Ngày 17 tháng 12
MẦU NHIỆM ÂN SỦNG VÀ TỘI LỖI
(Mt 1, 1-17)
Jos. Vinc. Ngọc Biển
Hôm
nay, Phụng vụ Giáo Hội chuyển sang phần hai của Mùa Vọng. Tức là thời gian
chuẩn bị cho việc đón Chúa trở nên gần hơn trước. Tuy nhiên, Tin Mừng hôm nay
giới thiệu cho chúng ta biết về gia phả của Đức Giêsu, không chỉ nhằm mục đích
cung cấp cho chúng ta thông tin về lai lịch dòng tộc của Đức Giêsu, mà còn mặc
khải cho chúng ta biết về tình thương và ân sủng của Thiên Chúa ngang qua mầu
nhiệm về tội lỗi của dòng tộc này. Mặt khác, cũng cho chúng ta thấy lối nhìn và
cách hành xử của Thiên Chúa khác xa lối nhìn và suy nghĩ của con người.
Toàn
bộ gia phả cho thấy: lòng từ bi của Thiên Chúa trải dài qua muôn thế hệ. Vì
thế, cách thế Người gọi và chọn những người cộng tác trong chương trình này
cũng rất đặc biệt. Không nằm trong lý luận của con người. Chẳng hạn như việc tổ
phụ Abraham, thay vì ông chọn trưởng tử Ismael, con của bà Aggar, thì lại chọn
Isaac là đứa con của lời hứa, con của bà Sara, vợ của ông. Rồi, đến lượt Isaac
muốn chúc lành cho trưởng nam Esau, nhưng rốt cuộc đành chúc lành cho Giacóp,
theo một ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa. Hay như Giacóp, đã không chọn Ruben,
con trưởng, hoặc chọn Giuse, người được
ông yêu thương nhất, hơn nữa Giuse cũng là người tài giỏi, có tình thương và
đại lượng hơn mọi anh em khác, nhưng Giacóp lại chọn Giuđa là người đã bày binh
bố trận bắt cóc Giuse và bán sang Aicập!
Sang
thời quân chủ, chúng ta thấy các vua trước lưu đầy nằm trong gia phả đa số là
những người tội lỗi, bất nhân, thất trung, chỉ có hai vị trung thành với Thiên
Chúa mà thôi, đó là: Ezechiel và Geroboam. Sau thời lưu đầy cũng chỉ có hai là
vua: Salathiel và Zorobabel.
Ngay
cả vua thánh Đavít, người được nhắc đến nhiều cũng là người mang trong mình tội
lỗi!
Rồi
đến các phụ nữ, chúng ta thấy các bà cũng đại đa số là những người bất hợp luật
như: Tamar là một phụ nữ tội lỗi, Racab là một gái mại dâm, Rut là một người
ngoại bang và người đàn bà cuối cùng được nhắc đến trong gia phả chính là Betsabea
mà vua Đavit đã ngoại tình.
Như
vậy, trong gia phả của Đức Giêsu, chúng ta có thể ví như là một dòng suối ô
nhiễm, nó chỉ được trở nên trong sạch, tinh tuyền khi có sự xuất hiện của Đức
Maria, thánh cả Giuse, Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu xuất hiện, chúng ta thấy dòng
suối cứu độ được chảy ngược dòng và xuôi dòng để gội sạch tội lỗi của tổ tiên
trong quá khứ cũng như sau này.
Khi
đọc lại gia phả của Đức Giêsu, chúng ta khám phá ra ý định nhiệm mầu của Thiên
Chúa trong việc bày tỏ tình thương của Người ngay trên những người tội lỗi, và
như thế, chúng ta có quyền hy vọng vào tình thương của Ngài, mặc dù chúng ta
đều là những người bất xứng... Hơn nữa, chúng ta được nhập đoàn không phải với
những người tội lỗi, nhưng với đoàn dân, những người mang trong mình niềm hy
vọng cứu chuộc.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy cất cao lời tạ ơn Chúa vì Ngài đã
làm nên những điều kỳ diệu trong lịch sử cứu độ, mà chúng ta là những thành
phần trong lịch sử mầu nhiệm này.
Mặt
khác, mời gọi chúng ta có lòng cảm thông với những người tội lỗi và giúp họ
vươn lên trong ân sủng của Thiên Chúa vì: ở đâu tội lỗi tràn đầy, thì ở đó ân
sủng của Thiên Chúa chứa chan gấp bội. Bởi lẽ, thánh nhân nào cũng có quá khứ
và tội nhân nào cũng có tương lai.
Như
vậy, chúng ta nhận thấy rõ rằng: không ai và không có gì có thể ngăn cản được
tình yêu của Thiên Chúa.
Hơn
nữa, qua trình thuật về gia phả của Đức Giêsu, chúng ta thấy rất rõ hoàn toàn
không phải do công trạng của người này hay người kia mà Thiên Chúa ban ơn cứu
độ, nhưng chính yếu là do lòng thương xót của Thiên Chúa.
Lạy
Thiên Chúa là Cha chúng con. Tình thương Chúa thật bao la và lòng từ bi Chúa vô
tận. Xin Chúa ban cho chúng con ý thức mình bất xứng nhưng lại được Thiên Chúa
yêu thương. Từ đó chúng con luôn mang trong mình niềm hy vọng được Chúa cứu độ.
Amen.
Ngày 18 tháng 12
THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
(Mt 1, 18-24)
Giữa
lúc dân Israel đang quằn quại trong cảnh lưu đầy tại Babylon. Dân mong ngóng
được Thiên Chúa giải thoát khỏi cảnh sầu thương tang tóc. Sự mong đợi của dân
đã được Thiên Chúa nhìn đến khi cho xuất hiện tiên tri Giêrêmia đến để loan báo
tin vui cho dân, ngài loan báo: một vị Vua Công Chính, Khôn Ngoan sẽ ngự trị để
lãnh đạo dân, và Ngài sẽ được gọi là: “Chúa
công bình của chúng ta”. Sứ vụ của
vị vua này chính là đưa dân trở về quê hương để lập lại một dân mới.
Sang
bài Tin Mừng, thánh Mátthêu giới thiệu cho chúng ta biết vị vua đó chính là
Đấng Emmanuel, nghĩa là Đấng Thiên Chúa
ở cùng chúng ta. Ngài ngự giữa dân cách cụ thể và cứu dân bằng con đường tự
hủy. Ngài vốn là một Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không dành cho mình địa vị ngang
hàng với Thiên Chúa, mà Ngài đã tự hủy mình đi, nhận lấy thân phận người phàm,
trở nên giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi để cứu chuộc chúng ta.
Thật
vậy, Đức Giêsu, Đấng là Emmanuel đó đã xóa đi mọi ngăn cách để ở giữa loài
người và không ngừng thi ân giáng phúc cho mọi người.
Trong
những ngày này, nhiều nơi đang chuẩn bị làm hang đá, tập những bài thánh ca...
để chuẩn bị đón mừng đại lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên, những việc làm đó sẽ trở nên
vô ích khi chính đời sống nội tâm chúng ta không chuẩn bị thanh lọc những thứ
như đố kỵ, giận hờn, ghen ghét... Vẫn còn bộn bề với lối sống hình thức bên
ngoài...!
Nếu
không chừng, Đấng Emmmanuel, đã ở cùng
nhân loại nhưng vô phúc cho chúng ta vì Ngài lại không có một chỗ để ở trong
cung lòng của ta!
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy yêu thương nhau, đón nhận nhau trong
tình huynh đệ. Hãy mở rộng cánh cửa tâm hồn để trong sâu thẳm nội tâm, chúng ta
có một chỗ cho Đấng Emmanuel ở cùng chúng ta.
Lạy
Đấng Emmanuel, xin cho tâm hồn chúng con xứng đáng là máng cỏ cho Ngài ngự trị.
Amen.
Ngày 19 tháng 12
THIÊN CHÚA BAN ƠN CHO NGƯỜI CÔNG CHÍNH
(Lc 1, 5-25)
Trong
cuộc sống luôn có những điều kỳ diệu làm cho chúng ta phải ngỡ ngàng. Đây là
tâm trạng của ông Giacaria và bà Êlisabét. Hai ông bà là người cao niên. Qua
nhiều năm, họ đã tha thiết khẩn cầu Thiên Chúa ban cho mình một mụn con. Tuy
nhiên, càng mong càng mất. Vì thế, đã có lúc, ông bà thất vọng và không còn dám
mơ ước một điều mà ông bà cho là viển vông.
Tuy
nhiên, giờ của Thiên Chúa đã đến, Người đã đoái thương đến người công chính, vì
thế, Ngài đã ban cho ông bà một điều kỳ diệu, đó là cho bà Êlisabét mang thai
một người con trai, mà sau này chính là Gioan Tẩy Giả.
Đây
là một phép lạ cả thể, đến nỗi chính bản thân ông Giacaria cũng ngỡ ngàng. Ngỡ
ngàng vì không phải do ông không tin Thiên Chúa, bởi vì trong suốt lịch sử dân
Israel, nhiều lúc Thiên Chúa đã can thiệp cách phi thường cho dân. Tuy vậy, vì
sự chờ mong quá lâu, và hai ông bà đã về già, nên những chuyện mà hai ông bà
đang cầu xin là điều khó có thể xảy ra! Nhưng Chúa có cách của Ngài.
Trong
cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay cũng vậy. Nhiều khi niềm tin của chúng ta
bị thử thách bằng thời gian, đôi khi trong sự chờ mong của chúng ta bị đánh đổi
bằng đau khổ và nước mắt. Thiên Chúa để chúng ta chờ mong như vậy, không có
nghĩa Ngài là vị Thiên Chúa vô cảm, nhưng ngang qua đó, Thiên Chúa muốn biểu lộ
quyền năng mạnh mẽ hơn.
Tuy
nhiên, trong lịch sử cho thấy, đã có biết bao người thua cuộc. Đã có nhiều người
phải đầu hàng vì thiếu niềm tin mạnh mẽ, can trường.
Thật
vậy, muốn chứng minh niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa, đôi khi chúng ta
phải có đủ độ lỳ trong hy vọng vào quyền năng của Người.
Lạy
Thiên Chúa là Cha chúng con, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con
thêm niềm hy vọng. Amen.
Ngày 20 tháng 12
“XIN VÂNG”
(Lc 1,26-38)
Vào
thời Đức Maria, luật lệ Dothái rất gắt gao đối với những phụ nữ bị phạm tội
ngoại tình. Nếu bị mắc phải, tức là có thai trước hôn nhân hay trong thời kỳ
đính hôn là bị án tử hình. Hình phạt chính là ném đá cho đến chết.
Trong
hoàn cảnh như thế, Đức Maria cũng thuộc về thành phần trong dân tộc này, hẳn Mẹ
không thể thoát khỏi tội chết khi tự nhiên trong bụng mình có một Thai Nhi ngày
càng lớn dần theo theo năm tháng...
Ai là
người hiểu được Mẹ ngoài Thiên Chúa là chủ thể của Thai Nhi trong bụng Mẹ! Như
thế, khi không chồng mà chửa là chắc chắn chết. Mẹ biết rõ điều đó. Tuy nhiên,
khi Mẹ nhận được lời giải thích của Sứ Thần, Mẹ đã chấp nhận đi vào cuộc phưu
lưu với Thiên Chúa trong niềm tin tưởng và phó thác. Quyết định này là một hành
vi can đảm, bởi vì khi quyết định như vậy, Mẹ sẽ gặp phải muôn vàn khó khăn đến
từ gia đình, xã hội và nhất là với Giuse, bạn trăm năm của mình. Nhưng, vì tin
vào Thiên Chúa tuyệt đối, nên Mẹ đã buông theo ân sủng để Thiên Chúa rợp bóng
trên cuộc đời của Mẹ.
Trong
cuộc sống của chúng ta hôm nay, đức tin nhiều khi bị lung lay vì những thử
thách đến với chúng ta từ nhiều phía...
Đôi
khi chính chúng ta cũng thử thách ngược lại Thiên Chúa để thỏa mãn sự hiếu tri
của mình trước khi tin, và như thế, hẳn khó có thể chấp nhận nghịch lý ân sủng
của Thiên Chúa.
Nguyên
nhân sâu xa chính là việc chúng ta không nhạy bén với ơn Chúa, còn nghi ngờ
quyền năng của Ngài, và cũng có thể do sự kiêu ngạo phủ lấp tâm trí chúng ta,
nên Lời Chúa khó biến đổi tâm hồn trai đá của mình. Vì thế, nhiều khi còn uốn
nắn Lời Chúa theo thiển ý của ta nữa.
Sở dĩ
Đức Mẹ trở thành Nữ Tỳ Thiên Chúa và sẵn sàng đón nhận lời “xin vâng” với Thiên Chúa là vì Mẹ nhạy bén với ơn Chúa đã được
loan báo từ trong thời Cựu Ước. Mẹ cũng khiêm tốn khi thấy điều này là kế hoạch
đến từ Thiên Chúa chứ không phải do con người, nên Mẹ đã “xin vâng” để thánh ý Thiên Chúa được nên trọn.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tin tưởng, phó thác cuộc đời cho Chúa
như Đức Mẹ. Khiêm tốn để Lời Chúa được lớn lên trong tâm hồn và sinh hoa trái
trong cuộc sống của chúng ta. Sống trung thành với Chúa dù có phải gặp muôn vàn
khó khăn thử thách. Can đảm đón nhận thánh ý Chúa và trung thành với Thiên Ý.
Lạy Mẹ
Maria, xin phù trợ chúng con để chúng con khiêm tốn, can đảm, nhạy bén và trung
thành với Chúa như Mẹ. Amem.
Ngày 21 tháng 12
CUỘC VIẾNG THĂM ĐẦY ÂN SỦNG
(Lc 1, 39-45)
Trong
cuộc sống, nơi các mối tương quan, hẳn sự cảm thông, liên đới là điều quan
trọng. Có sự cảm thông, chúng ta dễ dàng tôn trọng, hiểu biết, và đón nhận nhau
hơn. Có sự liên đới, chúng ta dễ dàng chia vui, sẻ buồn với nhau để giúp nhau
thăng tiến...
Hôm
nay, bài Tin Mừng cũng trình thuật cho chúng ta về cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và
bà Êlisabét. Cuộc gặp gỡ này không chỉ dừng lại ở chỗ thăm hỏi xã giao, nhưng
nó còn đi xa hơn để cho thấy rằng đây là một cuộc gặp gỡ trong tình yêu và ân
sủng.
Đức
Maria vội vã lên đường thăm bà chị họ Êlisabét không phải do Mẹ không tin lời
Sứ Thần báo bà Êlisabét đã có thai được sáu tháng, vì thế, phải lên đường để
tận mắt phục kích xem điều đó có thật không! Không phải vậy, nhưng Mẹ lên đường
là để thể hiện sự vui mừng, mau mắn, sẵn sàng tín thác nơi Chúa và đem Tin Mừng
ấy đến với người chị họ và cũng là người chị trong ân sủng, để cả hai cùng
chung lời tạ ơn. Vì thế, khi vừa thấy Mẹ, bà Êlisabét đã cất tiếng tung hô: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và
người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1,4243). Cùng lúc,
Gioan trong bụng đã nhảy lên vui sướng vì mình được Thiên Chúa viếng thăm.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy, vai trò của Chúa Thánh Thần là trọng
tâm của mọi biến cố cũng như nhân vật từ Đức Giêsu, Mẹ Maria, thánh Gioan, ông
Dacaria và bà Êlisabét... Tất cả những nhân vật này đã trung thành với lời hứa,
mặc dù đôi lúc cũng còn chút nghi ngờ như ông Dacaria.
Từ
đó, chúng ta được mời gọi mau mắn vâng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần trong
Lương Tâm của mình để thi hành. Sẵn sàng tin tưởng tuyệt đối vào Lời Chúa hứa.
Yêu thương, tôn trọng và liên đới với tha nhân để giúp nhau nên thánh.
Mong
sao trong Mùa Vọng này, mọi người đều
cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc vì có Chúa ở cùng như mẹ Maria, bà Êlisabét
và thánh Gioan Tẩy Giả khi xưa.
Lạy
Chúa, xin cho chúng con biết yêu thương nhau để cùng nhau làm chứng cho niềm
vui Tin Mừng trong cuộc sống thường ngày. Amen.
Ngày 22 tháng 12
LINH HỒN TÔI TẠ ƠN CHÚA
(Lc 1,46-56)
Trong
truyền thống văn hóa Việt Nam, cha ông ta rất đề cao chữ hiếu và lòng biết ơn
sâu xa đến với những người làm ơn cho mình. Không biết nói lời cám ơn, đồng
nghĩa với việc bất hiếu.
Hôm
nay, Tin Mừng cho thấy việc Đức Maria đã hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì
Ngài đã làm nên những điều kỳ diệu nơi Mẹ, lời tạ ơn ấy được gói trọn trong bài
ca Magnificat.
Bài
ca này, Mẹ Maria muốn diễn tả:
Thứ nhất,
tâm tình ngợi khen, chúc tụng vì Thiên Chúa đã làm những việc cả thể nơi Mẹ là
đã thương chọn Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đấng mà muôn dân mong đợi.
Thứ
hai, Mẹ nhận thấy Mẹ được muôn đời khen ngợi vì có phúc là bởi Mẹ có Chúa ở
cùng, nên lòng Mẹ sung sướng, tràn ngập trong ân sủng.
Thứ
ba, Mẹ đã ca ngợi sự khôn ngoan của Thiên Chúa khi ra tay dẹp tan lòng trí
người kiêu căng, nhưng lại ra tay bênh đỡ kẻ nghèo hèn.
Cuối
cùng, Mẹ đã ca ngợi sự trung thành của Thiên Chúa trong việc giữ lời hứa ban
Đấng Cứu Độ. Nếu trong Vườn Địa Đàng, con người phạm tội và Thiên Chúa hứa ban
Đấng Cứu Thế đến, thì hôm nay, Đấng mà muôn dân mong đợi đã đến trong cung lòng
Mẹ, Ngài sẽ cứu chuộc Israel và muôn dân...
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy cất cao lời ngợi khen Chúa vì Ngài
cũng làm cho chúng ta biết bao kỳ công. Ơn vĩ đại nhất chính là ơn cứu độ. Hành
vi cao thượng hơn cả đó chính là sự quảng đại, tha thứ của Thiên Chúa trên mỗi
người.
Cất
cao lời tạ ơn Chúa còn giúp cho chúng ta nhận ra mình yếu đuối và đang được Thiên
Chúa thương yêu. Đồng thời cũng bày tỏ lòng sám hối, biết ơn với Thiên Chúa là
nguồn mạch mọi ơn lành.
Lạy
Thiên Chúa tình yêu, chúng con xin hợp cùng Mẹ Maria cất cao lời ngợi khen Chúa
vì Chúa đã làm cho chúng con biết bao điều kỳ diệu. Amen.
Ngày 23 tháng 12
TRẺ NHỎ NÀY RỒI SẼ RA SAO?
(Lc 1,57-66)
Sau
những ngày tháng cưu mang hài nhi, bà Êlisabét đã tới ngày sinh con. Gioan đã
chào đời trong niềm vui mừng của mọi người. Niềm vui mà mọi người dành cho gia
đình ông Giacaria không chỉ thuần túy là có một người con mới chào đời trong
lúc hai ông bà tuổi đời đã xế bóng, hay sự xuất hiện của Gioan trong gia đình
này còn là rửa đi nỗi nhục son sẻ cho mẹ ngài. Nhưng niềm vui sâu xa ở chỗ trẻ Gioan
này sẽ trở thành vị Tiền Hô dọn đường cho Đấng Cứu Thế mà muôn dân ngóng đợi.
Sự
xuất hiện của Gioan đã làm cho dân chúng phải ngỡ ngàng khi mọi người định lấy
tên cha là Giacaria mà đặt tên cho cậu con quý tử. Tuy nhiên bà mẹ không bằng
lòng và yêu cầu hỏi Giacaria xem ý ông thế nào. Ông đã làm hiệu lấy cho mình
tấm bảng và ông ghi tên con trẻ sẽ là Gioan. Mọi người lại ngỡ ngàng nữa là vì
trong họ hàng không có ai cùng tên như vậy. Điều lạ lùng là ông Giacaria vừa
câm lại vừa điếc, thế mà ông đã không trùng ý với mọi người. Sự kiện này cho
thấy Giacaria đã làm theo lệnh truyền của Thiên Chúa qua sứ thần lúc truyền tin
cho ông.
Ngay
lập tức, miệng lưỡi ông đã bị câm điếc từ lâu, nay được mở ra và ông lớn tiếng
chúc tụng Thiên Chúa. Thấy vậy, mọi người kinh ngạc và thắc mắc không biết rồi
đây con trẻ này sẽ ra thế nào vì bé luôn có bàn tay Thiên Chúa phù trợ. Tin đồn
đó được lan ra các vùng phụ cận.
Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta vững tin vào Chúa và tin tưởng nơi Ngài, vì Ngài
làm được mọi chuyện, miễn sao chúng ta tin tưởng và cậy trông nơi Ngài cách
vững vàng. Mặt khác, khi chúng ta cảm nhận được tình thương của Chúa trên cuộc
đời chúng ta, mỗi người hãy cất cao lời tạ ơn Thiên Chúa.
Lạy
Chúa, xin ban cho chúng con vững tin vào Chúa mọi nơi mọi lúc, nhất là những
lúc thử thách gian truân. Amen.
Ngày 24 tháng 12
THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM
(Lc 1, 67-69)
Bài
Tin Mừng chúng ta vừa nghe được thốt lên từ chính miệng ông Giacaria trong ngày
lễ cắt bì cho Gioan Tẩy Giả. Lời kinh này được gợi hứng từ trong thời Cựu Ước,
và người ta nhận thấy nó bắt nguồn từ Thánh Vịnh vua Đavít và nơi các tiên tri.
Kinh
tạ ơn này được chia làm hai phần:
Phần
thứ nhất nói lên lời cầu nguyện trực tiếp của ông với Thiên Chúa là Đấng Cứu độ
Israel và cụ thể là gia đình ông qua việc cho Gioan xuất hiện.
Phần
thứ hai là những lời tiên tri về trẻ nhỏ Gioan.
Khi
cất cao lời kinh tạ ơn như vậy, Giacaria là hiện thân đại diện cho cả dân tộc Israel
để ca khen, tán tụng hồng ân, lòng từ bi và thương xót của Thiên Chúa. Ông thấu
hiểu nỗi chờ mong của dân tộc mình trong việc mong đợi Đấng Cứu Thế, nay niềm tin
đó đã đem lại cho ông và cả dân tộc ông niền hy vọng khi Thiên Chúa đã cho
Gioan xuất hiện để đi trước dọn đường.
Sự
xuất hiện của Gioan đã xóa đi nỗi niềm chờ mong, và dân không còn phải đi trong
tối tăm của đêm dài nữa. Niềm hy vọng này đem lại cho dân một sự đảm bảo vì
Thiên Chúa đã chọn Gioan đi trước dọn đường cho Đấng Tối Cao đến để cứu độ dân
Ngài.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy sống tin tưởng, phó thác nơi Thiên Chúa
vì Người hằng yêu thương chăm sóc chúng ta như xưa Người đã từng chăm sóc dân
Israel trong thời Cựu Ước. Chỉ có điều, chúng ta có đủ niềm tin vào Chúa hay
không mà thôi!
Lạy
Thiên Chúa là Cha yêu thương, chúng con cảm tạ Cha đã gìn giữ, yêu thương và
ban ơn cứu độ cho chúng con. Xin ban cho chúng con sống sứng đáng là con Chúa.
Amen.