CHÚA
NHẬT 2 MÙA CHAY A
ƠN
GỌI BIẾN HÌNH ĐỔI DẠNG
A. DẪN NHẬP.
Thứ Tư Lễ tro đã khai mạc Mùa Chay thánh.
Nói tới Mùa Chay, hầu như chúng ta có cái cảm giác là phải khép mình buớc vào
con đường khắc khổ, hy sinh, từ bỏ, một mùa “khó nhá lắm”! Đúng vậy, chính Đức Giêsu đã nói cho các môn đệ
đang theo Ngài :”Nếu ai muốn theo Ta, hãy
từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo”(Mt 16,14). Ngòai ra, Ngài còn tiết
lộ cho các ông : Ngài sẽ lên Giêrusalem, phải bị bắt, bị đánh đòn, giết chết và
sau ba ngày sẽ sống lại. Đúng là một tin sét đánh. Các môn đệ cảm thấy bàng hòang
lo sợ cho tương lai. Các ông phải buớc vào mùa Chay và mùa Thương khó.
Nhưng tám ngày sau khi tiết lộ tin sét
đánh ấy, Đức Giêsu đã đem nhóm bộ ba là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu
nguyện và Ngài đã biến hình sáng láng trước mắt các ông. Cảnh tượng này làm các
ông hết sức ngạc nhiên và hứng thú, đến nỗi ông Phêrô đề nghị với Chúa để dựng lều
ở luôn trên núi không xuống nữa. Nhưng thực tế là người ta phải xuống núi để còn
phải chu tòan bao nhiệm vụ gai góc và nguy hiểm nữa. Phải chăng Đức Giêsu hé mở
cho các ông thấy một chút vinh quang để kích thích các ông đi vào con đường khổ
giá mà Ngài sắp phải trải qua trong những ngày sắp tới ?
Mọi Kitô hữu chúng ta cũng phải đi
theo con đường khổ giá của Chúa. Đi theo con đường khổ giá là phải từ bỏ mình và
vác thập giá. Từ bỏ mình là phải thay hình đổi dạng, phải lột bỏ con người cũ xấu
xa tội lỗi mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện hơn. Điều đó đòi hỏi một
cuộc canh tân tòan diện. Cuộc canh tân này phải kéo dài và đòi hỏi chúng ta phải
cố gắng liên miên, phải liều mình theo tiếng gọi của Chúa giống như tổ phụ
Abraham xưa. Nhưng chắc chắn cuộc canh tân này sẽ dẫn ta đi tới đích mặc dầu phải
trả một giá rất đắt vì “Per cruem ad lucem”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1 : St 12,1-4.
Theo sách Sáng thế, sau khi tổ tông lòai
người sa ngã phạm tội, cửa thiên đàng đóng lại, hạnh phúc tan biến mất. Nhưng
theo dòng thời gian Thiên Chúa không quên lòai người đang phải sống lầm than dưới
ách tội lỗi, Ngài đã chọn tổ phụ Abraham để thực hiện chương trình đưa lòai người trở về hạnh phúc ban đầu.
Thiên Chúa gọi tổ phụ Abraham rời bỏ
Ur, một cuộc sống an cư lạc nghiệp cùng với bà con, với tài sản đầy đủ. Thiên
Chúa truyền cho ông hãy rời bỏ tất cả mà
ra đi, phải làm một cuộc hành trình đầy phiêu lưu. Phiêu lưu vì Thiên Chúa không
cho ông biết nơi sẽ đến, tương lai sẽ ra sao ! Ngài chỉ bảo :”Hãy đi khỏi xứ sở ngươi, khỏi quê quán ngươi,
đến đất ta sẽ chỉ cho ngươi”(St 12,1). Nhưng tổ phụ Abraham đã đặt hết tin
tưởng vào Chúa, ông lên đường, phó thác hòan tòan vào Chúa, còn tương sẽ để Ngài
lo.
+ Bài đọc 2 : 2Tm 1,8b-12.
Thánh Phaolô khuyên dụ Timôthêô hãy thực
hành ơn gọi Kitô hữu của mình là dấn thân vào một cuộc hành trình phiêu lưu
theo Chúa. Như thế chưa đủ, ngài còn khuyên phải đồng lao cộng khổ với nhau làm
một cuộc hành trình thứ hai cũng đầy gian khổ là lên đường loan báo Tin mừng.
Chính Chúa Kitô đã dùng Tin mừng tiêu diệât
sự chết và chiếu soi sự sống.
+ Bài Tin mừng : Mt 17,1-19.
Trước đây Đức Giêsu đã nói với các môn
đệ :”Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ chính
mình, vác thập giá mình mà theo”(Mt 16,24). Lời mời gọi này có thể làm cho
các môn đệ chùn bước vì phải làm một cuộc
hành trình đầy gian khổ và cũng có tính cách phiêu lưu như trường hợp của tổ phụ
Abraham xưa. Nhưng hôm nay Đức Giêsu biến hình trước mặt ba Tông đồ Phêrô, Giacôbê
và Gioan để khuyến khích các ông theo Ngài,
nhất là trong cuộc khổ nạn sắp tới của Ngài; đồng thời cũng hé mở cho các ông
thấy một chút tương lai của cuộc hành trình ấy, nghĩa là sau khi qua gian khổ
thì sẽ tới vinh quang.
Nếu Đức Giêsu là Con Yêu dấu của Thiên
Chúa Cha mà còn phải chấp nhận thập giá thì các môn đệ của Ngài cũng phải dấn thân vào cuộc hành trình của Ngài
để tiến tới vinh quang. Việc Đức Giêsu biến hình cũng nhắc nhở cho các môn đệ và
chúng ta là muốn tiến tới vinh quang thì
phải thay hình đổi dạng con người tội lỗi của chúng ta để trở nên đồng hình đồng
dạng với Ngài.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Chúng
ta phải biến hình đổi dạng
I. ĐỨC GIÊSU BIẾN
HÌNH TRÊN NÚI.
Đức Giêsu vừa loan báo cho các môn đệ
biết Ngài sẽ lên Giêrusalem, sẽ bị bắt, bị hành hình và sẽ bị giết chết, nhưng
ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại (Mt 16,21). Cái tin đột ngột ấy cũng như lời giảng
dạy về luật phải từ bỏ mình vác thập giá, đã làm cho các ông bàng hòang lo sợ.
Chúa nhận thấy cần phải nâng đỡ tinh thần của họ hay một phần trong nhóm của họ
được nhìn thấy vinh quang của Ngài. Vì thế, tám ngày sau, Ngài đưa ba môn đệ lên
núi và biến hình trước mặt các ông.
1. Nơi Đức Giêsu biến hình.
Thánh Matthêu dùng một chữ rất trống “trên núi cao”. Ngày nay hai quả núi đang
tranh nhau cái vinh dự được Chúa chọn làm nơi biến hình.
* Có truyền thuyết cho rằng cuộc biến
hình xẩy ra trên núi Taborê, nhưng không lấy gì làm đáng tin. Lý do : trên đỉnh
núi Taborê cao 562 mét có một đồn lũy và một tòa lâu đài lớn, ta thấy cuộc biến
hình khó có thể xẩy ra trên một hòn núi có đồn lũy, và theo như thánh Luca ghi
lại thì chúng ta biết Đức Giêsu lên đó để cầu nguyện, Ngài cần phải có sự yên tĩnh.
* Có người cho rằng việc biến hình xẩy
ra trên núi Hermon. Núi này cao gần 3000 mét, nằm cách Xêsarê Philip 23 cây số.
Đó là hòn núi cao, cao đến nỗi người ta có thể nhìn thấy nó từ Biển chết, cách đó
160 cây số. Như thế, việc biến hình không thể xẩy ra trên tận đỉnh núi, vì núi
quá cao, và lên núi phải mất một ngày, xuống một ngày, như thế thì quá mệt mỏi.
