LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM
+++
I. LÒNG SÙNG KÍNH QUA THỜI GIAN
Thánh
Kinh không minh nhiên nói về việc Đức Maria ngay từ thưở ban đầu đã được gìn
giữ khỏi tội nguyên tổ, nhưng lòng sùng kính cá nhân hay trong cộng đoàn địa
phương đã có từ lâu. Giáo dân với lòng
thành thật đã tin rằng Đức Maria đã được ơn vô nhiễm nguyên tội và lòng sùng
kính mỗi ngày một tăng thêm.
Về
phụng vụ, chúng ta thấy đã có những thánh lễ kính Đức Mẹ vô nhiễm từ thế kỷ thứ
9, bắt đầu từ Constantinople tràn sang miền nam nước Ý. Nhưng rõ nét nhất là
thánh Anslmô thành Canterburry đã du nhập Thánh lễ này vào giáo phận của Ngài.
Vào
năm 476 Đức Giáo hoàng Sixtô IV xuất thân từ dòng Anh Em Hèn Mọn, đã đem lễ này
vào Giáo hội La mã.
Tuy
Thánh lễ kính Đức Mẹ Vô nhiễm đã được mừng trọng thể trong toàn Giáo hội, nhưng
lòng tin vào đặc sủng này còn bỏ ngỏ để các nhà thần học tự do nghiên cứu và
thảo luận.
Riêng
Giáo phận Bùi chu, năm 1845 là thời kỳ cấm đạo gay gắt nhất, Đức cha Valentinô
Vinh coi sóc Giáo phận đã thay mặt cho giáo phận khấn với Đức Mẹ Vô Nhiễm :”Nếu cơn bách hại tan đi thì Giáo phận sẽ xây
dâng kính Đức Mẹ một ngôi thánh đường xứng đáng.”.
Nhờ
ơn Đức Mẹ, cơn bắt đạo qua đi, và thánh đường khấn hứa đã bắt đầu được xây cất
vào năm 1917 tại làng Phú nhai (Bùi chu) và hoàn thành vào năm 1923. Nhưng mùa
hè năm 1929 một cơn bão lớn đánh sập và năm 1938 việc tái thiết được hoàn
thành.
Đây
là ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ, theo kiểu gothique, với chiều dài 83 mét,
rộng 28 mét và tháp chuông cao 30 mét. Mới đây thánh đường Phú nhai mới được
nâng lên thành “tiểu vương cung thánh đường” dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm.
II. TÍN ĐIỀU ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI.
Suốt một thời gian dài
lòng sùng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm vẫn triển nở. Mãi đến ngày 08/12/1854, cũng
trong ngày lễ hôm nay, Đức Giáo hoàng Piô IX, sau khi tham khảo ý kiến các Giám
mục trên khắp thế giới, đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên
Tội bằng sắc lệnh “Ineffabilis Deus”, trong đó Ngài tuyên bố :”Rất
thánh Trinh nữ Maria nhờ Thiên Chúa toàn năng và nhờ công nghiệp của Đức Giêsu
Kitô, Đấng cứu chuộc nhân loại ban cho ân phúc đặc biệt là ngay từ khi thụ thai
đã được gìn giữ khỏi hết mọi bợn nhơ của tội nguyên tổ. Đó là tín điều được
Thiên Chúa mạc khải, vì thế buộc mọi người phải tin vững vàng mãi mãi”.
Có
lẽ Đức Mẹ muốn củng cố cho tín điều mà
Đức Giáo hoàng Piô IX mới tuyên bố, thì ngày 11/02/1858 Đức Mẹ đã hiện ra tại
hang đá Massabielle ở Lộ đức với một thiếu nữ 14 tuổi quê mùa dốt nát hay đau
yếu nhưng đơn sơ trong trắng tên là Bernadette.
Hôm
đó, Bernadette đang đi chặt củi với mấy đứa bạn thì một bà lạ mặc áo trắng như
tuyết đã hiện ra với em. Bà lạ đó đã hiện ra
tất cả 18 lần. Có lần em đã kể
với cha sở là bà lạ muốn xây một thánh
đường ở đây. Nhưng cha sở đã bảo em rằng hãy hỏi xem bà là ai ? Tên là gì ?
Nhiều lần em đã hỏi nhưng bà im lặng. Cuối cùng vào ngày lễ Truyền Tin
(25/03), sau khi Bernadette hỏi bà là ai
thì bà chắp tay trước ngực, ngước mắt lên trời mỉm cười đáp :”Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Đây là tin điều mà Đức Giáo hoàng Piô IX đã
long trọng công bố trước đó gần 4 năm.
Tin mừng hôm nay kể lại : Sứ thần
Gabriel đến báo tin cho Trinh nữ Maria biết Thiên Chúa đã chọn Trinh nữ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Sứ thần bắt đầu báo tin trọng đại ấy bằng một
lời chào có vẻ rất tầm thường, nhưng lại
chứa đựng đầu mối của mọi đặc ân nơi Đức
Maria.
“Kính chào Trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc
ơn mọi phụ nữ”. Lời chào này đã gián
tiếp đề cập đến mầu nhiệm và đặc ân vô nhiễm nguyên tội của Đức Maria. Bởi vì “đầy
ơn phúc” (gratia plena) thì tất nhiên là không có tội. Cũng như một
gian phòng, nếu đầy ánh sáng, dĩ nhiên bóng tối không còn có thể xâm nhập vào
được nữa.
Chúng
ta có thể tóm tắt trình bầy Đức Maria được khỏi tội tổ tông theo Thánh Kinh và
thần học để hiểu rõ thêm, dĩ nhiên đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, còn các nhà
thân học có những suy nghĩ khác.
a)
Theo Thánh Kinh.
Sách Sáng thế cho biết
: sau vụ rắn quỉ cám dỗ hai tổ tông phạm tội và Thiên Chúa đã ra hình phạt cho
cả hai bên, Ngài còn phán tiếp với con rắn quỉ :”Ta sẽ đặt mối thù giữ mi và người đàn bà, giữa miêu duệ mi và miêu diệu
người đàn bà, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi”(St 3,15).
Người
đàn bà này là ai ? Chắc chắn không phải Evà, vì lẽ Evà đã phạm tội. Và theo Thánh
Kinh, kẻ phạm tội thì làm tôi cho sự tội (Ga 8,34). Và kẻ làm tôi sự tội dĩ
nhiên làm tôi ma quỉ. Đã làm tôi ma quỉ lại đạp nát đầu ma quỉ thì cả là một sự
vô lý, khác nào con ở đánh phạt chủ nhà vậy.
Cho
nên, người nữ đây phải hiểu là Đức Maria – người có quyền đạp đầu con rắn
quỉ. Nhưng việc Đức Maria đạp đầu rắn quỉ không thể cắt nghĩa
được nếu không nhận Ngài có quyền trên rắn quỉ, cũng không cắt nghĩa được nếu
không công nhận Đức Maria không mắc tội tổ tông, vì lẽ tội tổ tông mới làm cho
rắn quỉ có quyền như thế.
b)
Theo Thần học
“Thiên Chúa ở cùng Trinh nữ”.
Thiên Chúa là Đấng thánh vô cùng. Tội lỗi không thể ở chung với Thiên
Chúa. Tội lỗi chống lại sự thánh thiện của Thiên Chúa như bóng tối và ánh sáng.
Vậy, nếu Thiên Chúa ở cùng Đức Maria, Thiên Chúa đã chọn Đức Maria làm đền thờ
cho Ngài ngự, thì tội lỗi còn ở trong Đức Maria thế nào được ?
Như
đã nói Thiên Chúa và tội lỗi xung đột nhau như lửa với nước, như ánh sáng và bóng
tối. Nếu Đức Maria mang tội tổ tông trong lòng một trật lại cưu mang Thiên
Chúa, hóa ra Người là vật hy sinh chứa đựng hai sự xung đột như trên sao ?
Thứ
nữa, Thiên Chúa là Đấng vô tội – và gớm ghét sự tội, nay lại xuống thai trong lòng
một người mang tội, thì chẳng ra con người có tiếng là thanh sạch mà lại gieo
mình vào đống bùn nhơ sao ?
Đàng
khác, Chúa xuống thế gian để kêu mời kẻ có tội (Mc 2,17; Lc 5,32) nghĩa là làm
cho kẻ có tội sạch tội và nên thánh thì tại sao
lại không làm cho Mẹ minh sạch tội và nên thanh, nếu thật sự Mẹ mình ít
nhất là có tội tổ tông ? Do đó phải kết luận rằng Đức Maria được khỏi tội
nguyên tổ là một đặc ân Thiên Chúa ban cho để Người cộng tác với Chúa Giêsu
trong việc cứu chuộc loài người.
Tuy
nhiên, đặc ân vô nhiễm nguyên tội này không có lý do nào khác ngoài tình thương Thiên Chúa ban cho Đức
Maria vì Thiên Chúa đã chọn Ngài làm Mẹ mình. Ngài làm cho Mẹ mình “có phúc hơn các người nữ”, nghĩa là từ
người nữ đầu tiên cho đến người nữ cuối
cùng đều thua kém Đức Maria.
Sách
Giáo lý Công giáo cũng dạy :”Suốt dòng
lịch sử, Hội thánh ý thức rằng Đức Maria vì được Thiên Chúa ban cho “đầy ơn
phúc” (Lc 1,28), nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Đó là nội dung tín
điều VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI do Đức Piô IX công bố năm 1854.
Sách
Denzinger cũng còn trưng lại :”Đức Trinh
nữ diễm phúc Maria đã được gìn giữ khỏi mọi tỳ ố nguyên tội ngay từ lúc tượng
thai, do ân sủng và tình thương đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công
nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ loài người”(DS 2803)
III. SỐNG TRONG SẠCH THEO GƯƠNG MẸ MARIA.
Đặc
ân vô nhiễm nguyên tội đã chuẩn bị cho Đức Maria một sứ mạng cao quí là được
làm mẹ Đấng Cứu thế, làm Mẹ Thiên Chúa xuống thế làm người và làm mẹ của tất cả
chúng ta.
Ngày
nay, qua Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên tội, Chúa Cứu thế đã đến với chúng ta và
đã thực hiện ơn cứu độ trong thế giới. Ngài đã trả lại cho con người tình trạng
ơn nghĩa đã bị đánh mất vì tội nguyên tổ. Như thế, chúng ta tuy không được đặc ân vô nhiễm nguyên tội như Đức Mẹ nhưng
chúng ta đã được khỏi tội nguyên tổ trong bí tích Thánh tẩy. Và khi được rửa
sạch tội lỗi trong bí tích Thánh tẩy, chúng ta đã được sự sống mới, sự sống của
Chúa và được có “Chúa ở cùng chúng ta” như đã ở cùng Đức trinh nữ Maria. Chúng
ta không được làm mẹ Thiên Chúa, nhưng qua bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được làm
con cái Thiên Chúa, làm em của Đức Giêsu Kitô và con của Mẹ Maria.
Trong
bí tích Thánh tẩy, chúng ta đã được tha tội tổ tông, nhưng hệ lụy của tội
nguyên tổ vẫn còn ảnh hướng xấu đến chúng ta. Con người chúng ta trở nên yếu
đuối dễ hướng chiều về tội lỗi. Chúng ta vẫn bị ma quỉ các dỗ nhất là lỗi đức
trong sạch. Chúng ta hãy bắt chước Mẹ Maria mà giữ hồn xác trong sạch, xứng
đáng là đền thờ của Thiên Chúa.
Truyện : Bị
chém. Đầu vì bàn tay nhơ nhớp
Người
ta kể rằng : một ngư phủ nghèo nàn ở Huế ngày xưa đã rất sung sướng khi anh ta
lượm được chiếc sọ của vua Gia Long (1800-1820) nổi lềnh bềnh trên dòng sông
Hương (vì lăng tẩm nhà vua bị lấy trộm).
Bác
ngư phủ lập tức đi tới Hoàng cung để trình bầy sương sọ của vua Gia Long cho
các vị Thượng thư, dĩ nhiên, bác nghĩ rằng mình sẽ được trọng thưởng.
Và
bác đã được trọng thưởng thật.
Trọng
thưởng thế nào ?
Đầu
tiên bác ngư phủ được nâng lên hàng Đại thần. Con cái của bác ta được hoàng gia
che chở, tiền nong tha hồ tiêu. Rồi triều đình lập tức cho xây cất một đền thờ
ngư phủ, hiện nay vẫn còn ngôi đền này tại Huế.
Tại
sao lại phải xây cất đền thờ cho ngư phủ ?
Đó
là vì : bác ngư phủ sau các tưởng thưởng kể trên đã bị điệu ra Ngọ môn để chém
đầu. Bác ta bị hành quyết vì can tội dùng hai bàn tay nhơ nhớp hèn hạ của mình mà sờ vào hài cốt
của một vị vua !
Ôi
! Vua Gia Long là gì mà một người nhà quê đụng tới hài cốt lại phải bị chém đầu
! Người ta đã quá kính trọng hài cốt của
một con người đã chết mà khinh thường
mạng sống của một con người. Nhưng dù sao câu chuyện đó cũng để lại cho chúng
ta một bài học : đó là chúng ta phải dọn linh hồn chúng ta cho trong sạch để
hằng ngày chúng ta xứng đáng rước Chúa ngự vào long.
Trong
ngày lễ hôm nay, chúng ta hãy hạ quyết tâm : Hãy tôn sùng Đức Maria với tước
hiệu “Vô nhiễm Nguyên Tội”. Hãy lấy Mẹ làm gương, sống trong sạch.
Họa
sị Fra Angelico, một lần vẽ mặt Đức Mẹ thì suy gẫm và cầu nguyện trước, mặc dầu
không bao giờ hài lòng và phải đề thêm vào bức họa : Virgo Maria, non est similis
tui ( Trinh nữ Maria, không ai giống được như Mẹ). Ta cố gắng theo gương Mẹ. Mặc dầu sẽ không
bao giờ giống Mẹ hoàn toàn, nhưng cũng như Mẹ đã mỉm cười với Fra Angelico, thì
cũng sẽ in vào lòng ta một hai nét của các nhân đức Người, nhất là đức trong
sạch.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt