gì? Nó có nghĩa khi nói “Chúa
Giêsu là Chúa!”, là cách thế mà thánh Phaolô và và các Kitô hữu sơ khai nói, nó
xác định toàn bộ đời sống của một người mãi mãi vì điều đó.
Khi điều này xảy ra Chúa Giêsu không còn là một nhân vật
nhưng là một con người gần gũi. Người không còn là một ai đó chỉ được nói về
nhưng là một Ai đó mà chúng ta có thể nói với Người bởi Người đã sống lại và
đang sống; Người không còn chỉ là một ký ức, dẫu sống động và hoạt động trong
phụng vụ, nhưng là một sự hiện diện thực sự. Điều này muốn nói rằng không thực
hiện nhiều quyết định quan trọng nào mà trước đó đã không trình bày với Người
trong cầu nguyện.
Tôi nói ngay từ lúc đầu rằng con người không chấp nhận
Chúa Kitô vì tình yêu đối với Giáo Hội nhưng họ chấp nhận Giáo Hội vì tình yêu
đối với Đức Kitô. Chúng ta hãy cố gắng yêu mến Chúa Kitô và làm cho Người được
yêu, và chúng ta sẽ dành sự phục vụ tốt nhất cho Giáo Hội. Nếu Giáo Hội là hiền
thê của Chúa Kitô, như thế, giống như mỗi hiền thê, nàng sẽ sinh được những
người con mới chỉ khi biết kết hợp mình với vị Hôn Phu nhờ tình yêu. Thành quả
của Giáo Hội tùy thuộc vào tình yêu của chúng ta đối với Đức Kitô. Sự phục vụ
tốt nhất của mỗi người chúng ta có thể làm cho Giáo Hội chính là yêu mến Chúa
Giêsu và lớn lên trong sự thâm mật với Người.
MỌI NGƯỜI ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Theo Lumen
Gentium, chương V
Cách đây ít ngày chúng ta đã mừng kỷ niệm 50 năm kết thúc
Vatican II và cử hành năm Thánh Lòng Thương Xót. Chúng ta phải nói rằng sự liên
kết giữa chủ đề lòng thương xót và Công Đồng Vatican II là không có độc tài hay
là không quan trọng.
Trong diễn văn khai mạc, ngày 11 tháng 10 năm 1962 thánh
Gioan XXIII đã chỉ cho thấy lòng thương xót như là lối tiếp cận mới trong cung
cách của Công Đồng. Người viết:
“Giáo Hội luôn chống lại những sai lầm qua các thời đại.
Giáo Hội thường lên án chúng với thái độ rất nghiêm khắc. Tuy nhiên bây giờ,
Hiền Thê của Chúa Kitô ưu thích sử dụng liều thuốc của lòng thương xót hơn là
sự nghiêm khắc”.[20]
Trong một nghĩa nào đó, một nữa thế kỷ sau đó, Năm Thánh
Lòng Thương Xót cử hành sự trung tín của Giáo Hội với lời hứa này.
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng nhấn mạnh quá về lòng thương
xót Chúa, chúng ta thiếu chú ý đến những phẩm tính quan trọng tương đương khác
của Thiên Chúa, như công bình. Nhưng công bình của Thiên Chúa không chỉ không
trái ngược với lòng thương xót nhưng còn thể hiện cách rõ nét trong lòng thương
xót. Thiên Chúa là tình yêu và thương xót, bởi thế vì lý do này Người là công chính nơi chính mình –
Người thực sự mạc khải Người là ai – khi Người có lòng thương xót. Nhiều thế kỷ
trước Luther, thánh Augustinô đã giải thích rất rõ ý nghĩa của câu nói “sự công
chính của Thiên Chúa” theo cách giải thích của thánh Phaolô: “Sự công chính của
Thiên Chúa là điều mà nhờ đó chúng ta được làm cho công chính, một cách chính
xác như “sự cứu độ của Chúa” (salus
Domini - Tv 3,9) có nghĩa là nhờ
sự cứu độ của Người làm cho chúng ta được cứu”.[21]
Điều này không làm cạn kiệt tất cả ý nghĩa của từ ngữ “sự
công bình của Thiên Chúa”, nhưng chắc chắn nó là nghĩa chính yếu của nó. Một
ngày kia, sẽ có một dạng thức khác của sự công bình, mà Thiên Chúa “sẽ xử với
mỗi người theo công việc mình làm (Rm
2,5-10), nhưng đây không phải là điều mà thánh Phaolô đề cập khi ngài nói: “Nay
sự công bình của Thiên Chúa được tỏ lộ” (Rm
3,21). Sự công bình này là một biến cố hiện tại, còn sự công chính kia trong
tương lai. Trong một đoạn văn khác thánh Tông Đồ giải thích Thiên Chúa có nghĩa
là gì nhờ sự công bình của Người: “Nhưng Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta, đã
biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại. Không
phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người
thương xót” (Tt 3,4-5).
1. Anh em hãy nên thánh; vì Ta, Thiên Chúa các người, là
thánh
Chủ đề của suy niệm thứ hai này là chương V trong Lumen gentium với tựa đề “Mọi người đều
được mời gọi nên thánh”. Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử Công Đồng
chương này được lưu ý chỉ vì vấn đề biên soạn. Nhiều Nghị Phụ Công Đồng là
những thành viên từ các dòng tu yêu cầu với sự nhấn mạnh rằng cần phải dành một
sự trình bày riêng lẻ sự hiện diện các dòng tu trong Giáo Hội như đã làm cho
giáo dân. Như thế từ đó phần trình bày là một chương duy nhất liên quan đến sự
thánh thiện của tất cả mọi thành phần của Giáo Hội, được chia thành hai chương,
trong đó chương hai (chương VI của LG) được dành riêng biệt cho các dòng tu.[22]
Ơn gọi nên thánh được định nghĩa ngay từ đầu với những
lời này:
“Tất cả mọi người trong Giáo Hội – hoặc thuộc hàng giáo
phẩm hoặc được hoàng giáo phẩm dìu dắt – đều được kêu gọi nên thánh, như lời
Thánh Tông Đồ dạy: “Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hóa” (1Ts 4,3; x. Ep 1,4).[23]
Lời kêu gọi nên thánh này là cần thiết nhất và sự bổn
phận đòi hỏi nhất của Công Đồng. Không có nó, tất cả những bổn phận khác sẽ
không thể và không có lợi ích gì. Tuy nhiên, đây là một bổn phận có nguy cơ trở
thành bị sao lãng nhất bởi vì chỉ có Thiên Chúa và lương tâm con người đòi hỏi
và mời gọi chúng ta đạt tới điều đó, hơn là những đòi hỏi và quan tâm đến từ
bất kỳ nhóm nào trong Giáo Hội. Đôi lúc người ta cảm tưởng rằng trong một số
nơi và một số cộng đoàn tu trì, sau Công Đồng, người ta dấn thân nhiều trong
việc “phong nhiều vị thánh” hơn là “làm cho mình nên thánh”, nghĩa là, họ cố
gắng nhiều hơn để đưa lên bàn thờ tôn kính các vị sáng lập hay những anh chị em
của mình hơn là bắt chước các mẫu gương và nhân đức của họ.
Việc đầu tiên cần phải làm, khi chúng ta nói về sự thánh
thiện, đó là giải phóng từ ngữ này khỏi sự rụt rè và sợ hãi mà nó tạo nên trong
con người bởi vì chúng ta có suy nghĩ sai lầm về nó. Sự thánh thiện có thể bao
hàm một hiện tượng và những thử thách phi thường, nhưng nó không được đồng hóa
với những điều này. Nếu tất cả mọi người được mời gọi tới sự thánh thiện, là
bởi vì, nếu được hiểu một cách chính xác, nó nằm trong khả năng của mọi người,
nó làm nên sự bình thường của đời sống kitô hữu. Các thánh giống như những bông
hoa: các thánh được đưa lên bàn thờ chỉ là một số ít so với đông đảo các thánh.
Có biết bao người trong số họ đã nở hoa và héo tàn một cách ẩn dấu sau khi đã
tỏa hương sắc cách thầm lặng xung quanh chúng ta! Có biết bao nhiêu bông hoa ẩn
dấu này đã nở hoa và tiếp tục nở hoa trong Giáo Hội!
Lý do nền tảng của sự thánh thiện thì rõ ràng ngay từ
đầu, và vì Thiên Chúa là Đấng thánh: “Anh em hãy nên thánh bởi vì Ta, Đức Chúa
Thiên Chúa các người là đấng thánh (Lv
19,2). Trong Kinh Thánh sự thánh thiện là tóm tắt của tất cả những thuộc tính
của Thiên Chúa. Tiên tri Isaia gọi Thiên Chúa là “Đấng Thánh của Israel”, nghĩa
là Đấng mà Israel đã nhận biết như là Đấng Thánh. “Thánh, Thánh, Thánh”, Qadosh, qadosh, qadosh là tiếng
kêu kèm với sự bày tỏ của Thiên Chúa tại thời khắc Isaia được Chúa gọi (Is 6,3). Đức Maria suy niệm cách trung
thành ý tưởng này về Thiên Chúa trong các tiên tri và các thánh vinh khi ngài
diễn tả trong kinh Magnificat, “vì
danh Ngài là thánh” (Lc 1,48).
Liên quan đến ý nghĩa của ý tưởng về sự thánh thiện, từ
ngữ thuộc kinh thánh Qadosh gợi lên ý
tưởng về sự tách biệt và khác biệt. Thiên Chúa là thánh bởi vì Người hoàn toàn
khác biệt so với những gì mà con người có thể nghĩ, nói hay làm. Người là Đấng
Tuyệt Đối trong nghĩa từ ngữ về ab-solutus,
tách biệt khỏi mọi thứ còn lại và ở một bên. Người là Đấng Siêu Việt theo nghĩa
Người ở trên mọi phạm trù của chúng ta. Tất cả những điều này theo nghĩa luân
lý, trước khi theo nghĩa siêu hình, bởi vì nó liên quan đến hành động của Thiên
Chúa và không chỉ phải là hữu thể Người. Trong Kinh Thánh, những gì được gọi là
thánh đó chính là những phán quyết của Thiên Chúa, những công trình và đời sống
của Người.[24]
Tuy nhiên, sự thánh thiện không theo quan niệm tiêu cực
khi chỉ sự tách biệt và sự vắng mặt của sự dữ và sự hỗn hợp trong Thiên Chúa.
Đây là một quan niệm hết sức tích cực. Nó có nghĩa là một “sự viên mãn trong
sạch”. Trong chúng ta, “sự viên mãn” không bao giờ tương hợp hoàn toàn với “sự
trong sạch”. Điều này đối nghịch điều kia. Sự trong sạch của chúng ta thì luôn
luôn có được nhờ việc thanh tẩy và xóa bỏ tội lỗi trong hành động chúng ta (x. Is 1,16). Nhưng đây không phải là trường
hợp của Thiên Chúa. Sự trong sạch và viên mãn đồng hiện hữu và cùng nhau làm
nên tính đơn giản tuyệt đối của Thiên Chúa. Kinh Thánh diễn tả ý tưởng này về
sự thánh thiện tới sự hoàn hảo khi nói rằng: “Không có gì thêm vào hay bớt đi”
từ Thiên Chúa (Kn 42,21). Như thế, vì
Người là đỉnh cao của sự trong sạch, không gì có thể được lấy đi từ Người, và như thế vì Người là đỉnh cao của sự viên
mãn, không gì có thể thêm vào cho
Người.
Khi chúng ta cố gắng tìm hiểu làm sao con người đi vào
trong phạm vi của sự thánh thiện Thiên Chúa và nên thánh có nghĩa là gì, trong
Cựu Ước xuất hiện xuất hiện rất nhiều số lượng các ý tưởng thuộc nghi lễ. Trung
gian của sự thánh thiện của Thiên Chúa là những đối tượng, những nơi chốn, nghi
lễ, và những điều luật. Phần lớn của sách Xuất Hành và Lêvi mang tựa đề “bộ
luật thánh” hay “luật của sự thánh thiện”. Sự thánh thiện nằm trong một bộ
luật. Đây là một dạng thánh thiện mà nó bị ô uế nếu ai đó tiến gần bàn thờ với
một sự bất toàn về thể lý hay sau khi đã đụng chạm một con vật ô uế: “Vì thế,
các ngươi phải nên thánh và hãy nên thánh… Các người không được làm cho mình ra
ô uế vì mọi loại nhỏ bò trên đất” (Lv
11,44; x. Lv 21,23).
Chúng ta nghe những âm vang khác nhau giữa các tiên tri
và trong Thánh Vịnh. “Ai được lên núi Chúa? Ai được ở trong đền thánh của
Người?” hay “Ai trong chúng ta ở gần được lửa thiêu?” (Is 33,22). Câu hỏi này được trả lời trong những hạn từ hoàn toàn
luân lý: “Đó là kẻ tay sạch lòng thanh” (Tv
24,3-4) và “Kẻ theo đường chính trực, hằng ăn nói thẳng ngay” (Is 33,15). Tuy nhiên những tiếng nói cao
thượng này vẫn còn bị giới hạn. Ngay cả vào thời của Chúa Giêsu, ý tưởng vẫn
còn thịnh hành ở giữa những người Pharisêu và tại Qumran mà sự thánh thiện và
công chính hệ tại trong sự thanh sạch thuộc phụng vụ và trong việc tuân giữ một
số những điều luật, đặc biệt liên quan ngày Sabát – dẫu rằng trong lý thuyết,
không ai quên rằng điều răn thứ nhất và quan trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa
và người thân cận.
2. Sự mới mẻ của Chúa Kitô
Bây giờ chuyển sang Tân Ước, chúng ta thấy rằng định
nghĩa về “dân tộc thánh thiện” được phổ biến rất sớm đến các Kitô hữu. Theo
thánh Phaolô, người được rửa tội là “các thánh nhờ ơn gọi” hay được “gọi trở
thành các thánh” (Rm 1,7; 1 Cr 1,2). Ngài thường nói về những người
được rửa tội với từ “các thánh”. Những người tin được chọn “trong Người” để trở
thành “thánh thiện và hoàn hảo trước mặt Người” (Ep 1,4). Nhưng dưới dáng vẻ bên ngoài bản chất của thuật ngữ chúng
ta thấy một sự thay đổi sâu xa. Sự thánh thiện không còn là một vấn đề pháp lý
hay phụng tự nữa nhưng là vấn đề luân lý, càng không phải là vấn đề hữu thể. Nó
không được tìm thấy nơi những bàn tay, nhưng trong trái tim; nó không được xác
định bởi những hành vi bên ngoài nhưng thuộc nội tâm và được tóm tắt như là bác
ái: “Không phải những gì từ ngoài vào miệng làm cho ô uế con người, nhưng những
gì từ miệng phát ra, điều đó là ô uế con người” (Mt 15,11).
Những trung gian về sự thánh thiện của Thiên Chúa không
còn là những nơi chốn (đền thời Giêrusalem hay Núi Gerizim), những nghi lễ,
những đối tượng, hay lề luật nhưng là một con người, Đức Giêsu Kitô. Trở nên
thánh như thế không còn hệ tại nhiều nữa trong việc tách biệt khỏi điều này hay điều kia nhưng trong việc kết hợp với Chúa Kitô. Trong Chúa
Giêsu Kitô sự thánh thiện đích thực của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua một con
người và không phải qua sự hồi tưởng xa xôi. Hai lần trong Tin Mừng lời tuyên
xưng này được dành cho Chúa Giêsu: “Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69; Lc 4,34). Mạc khải gọi Đức Kitô cách đơn giản là “Đấng Thánh” (Kh 3,7), và phụng vụ dội lại điều này
trong khi tuyên xưng nơi “Gloria”, “Tu
solus Sanctus”, “Chỉ có Chúa là Đấng Thánh”.
Chúng ta đi vào gặp gỡ sự thánh thiện của Đức Kitô được
thông ban cho chúng ta qua hai cách: qua sự thủ
đắc (appropriation) và qua sự noi
gương bắt chước (imitation).
Trong hai cách này, cách thứ nhất là quan trọng nhất bởi vì nó thực hiện nhờ
đức tin và nhờ các bí tích. Vượt trên tất cả sự thánh thiện là một quà tặng,
một ân sủng và là công trình của toàn thể Ba Ngôi. Vì thế, theo lời của thánh
Tông Đồ, chúng ta thuộc về Đức Kitô hơn là thuộc về chính mình (x. 1Cr 6,19-20), một cách tương tự, ta có
thể nói sự thánh thiện của Chúa Kitô thuộc về chúng ta hơn là sự thánh thiện
của chúng ta. Nhà thần học Chính Thống Nicholas Cabasilas nói rằng: “Những gì
của Đức Kitô là của chúng ta hơn những gì đến từ chính chúng ta”.[25]
Đây là cú nhảy của rào cản hay cú nhảy của sự can đảm mà chúng ta phải thực hiện
trong đời sống kitô hữu. Chúng ta thường khám phá điều này không từ giai đoạn
đầu nhưng ở phần cuối của hành trình tu đức, không ở trong giai đoạn đệ tử
nhưng giai đoạn sau, khi mọi con đường đường đã được cố gắng và chúng ta thấy
rằng chúng không đưa chúng ta đi xa hơn.
Thánh Phaolô dạy chúng ta làm sao để thực hiện “cú nhảy
của sự can đảm này” khi ngài tuyên bố một cách long trọng rằng ngài không muốn
được nhìn nhận với sự công chính của ngài hay sự thánh thiện phát xuất từ việc
tuân giữ lề luật nhưng chỉ được nhìn nhận với sự công chính phát xuất từ đức
tin trong Đức Kitô (x. Phil 3,5-10). Thánh Phaolô nói rằng: “Chúa Kitô đã trở
thành “sự công chính và sự thánh hóa và ơn cứu chuộc vì chúng ta” (1Cr 1,30). “Vì chúng ta”: như thế chúng
ta có thể yêu cầu sự thánh thiện của Người như là của chúng ta với mọi hiệu quả
của nó. Thánh Bernard cũng làm bước nhảy vọt này khi ngài kêu lên: “Không gì
thiếu thốn trong khả năng của tôi mà tôi kiếm được (một cách văn chương: tôi
thủ đắc!) cho mình từ trái tim của Chúa”.[26]
“Để thủ đắc” sự thánh thiện của Đức Kitô thì “phải chiếm lấy nước trời bằng sức
mạnh” (x. Mt 11,12)! Đây là một bước
can đảm mà chúng phải thường xuyên lặp lại trong đời sống chúng ta, đặc biệt là
tại giờ phút hiệp lễ trong thánh lễ.
Để nói rằng chúng ta tham dự vào sự thánh thiện của Chúa
Kitô thì giống như nói rằng chúng ta tham dự vào Chúa Thánh Thần đến từ Người.
Đối với thánh Phaolô, để trở nên hay để sống “trong Chúa Kitô Giêsu” có nghĩa
trở nên hay sống “trong Chúa Thánh Thần”. Đến lượt mình Thánh Gioan viết: “Căn
cứu vào điều này, chúng ta biết được rằng chúng ta ở lại trong Người và Người ở
lại trong chúng ta: đó là Người đã ban Thần Khí của Người cho chúng ta” (1Ga 4,13). Nhờ Thánh Thần, Chúa Kitô ở
trong chúng ta và chúng ta ở trong Chúa Kitô.
Như thế, chính Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta. Không
phải Chúa Thánh Thần một cách chung chung, nhưng là Chúa Thánh Thần, Đấng ở
trong Chúa Giêsu Nazareth, Đấng đã thánh hóa nhân tính của Người, Đấng đã ở
trong Người như một bình trắng tinh và Đấng được đổ xuống trên Giáo Hội bởi
Chúa Giêsu từ thập giáo và tại Lễ Ngũ Tuần. Như thế, sự thánh thiện ở trong
chúng ta không là một loại thứ hai hay một hình thức khác của sự thánh thiện
nhưng chính là sự thánh thiện của chính Chúa Kitô. Chúng ta thực sự “được thánh
hóa trong Chúa Kitô” (1Cr 1,2). Như
trong bí tích rửa tội, thân xác của con người được dìm và được tẩy rửa trong
nước, cũng vậy có thể nói, tâm hồm của người đó được tắm rửa trong sự thánh
thiện của Đức Kitô: “Anh em đã được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công
chính nhờ danh Chúa Giêsu Kitô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta!” (1Cr 6,11).
Bên cạnh phương tiện nền tảng này của đức tin và của các
bí tích, sự noi gương, các công việc và cố gắng cá nhân cũng cần có vị trí của
nó. Không phải theo nghĩa không liên kết và khác biệt nhưng theo nghĩa đồng
nhất mà chúng thích hợp để bày tỏ đức tin chúng ta và chuyển tải nó trong hành
động. Sự đối lập “đức tin và hành động” là một vấn đề giả mạo, được làm sáng
tỏ, bởi những tranh luận lịch sử. Những hành động tốt không có đức tin thì
không phải là “những hành động tốt”, và đức tin không có hành động tốt thì
không phải là đức tin chân thật. Bởi lẽ “hành động tốt như ân xá, hành hương và
những thực hành đạo đức, đã không được hiểu một cách chính yếu như thế (như xảy
ra vào thời của Lutêrô), cả việc tuân giữ các giới răn, đặc biệt giới răn yêu
thương anh em. Chúa Giêsu nói rằng trong ngày phán xét chung những người bị
loại khỏi Nước Trời vì họ đã không mặc quần áo cho người trần truồng và không
cho người đói ăn. Như vậy, không ai không được cứu độ nhờ những hành động tốt, nhưng không ai được cứu độ nếu không có những hành động tốt. Điều này
tóm tắt giáo huấn của Công Đồng Trentô.
Tiến trình thì tương tự như đời sống thể lý. Một em bé
tuyệt đối không thể làm gì để được thụ thai trong lòng mẹ nó; bé cần tình yêu
của cha mẹ (ít là như thế cho đến bây giờ). Tuy nhiên, khi nó được sinh ra, nó
cần thực hành những lá phổi để thở, bú sữa, tóm lại nó phải tự làm lấy, nếu
không nó sẽ chết. Câu nói của thánh Giacôbê: “Đức tin không có những hành động
là đức tin chết” (Gc 3,26) được hiểu
theo nghĩa này, nghĩa là lúc này: đức tin không hành động là đức tin chết.
Trong Tân Ước hai động từ xen kẻ nhau liên quan đến sự
thánh thiện, một trong thể chỉ định và một ở trong thể mệnh lệnh: “Anh em là thánh” và “hãy nên thánh”. Các Kitô hữu đã được
thánh hóa và đang trở thành thánh thiện. Khi thánh Phaolô viết: “Đây là ý muốn
của Thiên Chúa là anh em phải nên thánh” (1Ts
4,3). Rõ ràng là ngài có ý nói riêng về sự thánh thiện này là kết quả của sự cố
gắng cá nhân. Đúng như thế ngài thêm, như để giải thích sự thánh thiện hệ tại
trong điều mà ngài đang nói: “Tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết giữ
cho thân xác mình trong thánh thiện và trong sự kính trọng” (x. 1Ts 4,3-9).
Bản văn của chúng ta Lumen
gentium làm nổi bật rõ ràng hai khía cạnh này, khía cạnh khách quan và khía
cạnh chủ quan của sự thánh thiện, cách tương ứng dựa trên đức tin và trên những
việc làm. Bản văn nói:
“Ðược Thiên Chúa kêu gọi và được công chính hóa trong
Chúa Giêsu, không phải vì công lao riêng, nhưng vì ý định và ân phúc của Ngài,
các môn đệ Chúa Kitô, nhờ lãnh nhận phép Thánh Tẩy, bí tích đức tin, đã thực sự
trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính Ngài, và do đó, thực
sự đã trở nên thánh”.[27]
Vì thế, theo Lutêrô, trời Trung Cổ đã bị lạc hướng trong
việc luôn nhấn mạnh phương diện của Chúa Kitô như là gương mẫu, ông tập trung
trên một phương diện khác khi khẳng định rằng Chúa Kitô như là quà tặng và quà
tặng này đòi hỏi có đức tin để đón nhận Người.[28]
Ngày hôm nay tất cả chúng ta đồng ý rằng chúng ta không đặt hai phương diện này
trong sự đối nghịch với nhau nhưng là giữ cho chúng hiệp nhất. Trên tất cả Chúa
Kitô là một món quà để đón nhận qua đức tin, nhưng Người cũng là mẫu gương cho
chúng ta noi theo trong cuộc sống. Ông ghi lòng tạc dạ ý tưởng này trong Tin
Mừng: “Thầy ban cho anh em một mẫu gương, là anh em hãy yêu thương nhau như
thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,15);
“Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
3. Những vị thánh hay những người thất bại
Đây là lý tưởng mới về sự thánh thiện trong Tân Ước. Một
điểm không thay đổi và rất sâu sắc mà nó chuyển từ Cựu Ước sang Tân Ước, và đó
là lý do nền tảng cho ơn gọi nên thánh. “Lý do căn bản” cho đòi hỏi nên thánh
là bởi vì Thiên Chúa là thánh: “Hãy nên thánh theo hình ảnh của Đấng Thánh đã
kêu gọi anh em”. Các môn đệ của Đức Kitô phải yêu mến kẻ thù của họ “để anh em
có thể trở thành con cái của Cha anh em là Đấng ngự trên trời; vì Người cho mưa
xuống trên người công chính và trên cả người tội lỗi” (Mt 5,45). Sự thánh thiện như thế không phải là một sự áp đặt, một
ách nặng nề đặt trên vai chúng ta, nhưng là một đặc ân, một quà tặng, một danh
dự cao thượng. Nó là một sự đòi buộc, đương nhiên, nhưng nó đến từ phẩm giá
chúng ta như là con cái Thiên Chúa. Người Pháp nói “đòi buộc cao thượng” áp
dụng ở đây trong một ý nghĩa đầy đủ nhất.
Bản tính thụ tạo của con người đòi hỏi nên thánh thiện.
Đây không phải liên quan đến điều mà triết học gọi là các phụ thể nhưng chính
là yếu tính con người. Mọi người phải nên thánh để hoàn tất căn tính sâu thẳm
của họ, đó là trở thành “theo hình ảnh và giống Thiên Chúa”. Theo Kinh Thánh,
căn bản con người không phải điều con người được xác định để trở nên từ sự sinh
ra (physis) và nghĩa là “hữu thể có
lý trí” như đối với triết học Hy Lạp, nhưng là điều mà con người được mời gọi
trở thành, với việc sử dụng tự do, trong sự vâng phục Thiên Chúa. Đây không
thuộc bản tính, nhưng là ơn gọi.
Như vậy nếu chúng ta được mời gọi trở thành thánh nhân,
nếu chúng ta “là những vị thánh nhờ ơn gọi”, như thế rõ ràng là chúng ta sẽ là
những con người đích thực, thành công trong mức độ mà chúng ta trở thành những
vị thánh. Ngược lại, chúng sẽ là những người thất bại. Sự trái nghịch với vị
thánh không phải là tội nhân, nhưng là người thất bại! Con người có thể thất
bại trong cuộc sống theo nhiều cách thế, nhưng đó là những sự thất bại tương
đối mà nó không làm hại đến bản chất; ở đây sự thất bại trong chính mình một
cách sâu xa, trong điều mà một người là, không chỉ trong điều một người làm. Mẹ
Têrêxa đã có lý khi trả lời cho một nhà báo hỏi mẹ cách bất ngờ rằng mẹ cảm
thấy điều gì trong việc được tuyên xưng bởi mọi người như là một vị thánh, “sự
thánh thiện không phải là một điều xa xỉ, nó là một sự cần thiết”.
Triết gia Blaise Pascal đã hình thành nguyên lý của ba
cấp bậc về sự cao cả: cấp bậc của thân xác và cấp bậc của vật chất, cấp bậc của
sự thông minh, và cấp bậc của sự thánh thiện. Một khoảng cách gần như vô tận
phân biệt cấp bậc của sự thông minh khỏi cấp bậc của thân xác, nhưng khoảng
cách “vô cùng vô tận” phân biệt cấp bậc của sự thánh thiện khỏi cấp bậc của sự
thông minh. Những thiên tài không cần sự cao cả về cấp bậc vật chất, nó không
thêm không bớt điều gì từ họ. Cũng thế, các thánh không cần sự cao cả của sự
thông minh bởi vì cao cả của họ được tìm thấy ở một cấp bậc khác. “Họ được nhận
biệt bởi Thiên Chúa và các thiên thần, không phải bởi những thân xác hay bởi những trí óc hiếu kỳ, Thiên Chúa là đủ
đối với họ”.[29]
Đây là nguyên lý cho phép chúng ta đánh giá mọi sự và con
người xung quanh chúng ta một cách đúng đắn. Hầu hết con người dừng lại ở cấp
bậc thứ nhất và không có thắc mắc về sự hiện hữu của một cấp bậc cao hơn. Đó là
những người sống cuộc sống mà chỉ lo tích trữ những sự giàu có, chăm sóc sắc
đẹp thể lý, hay tìm kiếm quyền lực cho mình. Những người khác tin rằng giá trị
tối thượng và đỉnh cao của sự vĩ đại là bậc của thông minh. Họ tìm kiếm trở
thành những người nổi tiếng trong lãnh vực văn chương, nghệ thuật, suy tư. Chỉ
có một số ít biết rằng có một cấp bậc thứ ba của sự vĩ đại, đó là sự thánh
thiện.
Đây là sự vĩ đại lớn hơn cả bởi vì nó vĩnh cửu, bởi vì đó
là điều đối với cặp mắt Thiên Chúa là sự đo lường đích thực của sự vĩ đại và
bởi vì đây cũng là sự viên mãn của điều cao cao nhất trong con người, nghĩa là
sự tự do. Điều này không tùy thuộc trên chúng ta sinh ra mạnh khỏe hay yếu
đuối, đẹp hay ít đẹp, giàu hay nghèo, thông minh hay ít thông minh. Ngược lại
nó tùy thuộc vào chúng ta là lương thiện hay không lương thiện, tốt hay xấu,
thánh nhân hay tội nhân. Nhạc sỹ Charle – Francois Gounod, người là một thiên
tài, có lý khi nói: “Một giọt của sự thánh thiện thì đáng trân trọng hơn một
đại dương thiên tài”.
Tin mừng về sự thánh thiện là con người không không bắt
buộc phải chọn chỉ một trong những cấp bậc của sự cao cả này. Họ có thể thánh
thiện trong mỗi cấp bậc. Đã có và đang có những vị thánh ở giữa những người
nghèo và người giàu, người khỏe và người yếu, thiên tài và người ít học. Không ai
bị ngăn chăn khỏi sự cao cả của cấp bậc thứ ba.
4. Tóm tắt con đường tới sự Thánh thiện
Chúng ta theo đuổi sự thánh thiện giống như người chọn
hành trình trong sa mạc. Đó cũng là một hành trình có những trạm dừng liên tiếp
và những điểm phát xuất mới. Khi thì có người dừng lại và căng lều; hoặc để lấy
nước và thức ăn, hoặc đơn giản vì đi nhiều nên mệt. Nhưng đây, một cách bất
ngờ, có lệnh của Thiên Chúa cho Môisê là hãy dỡ các lều và hãy tiếp tục đi: “Cố
lên, ra khỏi đây, ngươi và dân ngươi, hướng về đất mà Ta đã hứa” (Xh 33,1).
Trong đời sống của Giáo Hội những lời mời gọi tiếp tục
lên đường được lắng nghe cách đặc biệt tại lúc khai mạc một mùa mới của năm
phụng vụ và nhân dịp đặc biệt của Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa vừa được khai
mở bởi Đức Giáo Hoàng. Đối với mỗi người chúng ta, cách cá nhân, thời gian dỡ
lều và tiếp tục lên đường trong hành trình của chúng ta hướng tới sự thánh
thiện xảy ra khi chúng ta nhận thấy trong chúng ta lời mời gọi huyền nhiệm đến
từ ân sủng. Ngay từ đầu, nó giống như một lúc dừng chân. Ta dừng lại trong dòng
xoáy của những lo lắng riêng, giữa khoảng cách, khỏi mọi sự để nhìn lại đời
sống mình gần như từ bên ngoài hay từ trên cao, sub specie aeternimatis như người ta nói. Lúc đó sẽ nổi lên những
câu hỏi: “Tôi là ai? Tôi muốn gì? Tôi đang làm gì trong đời sống?”.
Mặc dù là một thầy tu, nhưng Thánh Bernard có một đời
sống rất bận rộn: các hội đồng cần điều hành, các giám mục và tu viện trưởng
cần an ủi, các cuộc vận động cần giảng giải. Quá thường xuyên, sách tự thuật
của Ngài nói, Ngài sẽ dừng lại và, như thể là đi vào một cuộc đối thoại với
chính bản thân Ngài, Ngài tự hỏi bản thân, “Bernard, mục đích của anh khi đến
đây là gì?” (Bernard, ad
quid venisti?) Tại sao anh lại rời khỏi thế giới và đi vào một tu
viện?[30]
Chúng ta có thể bắt chước Ngài; chúng ta có thể nói tên chúng ta lên (điều này
rất hữu ích) và tự hỏi chính chúng ta, “Tại sao anh lại là một Kitô hữu? Tại
sao anh lại là một linh mục hay một tu sĩ? Anh có đang làm điều mà anh phải làm
trong thế giới này không?”
Tân Ước miêu tả một dạng của hoán cải mà chúng ta có thể
giải thích như là một sự hoán cải – giác ngộ hay một sự hoán cải khỏi sự thờ ơ.
Trong sách Khải Huyền có bảy lá thư viết cho các thiên thần (nghĩa là, cho các
giám mục, theo một số nhà chú giải) thuộc bảy Giáo Hội tại Tiểu Á. Trong lá thư
gửi thiên thần ở Ephêsô, Chúa Kitô bắt đầu bởi sự nhận biết rằng đây là Giáo
Hội đã làm một số điều tốt: “Ta biết các việc ngươi làm, nỗi vất vả và lòng
kiên nhẫn của ngươi… Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không
mệt mỏi” (Kh 2,2-3). Sau đó thiên
thần đề cập những điều không làm hài lòng ngài: “Nhưng ta trách ngươi. Ngươi đã
để mất tình yêu thủa ban đầu!” (Kh
2,4), và ở điểm này tiếng kêu của Đấng Phục Sinh được nghe như một tiếng trống
vang lên bởi những người đang ngủ, Metanoeson,
hãy sám hối, hãy thay đổi mình, hãy tỉnh thức!
Đây là thư thứ nhất của bảy lá thư. Lá thứ cuối gửi cho
thiên thân của Giáo Hội ở Laodicea, thì là nghiêm khắc hơn: “Ta biết việc ngươi
làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn
đi!” (Kh 3,15). Hãy thay đổi và trở
về với nhiệt thành và sốt sắng: Zelêu oun
kai metanoeson! (Kh 3,18 tt). Lá
thư này, giống lá thư khác, kết luận với lời cảnh báo mầu nhiệm: “Ai có tai,
thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh”.
Thánh Augustinô cho chúng ta vài lời khuyên: “Bắt đầu làm
sống lại trong chính chúng ta khát khao nên thánh, ngài viết: “Toàn bộ đời sống
của một Kitô hữu tốt là một ước ao (nghĩa là một ước ao nên thánh): “Tota vita christiani boni, sanctum
desiderium est”.[31]
Chúa Giêsu nói: “Phúc cho ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được thỏa lòng”
(Mt 5,6). Sự công chính theo Kinh
Thánh, như chúng ta biết, là sự thánh thiện. Chúng ta hãy kết thúc với một câu
hỏi đơn sơ và trực tiếp để suy niệm: “Tôi có đói khát sự thánh thiện, hay tôi
đang nộp mình cho sự tầm thường?”
ĐỨc Maria
trong MẦu nhiỆm cỦa ĐỨc Kitô và Giáo HỘi
1. Thánh Mẫu học trong Lumen Gentium
Chủ đề cuối của bài suy niệm Mùa Vọng này là chương VIII
trong Lumen gentium, được gọi là “Đức
Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm của Đức Kitô và Giáo Hội”. Chúng
ta hãy nghe điều Công Đồng nói về vấn đề này:
“Được tiền định từ muôn đời để làm Mẹ Thiên Chúa
qua sự liên kết với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, theo ý
định của Chúa Quan phòng, Đức Trinh Nữ đã nên người Mẹ cao trọng của
Đấng Cứu Chuộc thần linh trên trần gian, là cộng sự viên quảng đại
đặc biệt hơn mọi người và là nữ tỳ khiêm hạ của Chúa. Khi cưu mang,
sinh hạ và nuôi dưỡng Đức Kitô, khi dâng Người lên Chúa Cha trong đền
thánh, và cùng đau khổ với Con mình chết trên Thập Giá, Mẹ đã cộng
tác vào công trình của Đấng Cứu Thế một cách hoàn toàn riêng biệt,
nhờ sự vâng phục, với đức tin, đức cậy và đức ái nồng nàn, để tái
lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Chính vì thế, trên bình diện
ân sủng, Ngài thật là Mẹ của chúng ta”.[32]
Bên cạnh tước hiệu Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của những người
tin, Công Đồng dùng một phạm trù nền tảng khác để nói về vai trò của Đức Maria
như là một mẫu gương hay như một kiểu mẫu.
“Nhờ ân huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, điều
đã làm cho Đức Trinh Nữ được kết hiệp với Con là Đấng Cứu Chuộc,
đồng thời nhờ các ân sủng và nhiệm vụ riêng biệt khác, ngài cũng
liên kết mật thiết với Giáo Hội, như thánh Ambrôsiô đã dạy: Mẹ Thiên
Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và sự
kết hiệp hoàn hảo với Đức Kitô”.[33]
Như chúng biết, sự mới mẻ thú vị nhất trong thái độ của
Công Đồng về Đức Maria cách chính xác là vị trí mà Mẹ được đặt Mẹ trong Hiến
Chế về Giáo Hội. Với vị trí này, dẫu không gặp những căng thẳng và khó khăn,
Công Đồng hoàn thành một sự canh tân sâu sắc về Thánh Mẫu học so với nền Thánh
Mẫu của những thế kỷ gần đây. Khảo luận về Đức Maria không còn độc lập, nhưng
được đưa vào phần cuối của tài liệu này. Mẹ giữ một vị trí trung gian giữa Chúa
Kitô và Giáo Hội, như đã có trong thời đại của các Giáo Phụ. Theo thánh
Augustinô, Đức Maria được xem như là thành phần tuyệt hảo nhất của Giáo Hội,
nhưng vẫn là một thành phần của Giáo Hội, Mẹ không ở ngoài hoặc ở trên Giáo
Hội:
“Đức Maria là thánh thiện, Đức Maria được chúc phúc,
nhưng Giáo Hội thì quan trọng hơn Đức Trinh Nữ Maria. Tại sao? Bởi vì Đức Maria
là một phần của Giáo Hội, một thành viên thánh thiện, tuyệt vời, vượt trên tất
cả những thành viên khác, tuy nhiên, là một thành viên của toàn bộ thân thể.
Nếu là một thành viên của toàn thể thân thể thì không nghi ngờ rằng thân thể
quan trọng hơn một thành viên”.[34]
Hai thực tại soi sáng cho nhau ở đây. Nếu quả thật tranh
luận về Giáo Hội làm sáng tỏ Đức Maria là ai, thì tranh luận về Đức Đức Maria
cũng làm sáng tỏ Giáo Hội, “thân thể Đức Kitô”, là gì, và như thế, Giáo Hội
“gần như là sự kéo dài của việc nhập thể của Ngôi Lời”. Gioan Phaolô II nhấn
mạnh tính hỗ tương này trong Thông Điệp Redemptoris
Mater của ngài: “Khi giới thiệu Đức Maria trong mầu nhiệm của Giáo Hội,
Công Đồng Vatican II cũng tìm thấy con đường cho việc hiểu sâu hơn về mầu nhiệm
của Giáo Hội”.[35]
Một sự mới mẻ khác đến từ Công Đồng về Thánh Mẫu học là
sự nhấn mạnh về đức tin của Đức Maria. Đây cũng là chủ đề được bàn thảo và phát
triển đầy đủ hơn bởi Gioan Phaolô II khi ngài coi đó là chủ đề trung tâm của
Thông Điệp về Đức Maria. Nó trình bày sự trở về với Thánh Mẫu học của các Giáo
Phụ là những người đã nhấn mạnh tới đức tin của Đức Trinh Nữ, hơn là những đặc
ân, như là sự đóng góp cá nhân của Mẹ cho mầu nhiệm cứu độ. Ở đây, chúng ta có
thể nhìn nhận sự ảnh hưởng của thánh Augustinô:
“Chính Đức Maria mang thai nhờ đức tin Đấng mà Người sinh
ra nhờ đức tin… Khi thiên thần truyền tin, Mẹ đã tràn đầy đức tin (fide plena)
rằng Mẹ cưu mang Chúa Kitô trong tâm trí Mẹ trước khi cưu mang Người trong lòng
Mẹ, và Mẹ thưa: “Này tôi là tôi tá Chúa, xin hãy làm cho tôi như lời thần nói”.[36]
2. Viễn tượng đại kết về Đức Maria như là Mẹ của những
người tin
Điều tôi muốn làm là nhấn mạnh tầm quan trọng đại kết của
Thánh Mẫu học Công Đồng, nghĩa là, Công Đồng có thể đã đóng góp như thế nào –
và đang đóng góp – cho việc đưa Công Giáo và Tin Lành xích lại gần gũi nhau hơn
về những vấn đề nhạy cảm và tranh cãi về lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ
rất thánh.
Trước hết, tôi muôn làm sáng tỏ nguyên lý nền tảng cho
những suy tư tiếp theo. Về cơ bản nếu Đức Maria được như là một phần của Giáo
Hội, thì có thể dùng những phạm trù Kinh Thánh và những khẳng định từ đó để bắt
đầu giải thích về Mẹ, rồi dùng những gì liên quan đến những con người làm nên
Giáo Hội, và áp dụng cho Mẹ “theo cách hơn nữa - a fortiori”, thay vì những gì liên quan đến những ngôi vị thần
linh, áp dụng cho Mẹ “theo cách thế suy diễn – a by reduction”.
Chẳng hạn, để hiểu vấn đề nhạy cảm về sự trung gian của
Đức Maria trong công trình cứu độ một cách đúng đắn, sẽ có ích hơn bằng cách
bắt đầu với sự trung gian của Mẹ như một thụ tạo, hay khởi đi từ dưới lên, như
trường hợp về sự trung gian của Abraham, các thánh Tông Đồ, và các bí tích của
chính Giáo Hội, hơn là từ trung gian thần linh – nhân loại của Chúa Kitô. Quả
thế, khoảng cách lớn nhất không phải là những gì hiện hữu giữa Đức Maria và
những phần tử còn lại của Giáo Hội, nhưng là những gì hiện hữu giữa một bên là
Đức Maria và Giáo Hội và bên kia là Chúa Kitô và Chúa Ba Ngôi, nghĩa là giữa
thụ tạo và Đấng Tạo Thành.
Bây giờ chúng ta hãy rút ra kết luận từ đó. Nếu trong
Kinh Thánh nhờ những gì mình làm, Abraham xứng đáng với tên gọi “cha của những
người tin” (Rm 4,16; x. Lc 16,24), có nghĩa là cha của mọi kẻ
tin, chúng ta có thể hiểu tốt hơn tại sao Giáo Hội không ngần ngại gọi Đức
Maria “mẹ của mọi người”, “mẹ của những người tin”.
Khi so sánh giữa Abraham và Đức Maria, chúng ta có thể có
được một sự hiểu biết tốt hơn liên quan không chỉ đến tước hiệu đơn sơ này mà
còn liên quan đến nội dung và ý nghĩa của nó. Phải chăng “mẹ của mọi người tin”
là một tước hiệu đơn sơ của danh dự, hay nó còn có nghĩa gì hơn nữa? Ở đây
chúng ta có thể nhận thấy khả thể của những tranh luận đại kết về Đức Maria.
Gioan Calvin giải thích bản văn mà trong đó Thiên Chúa nói với Abraham: “Nhờ
người mà mọi gia đình trên trái đất sẽ được chúc phúc” (St 12,3) để nói rằng “Abraham sẽ trở (không chỉ) thành một mẫu
gương nhưng còn là nguyên nhân của sự chúc phúc”. Nhà nhà chú giải hiện đại nổi
tiếng chú giải tương tự:
“Vấn đề nổi lên (liên quan đến St 12,3): ‘Nhờ ngươi mà mọi gia đình trên trái đất sẽ được chúc
phúc’ có ý khẳng định rằng Abraham không chỉ sẽ trở thành một thể thức cho sự
chúc phúc, mà còn nói rằng sự chúc phúc của ông được mọi người biết đến… Vì
thế, phải trở về với chú giải truyền thống cho rằng những lời này của Thiên
Chúa “giống như một lệnh truyền (bởi Chúa) cho lịch sử” (x. B. Jacop). Abraham
được xem như là trung gian của phúc lành trong chương trình cứu độ của Thiên
Chúa cho “mọi gia đình trên trái đất”.[37]
Tất cả điều này giúp chúng ta hiểu điều mà truyền thống
từ thánh Irênêô nói về Đức Maria: Mẹ không chỉ là một mẫu gương của sự chúc phúc và của ơn cứu độ, nhưng trong một cách
thức mà nó lệ thuộc hoàn toàn vào ơn sủng và vào ý muốn của Thiên Chúa. Mẹ là nguyên nhân của ơn cứu độ. Thánh Irênêô
viết: “Như Evà vì bất tuân, trở thành nguyên nhân của sự chết cho mình và cho
tất cả loài người, cũng vậy Đức Maria… nhờ vâng phục, đã trở nên nguyên nhân của ơn cứu độ cho mình và
tất cả loài người”. Những lời của Đức Maria : “Mọi thế hệ sẽ khen tôi có phúc”
(Lc 1,48) là những lời được coi như
là “một lệnh truyền được ban từ Thiên Chúa cho lịch sử”.[38]
Đây là một sự kiện giúp phát hiện ra rằng những nhà khởi
xướng Cải Cách nhận biết rằng tước hiệu và đặc ân “làm mẹ” đối với Đức Maria
trong ý nghĩa là mẹ chúng ta và mẹ của ơn cứu độ. Trong một bài giảng cho Lễ
Giáng Sinh, Martin Luther nói rằng: “Đây là sự nâng đỡ và thiện ích tuyệt hảo
của Thiên Chúa (cho mỗi người) đó là…. Đức Maria là mẹ thật của họ, Chúa Kitô
là anh của họ, và Thiên Chúa là cha của họ… Đây là trường hợp nếu bạn tin, khi
ban sẽ phó thác trong sự che chở của Đức Maria và con yêu dấu của Mẹ”. Trong
một bài giảng vào năm 1524, Ulrich Zwingli gọi Đức Maria “Đức Maria trọn đời
đồng trinh, Mẹ của ơn cứu độ chúng ta” và ông nói rằng đối với Đức Maria: ông
“không bao giờ suy nghĩ, lại càng không dạy, hay tuyên bố cách công khai điều
gì … mà có thể bị coi là vô lễ, vô đạo, bất xứng hay tội lỗi”.[39]
Như thế, làm sao chúng ta tiếp cận tình hình hiện tại với
nhiều hiểu lầm từ phía những người Tin Lành đối với Đức Maria, mà trong một số
môi trường làm cho họ có nhiệm vụ phải thu thu vị trí Đức Maria, tiếp tục tấn
công về điểm này và trong mỗi trường hợp người Công Giáo lơ là tất cả những gì
mà Kinh Thánh nói về Mẹ?
Đây không phải là chỗ để nhìn lại lịch sử; tôi chỉ muốn
nói rằng đối với tôi dường như đây là con đường để thoát khỏi tình hình bất
hạnh liên quan đến Đức Maria. Đó là con đường đi qua nhờ một sự nhận biết chân
thành từ phía chúng ta những người Công Giáo luôn luôn, và đặc biệt những thế
kỷ gần đây, đã góp phần trong việc làm cho Đức Maria không được đón nhận đối
với người Tin Lành bởi sự tôn kính Đức Mẹ theo những cách thế mà thường là thái
quá, nhẹ dạ và vượt trên tất cả bởi không thực hành việc sùng kính Mẹ một cách
rõ ràng theo khuôn khổ Kinh Thánh cho thấy Mẹ có vai trò khiêm tốn hơn so với
Ngôi Lời Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần, và cả Chúa Giêsu. Thánh Mẫu học trong
những thế kỷ gần đây đã trở thành một nhà máy không ngừng sản xuất nhiều tên
gọi mới, nhiều sự sùng kính mới, thường là nhằm luận chiến chống người Tin
Lành, đôi khi dùng Đức Maria, người Mẹ chung chúng ta như là vũ khí để chống
đối họ!
Công Đồng Vatican II phản ứng lại khuynh hướng này một cách
đặc biệt bằng sự tái xác nhận rằng “Các
tín hữu phải cẩn thận tránh xa những lối diễn tả hay hành động có
thể làm cho các anh em ly khai hay bất cứ ai khác hiểu sai giáo lý
đích thực của Giáo Hội. Phần các tín hữu, hãy nhớ rằng lòng tôn
sùng chân chính không hệ tại ở tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng
không hệ tại ở sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin
chân thật”.[40]
Về phía những người Tin Lành, tôi tin rằng có một chỗ để
nhận biết những ảnh hưởng tiêu cực mà không chỉ là những luận chiến chống Công
Giáo nhưng còn là chủ nghĩa duy lý đã có trong thái độ của họ đối với Đức
Maria. Đức Maria không phải là một ý tưởng nhưng là một con người cụ thể, một
người phụ nữ, và như thế Người không được dùng để lý thuyết hóa về hay bị giảm
thiểu cho một nguyên tắc trừu tượng. Người là icon đích thực về sự đơn giản của
Thiên Chúa. Vì lý do này, trong môi trường được thống trị bởi chủ nghĩa duy lý
cực đoan, Mẹ phải được rút ra khỏi cảnh thần học.
Một người phụ nữ Tin Lành qua đời cách đây ít năm qua, Mẹ
Basilea Schlink, đã thành lập một cộng đoàn nữ tu trong Giáo Hội Lutêrô được
gọi là “Những Nữ Tu của Đức Maria”, mà nay đã lan tỏa đến nhiều quốc gia trên
thế giới. Sau khi xem lại những bản văn khác nhau của Lutêrô về Đức Maria, bà
đã viết trong những cuốn sách nhỏ của mình:
“Khi đọc những lời này của Martin Luther, người tôn kính
Mẹ Maria cho đến suốt đời của ông, giữ các ngày lễ về Đức Maria, và hằng ngày
hát kinh Magnificat, chúng ta có thể
hiểu làm sao phần lớn chúng ta đi đã trệch hướng từ những thái độ của mình đối
với Mẹ… Bởi vì chủ nghĩa duy lý đã chấp nhận chỉ điều có thể được diễn tả theo
lý trí, những ngày lễ của Giáo Hội trong việc tôn kính Đức Maria và mọi thứ
tưởng nhớ khác về Mẹ không còn làm nữa trong Giáo Hội Tin Lành. Tất cả tương
quan Kinh Thánh đối với Mẹ Maria đã bị đánh mất, và chúng ta chỉ còn chịu đựng
từ gia tài này. Martin Luther mời gọi chúng ta ca ngợi Mẹ Maria, khi ông tuyên
xưng rằng Người không bao giờ được ca ngợi cho đủ như là người nữ cao cả nhất,
sau Chúa Kitô, là viên ngọc quý nhất trong Kitô Giáo, tôi phải thú nhận rằng
nhiều năm tôi là người trong số đó đã không làm như thế, mặc dầu Kinh Thánh nói
rằng từ nay muôn thế hệ sẽ khen Đức Maria là người có phúc (Lc 1,48). Tôi đã không làm bổn phận mình
giữa những thế hệ này”.[41]
Tất cả những cơ sở này cho phép chúng ta bày tỏ một hy
vọng chân thành là một ngày trong tương lai gần, người Công Giáo và Tin Lành
không còn bị chia rẽ nhưng hiệp nhất với nhau liên quan đến Đức Maria trong một
sự tôn kính, có thể khác biệt trong hình thức nhưng giống nhau trong việc nhìn
nhận Mẹ như là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của những người tin. Tôi có niềm vui cá nhân
khi thấy vài dấu chỉ về sự thay đổi này tiếp tục xảy ra. Hơn một lần, tôi đã có
thể nói về Đức Maria cho một cử tọa người Tin Lành, tôi nhận thấy không chỉ có
sự chấp nhận giữa những người hiện diện mà còn, ít nhất trong một ít trường
hợp, có cảm xúc sâu sắc nơi họ khi tái khám phá về điều gì đó quý giá và trong
sự chữa lành ký ức.
3. Đức Maria, Mẹ và Con Gái của Lòng Thương Chúa
Chúng ta là để một bên tranh luận đại kết, và hãy cố gắng
nhìn nếu Năm Lòng Thương Xót giúp chúng ta khám phá điều gì mới về Mẹ Thiên
Chúa. Đức Maria được khẩn cầu trong kinh rất cổ Salve Regina như là “Mater misericordiae”, Mẹ của lòng
thương xót. Cũng trong kinh đó, lời khẩn cầu được gửi tới Mẹ: “Illos tuos misericordes oculus ad nos
converte”: Nguyện đưa mắt nhân từ, phía đoàn con ngoái lại”. Tại thánh lễ
khai mạc Năm Thánh ở quảng trường thánh Phêrô vào ngày mồng 8 tháng 12, một
icon cổ về Mẹ Thiên Chúa được trình bày tại một bên bàn thờ. Icon này được thờ
kính bởi những người Công Giáo Hy Lạp Ucraina trong một nhà thờ ở Jaroslaw, Ba
Lan, được xem như là “Những Cánh Cửa của Lòng Thương Xót”.
Đức Maria là Mẹ và là Cửa của lòng thương xót trong hai
nghĩa. Người là cửa qua đó lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu bước
vào thế giới, và Người bây giờ là cửa qua đó mà chúng ta bước vào Lòng Thương
Xót Chúa và hiện diện trước “ngai tòa của lòng thương xót” là Thiên Chúa Ba
Ngôi. Tất cả điều này là rất thật, nhưng chỉ là một phương diện về tương quan
giữa Đức Maria và lòng thương xót Chúa. Quả thật, Mẹ không chỉ là một kênh và
trung gian của lòng thương xót Chúa nhưng cũng là đối tượng và là người đón
nhận nó đầu tiên. Mẹ không chỉ là người đã giữ lòng thương xót cho chúng ta
nhưng cũng là người đầu tiên đã giữ lòng thương xót và là người được thương xót
hơn bất kỳ ai.
Lòng thương xót đồng nghĩa với ân sủng. Chỉ trong Ba Ngôi
tình yêu là “bản tính” và không phải
là “ân sủng”; đó là tình yêu chứ
không phải ân sủng. Chúa Cha yêu Chúa Con không phải là một ân sủng hay một sự
nhượng bộ; nghĩa là một sự cần thiết theo một nghĩa nào đó. Chúa Cha cần yêu để
hiện hữu như là Cha. Chúa Con yêu Chúa Cha không phải là một nhượng bộ hay một
ân sủng; đó là một sự cần thiết nội tại dẫu điều đó thực hiện với sự tự do hoàn
toàn. Chúa Con cần được yêu và yêu để là Con. Khi Thiên Chúa tạo dựng thế giới
và các thụ tạo tự do, điều này có nghĩa là tình yêu của Người trở thành một quà
tặng nhưng không và tự do, đó là ân sủng và lòng thương xót. Điều này có trước
cả khi có tội lỗi. Tội lỗi chỉ làm cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ quà
tặng trở thành ơn tha thứ.
Tựa đề “đầy ân sủng”; như thế là đồng nghĩa với “đầy ơn
thương xót”. Chính Đức Maria đã tuyên xưng trong kinh Magnificat: “Người đã nhìn đến sự thấp hèn của người tôi tớ”, “Vì
Người nhớ lại lòng thương xót ” “Lòng thương xót Người trải qua đời nọ tới đời
kia”. Đức Maria ý thức rằng mình là người tận hưởng lòng thương xót, một chứng
nhân của lòng thương xót cách đặc biệt. Trong trường hợp của Người, lòng thương
xót của Thiên Chúa không chỉ mang lại ơn tha thứ tội lỗi nhưng còn gìn giữ khỏi
tội lỗi.
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói rằng điều mà Thiên Chúa
làm cho Đức Maria là điều mà một bác sĩ giỏi đã làm trong một trận dịch. Ông đi
từ nhà này sang nhà nọ để chữa lành những người đã bị nhiễm phải bệnh dịch.
Nhưng nếu ở đây có người nào đó mà ông rất yêu mến như là vợ ông, hay mẹ của
ông, ông sẽ cố gắng chữa, nếu có thể ông sẽ phòng ngừa họ khỏi sự lây nhiễm.
Một cách chính xác đây là điều mà Thiên Chúa đã làm trong khi gìn giữ Đức Maria
khỏi tội tổ tông truyền nhờ công trạng của cuộc khổ nạn Con Người.
Khi nói về nhân tính của Chúa Giêsu, Thánh Augustinô nói
rằng:
“Trên nền tảng có điều gì, nhân tính của Chúa Giêsu đã
xứng đáng được đảm nhận từ Ngôi Lời vĩnh cữu của Chúa Cha trong sự hiệp nhất
của ngôi vị Người? Đâu là công trình tốt đẹp của Người phát sinh điều đó? Người
đã làm gì trước giây phút này, Người đã tin điều gì, hay hỏi điều gì, để được
nâng lên phẩm giá không thể diễn tả như vậy?” Và nơi khác ngài thêm: “Bạn hãy
tìm kiếm sự xứng đáng, hãy tìm kiếm sự công chính, hãy suy nghĩ, và bạn sẽ thấy
không phải là gì ngoài ân sủng”.[42]
Những lời này cách riêng chiếu một luồng sáng cả trên con
người Đức Maria. Với một lý do rất mạnh chúng ta phải hỏi rằng: “Đức Maria đã
làm gì để xứng đáng được đặc ân là ban tặng nhân tính mình cho Ngôi Lời? Mẹ đã
tin điều gì, xin gì, hy vọng gì, để đến với thế giới thánh thiện và vô nhiễm
như vậy? Ở đây, hãy tìm kiếm sự công trạng, hãy tìm kiếm sự công bình, hãy tìm
kiếm điều bạn muốn, và bạn sẽ thấy trong Người ngay từ đầu không gì khác hơn là
lòng thương xót!
Thánh Phaolô qua cuộc sống của mình cũng không ngừng nhìn
nhận mình là hoa trái và chiến lợi phẩm của Lòng Thương Xót Chúa. Ngài mô tả về
chính mình “như một người đã đón nhận lòng thương xót từ Chúa” (x. 1Cr 7,25). Ngài không giới hạn mình để
phát biểu giáo huấn về lòng thương xót nhưng ngài trở nên một chứng nhân sống
động về lòng thương xót: “Tôi xúc phạm nặng nề, bách hại, và sỉ nhục Người;
nhưng tôi đã nhận được lòng thương xót” (1Tm
1,13).
Đức Maria và các Tông Đồ dạy chúng ta rằng con đường tốt
nhất để rao giảng lòng thương xót là làm chứng tá cho lòng thương xót mà Chúa
đã làm cho chúng ta. Họ cũng dạy chúng ta xem mình như là hoa quả của lòng
thương xót trong Chúa Kitô Giêsu và nay còn sống chỉ nhờ lòng thương xót. Một
ngày kia Chúa Giêsu chữa lành một người bất hạnh bị thần ô uế ám. Anh muốn theo
Chúa và nhập vào nhóm các môn đệ. Chúa Giêsu không cho anh theo và nói với anh
rằng: “Anh hãy về với bạn bè anh và nói với họ biết Chúa đã làm cho anh như thế
nào và Người đã thương anh làm sao” (Mc
5,19).
Đức Maria đã ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa trong kinh Magnificat vì lòng thương xót dành cho
Mẹ. Người cũng mời gọi chúng ta làm như thế trong Năm Lòng Thương Xót. Người
mời gọi chúng ta hãy làm cho bài thánh ca được vang trong Giáo Hội mỗi ngày như
là ca đoàn lặp lại một bài hát sau người đơn ca. Vì thế, tôi cũng mời gọi anh
chị em đứng lên và cùng nhau tuyên xưng phần cuối của bài thánh ca về Đức
Maria, một bài thánh ca về lòng thương xót Chúa, đó là kinh Magnificat : “Linh hồn tôi ngợi khen Đức
Chúa”…
Xin chúc mừng Giáng Sinh vui tươi và Năm Mới Lòng Thương
Xót hạnh phúc tới Đức Thánh Cha, Quý Cha và anh chị em!
[1] Lumen gentium 1, in Vatican Council II:
Constitutions, Decrees, Declarations, gen. ed. Austin Flannery (Northport, NY:
Costello, 1996), p. 1.
[2] Cf. Joseph Cardinal Ratzinger, “The
Ecclesiology of Second Vatican Council”, in Church, Ecumenism, and
Politics: NewEndeavors in Ecclesiology (
[3] See St. John Paul II, Novo
millennnio ineunte, 42 and 45.
[4] See Hans Urs von Balthasar, Explorations
in Theology, Vol. 2: Spouse of the Word, trans. John Saward (San Francisco:
Ignatius Press, 1991), pp. 143-192.
[5] LG 6
[6] LG 7
[7] See Joseph Cardinal Ratzinger, “The
Origin and Essence of the Church”, in
Called to Communion:
[8] See St. Augustine, “Sermon
272”, in The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 7, trans. Edmund Hill, ed.
John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 1993), pp. 300-301. See also
(PL 38, 1247f.).
[9] See Henri de Lubac, Corpus
Mysticum: The Eucharist and the Church in the Middle Ages, trans. Gemma
Simmonds (Notre Dame, IN:
[10] See Origen, On the “Song of Songs”,
III (GCS 33, pp. 185, 190); St. Ambrose, Expositions of Psalm 118, 6, 18
(CSEL62, p. 117).
[11] St. Ambrose, On the Mysteries,
7, 39, quoted in Henri de Lubac, Medieval Exegesis, Volume 2: The Four Senses
of Scripture, trans. E. M. Macierowski (London: A & C Black, 2000), p. 135.
[12] See John Zizioulas [L’être ecclésiale, 1981], Being as Communion:
Studies in Personhood and the Church(Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary
Press, 1997).
[13] De Lubac, Corpus Mysticum, p.
88.
[14] Ratzinger, “The Origin and Essence
of the Church”, p. 25.
[15] Nicholas Cabasilas, Life in Christ,
4, 6, trans. Carmino J. deCatanzaro (Crestwood, NY: St Vladimir’s Seminary
Press, 1974), p. 123; see also PG 150, 593.
[16] St. Hilary of
[17] Karol Wojtyla, “Song of the
Inexhaustible Sun”, in The Place Within: The Poetry of John Paul II, trans.
Jerzy Peterkiewicz (New York: Random House, 1994), p. 23.
[18] Blessed Elizabeth of the Trinity, in Jean Lafrance, Learning to Pray
According to Sister Elizabeth of the Trinity, trans. Florestine Audette
(Sherbook, QC: Médiaspaul, 2003), p. 124.
[19] Pope Francis, Evangelii gaudium,
1, 3
[20] www.vatican2voice.org/91docs/opening_speech.htm. All papal quotes for
this book are from the
[21] Augustine, The Spirit and the
Letter, 32, 56, PL 44, p. 237; see Augustine: Later Works, trans. and
intro. John Burnaby (Philadelphia: Westminster Press, 1955), p. 241.
[22] x. The History of Vatican II, Vol 4: Church
as Communion: Third Period and Intersession: September 1964--September
1965, ed. Giuseppe Alberigo, English ed. Joseph A. Komonchak (
[23] Lumen gentium, 39, in Vatican Council II:
Constitutions, Decrees, Declarations, gen. ed. Austin Flannery (Northport, NY:
Costello, 1996), p. 58.
[24] x. Đnl 32,4; Đnl 3,31; Kh 16,7.
[25] Nicholas Cabasilas, Life in Christ,
4, 15, trans. Carmino J. deCatanzaro (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary
Press, 1974), pp. 138-139.
[26] William of St. Thierry, The First
Life of Bernard, in St. Bernard of Clairvaux, trans. Geoffrey Webb and Adrian
Walker (London: A. R. Mowbray, 1960), p. 37.
[27] Lumen gentium, 40, p. 59.
[28] x. Søren Kierkegaard, The Diary of Søren Kierkegaard, X1, A 154,
ed. Peter Rhode (New York: Kensington, 1960), pp. 168-170.
[29] Blaise Pascal, Pensées, 593,
trans. A. J. Krailsheimer (New York: Penguin, 1995), p. 94.
[30] K. Wojtyla, Tutte le
opere letterarie, Bompiani. Milano 2000, p. 75.
[31] St. Augustine, “Homily 4”, 6,
in Homilies on the First Epistle of John, trans. and notes Boniface Ramsey, The
Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 14 (Hyde Park, NY: New City Press,
2008), p. 69; see also PL 35, p. 2008.
[32] LG 61.
[33] LG 63.
[34] Saint Augustine, “Sermon 72
A”, 7, in The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 3, trans. Edmund Hill, ed.
John Rotelle (Brooklyn, NY: New City Press, 1991), p. 228.
[35] John Paul II, Redemptoris Mater,
5.
[36] St. Augustine, “Sermon 215”,
4, in The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 6, trans. Edmund Hill, ed.
John Rotelle (New Rochelle, NY: New City Press, 1993), p. 160.
[37] Gerhard von Rad, Genesis: A
Commentary, trans. John H. Marks (Philadelphia: Westminster, 1961), pp.
155-156.
[38] Saint Irenaeus, The Writings of
St. Irenaeus: Irenaeus Against the Heresies, III, 22, 4 (London: T & T
Clark, 1884), p. 361.
[39] Ulrich Zwingli, “Mary, Ever
Virgin, Mother of God” (1524), quoted in Max Thurian, Mary: Mother of All
Christians (New York: Herder and Herder, 1963), p. 76.
[40] LG 67.
[41] Mother Basilea Schlink, Mary, the
Mother of Jesus (London: Marshall Pickering, 1986), pp. 114-115.
[42] Saint Augustine, “Sermon 185”,
3, in Sermons for Christmas and Epiphany, trans. Thomas Comerford Lawler, vol.
15, Ancient Christian Writers (New York: Paulist Press, 1952), p. 79. See also
PL 38, p. 999.