* Chúng ta không biết rõ Đức Giêsu đã
biến hình ở núi nào. Theo cổ truyền thì núi Hermon không được nhắc tới mà chỉ nói
tới núi Taborê. Hơn nữa, núi Taborê được hậu thuẫn ở cổ truyền cho đến thế kỷ
IV. Ngày nay trên núi Taborê có nhà thờ lộng lẫy của các cha dòng Phanxicô dâng
kính Chúa biến hình.
2. Những người chứng kiến.
Đức Giêsu chọn nhóm bộ ba đi theo, đó
là ông Phêrô, Giacôbê và Gioan. Nhóm này được Đức Giêsu lưu ý đặc biệt : các ông
được chứng kiến những việc trọng đại của Chúa, các ông cũng được mục kích việc
xẩy ra ở vườn Giệtsimani, lúc Đức Giêsu đang trong cơn hấp hối. Riêng ông Gioan
còn đứng chứng kiến giờ Chúa hấp hối trên thập giá nữa.
3. Hai vị khách đặc biệt.
Tại trên núi, có hai nhân vật xuất hiện
gặp Đức Giêsu, đó là ông Maisen và Elia. Maisen là nhà lập luật Do thái dọn đường
cho Chúa Cứùu Thế đến. Elia nhà tiên tri trứ danh, vị tiền hô thứ nhất cho Chúa
đến. Các ông hầu chuyện với Đức Giêsu về cái chết của Ngài ở ngòai thành Giêrusalem.
Có thể nói, đó là hai nhân vật lớn nhất
trong lịch sử Israel đến với Đức Giêsu, lúc Ngài sắp lên đường, bắt đầu cuộc hành
trình mạo hiểm đến nơi chưa biết, để bảo Ngài cứ đi tới. Nhà lập pháp lớn nhất
và nhà tiên tri lớn nhất công nhận Đức Giêsu là người họ hằng mơ ước, là người
họ đã báo trước. Sựï xuất hiện của họ là hiệu lệnh cho Ngài buớc tới. Như vậy,
những nhân vật lớn nhất nhân lọai làm chứng rằng Đức Giêsu đã đi đúng đường và
khuyên Ngài cứ đi trong cuộc xuất hành mạo hiểm đến Giêrusalem và đồi Golgotha.
4. Mục đích việc biến hình.
Chắc chắn tâm tư các môn đệ vẫn còn xót
xa, hoang mang bởi lời quả quyết của Đức Giêsu khi Ngài tiết lộ cho các ông :
Ngài phải tới Giêrusalem, để chịu nhục
hình , bị đối xử như tên tội phạm, chịu đau đớn, bị đóng đinh vào thập giá và
chết. Trước mắt họ, tương lai tòan là mầu đen nhục nhã. Nhưng tòan cảnh núi Biến
hình là vinh quang. Mặt Đức Giêsu sáng rỡ ràng như mặt trời, áo Ngài rực rỡ chói
lòa như ánh sáng…
Chắc chắn cảnh tượng đó đã làm cho các
môn đệ phấn khởi, họ đã thấy vinh quang bên kia cảnh nhục nhã, khải hòan bên
kia cảnh đau khổ, vương miện bên kia thập giá. Ngay lúc ấy, họ cũng chưa phải là đã hiểu trọn vẹn, nhưng chắc chắn họ đã lờ mờ
ý thức được rằng thập giá là hòan tòan khổ nhục, nhưng nó đi liền với vinh
quang là nét chính của cuộc xuất hành đến Giêrusalem và đến cái chết.
Đức Giáo hòang Lêô Cả, nhà thần học trứ danh ở thế kỷ thứ 5, đã nói :”Chúa Giêsu biến hình nhằm mục đích giữ trước cho tâm hồn các môn đệ khỏi cây Thánh giá làm
chướng nghịch : Buổi sáng tưng bừng trên núi ấy, ba tông đồ có nhớ lại trong đêm
ở vuờn Cây Dầu chăng, khi được mục kích một việc mầu nhiệm khác mà các ông cũng ngủ lăn lóc, không chú ý đến,
tức là Chúa Giêsu hội diện trong u ám với Thiên Chúa hùng mạnh”(Daniel-Rops).
Qua cuộc biến hình nhiều người đã có cảm
nghiệm như thánh Phêrô : ông muốn làm ba lều cho Đức Giêsu, cho Maisen và cho
Elia. Ông muốn kéo dài giây phút huy hòang ấy. Ôâng không muốn trở về với công
việc thường ngày, ông muốn ở lại mãi mãi với vinh quang rực rỡ. Ai đã từng trải qua những giây phút thân mật,
trong sáng, bình an, gần gũi với Chúa cũng đều muốn kéo dài những giây phút ấy,
như có người đã diễn tả :”Núi Biến hình
bao giờ cũng thích thú hơn là công tác phục vụ hằng ngày hay con đường thập giá”(Mc
Neil).
Nhưng núi Biến hình được ban cho
ta chỉ để cho ta có sức mạnh làm công tác
phục vụ hằng ngày và bước đi trên con đường thập giá. Đã có một lời cầu nguyện
như sau :”Lạy Chúa, xin hãy giúp con nhớ
rằng : đạo không bị giới hạn nơi nhà thờ hay nguyện đường, cũng không chỉ thực
hành bằng cầu nguyện hay suy gẫm mà ở bất
cứ nơi nào con được ở trong sự hiện diện của Chúa”(S. Wesley). Giờ phút
vinh quang không xuất hiện vì chính nó, nó xuất hiện là để khóac vẻ đẹp lóng lánh,
rực rỡ cho những công việc bình thường mà trước kia chúng ta chẳng hề có.
II. CHÚNG TA PHẢI BIẾN
HÌNH ĐỔI DẠNG.
Muốn theo ơn gọi làm Kitô hữu, chúng
ta phải dấn thân làm một cuộc hành trình phiêu lưu gian khổ để theo Chúa Kitô. Dấn
thân gợi lên ý tưởng phải liều. Liều đây không có nghĩa là nhắm mắt
theo một cách mù quáng, bất chấp tương lai, bất chấp hậu quả tốt xấu, nhưng liều
một cách sáng suốt nghĩa là đặït trọn niềm tin vào những lời hứa của Chúa, Đấng
hằng trung tín không lừa dối ai, Ngài kêu gọi chúng ta từ bỏ để phiêu lưu theo
Ngài, cũng chỉ vì Ngài muốn đưa chúng ta trở về hạnh phúc thuở ban đầu.
Cuộc hành trình theo Chúa này đòi chúng
ta phải “từ bỏ mình và vác thập giá hằng
ngày ”, nghĩa là phải lột bỏ con người xấu xa tội lỗi của mình để được trở nên đồng
hình đồng dạng với Đức Kitô. Hay nói cách khác, chúng ta phải biến hình hằng ngày
để có thể “nhật nhật tân, hựu nhật tân” theo khuôn mẫu của Chúa Kitô.
1. Biến hình đổi dạng là gì ?
Khi nói đến biến hình đổi dạng, ta liên
tưởng ngay đến lời thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Eâphêsô :”Hãy lột bỏ con người cũ, mặc lấy con người mới.
Hãy để Thần Khí Thiên Chúa canh tân đến tận tâm linh của anh em”(Ep 4,22.24).
Không phải chỉ có một lối biến hình, mà có hai : biến hình nên tốt hơn và biến
hình thành xấu hơn, tùy vào tác nhân gây nên sự biến hình ấy. Trong các môn đệ Đức
Giêsu, Gioan là thí dụ của lối thứ nhất và Giuđa là thí dụ của lối thứ
hai.
Những tác nhân ảnh hưởng giúp biến
hình nên tốt là những gì ta yêu, những
gì nâng tâm hồn ta lên cao, những gì làm ta thức tỉnh, những gì kêu gọi ta bước
tới, những gì mở rộng lòng ta ra…
2. Nhu cầu biến hình đổi dạng.
Mọi vật phải luôn luôn đổi mới không
thể đứng ỳ một chỗ được. Dòng nước phải lưu thông, nếu không sẽ trở thành một
ao nước tù. Sự biến hình đổi dạng cần thiết cho cả phương diện vật chất lẫn
tinh thần.
a)
Phương diện vật chất.
Thân thể con người đổi mới mỗi ngày
thì mới có thể tồn tại được. Ngày trước, người ta nói rằng cứ 7 năm, cơ thể con
người ta được trùng tu lại một lần hòan tòan mới. Các nhà khoa học ngày nay không
nói 7 năm, mà chỉ nói một năm thôi. Mỗi năm một lần, các bộ phận trong cơ thể
con người được lần lượt tháo gỡ bỏ đi hết kỹ lưỡng hơn gấp mấy các bác ráp sửa
xe và được thay thế bằng những bộ phận khác hòan tòan mới.
Rắn già rắn lột. Con người thì già trẻ
gì cũng lột. Chỉ trong vòng 12 tháng là tôi lột bỏ hết con người cũ với xương
thịt của nó và mặc lấy một con người mới
với xương thịt mới hòan tòan. (Vũ minh Nghiễm, Sống sống, 1971, tr 373-374).
Các nhà khoa học còn cho biết, da của
thân xác con người còn được thay đổi nhanh hơn nữa, tính ra da của cơ thể con
người sẽ thay đổi hòan tòan mỗi 27 ngày (Báo Thời nay, số ra ngày 04.12.1977,
tr 70).
b)
Về phương diện tinh thần.
Người ta thường nói đến đổi mới tư
duy, phải đổi mới nếp nghĩ mới đưa đến tiến bộ trong hành động; những tư tưởng
cũ kỹ lạc hậu phải được đẩy lùi để thay vào đó những tư tưởng tiến bộ mới mẻ hơn.
Không có thời nào người ta hay nhắc đến chữ “cách mạng” cho bằng thời nay. Người
ta thích luôn đổi mới, chữ cách mạng hiện nay có nghĩa là thay đổi một thể chế,
một chế độ cũ xấu xa để xây dựng một chế độ mới tốt hơn. Theo nguyên nghĩa của
nó thì chữ cách mạng bao giờ cũng bao
hàm một ý nghĩa tốt, thí dụ người ta đã làm một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
vào thế kỷ 17 để rồi biến thế kỷ 19 thành thế kỷ ánh sáng của khoa học.
c)
Về phương diện tâm linh.
Con người bị vật dục và những hòan cảnh
chung quanh chi phối, làm cho nó đi xa nguồn gốc tốt lành của nó, cần phải làm
cho nó trở về tình trạng tốt lành nguyên
thủy của nó.
Ông Francis Bacon nói :”Thời thượng
cổ trong lịch sử là thời thanh xuân của thế giới : chính chúng ta mới là cổ nhân”. Thời kỳ con người mới được dựng nên là thời kỳ
thanh xuân vì con người lúc ấy giống như Đức Chúa Trời trong sự công bình và
trong sạch. Mặc dầu thời kỳ hiện nay là thời kỳ nguyên tử vệ tinh, con người cũng
không thể đem chính họ trở lại thời kỳ “thanh xuân” được. Ông G. Duhamel nói rằng :”Con người ta dù có là vĩ nhân đi chăng nữa cũng
chỉ là con người”.
Cho nên, con người muốn trở nên con Trời,
tức là trở lại thời thanh xuân, thì phải được tái sinh theo phương cách mà Chúa
Giêsu đã tuyên bố với ông Nicôđêmô :”Quả
thật, Ta nói cùng ông, nếu một người chẳng sinh lại thì không thể thấy được Nước
Đức Chúa trời” (Ms Hùynh Tiên, Thánh kinh Nguyệt san, số 362, tr 14).
3. Phương cách biến hình đổi dạng.
Cuộc sống tâm linh của con người thời
nay sẽ xuống dốc vì họ không muốn đi theo con đường của Chúa, con đường thập giá
mà đi theo một con đường dễ dãi. Mục sư Oscar
Cullman, một nhà thần học Tin lành được mời diễn thuyết cho một số nhà trí thức công giáo họp tại
Strasbourg ở Pháp, về cuộc khủng hỏang sau công đồng Vatican II, ông nói :
“Cuộc khủng hỏang hiện nay không
phải chỉ xẩy ra trong Giáo hội Công giáo, chính trong Giáo hội Tin lành của chúng
tôi cũng không thóat khỏi. Một trong lý do là
Kitô hữu không chấp nhận sự điên dại của thập giá Chúa, như thánh Phaolô
đã dạy. Họ muốn đua đòi khôn ngoan theo kiểu thế gian. Họ tránh hy sinh, tránh
khó nghèo. Họ tìm lời khen, họ muốn tự do theo ý riêng họ. Họ muốn theo Chúa Giêsu
lúc Người biến hình trên núi Taborê, nhưng dừng lại bên ngòai vườn Cây Dầu, và
không trèo lên núi Thập giá” (Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa A, tr 49).
Chương trình biến hình đổi dạng của chúng
ta là làm một cuộc cách mạng bản thân trong hai chiều hướng tiêu cực và tích cực.
a)
Phương diện tiêu cực.
Mọi người đều có khuyến điểm, sai phạm,
yếu đuối và sa ngã. Đặc biệt là khi qui chiếu với Tin mừng của Đức Giêsu. Có nhận
ra sự mỏng dòn của thân phận con người thì mới cố gắng để biến đổi cuộc sống của mình. Đồng thời
trong cuộc sống, nếu ai cũng có một lý tưởng để hướng tới, nếu ai cũng có một mục
đích để dõi theo, hay luôn để ý tìm kiếm một sự hòan thiện, sự trọn hảo, thì chắc
chắn thế giới này đã có nhiều biến chuyển
rất khác so với thực tế xã hội hiện
nay.
Theo thánh Phaolô, con người cũ là con
người hành động theo xác thịt không theo
luật của lương tri, họ sống buông thả cho mọi khuynh hướng sống. Không ai sống
cho chính mình (Rm 14,7). Nhưng biết bao người chỉ sống cho mình họ, cho thỏa
nguyện của họ :”Tất cả những người lấy cái
bụng làm Chúa, những người đặt vinh quang của họ trong những việc chỉ làm cho họ
xấu hổ vì chỉ thích những cái gì phàm tục”(Pl 3,19).
Suy nghĩ thực tế về con người mình, một
nhà quân tử đã thốt lên :
“Tôi chưa có kinh nghiệm thế nào là lương tâm
của một kẻ sát nhân, nhưng tôi đã biết thế nào là lương tâm của một người quân
tử : thực là ghê tởm ! Người quân tử là người dám thành thật với mình, dám nhìn
thẳng vào cõi lòng mình, không dối mình, dối người, cũng chẳng dối trời. Đúng vậy : “Le moi est haissable”: cái tôi đáng ghét.
Truyện : gột rửa óc tội phạm.
Tin từ Toronto (Canada) cho
hay : công cuộc giải phẫu để rửa óc con
người đã hòan thành và chứng minh được là ý nghĩ con người sẽ hòan tòan thay đổi
bằng những tác dụng mạnh vào tinh thần của đương sự.
Các nhà bác học Hoa kỳ đã
nghĩ đến cách xử dụng việc giải phẫu nói trên để gột rửa óc của những kẻ phạm
trọng tội, biến những kẻ khát máu này thành những “con cừu non ngoan ngõan”.
Giáo sư James Mc Connel tại đại
học đường Michigan đã tuyên bố với báo chí :”Hiến pháp Hoa kỳ cho phép con người
được tự do hành động theo lý trí của họ, thì để cho công bằng, Hiến pháp cũng
phải để cho người ta được phép tiêu diệt
những khuynh hướng giết người trong đầu óc những kẻ sát nhân”.
b) Phương diện tích cực.
Cách mạng không có nghĩa là chỉ phá đổ cái cũ đi là xong, nhưng còn phải
xây dựng một cái gì tốt hơn. Bước đầu của cuộc cách mạng bản thân là hủy bỏ tất
cả những tính hư tật xấu của con người và buớc thứ hai là phải xây dựng con người theo một khuôn mẫu nào đó.
Chúng ta phải “canh tân” con
người mình. Canh tân là làm cho tình
trạng xấu hóa thành tình trạng tốt. Canh tân con người nội tâm không phải chỉ
thay đổi những cái phụ tùy bên ngòai, nhưng là thay đổi hẳn tình trạng, phải có
một sự chuyển biến từ nội tâm, nếu không thì người ta sẽ chê trách :
Thay quần, thay áo, thay hơi,
Thay
dáng thay dấp, mà người chẳng thay.
(Ca
dao)
Chúng ta hãy chọn cho mình một “Thần
tượng”. Con người được gán danh hiệu thần tượng là được tôn thờ, hoan
nghênh như một vị thần. Thực ra thần tượng
không những được người ta tôn thờ như vị thần, đặt hết lòng tin, niềm kiêu
hãnh trong đó, nhưng hơn nữa còn ao ước, mong muốn mình được huyền đồng với thần
tượng của mình. Do đó, người được tôn sùng là thần tượng là người đã được đồng
hóa như vị thần và có thể bắt chước rập
khuôn những điệu bộ, lối sống, cách phục sức… Ta nhận định : đi trong hành
trình cuộc đời, con người khi đã cảm thấy mình đuối sức, tâm hành bất nhất, họ
sẽ tìm bám víu lấy một thần tượng để
trao phó cho thần tượng, gửi gắm cho thần tượng ước vọng tiến mãi của mình. Người
ta nhận ra trong thần tượng những ưu điểm mà mình không có, và cố với lấy những
ưu điểm này (Chiêu Anh, Nội san Đồng tiến, 1972, tr 39).
Chúng ta hãy chọn Đức Giêsu là thần tượng
vì Ngài là “Đường. Là chân lý và sự sống”(Ga
14,6), Ngài có mọi đức tính của một con người hòan hảo nhất và Ngài dạy rõ
ràng và công khai :”Các con chỉ có một người
Huấn đạo là Đức Kitô”(Mt 23,10). Lời dạy của Ngài đã được ghi chép trong
Tin mừng, hãy đọc và thực hành.
Truyện : Hòang tử lưng gù
Có một hòang tử vừa đẹp trai vừa văn võ
song tòan. Nhất là có thái độ khiêm tốn hòa nhã với mọi người, nên rất được lòng
vua cha và bá quan trong triều. Hòang tử chỉ có một khuyết điểm duy nhất là cái
lưng bị gù từ lúc mới sinh. Chính vì mang dị tật ấy mà chàng có mặc cảm tự ti
không bao giờ dám xuất hiện trước công chúng. Triều đình có cái lệ này là tạc tượng
các nhân vật trong hòang tộc khi họ được 20 tuổi. Bức tượng ấy sẽ được trưng bầy tại viện bảo tàng quốc gia cho thần dân đến
chiêm ngưỡng.
Năm đó, hòang tử của chúng ta cũng tròn
20 tuổi. Dù không muốn người ta tạc tượng cho mình, nhưng chàng không dám trái
lệnh vua cha. Có một điều là chàng xin vua cha hai điều và được chấp thuận : một
là bức tượng của chàng phải được tạc ở thế đứng thẳng người chứ không bị gù lưng.
Hai là bao lâu chàng còn sống thì không được trưng bầy bức tượng ấy, mà chỉ được
đặt trong phòng riêng của chàng.
Từ khi có bức tượng, mỗi ngày hòang tử
đều đến gần ngắm nhìn ảnh mình. Chàng rất thích dáng vẻ hiên ngang của bức tượng,
và cố bắt chước thế đứng thẳng người của bức tượng. Và sau một thời gian, mọi
người trong hòang cung đều vui mừng nhận thấy
hòang tử không còn gù lưng nữa, trái lại, chàng luôn có dáng vẻ hiên
ngang oai vệ xứng đáng như một hòang tử. Cũng từ đó, chàng đồng ý cho trưng bầy
bức tượng của mình tại viện bảo tàng quốc gia cho thần dân chiêm ngưỡng.
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà
lạt