MỒNG HAI TẾT Giáp Thân
(2004)
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN @ ÔNG BÀ CHA MẸ
Mt 15, 1-6
HIẾU THẢO ĐỐI VỚI TỔ
TIÊN
và
ÔNG BÀ CHA MẸ LÀ LUẬT
CỦA CHÚA
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Sách khải
huyền có viết:" Phúc thay kẻ nhắm mắt lìa đời, đã lìa đời trong ơn nghĩa Chúa.
Trải qua bao nhọc nhằn vất vả, giờ đây họ xứng đáng nghỉ ngơi. Vì công đức xưa
kia vẫn còn theo họ mãi"(Kh 14, 13 ). Lời Kinh thánh giúp ta hiểu rõ của
những người đi trước đã nhắm mắt lìa đời trong ân nghĩa Chúa. Niềm tin Kitô
giáo dậy nhân loại, dậy mỗi người Kitô hữu rằng bổn phận của người còn sống có
bổn phận và nghĩa vụ đối với những người đã khuất, đặc biệt đối với các bậc
tiền nhân, tiên tổ, ông bà, cha mẹ. Đây cũng là điều răn thứ bốn trong mười
thập giới của Đạo
công giáo.
Riêng đối với người Việt Nam vấn đề đạo hiếu có một tầm quan trọng đối với cá
nhân, gia đình và họ hàng thân tộc.
NGƯỜI
VIỆT NAM MANG NẶNG CHỮ HIẾU:
Đối với người
Việt Nam chữ hiếu luôn đứng đầu trong mọi đức tính sẵn có của con người. Người
Việt Nam vốn lấy đạo đức làm căn ban cho cuộc sống, cho bản thân, cho gia đình
và cho dòng tộc của mình. Con cái thảo hiếu với cha mẹ lúc còn sống, khi cha mẹ
đã khuất, người con hiếu thảo là người con luôn tưởng nhớ tới cha mẹ bằng việc
cầu nguyện, xin lễ cho những người thân đã mất. Người Việt thường có bàn thờ
gia tiên để tôn kính tổ tiên, ông bà cha mẹ đã qua đời. Sự hiếu thảo của con
cái được thể hiện bằng nhiều cách như khi cha mẹ còn sống, con cái kính trọng,
nuôi dưỡng, vâng phục cha mẹ và khi các vị đã mất, con cái cháu chắt lại tưởng
nhớ tới các bậc tiền nhân trong những ngày giỗ, ngày kỵ, này tết nơi gia đình,
nơi dòng tộc của mình. Người Việt Nam cũng không chỉ đóng khung trong gia tộc,
gia đình mà họ còn đi xa hơn biết ơn cả đối với những người đã hy sinh để xây
dựng quê hương, bảo vệ đất nước.
Tấm lòng tốt,
sự biết ơn là một nét độc đáo trong nền văn hóa và đạo đức của người Việt Nam.
Chính vì thế, người Kitô hữu Việt Nam đã cảm nghiệm sâu xa giới luật thứ bốn
của đạo công giáo và hài hòa với truyền thống tôn kính, tưởng nhớ, ghi ơn những
người đã có công với đất nước, quê hương, dân tộc.
NIỀM TIN KITÔ GIÁO:
Người Kitô hữu
thể hiện chữ hiếu Kitô giáo bằng nhiều cách:khi cha mẹ còn sống, con cái chăm
sóc, phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ đã khuất lòng hiếu thảo được thể hiện bằng
việc cầu nguyện, dâng lễ, làm việc lành dành riêng cho cha mẹ đã qua đời. Việc
chăm sóc mồ mả, nhớ ngày giỗ, ngày kỵ , hương nhang, nến đèn cho người chết
cũng là một cách biểu tỏ lòng biết ơn đối với những kẻ đã khuất, đã chết. Xưa
có quan niệm theo Chúa, theo đạo công giáo là bỏ tổ tiên, bỏ ông bà cha mẹ,
quan niệm ấy đã lỗi thời vì xưa kia đã có ngộ nhận như thế. Nay, người công
giáo là người nhận mọi người là anh em. Theo Chúa, theo đạo, người Kitô hữu như
được dọn trước để mở rộng vòng tay đón nhận mọi người. Người Kitô hữu không chỉ
đóng khung trong gia đình, gia tộc, họ hàng của mình mà họ còn có nhiều tổ
tiên, ông bà, cha mẹ vì đạo Chúa bao gồm tất cả mọi người không loại trừ bất cứ
ai. Trong tình yêu của Chúa mọi người đều là anh em với nhau. Đức ái Kitô giáo
không phân biệt, không loại trừ bất cứ người nào.
Ngày mồng hai
tết, Giáo Hội Việt Nam dành ngày này để kính nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ, đây là
một việc làm thật đáng trân trọng và hữu ích vì trong những ngày tết, mọi người
đều vui vẻ, hạnh phúc sum vầy, êm ấm để ăn tết, tưởng nhớ, dâng lễ và cầu
nguyện cho những bậc tiền nhân là một nghĩa cử cao đẹp và là một nhắc nhớ cho
mọi người hãy sống hiếu thảo, hãy thực hành giới luật thứ bốn của thập giới
Kitô giáo. Sống đạo hiếu là nét son văn hóa và nét nổi bật đức tin của người
Kitô hữu Việt Nam.
Lạy Chúa là
Cha rất nhân từ, Chúa dậy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo. Hôm nay, nhân dịp đầu
năm mới, chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ.Xin Chúa trả
công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con
luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Kính nhớ tổ
tiên và ông bà cha mẹ ).