CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN A
ANH
EM HÃY SÁM HỐI
+++
A. DẪN NHẬP
Sau khi nguyên tổ phạm tội, cửa thiên
đàng bị đóng lại, nhân lọai phải sống trong bóng tối tăm của tội lỗi và sự
chết. Ngôi Hai Thiên Chúa đã đem ánh sáng đến cho nhân lọai. Từ lâu, tiên tri
Isaia đã loan báo cho biết sẽ có một
vầng ánh sáng chiếu soi cho nhân lọai để cứu họ ra khỏi bóng đêm của tội lỗi.
Chính Đức Giêsu đã thực hiện lời loan báo ấy khi Ngài đến rao giảng Tin mừng
cho dân vùng Giabulon và Neptali, đại diện cho dân ngọai, lúc Ngài khởi đầu sứ
mạng rao giảng Tin mừng.
Đề tài chính khi khởi sự rao giảng của
Đức Giêsu là :”Hãy sám hối, vì Nước Trời
đã gần đến”. Đề tài này xem ra
không có gì mới mẻ vì chính Gioan Tẩy giả cũng đã rao giảng như vậy để giúp dân
chúng dọn lòng chờ đợi Đấng Cứu Thế. Như vậy có sự tiếp nối chặt chẽ giữa Đức
Giêsu và Gioan Tẩy giả, để rồi sau này các tông đồ cũng sẽ tiếp nối công việc
ấy. Đức Giêsu rao giảng sự sám hối vì sám hối là điều kiện cần thiết để vào
Nước Trời. Hay nói khác đi, muốn làm môn đệ Chúa Kitô thì phải sám hối.
Từ xưa đến nay, Đức Giêsu đã từng kêu
gọi người ta sám hối và ngày nay Giáo hội vẫn tiếp tục kêu mời và thúc giục con
cái mình thực hiện tin thần sám hối ấy trong đời sống thường ngày vì mỗi ngày
chúng ta đi xa dần đường lối của Thiên Chúa : chúng ta không còn là ánh sáng
chiếu soi trần gian nữa, lại còn gây chia rẽ làm mất sự hiệp nhất trong Giáo
hội. Hãy sám hối để chúng ta sống xứng đáng với Đấng đã phán với dân Người :”Các ngươi hãy nên thánh vì Ta là Đấng
thánh”.
B. TÌM HIỂU LỜI
CHÚA.
+ Bài đọc 1 : Is 9,1-4.
Giabulon và Neptali ngày xưa thuộc vùng Bắc xứ Palestina (vương
quốc Israel, sau này gọi là Galilê) đã bị đế quốc Assyria đánh chiếm vào năm
734. Người ta đã bắt dân chúng đi lưu đầy, đặc biệt là các thành phần ưu tú
trong dân. Thay thế cho đám dân bị lưu đầy, người ta đã đem đến đây dân cư của
khắp các xứ, đủ mọi thành phần. Bởi thế,
sau này người ta gọi vùng Giabulon và Neptali là vùng của dân ngọai,
vùng của lương dân, vùng đất tối tăm.
Nhưng tiên tri Isaia loan báo cho họ
rằng vùng dân ngọai Giabulon và Neptali một ngày kia sẽ được ánh sáng chiếu
rọi, dân sẽ được thóat khỏi tối tăm, sẽ được chứa chan hoan hỉ như trong ngày
muà, như khi chia nhau chiến lợi phẩm.
+ Bài đọc 2 : 1Cr 1,10-13.17.
Côrintô là một thành phố cảng tấp nập.
Dân chúng tới 2/3 là nô lệ. Thánh Phaolô đã đến truyền giáo ở đây và đã lôi kéo
được một số người tin theo Chúa. Phaolô đã lập được một giáo đòan ở đây mà đa
số là người lương trở lại. Sau đó dân Côrintô đã đuổi ngài đi. Sau khi ông ra
đi ít lâu, có một nhà trí thức Do thái ở Alexandria tên là Apôlô đế nối tiếng
sứ mạng rao giảng Tin mừng cho dân Côrintô và thu được nhiều kết quả. Sau đó
lại có thêm thánh Phêrô nữa.
Nhưng không phải cái gì cũng tốt đẹp
êm xuôi, có nhiều vấn đề nội bộ rất phức tạp, nhiều khi rất đau lòng. Người ta
đã dựa vào các thừa sai mà chia thành bốn nhóm chốâng nhau : nhóm theo Phaolô,
nhóm theo Apôlô, nhóm theo Phêrô, nhóm theo Đức Kitô. Phaolô đã phải viết thư
khuyên nhủ họ hãy tránh sự chia rẽ, phải đồng tâm nhất trí với nhau.
+ Bài Tin mừng : Mt 4,12-23.
Khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Đức
Giêsu không chọn Nazareth quê hương của mình
mà lại chọn Capharnaum thuộc miền đất Giabulon và Neptali làm trung tâm
truyền giáo. Như thế hợp với lời tiên tri Isaia đã báo trước : vùng lương dân
này sẽ được ánh sáng chiếu soi. Năm 734 trước công nguyên, hai miền đất này bị
quân Assyria chiếm đóng, vì thế, dân chúng bị ảnh hưởng nặng nề dân ngọai nên
được gọi là “Galilê ngọai bang”.
Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ khi Thiên
Chúa chấm dứt họat động của Gioan Tẩy giả (ông bị bắt cầm tù). Điều này chứng
tỏ hai sứ vụ có liên kết thành một trong một chương trình của Thiên Chúa. Đức
Giêsu tuyên bố :”Hãy sám hối vì Nước Trời
đã gần đến”. Câu này đánh dấu khởi điểm chính thức sứ vụ của Đức Giêsu.
Kiểu nói này của Đức Giêsu giống như kiểu nói của Gioan Tẩy giả (Mt 3,2) và
huấn thị của Đức Giêsu cho các tông đồ khi sắp đi truyền giáo (Mt 18,7). Nó
khẳng định tính cách liên tục việc rao giảng của Gioan Tẩy giả là bước chuẩn bị
cho Đức Giêsu rao giảng với việc rao giảng của các tông đồ là nối tiếp sứ vụ
của Đức Giêsu Thầy mình.
C. THỰC HÀNH LỜI
CHÚA.
Anh
em hãy sám hối
I. ĐỨC GIÊSU ĐI RAO
GIẢNG TIN MỪNG.
Thánh Matthêu viết thư cho người Do
thái nên ngài chủ ý chứng minh rằng tất cả các lời tiên tri Cựu ước đều được
ứng nghiệm nơi Đức Giêsu; bởi đó, Ngài phải là Đấng Cứu Thế (Messia), có một
câu thường được lặp đi lặïp lại suốt cả sách đến 16 lần như một điệp khúc :”Việc này xẩy ra như vậy để ứng nghiệm lời
Chúa dùng Đấng tiên tri mà phán rằng…”.
1. Capharnaum, trung tâm truyền giáo.
Vì thế khi Gioan bị bắt cầm tù, nhiệm
vụ của ông đã xong, vai phụ phải lui vào hậu trường để nhân vật chính xuất
hiện. Đức Giêsu đã rời Nazareth đến Galilê chọn Capharnaum làm trung tâm truyền
giáo. Vùng Galilê này bị người ta khinh dể bởi vì đối với thủ đô, Galilê chỉ là
tỉnh lẻ; đối với người mộ đạo sùng tín, miền này thật đáng nghi ngờ. Đó là miền
hầu như thuộc ngọai bang, nơi hội tụ dân ngọai. Một dân cư phức tạp, nông dân
và ngư dân có giọng nói nặng chịch vốn là đề tài phong phú cho các câu chuyện
diễu cợt hằng ngày.
Thế mà tại sao Đức Giêsu lại tới cư
ngự tại Capharnaum, bên bờ hồ ? Thưa Ngài chọn Capharnaum làm trung tâm truyền
giáo vì ba lý do :
Thứ nhất để thực hiện đúng lời tiên
tri Isaia đã loan báo từ 732 năm trước
cho các chi họ sống chung đụng với các dân ngọai.
Thứ hai Capharnaum là quê hương của
bốn môn đệ đầu tiên, mà có lẽ nhà ông Phêrô là nơi thuận tiệân cho việc truyền
giáo.
Thứ ba đây là lý do quan trọng nhất :
để cho muôn dân được thấy “một ánh sáng huy hòang”.
2. Đặc điểm của vùng Galilê.
Ngòai ra , Galilê không rộng lắm, từ
bắc chí nam dài khỏang 60 cây số, nhưng
dân cư sống đông đúc vì là phần đất phì nhiêu nhất Xứ thánh. Đất hẹp người
đông. Thời Josephus làm tổng trấn,
ông đếm được 294 làng, mỗi làng không dưới 15.000 dân. Galilê không những là khu đông dân cư nhưng
dân ở đó cũng có một cá tính đặc biệt. Galilê sẵn sàng mở cửa đón những ý niệm
mới. Josephus nói về dân Galilê như sau
:”Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động.
Họ luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng
là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên, họ cũng là những người hào hùng
nhất”.
Đặc tính bẩm sinh của người
Galilê khiến việc truyền giáo cho
họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón
nhận những tư tưởng mới cũng góp phần cho việc truyền giáo trở nên dễ
dàng. Có lẽ vì những yếu tố này mà Đức
Giêsu chọn Capharnaum làm trung tâm truyền giáo.
Như vậy, Capharnaum trở nên quê hương
thứ hai, “thành” của Chúa. Ngài đóng thuế ở đây (Mt 17,23), có nhà để ở, có lẽ
là nhà của ông Phêrô (Mt 13,1-26). Đây là nơi xuất phát các việc tông đồ : như
hành trình truyền giáo, giảng dạy, làm phép lạ. Đức Giêsu đi rồi lại trở về.
Tại đây Ngài giảng trong hội đường (Ga 6,60), trên bãi biển hay trên đồi lân
cận. Đây cũng là nơi Ngài đã làm biết bao phép lạ, là nơi tuyển chọn một số các
tông đồ.
3. Nội dung việc rao giảng.
Có thể nói thánh Matthêu đã tóm gọn
nội dung việc rao giảng của Đức Giêsu trong một câu :”Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến”. Thực ra, nội dung việc giảng
dạy này đã được Gioan Tẩy giả rao giảng và sau này các tông đồ cũng tiếp tục
thực hiện.
Sám hối là bước dứt khóat đầu tiên
tiến vào Nước Trời, là sức mạnh nhạy bén biến đổi đời người nên mới. Nền tảng
sự hối cải là khiêm tốn, nhìn nhận sự lẫm lỗi và tội lỗi của mình trước Thiên
Chúa. Đề tài sám hối rất thích hợp với tâm hồn của dân Galilê. Họ thờ Thiên
Chúa nhưng lòng họ bị ô nhiễm quá nhiều bóng tối sự chết, bóng tối của tà thần,
của tệ đoan xã hội, của lòng tham do các dân ngọai cư ngụ, buôn bán ở
Capharnaum.
Sám hối là nền tảng của niềm tin Kitô
giáo. Một trong những nghịch lý lớn nhất của Kitô giáo chính là càng nhận ra sự nhỏ bé bất tòan của mình, con
người càng lớn lên trong ân sủng của Chúa. Chính khi Gioan Tẩy giả nhận mình
nhỏ bé. Chúa lại cho Ngài được lớn lên. Chính lúc ý thức mình thấp kém, Chúa
lại tôn vinh ngài như người cao trọng nhất trong Nước Trời.
II. NHỮNG BÀI HỌC
QUA CÁC BÀI ĐỌC.
1. Sám hối vì Nước Trời đã gần đến
(Mt 4,17).
Lời đầu tiên Đức Giêsu dạy khi rao
giảng Tin mừng là “Hãy sám hối”. Theo nguyên nghĩa của nó là trở lại
(metanoia). Tại sao chúng ta phải quay trở lại ? Vì đã đi lạc đường, lạc hướng.
Đời sống con người là một cuộc hành trình đi về quê trời. Cuộc hành trình nào cũng
phải có đích đến và cuộc hành trình chỉ kết thúc khi đến đích. Trong cuộc hành
trình có những người đi lạc hướng, mà nếu đã lạc hướng thì không bao giờ tới
đích. Ai đã lạc hướng mà càng chạy nhanh thì càng xa đích đến. Thánh Augustinô khen họ là những người “bene currit, sed extra viam” : chạy nhanh
đấy nhưng lạc đường.
Đại triết gia thời cổ Hy lạp xưa, ông Platon, đã nói :”Người chạy thì bao giờ cũng phải tới đích. Nếu không tới đích thì chạy mau lẹ đến đâu cũng bằng vứt đi”.
Điều kiện sám hối là phải “biết mình”, xem mình đang ở trong tình
trạng nào và phải chỉnh hướng cuộc đời làm sao cho đúng. Cổ nhân thường nói
:”Khôn chết, dại chết, biết là sống”.
Chính vì thế ông Socrate đã
mở đầu triết thuyết của ông bằng câu châm ngôn nổi tiếng :”Anh hãy tự biết mình” (Connais-toi, toi même).
Chúng ta có thể biết được nhiều sự từ
xa đến gần, biết được nhiều sự trong trời đất, nhưng có một điều gần nhất mà ta
lại không biết, đó chính là con người của mình.
Truyện : Hậu sinh khả úy.
Người ta kể rằng : một hôm Khổng Tử và
đồ đệ đang đi đường, thình lình một cậu bé chặn đường không cho đi và xin hỏi
Khổng Tử một câu :
- Nghe tin ngài hiểu biết nhiều lắm,
nhìn xa thấy rộng, xứng đáng là bậc thầy của thiên hạ. Dám xin hỏi ngài một câu
. Khổng Tử trả lời :
- Cứ nói.
Cậu bé hỏi ngay :
- Trước mắt ngài có bao nhiêu cái lông
mi ?
Khổng Tử lắc đầu, trả lời :
- Chịu, không biết được.
Cậu bé trả lời :
- Có một cái gần nhất mà ngài không
thấy thì làm sao thấy được những cái ở xa.
Khổng Tử tỏ vẻ cảm phục và khen :
- Thật, hậu sinh khả úy.
Biết mình là một điều rất khó, nên
thánh Augustinô đã phải cầu nguyện
để được biết Chúa hơn và hiểu rõ con người mình hơn “Noverim Te, noverim me”.
- Biết con là tạo vật một kiếp đời
sống kiếp con người.
- Biết con không là gì chỉ là bụi cát
mà thôi.
- Biết con thân phận hèn mỏng dòn muôn
vàn yếu đuối.
- Biết con bao tội tình để lòng xao
xuyến khôn nguôi.
(Bài hát : biết Chúa, biết
con).
Không ai biết khuôn mặt thật của mình,
chỉ có thể biết qua trung gian một chiếc gương soi. Nhưng cũng chưa chắc, nhiều
khi cái gương kém phẩm chất phản chiếu không trung thực, có khi làm méo mó
khuôn mặt thật của mình. Cũng thế, không ai biết khuôn mặt thật của linh hồn
mình nếu không có Chúa để soi, chỉ có Chúa mới phản ánh cho ta biết được khuôn
mặt thật của linh hồn mình.
Khởi đầu sứ vụ rao giảng Nước Trời,
Đức Giêsu đã đưa ra câu châm ngôn hướng dẫn :”Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến”. Sách Tin mừng (hay Phúc âm)
là cái gương cho ta soi vì Phúc âm là những lời dạy dỗ của Đức Giêsu được các
thánh sử ghi lại, làm chỉ nam cho đời sống của ta. Hãy để cho Chúa hướng dẫn
đời ta, chúng ta tin chắc rằng không bao giờ bị lạc hướng vì Ngài đã nói :”Chính Thầy là con đường, là sự thật và sự
sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”(Ga 14,6). Nhờ đọc lời
Chúa mà chúng ta được Chúa soi dẫn, vạch đường chỉ lối cho ta đi, ban cho ta
sức mạnh thiêng liêng để kiên nhẫn thực hiện Lời Chúa.
Truyện : Tướng cướp sám hối.
Trong một khu rừng già miền núi Hắc
sơn ở nước Đức, một bọn cướp đang chia nhau chiến lợi phẩm mà chúng lấy được
hồi đêm. Bọn cướp này có thói quen bán đấu giá với nhau của cải chúng cướp
được, rồi sau đó chúng mới đem bán lại cho người khác.
Hôm ấy, món cuối cùng chúng đem ra đấu
giá là một cuốn Thánh Kinh. Tên cướp đóng vai hộ giá viên giới thiệu món hàng
này bằng những lời diễu cợt phạm thượng khiến cả bọn cười ồ lên. Một tên khác
mở đại một trang như kiểu bói tóan. Hắn
chỉ vào một câu và đọc to lên rồi thêm những lời trào phúng làm cả bọn cười
ngặt nghẹo.
Nhưng tên cầm đầu trong bọn bỗng dưng
trở nên nghiêm nghị, hai tay ôm đầu rồi gục xuống tỏ vẻ suy nghĩ. Ba mươi năm
về trước, chính vào buổi sáng ngày hắn quyết định bỏ nhà ra đi, hắn đã nghe ông
bố hắn đọc những lời Thánh Kinh này
trong giờ kinh sáng của gia đình. Lúc này đây hắn không thể ngờ được rằng hắn
lại nghe vang lên những lời ấy.
Tên tướng cướp còn đang chúi đầu về dĩ
vãng thì một đồng bọn vỗ vai hắn và bảo :”Này, sao đàn anh có vẻ mơ mộng thế ?
Đàn anh muốn mua nó không ? Đàn anh cần cuốn Thánh Kinh hơn đàn em đó, vì điển mặt anh hùng phạm pháp trên thế giới
thì đàn anh phải là vô địch mà”.
Trước lời diễu cợt bạo gan đó, hắn chỉ
chậm rải trả lời :”Mày nói đúng ! Tao chính là thằng phạm tội nặng nhất. Cứ để
cuốn sách cho tao, bao nhiêu cũng được.
Bọn cướp chia tay để đem các món hàng
đi bán. Riêng tên tướng cướp thì cầm cuốn Thánh Kinh, đi tìm một chỗ vắng trong
rừng ở lại đó đọc Lời Chúa và ăn năn sám hối về cuộc đời tội lỗi của mình (Mỗi
ngày một tin vui, tr 7-8).
Tên tướng cướp có được lòng sám hối vì
anh ta tin vào Lời Chúa. Lời Chúa có sức giúp anh cải tà qui chính và có thể
trở nên thánh. Bởi vì, thánh nhân không phải là lọai người phi thường không có
tội lỗi, nhưng các ngài cũng như chúng ta, chỉ hơn ta ở chỗ các ngài sống thực
với lòng mình, biết kiên trì sửa sai lỗi lầm, biết khiêm tốn cậy nhờ Chúa giúp
sức, biết cố gắng làm thiện hơn điều ác. Chúng ta đâu có khác gì với các thánh,
đâu có thua gì các ngài. Chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta muốn.
2. Đám dân đã thấy ánh sáng huy hòang
(Mt 4,16).
Trước khi Đức Giêsu giáng lâm, thế
gian ở trong tình trạng tối tăm và đáng sợ. Nhưng giữa tình trạng hãi hùng này
đã vọng lên tiếng nói trấn an của Isaia, là vị tiên tri đã hứa với dân chúng
rằng chẳng bao lâu nữa một ánh sáng vĩ
đại sẽ xuất hiện để phá tan đêm tăm tối. Và lời hứa của tiên tri Isaia đã được
thực hiện viên mãn khi Đức Giêsu giáng lâm.
Matthêu so sánh Đức Giêsu đến và xuất hiện
giữa cuộc đời như một ánh sáng huy hòang chiếu soi mọi người đang sống trong
bóng đêm sâu thẳm. Matthêu thấy Đức Giêsu là sự hòan thành lời tiên tri cao cả
của Isaia :”Đòan dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy
hòang, những kẻ ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên
chiếu soi”. Đức Giêsu đã mô tả sứ vụ của Ngài bằng những lời tương tự khi Ngài
nói :”Ta là ánh sáng thế gian”.
Con người cũng như vạn vật cần có ánh
sáng để sống, riêng với con người thì không những ánh sáng cần cho sự sống của thân xác mà còn
giúp cho con người khỏi cô đơn. Bóng tối thường làm cho con người cảm thấy cô
đơn và sợ hãi. Có nhiều thứ bóng tối trong cuộc đời chúng ta : bóng tối của ích
kỷ, của ganh ghét, của hận thù, của đam mê. Càng giam mình trong những bóng tối
ấy, chúng ta càng cảm thấy cô đơn và càng trở nên bệnh họan. Người nào càng
sống ích kỷ, và người nào càng nghiền ngẫm đắng cay hận thù, người đó càng hạ
giảm nhân tính của mình. Vì thế, chúng ta cần có ánh sáng để sống, để lớn lên
trong tình người như để chữa trị những băng họai trong tâm hồn (Phạm văn
Phượng).
Các nhà tu đức bảo chúng ta rằng điều
đã xẩy đến với Israel trên bình diện một dân tộc thì cũng sẽ xẩy đến với mọi
người chúng ta xét trên bình diện cá nhân. Nói cách khác, trong đời sống chúng
ta có những lúc ánh sáng vụt tắt khiến chúng ta rơi vào tăm tối y hệt như dân
chúng phải sống trong tối tăm trước khi
Đức Giêsu giáng lâm. Vậy trong bóng tối tăm của tội lỗi, ai có thể xua đuổi
được bóng tối ấy ? Thưa, chỉ có ánh sáng của Đức Kitô. Ngài là ánh sáng được
Chúa Cha sai đến chiếu soi mọi người sinh trong thế gian. Ngài đã tuyên bố :”Ta là ánh sáng thế gian”, và ánh sáng là
một trong những đề tài nổi bật trong lời rao giảng của Ngài. Ngài mời gọi mọi người đi trong ánh sáng của
Ngài :”Các con là ánh sáng cho thế gian.
Không ai đốt đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng để trên cao soi cho cả nhà”.
Truyện : ánh lửa trong đêm tối
Trong cuốn Justs for today người ta có
kể lại : ông J. Keller, một nhà diễn thuyết nổi tiếng, đang nói truyện trước
trăm ngàn thính giả tại vận động trường Los Angeles, Hoa kỳ, đang diễn thuyết,
ông bỗng dừng lại và nói :”Bây giờ xin các bạn đừng sợ, tôi sắp cho tắt tất cả
các đèn điện trong sân vận động này”. Ông vừa dứt lời thì cả sân vận động chìm trong bóng tối. Nhà
diễn thuyết nói tiếp :”Bây giờ tôi xin đốt một que diêm, những ai nhìn thấy que
diêm tôi đốt, xin kêu lên : “Đã thấy”. Cả sân vận động vang dội tiếng :”Đã
thấy”. Rồi tất cả đèn điện lại được bật sáng. Diễn giả giải thích : “Ánh sáng
của một nghĩa cử sẽ chiếu sáng trong đêm đen của nhân lọai như thế. Một lần nữa, tất cả đèn điện lại tắt. Một
giọng nói vang lên ra lệnh :”Tất cả những ai ở đây có đem theo diêm quẹt hãy
bật lửa, xin hãy đốt cháy lên”. Bỗng chốc, cả sân vận động rực sáng. Diễn giả
kết luận như sau :”Nếu tất cả chúng ta cùng hiệp lực với nhau, chúng ta có thể chiến thắng bóng tối của sự
dữ, hận thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”.
3. Anh em hãy nhất trí với nhau (1Cr
1,10).
Đức Giêsu đến trần gian không có mục
đích gì khác hơn là khôi phục lại sự hiệp nhất hài hòa giữa Thiên Chúa và nhân
lọai, giữa con ngưởi với nhau, và chính nơi tâm hồn mỗi người. Sự hiệp nhất
trong tình yêu này chính là lý tưởng của Đức Giêsu và là điều Ngài hằng tha
thiết cầu xin cùng Chúa Cha để trở
nên hiện thực như lời cầu nguyện hiến tế
của Ngài :”Xin cho chúng hiệp nhất nên
một”(Ga 17,21).
Trong bài đọc 2 của Thánh lễ hôm nay,
thánh Phaolô, vị Tông đồ Dân ngọai, đã
kêu gọi các tín hữu tiên khởi sống tinh thần yêu thương hiệp nhất trong đời
sống cộng đòan và tỏ dấu quan tâm về sự chia rẽ bè phái đang diễn ra nơi họ.
Thánh Tông đồ đã viết :”Hỡi anh em, nhân
danh Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin anh em hãy lo cho được đồng ý với nhau hết thảy,
đừng để có sự chia rẽ trong anh em, nhưng hãy đòan kết trong cùng một tâm trí,
cùng một quan điểm”(1Cr 1,10).
Sở dĩ thánh Phaolô phải viết thư cho
tín hữu Côrintô là vì ở đó đang có sự chia rẽ trầm trọng. Các tín hữu đã chia
thành bốn nhóm dựa vào một thừa sai mà chống lại nhau :”Tôi thuộc về Phaolô, tôi về phe Apôlô, còn tôi về phe Phêrô, và tôi
thuộc về phe Chúa Kitô. Vậy Chúa Kitô bị phân chia rồi sao”(1Cr 1,12)? Tuy
nhiên, những vấn đề tranh chấp giữa họ không thuộc phạm vi tín lý hay luân lý,
nhưng chỉ là những khác biệt về tính tình, sở thích. Khi đã đến lúc phải chặn
đứng vấn đề phe nhóm trong giáo đòan, thánh Phaolô bảo họ :”Người lãnh đạo của anh chị em là Đức Kitô
chứ không phải tôi hay Apôlô. Và anh chị em chịu phép rửa nhân danh Chúa Ba
Ngôi, chứ không phải nhân danh Phaolô hay Apôlô”(1Cr 1,13-15).
Truyện : Mầm mống chia rẽ.
Chuyện kể một nhà buôn nọ. Mặc dầu vất
vả làm ăn nhưng anh ta không bao giờ bỏ việc khấn vái với thần thánh. Gặp kỳ
cạnh tranh gay gắt trong công việc, anh ta càng gia tăng lời khẩn cầu gấp bội.
Động lòng trắc ẩn, một hôm thần tiên
hiện ra với anh và nói :”Thấy nhà ngươi thành tâm cầu xin nên ta không nỡ từ
chối. Thôi thì bây giờ cứ cho ta biết
ngươi muốn gì, ta sẽ ban cho… và đồng thời
để tỏ cho nhân gian biết lòng quảng đại của ta thì hễ ban cho ngươi điều
chi, ta cũng ban cho đồng nghiệp hay hàng xóm của ngươi như thế… và có khi gấp
đôi luôn”.
Nghe thần phán, lòng anh thương gia
chuyển từ vui mừng hân hoan qua buồn sầu
lo lắng. Anh tự nhủ :”Nếu bây giờ mình xin một chiếc Lexus thì mấy thằng bạn…
chúng nó sẽ được hai chiếc. Ồ, thế thì không được ! Nhưng nếu mình xin cho đươc trúng số 5 triệu
thì mấy nhà hàng xóm… họ sẽ được tới 10 triệu. Thế lại càng không được ! Còn nếu mình xin cho có vợ đẹp con khôn thì
coi chừng đồng nghiệp sẽ có vợ đẹp gấp
đôi vợ mình, con khôn gấp đôi con mình. Đó là chưa nói tới chuyện chúng nó được
hai vợ, trong khi mình chỉ có một… Thời buổi cạnh tranh như thế này thì phải
làm sao cho hơn người chứ ? Nhưng xin như thế làm sao mà hơn được”.
Chàng thương gia nhíu mày đắn đo. Một
lát sau, chợt anh ta reo lên như vừa tìm ra điều gì thú vị. Anh đến qùi xuống
và thưa với thần :”Lạy Ngài, xin vui lòng cho tôi đui một con mắt”.
Đọc câu chuyện này, chúng ta thấy lời
cầu xin của người thương gia này thật là quái gở ! Đáng lẽ anh ta phải cầu xin cho mình được
giầu sang phú qúi, được mọi sư may mắn để bản thân mình, gia dình mình được
hạnh phúc và cả xã hội cũng được hạnh phúc theo, chứ tại sao lại cầu cho mình phải rủi ro để
người khác phải gặp rủi ro hơn. Thật lòng con người quá nhỏ nhen, ích kỷ và dã
tâm.
Do đó, chúng ta có thể cho là chính
cái tính ghen tương, đố kỵ, ích kỷ, dã tâm là mầm mống của bao chia rẽ, bè
phái, tranh chấp, phân ly … trong cộng đồng xã hội. Tình trạng hơn thua làm nảy sinh phe nhóm bè
phái không những chỉ ra ngòai đời, trong các đòan thể chính trị xã hội, nhưng
phải đau lòng mà nói : có khi nó còn xuất hiện trong những tổ chức của Giáo hội
nữa. Trường hợp chia rẽ tại cộâng đòan Côrintô ngày xưa đã làm chứng điều đó.
Lm Giuse Đinh lập
Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt