Ngày 03/12/2010
THÁNH
PHANXICÔ XAVIÊ
Quan thầy các xứ
truyền giáo
Thánh
Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại lâu đài
Xaviê, thuộc giáo phận Pampelune, nước Tây ban nha. Năm 17 tuổi đến
Ngài
có một người bạn thân là Inhaxiô Loyola, một hôm đã gieo lời Chúa vào tai
Phanxicô :”Được lời lãi cả thế gian mà thiệt
mất linh hồn thì nào có ích gì”(Mt 16,26). Được ơn thánh Chúa tác động,
Phanxicô đã cùng 7 anh em bạn đến
Năm
31 tuổi ngài chịu chức Linh mục tại
Suốt
11 năm ngài đã đi giảng đạo tại Ấn độ, Tích lan, qua Nhật và còn dự định vào Trung
quốc. Tại Ấn độ ngài rửa tội cho nhiều bậc quân vương. Tại Nhật ngài cũng được
Nhật hoàng Bungolu hết sức cảm phục. Ngài đã vượt hàng ngàn cây số đường bộ
nhất là đường biển và đã đem lại cho Chúa hàng trăm ngàn linh hồn. Ngoài thánh
Phaolô chắc có ít vị thánh nào có hành trình truyền giáo như thánh Phanxicô.
Lòng
nhiệt thành cứu các linh hồn còn thôi thúc ngài tới lục địa Trung quốc bao la
để truyền giáo, nhưng đang trên cuộc hành trình tới đó, ngài đã qua đời tại đảo
Tân châu (Trung quốc) ngày 03/12/1552. Xác ngài được đưa về mai táng tại
Chúa
Giêsu đã từng nhắn nhủ các môn đệ :”Các
con hãy đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và con
và Thánh Thần”(x. Mt 16,16). Sau khi Chúa Giêsu về trời, các môn đệ chia
nhau đi khắp nơi để rao giảng Tin mừng. Việc rao giảng Tin mừng ấy còn phải
được kế thừa trong Giáo hội. Như vậy, mọi người đều có trách nhiệm phải rao
giảng Tin mừng trong hoàn cảnh thực tế của mình.
Thánh
Phanxicô đã ý thức về điều đó. Ngài thấy rằng không có gì quí trọng bằng một
linh hồn, bởi vì “Được lời lãi cả thế
gian mà thiệt mất linh hồn thì có ích gì”(Mt 16,16). Ngài thấy cánh đồng
truyền giáo còn rộng rãi bao la, nhiều người đang sẵn sàng đón nhận Tin mừng,
nhưng tiếc thay, không có người đi rao giảng cho họ. Mối thao thức của ngài được diễn tả trong bức
thư ngài gửi về cho thánh Inhaxiô :
“Có rất nhiều người tại những nơi này hiện giờ chưa trở thành
người có đạo, chỉ vì thiếu người làm cho họ trở nên người có đạo.
Nhiều lần tôi đã nghĩ đến việc đi tới các đại học bên châu
Âu, nhất là ở Paris, để điên cuồng kêu lên khắp đó đây và thúc bách những
kẻ chỉ biết lý thuyết hơn là thực hành rằng :”Khốn thay, có vô số
linh hồn vì lỗi của các ông mà phải trục xuất khỏi trời và bị đẩy xuống hỏa
ngục.
Chớ gì những người đó chuyên chú vào việc tông đồ này như
họ đã chuyên chú vào văn chương để có
thể trả lẽ cho Chúa về đạo lý và những
nén bạc đã ủy thác cho họ (Các giờ kinh Phụng vụ, tr 535).
Thượng hội đồng Giám
mục Á châu đã cho thấy mối ưu tư của các
Giáo hội ở Á châu. Về việc truyền giáo cho các dân tộc Á châu. Nhìn vào bản đồ Á
châu, chúng ta thấy đây là một lục địa đông dân cư nhất, nhưng lại là lục địa có con số Công giáo thấp
nhất, khoảng 2,6%. Đây là một thách đố
lớn cho công việc truyền giáo. Giáo hội Á châu là một Giáo hội bé nhỏ trong một
lục địa mênh mông được mời gọi rao giảng về sứ mạng tình yêu và phục vụ của
Chúa Giêsu Kitô tại Á châu.
Thánh
Phanxicô đã làm gương cho chúng ta về
lòng nhiệt thành truyền giáo vì yêu Chúa và các linh hồn, ngài đã hy sinh tất
cả bởi vì như ngài nói :”Tất cả đau khổ
phiền muộn là nguồn vui sướng cho tôi”. Đúng như lời thánh Augustinô nói :”Ở đâu có tình yêu ở đó không còn khó nhọc
nữa. Mà nếu có khó nhọc thì họ lại yêu thích chính sự khó nhọc đó”.
Vì
thế, sau khi rửa tội cho một bà già đau nặng, ngài đã kêu lên :”Lạy Chúa, bỏ cha mẹ, quê hương, vượt trùng
dương để cứu một linh hồn mà thôi thì con cũng thỏa mãn lắm rồi. Nay có chết
con cũng vui lòng”. Điều đó chứng tỏ ngài yêu các linh hồn như thế nào.
Gương truyền giáo của
thánh Phanxicô thật tuyệt vời, còn chúng ta thì sao ? Tất cả mọi người chúng
ta đều được mời gọi để “đi rao giảng cho muôn dân”(x. Mt 28,19). Chúng ta không nhất thiết phải đi đến những
nơi xa xôi để rao giảng, mà hãy rao giảng ngay trong gia đình, cho con cái, vợ
chồng, và những người làm việc với chúng ta. Và sự rao giảng không chỉ bằng lời
nói, nhưng còn qua đời sống hằng ngày.
Một
cách cụ thể, chúng ta thực hiện việc truyền giáo trước hết bằng lời cầu nguyện
và bằng những việc hy sinh hãm mình. Chỉ có Chúa mới làm cho người khác tin
Chúa mà thôi. Chứ người phàm không có khả năng làm được điều đó vì Chúa đã phán
:“Hãy xin thì sẽ được” (Mt 7,7-8; Lc
11,9-10; Ga 14,13-14).
Thứ
đến phải sống một đời sống tốt lành thánh thiện để làm gương sáng cho người
khác vì như người ta nói :“Lời nói như
gió lung lay, gương bày như tay lôi kéo”.
Gương sáng có tính cách thuyết phục và hấp dẫn hơn lời nói như Đức giáo
hoàng Gioan Phaolô II đã nói :”Người thời
này không thích những thầy dạy cho bằng nhân chứng”.
Chúng
ta chỉ có thể truyền giáo bằng gương sống của chúng ta qua việc sẵn sàng giúp
đỡ mọi người, qua việc thực thi bác ái của Tin mừng mà thôi. Ước gì đời sống
mỗi người, mỗi gia đình là tấm gương tốt lành, công bằng, yêu thương minh chứng
cụ thể cho đức tin và lòng yêu mến Chúa của chúng ta.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt