CHÚA
NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN A
HÃY
YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
+++
A. DẪN
NHẬP
Ngày
xưa, Thiên Chúa đã truyền cho ông Maisen nói với dân chúng :”Các ngươi phải nên thánh vì Ta là Đấng thánh”, vì
Phải
chăng đây là một thách thức khó khăn ? Thật vậy, chúng ta không thể nào hoàn thiện
như Thiên Chúa nhưng Chúa không đòi hỏi chúng ta phải làm điều quá sức vì theo nguyên tắc
:”Nemo ad impossibile tenetur” : không ai
bị buộc phải làm điều không có thể. Điều
Ngài muốn, đó là chúng ta cố gắng tiến gần đến sự hoàn thiện theo sức của mình.
Hãy gắng sức thực thi những điều phải làm nhất là trong lãnh vực yêu thương tha
nhân.
Trong
Cựu ước cũng như trong Tân ước đều có luật yêu thương tha nhân : “Hãy yêu tha nhân như chính mình ngươi”. Hôm nay, Đức Kitô nói với chúng ta hãy theo
gương Ngài, thúc đẩy tình yêu ấy đến mức độ anh hùng : đặc biệt là tha thứ cho
kẻ thù và lấy ân báo oán. Như vậy “Các con
sẽ là con Cha trên trời, Đấng cho mặt trời chiếu soi kẻ dữ cũng như người lành,
và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”.
B. TÌM
HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài
đọc 1 : Lv 19,1-2.17-18
Sách
Lêvi là bộ sưu tập những khoản luật rất cổ xưa, trong đó các chương từ 17 đến 25
(đoạn được trích đọc hôm nay nằm trong phần này) được gọi là “Bộ luật về sự thánh
thiện”.
Tác
giả sách Lêvi nhắc nhở cho người Do thái biết rằng họ là dân riêng của Thiên Chúa,
dân được ưu tuyển, họ được kêu mời phải nên thánh vì “Thiên Chúa là Đấng thánh”. Lời kêu gọi nên thánh này buộc họ phải
sống yêu thương tha nhân như chính mình, tình yêu thương không được giới hạn
trong dân tộc mình mà phải lan tỏa đến các dân tộc khác nữa.
Sách
Lêvi diễn tả cuộc sống yêu thương theo 2 phương diện :
- Phương diện tiêu cực
là “ngươi sẽ không thù ghét anh em ngươi… ngươi sẽ không báo oán, không cưu thù
với anh em ngươi”.
- Phương diện tích cực
là “ngươi hãy yêu mến đồng loại như chính mình ngươi”.
Điều luật này đã được
Đức Kitô lấy lại và đưa tới chỗ hoàn hảo là dạy yêu thương cả kẻ thù.
+ Bài
đọc 2 : 1Cr 3,16-23
Một
số người ở cộng đoàn Corintô tự cho mình là kẻ khôn ngoan, có đường lối riêng biệt
với những lời hoa mỹ, nên đã gây ra sự chia rẽ trong cộng đoàn.
Thánh
Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu Corintô nhớ rằng cộng đoàn của họ là đền thờ thiêng
liêng có Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động. Vậy
phải coi chừng đừng để cho các lý thuyết sai lạc phá vỡ tính hiệp nhất và sự
đoàn kết, gây hoang mang bất ổn cho cộng đoàn.
+ Bài
Tin mừng : Mt 5,38-48
Đức
Giêsu đã khẳng định Ngài đến không phải để phá bỏ Lề Luật và giáo huấn các tiên
tri, nhưng đến làm cho nó được hoàn hảo và mới mẻ hơn (Bài Tin mừng tuần
trước), Vì thế Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ phải biết yêu thương, gạt bỏ tính
thù oán và thay vì lấy ác báo ác thì hãy lấy ân đền oán.
Ngài
bắt đầu bằng cách kết án luật công bình tức luật trừng phạt cân xứng :”Mắt đền mắt,
răng đền răng”, mặc dầu nó tôn trọng sự công bình chặt chẽ. Người Kitô hữu phải
vượt lên trên sự câu nệ lề luật.
Hơn
thế nữa, Ngài đòi buộc các môn đệ, không chỉ đừng thù oán, nhưng còn phải yêu kẻ
thù và còn làm ơn cho họ nữa. Lý do lòng
yêu thương bao la ấy là chúng ta phải noi gương Thiên Chúa là Cha chúng ta ở
trên trời “Đấng làm cho mặt trời mọc lên
trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên người công chính lẫn kẻ
bất lương”.
C.
THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy sống
đời hoàn thiện
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Luật yêu thương
trong Kitô giáo
a) Trong Cựu ước
: Luật cũ Lêvi 19,18 dạy yêu tha nhân. Theo quan niệm của người Do thái, tha nhân
là những người đồng chủng, nghĩa là chỉ người Do thái. Còn tất cả mọi người
khác là ngoại bang, là kẻ thù, không được thương mà cũng không được giúp.
Trong
luật không dùng tới chữ “ghét” (ghét thù
địch) song dễ hiểu như vậy. Việc ghét thù địch này suy diễn ra tữ những bản văn
khuyên xa tránh dân ngoại (Đnl 20,13-17; 23,4-5; 25,17-19). Người Do thái từ
chối mọi liên đới với người không cắt bì, vì cho rằng họ không có bổn phận gì
về công bằng với người ngoại. Có thể đánh lừa, ăn trộm, mà không phải áy náy gì
hết.
b) Trong Tân ước : Đức Giêsu đã tuyên bố
Ngài đến không phải để phá bỏ luật cũ nhưng đến để kiện toàn nó, làm cho nó nên
hoàn hảo hơn. Vì thế, theo giáo huấn của Đức Giêsu về luật yêu thương tha nhân,
thì sự bao dung đại lượng còn phải đi tới chỗ yêu thương thù địch nữa.
Luân
lý của người Do thái xưa chỉ buộc yêu thương những người gần gũi, nghĩa là những
người đồng chủng, đồng bào, đồng tín ngưỡng với mình. Nhưng nay Đức Giêsu dạy phải yêu thương hết mọi
người, vì mọi người là anh em với nhau như người ta thường nói :”Tứ hải giai
huynh đệ” : bốn bể anh em một nhà.
2. Luật
Talion (luật báo thù)
Ngày
xưa dân Do thái cũng như dân ngoại đối xử với nhau quá mức trong việc trả thù. Ví
dụ : Cain báo thủ 7 lần, Lamek báo thù 70 lần 7 (St 4,15; 4,17-24) : vì bị thương,
ta giết một người; ta trầy da, một nam nhi toi mạng (Kn 4,23-24).
Nhưng
khi luật Talion ra đời, luật này qui định một hình phạt tương đối với thiệt hại
đã gây ra.
Đức
Giêsu khởi sự bằng cách trích dẫn luật cổ nhất thế gian : mắt đền mắt, răng đền
răng, luật ấy gọi là Lex
talionis (luật báo thù). Nó xuất
hiện trong bộ luật cổ nhất gọi là luật của Hammurabi, vị hoàng đế trị vì
Luật
Hammurabi phân biệt cách đối xử kỳ lạ giữa người quí phái và công nhân : nếu một người gây cho người quí phái mất con mắt
thì người ấy sẽ phải mất một mắt. Nếu người
ấy làm thương tật người quí phái thì người ta sẽ làm thương tật người ấy. Nếu
người ấy làm cho người nghèo mất một mắt hoặc phá hoại một tứ chi của người nghèo,
người ấy phải trả một mina bạc… Nếu người nào làm cho người ngang hàng gẫy
răng, thì người ta cũng làm cho người ấy rụng lại một răng. Nếu người nào làm
một người nghèo gẫy một răng thì người ấy phải trả một phần ba mina bạc ! Nguyên tắc thật rõ ràng và rất đơn giản : nếu
ai làm cho người khác bị thiệt hại điều gì thì người ấy bị thiệt hại tương
đương.
Luật
ấy trở thành một phần nhỏ của đạo đức Cựu ước.
Trong Cựu ước luật ấy được đề cập không dưới ba lần :
“Còn nếu có sự thiệt hại chi , thì ngươi sẽ
lấy mạng đền mạng, lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng, lấy tai đền tai, lấy
chân đền chân, lấy phỏng đền phỏng, lấy bầm đền bầm, lấy thương đền thương”(Xh
21,23-25).
“Khi người nào làm thương tích cho kẻ lân cận mình, thì người ta phải làm
thương tích cho người đó lại như chính người đó đã làm, gẫy đền gẫy, mắt đền
mắt, răng đền răng. Người ta sẽ làm cho người ấy đồng một thương tích như người
ấy đã làm cho người khác”(Lv 24,19-20).
“Mắt ngươi chớ có thương xót, mạng đền mạng,
mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (TL 19,21).
Chúng
ta nhận thấy rằng luật Talion đã có sự tiến bộ. Trước hết luật này có ý hạn chế luật báo thù. Luật qui định chỉ người
gây thương tích mới bị hình phạt và hình phạt không được thái quá, mà chỉ tương
đương với sự thiệt hại mà người ấy đã gây ra mà thôi.
Thứ
đến, luật này cũng không cho cá nhân nào quyền tự trả thù, dù chỉ là một cái tát.
Luật bao giờ cũng là một hướng dẫn cho quan án trong việc khoản phạt cho bất cứ
hành động bất công hay vũ phu nào.
Sau
cùng, luật không được áp dụng theo nghĩa đen vì có sự chênh lệch, ví dụ răng tốt
hay răng xấu, mắt tốt hay mắt xấu. Nên về sau
sự thiệt hại gây ra được định
theo giá tiền. Và luật Do thái (Baba
Kamaa) đã ấn định cẩn thận cách đánh giá sự thiệt hại.
II. HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
Đức
Giêsu đã phán :”Các con cũng đã nghe dạy rằng
:”Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch”. Còn Thầy, Thầy bảo các con :”Các
con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con”(Mt
5,43-44).
1. Kẻ
thù là ai ?
Chắc
Đức Giêsu không có ý nói kẻ thù là kẻ đang gây gỗ, lăng nhục, làm hại hay chém giết
ta, nhưng kẻ thù đây có một biên độ và ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, nghĩa
là bao giờ tất cả những ai cố tình làm hại
ta về mọi mặt như phẩm giá, của cải vật
chất, gia đình thân thuộc mà ta biết rõ. Như thế có nhiều hạng, nhiều cấp bậc
kẻ thù, nên bảo ta yêu thương tha thứ cho họ không đến nỗi quá khó khăn hay lực
bất tòng tâm.
2. Chúa dạy ta yêu kẻ
thù
Dù sao theo bản tính
hư hèn yếu đuối thì việc yêu kẻ thù luôn gây cho ta nhức nhối khó chịu vì nó đi
ngược lại tình cảm thông thường. Nó đòi hỏi ta phải có một sự cố gắng không ngừng.
Để
thực hiện luật yêu thương này, Đức Giêsu đơn cử ra hai việc thực hành :
a) “Hãy
làm lành cho những kẻ ghét các con”.
Ở đây muốn nói : Tình yêu thương tha nhân không phải thôi không giận hờn, không báo oán nữa nhưng phải tỏ
ra bằng hành động cụ thể qua những cử chỉ rõ ràng là những việc lành như : giao
tiếp, giúp đỡ, bác ái, cầu nguyện…
b) “Và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ”.
Đây là thái độ biểu lộ tình yêu tha nhân cách tích cực : lấy điều lành đền đáp
lại điều dữ.
Ta
có bổn phận phải thương yêu bạn hữu. Song chỉ yêu bạn thì đâu có gì đáng thưởng.
Vì cho được thưởng đời đời thì nhân đức phải bắt nguồn từ suối siêu nhiên. Vì
thế :
-
Làm sự dữ để trả ơn lành là ma quỉ.
-
Làm sự lành để trả ơn lành là nhân loại.
-
Làm sự lành để trả sự dữ là Thiên Chúa
Vậy người Kitô hữu không
được đứng ở chỗ nhân loại, mà phải tiến xa hơn đến chỗ Thiên Chúa. Như thế mới
xứng đáng là con cái Chúa, Đấng làm ơn lành cho kẻ ghét Ngài.
Truyện : Tổng
thống Nelson Mandela
Ông
Nelson Mandela đã trải qua 27 năm trong nhà tù Nam Phi. Sau cùng, khi ông được phóng
thích, ông đã có mọi lý do để cảm thấy
chua cay, và tỏ ra quyết tâm trả thù những người đã cướp đoạt tự do của ông một
cách bất công. Thay vì như thế, ông tỏ ra tươi cười và cố gắng hòa giải với
những nhà lãnh đạo của chế độ đã bắt giam ông. Do đó ông trở thành viên đá góc
tường của nước Nam Phi mới. Nếu ông nuôi dưỡng sự cay đắng uất hận, ai biết được
điều gì đã xảy ra ?
Trong
cuốn tiểu sử tự thuật “Hành trình đến tự do” (1994), ông nói với chúng ta :
“Tôi biết rằng dân chúng chờ đợi tôi nuôi
dưỡng sự giận dữ đối với người da trắng.
Nhưng tôi đã không làm thế. Trong nhà
tù, sự tức giận của tôi với người da trắng giảm xuống, nhưng lòng thù ghét hệ
thống xã hội đã tăng lên. Tôi muốn thấy đất nước
3. Nhiều người đã thực hiện
a) Học thuyết của Khổng Tử : Trong vấn đề cư xử,
học thuyết của Đức Khổng Phu Tử còn giống luật báo oán của Cựu ước. Ngài dạy
học thuyết :”Dĩ trực báo oan”. Nhưng
sau này, các đồ đệ của ngài muốn đi xa hơn, họ đã thêm vào học thuyết của ngài
câu :”Dĩ đức báo oán".
b) Đức Phật Thích Ca : Ngài tìm phương thế giải thoát con
người ra khỏi vòng đau khổ. Ngài chủ trương
giáo thuyết TỪ BI, lấy từ bi làm phương châm cho mọi hoạt động, mà đã từ bi thì
phải hỉ xả, do đó, ngài không chấp nhận luật công bình, mà chỉ chấp nhận luật
tha thứ. Ngài nói :”Lấy oán báo oán, oán
ấy chập chồng. Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan”.
c) Ông Gandhi nói :”Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”. Ông đã dùng thuyết bất
bạo động để giải phóng dân tộc Ấn độ khỏi ách thống trị của người Anh.
d) Mục sư Luther King : Trong tác phẩm
của ông “Chỉ có một cuộc cách mạng”, ông nói :”Trong Tân ước, chúng ta thầy từ “Agapè” được dùng để chỉ tình yêu. Đó
chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu Thiên Chúa được thực hiện nơi tâm hồn con người. Khi vươn
lên đến một tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng
ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của họ, chúng ta yêu thương
họ vì Thiên Chúa yêu thương họ”.
Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu: “Các con
hãy yêu thương kẻ thù”. Phần tôi, tôi sung sướng vì Ngài đã không nói :”Anh em hãy có thiện
cảm với kẻ thù của anh em” bởi vì có
những người mà tôi khó có thiện cảm nổi.
Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đang ném
bom vào gia đình nhà tôi. Tôi không có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi
không có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có
một thiện cảm nào đối với người đêm ngày đe dọa giết tôi. Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn
lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo,
cứu độ đối với hết mọi người”.
4. Phải chăng tha thứ là
nhu nhược ?
Giới
răn của Đức Giêsu “Hãy yêu thương kẻ thù” là một sự từ bỏ triệt để bạo lực.
Thay thế tình yêu cho thù hận là một việc khó khăn nhất trên đời. Ý tưởng ấy
rất cao và rất khó nhưng nó tạo nên ý nghĩa.
Là
những Kitô hữu, chúng ta đứng về phái bất bạo động. Tuy nhiên đó không phải là một
chọn lựa sự nhu nhược hay thụ động. Chọn lựa bất bạo động có nghĩa tin tưởng
mạnh mẽ vào sức mạnh của chân lý, của công bằng và tình yêu hơn là sức mạnh của
chiến tranh, vũ khí và hận thù… Chúng ta phải cố gắng dùng điều tốt nhất để đáp
lại điều xấu nhất.
Là
những Kitô hữu, chúng ta phải cố gắng học theo lòng quảng đại của Thiên Chúa, sẵn
sàng tha thứ, không đòi trả thù và oán hận chống lại người khác. Nếu các Kitô
hữu không cố gắntg bắt chước tình yêu không phân biệt của Thiên Chúa, họ sẽ
không tốt hơn những người khác.
Chính
sự tha thứ sẽ giải phóng con người, còn nếu nuôi lòng hận thù báo oán thì con người
sẽ chuốc lấy sự đau khổ. Một người vô danh đã nói rất đúng :”Khi chúng ta ghét kẻ thù là chúng ta cho họ quyền
áp đảo chúng ta – quyền lực này xâm chiếm giấc ngủ chúng ta, khiến chúng ta bị
tăng huyết áp và đe dọa luôn cả sức khỏe lẫn hạnh phúc của chúng ta. Kẻ thù của
chúng ta hẳn sẽ nhảy múa vui mừng nếu họ
biết được sự căm ghét đã xâu xé chúng ta đến thế. Lòng căm ghét của chúng ta
chẳng gây thương tổn cho họ chút nào cả. Nó chỉ khiến chúng ta ngày đêm bị rơi vào hỗn loạn địa ngục”.
Nói
cách khác, viên đạn căm thù chỉ có thể làm
thương tổn kẻ thù chúng ta sau khi đã xuyên qua thân xác chúng ta trước. Người Hy Lạp cổ thường ví von như sau :”Người khôn ngoan thà chịu đựng sự ác hơn là
làm điều ác”.
Truyện : Ông
Hammelmann tha thứ
“Tôi
đã bị bắt, cảnh sát đã tìm thấy tôi. Tôi vốn là con người hiếu sát. Tôi đã giết
bà Hammelmann và tôi cũng bắn chết luôn 4 người con của bà, tôi thấy họ nằm chết
trên vũng máu.
Bây
giờ tôi bị giam trong khám của Đức. Tôi đã ở trong khám trải qua 20 năm. Sau khi cảnh sát bắt được tôi
và tôi bị đưa ra tòa; quan tòa đã tuyên án :”Anh đã làm một việc vô cùng tàn
bạo, anh phải ngồi tù 20 năm”.
Đang
khi ở trong tù, tôi có nhận được một lá thư.
Đây là một bức thư hết sức lạ lùng của ông Hammelmann, ông đã viết thư này
cho tôi vì ông đã nhận được một tin là chính quyền Polish sẽ không cho phép tôi
sau khi được tự do trở về quê hương của tôi là Poland. Ngay cả chính quyền Đức cũng đã nói rằng :”Chúng tôi không muốn anh sống
tại nước Đức”.
Bức
thư của ông Hammelmann viết :”Tôi tha thứ cho anh về việc anh giết vợ và 4 con
tôi. Tôi cũng đang vận động với chính quyền
Đức để họ cho phép anh được sống tại Đức. Tôi đã nói với chính phủ Đức là anh
có thể ở trong nhà tôi và tôi sẽ giúp anh sống một cuộc đời lương thiện”.
“Tại
sao tôi lại muốn giúp đỡ anh ? Tại sao tôi có thể tha thứ cho anh về tội anh tàn sát gia đình tôi ? Tôi có thể làm điều này vì Đức Chúa Trời đã làm
một điều lạ cho tôi. Ngài đã ban cho tôi Thánh Linh của Ngài. Thánh Linh của
Đức Chúa Trời bây giờ dẫn dắt đời sống tôi và Ngài ban thêm sức cho tôi để tôi
có thể tha thứ cho anh”.
Bây
giờ tôi biết được rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời phải có một quyền năng siêu
việt. Ngài đã cất mối tử thù khỏi lòng một
người và ban cho ông ta một tấm lòng muốn giúp đỡ tôi, mặc dầu tôi đã giết vợ
và 4 đứa con của ông ta (Thánh Kinh Nguyệt san, số 367, tháng 8/1969, tr 16).
III. HÃY SỐNG ĐỜI HOÀN THIỆN
Trong
bài đọc 1, Thiên Chúa phán với ông Maisen :”Hãy
nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel và bảo chúng : Các ngươi phải thánh thiện,
vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các người, Ta là Đấng thánh” (Lv 19,1-2). Dân
Do thái là dân thánh, là dân ưu tuyển của Thiên Chúa, cũng phải sống thánh thiện
mới xứng đáng là dân riêng của Ngài.
Chúng
ta là dân
Chúng
ta biết chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng hoàn thiện, tốt lành vô cùng, chúng ta không
thể trọn hảo như Ngài được. Nhưng chúng ta phải nên trọn lành như ý Ngài muốn,
theo mẫu gương thánh thiện của Ngài, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người
lành cũng như kẻ dữ.
Vì
vậy, Đức Giêsu khuyên ta phải trọn lành bằng
cách yêu thương thù địch cũng như yêu thương bạn bè, đừng ăn miếng trả miếng,
đừng sống theo nguyên tắc :”Hòn đất ném
đi, hòn chì ném lại”(Tục ngữ) Tình
thương trọn lành không nên phân biệt đối tượng và không có ranh giới.
Truyện : Tha
thứ cho kẻ thù.
Một
ông bố giầu có, cảm thấy già yếu gần đất xa trời, bèn gọi ba đứa con trai lại chia
gia tài đồng đều cho chúng, duy còn lại
một viên kim cương gia bảo quí giá không thể chia cắt được.
Ông
ta giải quyết bằng cách nói với các con rằng
:”Ta sẽ trao viên kim cương cho đứa nào thực hiện được một việc lành tốt đẹp
nhất. Vậy các con hãy ra đi và thực hiện cho được điều kiện đó”.
Ba
đứa con lên đường và ba tháng sau trở về. Người con cả nói với bố :
-
Một người ngoại quốc đã giao toàn bộ tài sản cho con và con đã thủ
tín trả lại đầy đủ.
Người cha tuyên bố :
-
Con đã làm phận sự của con rất tốt đẹp.
Đến lượt đứa con thứ
trình :
-
Thưa cha, con đã xả thân cứu được một em bé sắp chết đuối.
Người cha khen anh ta.
Rồi quay sang nhìn đứa con út . Cậu ấp úng bẩm :
- Thưa cha, trong một
cuộc hành trình con thấy địch thù con đang ngủ say bên một bờ vực sâu. Con nghĩ con có thể xô nó xuống vực dễ dàng, nhưng
con không làm. Trái lại con đánh thức nó dậy và cứu nó.
Nghe xong, người cha
ôm hôn cậu út và tuyên bố :
- Viên kim cương gia
bảo thuộc về con, vì con đã làm một việc lành vĩ đại biểu lộ một tấm lòng nhân ái
chân thực là yêu thương tha thứ cho kẻ thù mình.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà lạt