LỄ
THÁNH GIA, NĂM A
MỘT
GIA ĐÌNH TUYỆT VỜI
(2007)
+++
A. DẪN NHẬP
Các gia đình trên thế giới nói chung và
các gia đình công giáo nói riêâng đang gặp khủng hỏang, nạn ly dị xẩy ra làn tràn
làm cho nền tảng gia đình bị lung lay và có thể làm cho xã hội sụp đổ, vì gia đình
là nền tảng của xã hội. Giáo hội không
khỏi lo âu trước tình trạng này, nên mới lập ra lễ kính Thánh Gia Đức Giêsu, Đức
Maria và thánh Giuse hàng năm sau lễ Giáng Sinh
nhằm đưa ra một mẫu gương sáng ngời cho các gia đình bắt chước.
Các bài đọc hôm nay nhằm củng cố các
gia đình. Lời sách Huấn ca như bài quảng diễn giới luật thứ 4 là thảo kính cha
mẹ. Thiên Chúa sẽ ban nhiều ơn cho những người con hiếu thảo. Trong bài đọc 2,
thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Colôssê đề cập đến một số đức tính cần có
trong gia đình, đặc biệt là sự tha thứ :”Hãy
chịu đựng và tha thứ cho nhau”. Cùng là con cái Thiên Chúa, con người phải
tha thứ cho nhau vì Thiên Chúa đã luôn tha thứ
cho biết bao xúc phạm của chúng ta. Còn bài Tin mừng nhắc đến một giai đọan
thăng trầm của Thánh giá để nói lên đức tin vững mạnh vào thánh ý Thiên Chúa và sự phục tùng lẫn nhau.
Còn trong đời sống gia đình chúng ta,
mọi người phải giữ tôn tri trật tự như người ta nói :”Kim chỉ phải có đầu”, chính trật tự đem lại hòa bình và hạnh phúc.
Do đó, cần có sự phân nhiệm trong gia đình theo như chương trình giáo dục của Đức
Khổng Tử :”Quân, thần, phụ, tử” và thuyết “Chính danh”. Nếu mỗi người sống theo đúng cương vị của mình thì sẽ
không có tranh chấp, không có lộn xộn, mọi người sẽ sống thuận hòa để cùng nhau
xây một gia đình hạnh phúc.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài
đọc 1 : Hc 3,3-7.14-17a.
Đọan sách Huấn ca hôm nay dạy con cái
phải thảo kính cha mẹ. Thảo kính cha mẹ không phải là một tình cảm tự nhiên mà
là ý muốn của Thiên Chúa : Đó là điều răn thứ bốn trong Mười điều răn Đức Chúa
Trời. Việc thảo kính cha mẹ đem lại nhiều lợi ích :
- Đền bù các tội lỗi đã phạm.
- Khi cầu xin sẽ được Thiên Chúa nhận
lời.
- Nếu ai hiếu thảo với cha mẹ thì sau
này sẽ được con cháu thảo hiếu lại như người ta nói :”Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”.
+ Bài đọc 2 : Cl 3,12-21.
Trong thư mục vụ gửi cho tín hữu Colossê và Eâphêsô, thánh Phaolô rất
chú trọng đến đời sống gia đình. Theo đó, trong đời sống gia đình phải có những
đức tính như : từ bi, nhân hậu, khiêm nhường, ôn hòa, chịu đựng lẫn nhau và tha
thứ cho nhau.
Trong các đức tính ấy, thánh Phaolô đặc
biệt chú trọng đến sự tha thứ. Ngài khuyên:”Hãy
chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em
người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh
em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau”.
Nhưng muốn thực hiện được các đức tính
trên, cần phải có một nhân đức nền tảng : đó là đức Bác ái yêu thương.
+ Bài Tin mừng : Mt
2,13-15.19-23.
Thánh Phaolô làm nổi bật vai trò của
thánh Giuse trong gia đình Nazareth, với tư cách là gia trưởng. Thiên Chúa hướng
dẫn và điều khiển gia đình thánh gia qua vai trò của thánh Giuse.Vì thế, thiên
thần Chúa báo mộng cho thánh Giuse phải đem hài nhi Giêsu và Mẹ Ngài phải trốn
sang Ai cập vì vua Hêrôđê đang tìm giết con trẻ Giêsu. Khi vua Hêrôđê băng hà,
thiên thần Chúa lại báo mộng bảo thánh Giuse phải đem con trẻ và Mẹ Ngài trở về
quê hương. Giuse đã mau mắn đem gia đình trở về định cư tại Nazareth.
Trong mọi bước đường gian nan trong buổi
đầu, thánh Giuse hòan tòan theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa, còn Đức Maria và
Chúa Giêsu hòan tòan sống theo sự hướng dẫn của thánh Giuse. Do đó, đây là một
gia đình trên thuận dưới hòa, trong ấm ngòai êm. Đây là một mô hình tuyệt vời đáng
mọi người bắt chước.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Gia đình gương
mẫu của chúng ta.
I. NGÀY LỄ KÍNH THÁNH
GIA.
Phong trào gia đình công giáo đã có từ
thế kỷ 16, nhưng đến cuối thế kỷ 19, Đức Giáo hòang Lêô XIII cỗ vũ mạnh và đặt
ra lễ Thánh gia nhằm thúc giục mọi người theo gương Thánh gia thất mà sống trên
thuận dưới hòa để tạo lập những gia đình hạnh phúc.
Năm 1994 Liên hiệp quốc cũng như Giáo
hội đã chọn làm năm quốc tế về gia đình. Ngày nay, gia đình đang gặp cơn khủng
hỏang trầm trọng, đang trên đà xuống dốc. Gia đình là nền tảng của xã hội mà nền
tảng đã lung lay thì xã hội cũng sụp đổ. Do đó, Giáo hội muốn cho chúng ta tổ
chức lễ Thánh gia là để đề cao vai trò của gia đình và đưa ra một tấm gương tuyệt
hảo cho mọi người bắt chước, hầu củng cố lại gia đình và giúp cho xã hội thêm vững
chắc.
Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết
Thánh gia sống phó thác cho Thiên Chúa như thế nào trong cảnh trốn sang Ai cập
theo lệnh thiên sứ truyền. Tại sao Thánh
gia phải trốn sang Ai cập ? Thưa, ngòai lý do lệnh truyền của thiên sứ thì Ai cập
còn là nơi lánh nạn thường xuyên của các người Do thái bị bách hại. Theo tác giả
Ricciotti, để bảo vệ Hài nhi Giêsu
khỏi sa vào nanh vuốt Hêrôđê, Thánh Giuse và Đức Maria đã phải vượt con đường
hiểm trở dài gần 500 cây số xuyên qua sa mạc El-Arish đến Ai cập, một sa mạc trải
dài hơn 200 cây số tòan cát trắng như biển cả mênh mông, không một bóng cây, một
cọng cỏ, một giếng nước. Đòan lữ hành phải đeo dủ đồ ăn, nước uống để chịu đựng
cả nửa tháng rất kham khổ… Ngày ngày các Ngài phải lê gót từng buớc trên cát lầy,
vượt qua các đồi cát dưới ánh mặt trời thiêu đốt, giữa biển cát nóng hừng hực,
vẫn phải tiết kiệm từng giọt nước, và những cơn bão cát kinh khủng như muốn chôn
sống các Ngài (Vũ khắc Nghiêm).
Thời gian Thánh gia tá túc ở Ai cập dài
bao nhiêu chúng ta không biết rõ, nhưng không quá 4 năm. Việc Giuse đi theo sự
hướng dẫn của thiên thần báo trong giấc mộng đã nói lên rằng Giuse hòan tòan
quyết định theo sự hướng dẫn của thần linh qua thiên sứ. Vì vậy, khi rời Ai cập
trở về quê hương, Giuse bỏ Giuđa, vùng đất Do thái cứng lòng tin, mà về Galilê,
vùng đất dân ngọai sẽ tin vào Đức Giêsu, để định cư tại Nazareth, một thành vô
danh tiểu tốt trong Cựu ước, hơn nữa còn bị khinh bỉ là khác(Ga 1,46).
II. GIA ĐÌNH THÁNH
GIA.
1. Gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên
Chúa.
Nếu con người là hình ảnh của Thiên Chúa,
thì có thể nói : gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa của chúng
ta không phải là một Thiên Chúa sống đơn độc, mà là một Thiên Chúa mang tính
gia đình, trong đó Ba Ngôi khác biệt nhau nhưng yêu thương nhau, sống chung, làm
việc chung, và kết hợïp với nhau thắm thiết như trong một gia đình, tới mức độ
tuy Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Nếu Thiên Chúa là tình yêu,
thì “Tập Thể Ba Ngôi” là một môi trường để
Ba Ngôi Thiên Chúa thể hiện tình yêu của mình với nhau. Vì Ba Ngôi yêu thương nhau vô cùng, nên sự hiệp
nhất của Ba Ngôi đạt được mức độ tối đa là trở thành một Thiên Chúa duy nhất.
Tình yêu và sự hiệp nhất ấy tạo nên thiên đàng và hạnh phúc của Ba Ngôi.
Cũng vậy, nếu gia đình là hình ảnh của
Ba Ngôi, thì mọi thành viên trong đó phải
yêu thương nhau, hòa hợp với nhau đến mức độ hiệp nhất với nhau làm một gia đình.
Nhờ đó gia đình trở nên một thiên đàng tại thế. Như vậy, mọi thành viên của gia
đình đã được hưởng nếm trước phần nào của hạnh phúc thiên đàng mai sau (JKN).
2. Gia đình sống dưới sự hướng dẫn của
Thiên Chúa.
Không ai có thể cản trở ý định của Thiên
Chúa. Vua Pharao đã tính diệt trừ mọi trẻ em Do thái. Chương trình thất bại vì
Maisen được công chúa con Pharao cứu. Thiên Chúa đã giải phóng dân Ngài và đã đưa
dân về miền Đất Hứa. Hôm nay, lại một nghịch lý nữa, Đấng Cứu thế tị nạn sang
Ai cập ! Điều đó chứng tỏ rằng Thiên Chúa vẫn tự mình hướng dẫn các biến cố, như
những lời Kinh Thánh được Matthêu trưng
dẫn đã chứng tỏ. Đấng Cứu Thế xuất hiện như một Maisen mới, như sự nhập thể của
Israel mới khi vượt qua sa mạc Sinai, cũng như xưa, dân được tuyển chọn đã đi dưới
sự hướng dẫn của Maisen.
Cuộc lưu đầy này chỉ là tạm bợ. Thiên
Chúa gọi Ngài trở lại Israel. Người ta tưởng Đấng Cứu Thế sẽ định cư ở Giuđê, nơi
Ngài sinh ra, hoặc ở Giêrusalem. Nhưng con trai Hêrôđê, vua Archelaus, cũng tàn
ác như cha. Nên Thiên Chúa sai Giuse đem gia đình đến định cư tại làng Nazareth
trong miền Galilê.
Như vậy, ta thấy thánh Giuse hòan tòan
sống trong đức tin, sống phó thác cho Chúa trong đêm tối của giác quan, hòan tòan
sống dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Lời Chúa đã giúp thánh Giuse thấy những
dấu chỉ hy vọng trong những hòan cảnh vô vọng đối với lòai người. Lời Chúa dạy
ta biết sống như Giuse với sự mau mắn và thấu hiểu xuyên qua tấm màn các biến cố. Chỉ đọc thóang qua,ánh sáng Lời Chúa giống như
“một giấc mơ”, một không tưởng. Tuy nhiên, đó chính là khải thị lớn nhất, khải
thị của con mắt đức tin. Lúc đó bóng tối đức tin biến thành ánh sáng rực rỡ, sự
vâng lời của đức tin trở thành con đường tự do.
3. Gia đình sống trên thuận dưới hòa.
Gia đình Nazareth là gia đình có tôn
ti trật tự và ở đâu có trật tự thì ở đấy có hạnh phúc. Thánh Giuse là gia trưởng
điều khiển mọi việc trong gia đình, Đức Maria là nội trợ và vâng phục thánh
Giuse, còn Đức Giêsu là con thì giúp đỡ và vâng phục cha mẹ. Gia đình Thánh gia đã thực hiện câu tục ngữ
:”Kim chỉ phải có đầu”.
Ngày nay, chúng ta thấy nhiều gia đình
xuống dốc vì thiếu trật tự mà Chúa đã đặt để an bài. Trong gia dình không có trên
dưới, không có quyền bính, đường ai nấy đi, hay thì ở mà dở thì đi, thì gia đình
đó sẽ dễ tan vỡ. Vậy muốn có hạnh phúc,
trước tiên mỗi người phải biết ở trong địa vị của mình là chồng, là vợ, là con
cái, ngày nào cái trật tự ấy bị đảo lộn, bị lấn át thì gia đình sẽ bị lung lạc
tan rã.
Ở Luân đôn, Anh quốc, đã mở cuộc điều
tra nơi các ông chồng và xin các độc giả mày râu trả lời câu hỏi sau đây :”Trong gia đình bạn ai làm chủ thật sự “?
Kết quả là có 80% trả lời là vợ tôi làm chủ, 20% trả lời : mẹ vợ tôi làm chủ.
Chỉ có một số ít trả lời : chính tôi làm chủ, vì tôi đã chết vợ ! Không lạ gì mà ngày nay nhiều gia đình tan vỡ,
nạn ly dị làn tràn…
III. GIA ĐÌNH CỦA CHÚNG
TA.
1. Gia đình là nền tảng của xã hội.
Xã hội là một tổ chức do nhiều gia đình
làm nên. Do đó, gia đình là yếu tố tạo thành xã hội và được gọi là nền tảng của
xã hội, ví như ngôi nhà và nền móng, nếu nền móng mà không vững thì ngôi nhà sẽ
bị sụp đổ. Cũng vậy, nếu các gia đình là yếu tố làm nên xã hội mà sụp đổ thì xã
hội cũng sụp đổ theo.
Ngòai ra, liên hệ giữa gia đình và Hội
thánh rất sâu sắc và nhiều đến nỗi có thể gọi gia đình công giáo là “Hội
thánh tại gia”(L.G. 11). Vì
thế công đồng Vatican II nói :”Sự lành mạnh
của con người cũng như của xã hội tự nhiên và Kitô giáo liên kết chặt chẽ với
tình trạng tốt đẹp của cộng đòan hôn nhân và gia đình”(MV số 47).
Trong tông huấn về gia đình
“Familiaris consortio” Đức Giáo hòang Gioan Phaolô II dạy :”Gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức
tính xã hội mà không đòan thể nào có thể vượt qua”(GĐ số 3).
2. Gia đình là trường giáo dục đầu tiên.
Gia đình là môi trường thuận lợi để dạy
dỗ cho con cái những bài học căn bản để làm người theo đúng nghĩa là “linh ư vạn
vật”. Vì thế người ta nói :
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ
mới về.
Như vậy cha mẹ là những thầy cô đầu tiên
dạy cho đứa trẻ những bài học vỡ lòng, những bài học đầu tiên này sẽ in sâu vào trí óc đứa trẻ
và có ảnh hưởng đến cuộc đời tương lai của chúng, vì trí khôn của chúng giống
như một tờ giấy trắng, đã in cái gì vào thì vẫn còn mãi ở trong đó.
Giáo dục là hướng dẫn và giúp đỡ chúng
phát triển tòan diện con người về đức, trí, thể dục. Giúp đỡ không có nghĩa là
làm thay mà là hướng dẫn. Đa số cha mẹ
ngày nay xác tín rằng : đứa trẻ sau này có nên người hay không, phần lớn là do ảnh
hưởng gia đình.
Giáo huấn của công đồng Vatican II dạy
:”Cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một
bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha
nhân. Gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính. Cha mẹ Kitô hữu phải dạy con cái ngay từ thuở nhỏ để chúng nhận
biết và kính thờ Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân theo như đức tin đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội”(GĐ số 3).
Người ta thường nói : “Không thầy đố mày làm nên”. Cha mẹ phải
giúp cho con cái “nên người”.
Từ ngữ “nên người” đây là trở nên một con người tòan diện xứng đáng với “nhân
linh ư vạn vật”. Con người xứng đáng với con người không phải “nửa người nửa ngợm nửa đười ươi”.
Một gã côn đồ đến hỏi một vị tu sĩ : “Con heo, con chó, con gà có phải học để nên
con heo, con chó, con gà đâu ? Các ông bầy đặt : phải học cho nên người” ?
Vị tu sĩ đã trả lời thế nào ? Chúng ta
thử nghĩ xem.
Vì thế, ông Blaise Pascal nói:”Con người
không phải là một thiên thần, cũng không phải là một con vật, và kẻ nào muốn làm
thiên thần, lại làm con vật”. Đức Khổng Tử cũng nói :”Vi nhân nan”: làm người khó lắm.
Nên người đây phải hiểu là con người tòan
diện, cả xác, cả hồn, trở nên :
- Con người xứng đáng con người.
- Con người tôn giáo : Kitô hữu
chính danh.
3. Gia đình vườn ươm các đức tính tốt.
Gia đình là một vườn ươm thuận lợi để
làm phát triển các đức tính tốt cho con trẻ như yêu thương,vâng lời, phục vụ,
hiền hòa, hy sinh, nhịn nhục, tha thứ… Đức Giáo hòang Gioan Phalô II cho rằng
gia đình là vườn ươm chân lý và tình yêu. Quả vậy, nếu tuổi trẻ không được săn
sóc trong một gia đình ấm cúng thì mai sau lớn lên, chúng khó thể hiện được điều
mà chính chúng không có cảm nghiệm gì cả.
Một trong những yêu tố quan trọng để làm
cho gia đình được hạnh phúc là mỗi phần tử trong gia đình phải có một tình yêu
vô vị lợi, tránh tình yêu vị ky,û chỉ biết co cụm vào bản thân mình. Chúng ta
thấy thánh Giuse và Đức Maria không bao giờ bận tâm về tư lợi của mình mà bỏ quên ích lợi của Chúa Giêsu. Trái lại,
chúng ta chỉ thấy các ngài hòan tòan quên mình, coi nhẹ sở thích riêng tư. Tâm
trí và ánh mắt các ngài luôn để ý đến những nhu cầu bé nhỏ, những mong ước đơn sơ
của người khác, vì hạnh phúc là gì nếu không phải là làm cho người khác được hạnh
phúc ?
Hạnh phúc gia đình luôn luôn đòi hỏi
phải có một ai đó trong nhà biết quên mình, biết quên cái tôi của mình đi, để
quan trọng hóa cái tôi của người khác lên. Thái độ ấy như một cái ngòi khởi động,
làm cho những người khác trong nhà cũng hành động như vậy, và nhờ đó, hạnh phúc
gia đình mớùi bùng lên. Thái độ khởi động ấy phải được lặp lại hằng ngày hằng
giờ trong đời sống gia đình. Ai sẽ khởi sự thái độ quan trọng ấy nếu không phải
là chính bạn, là người ý thức được bí quyết hạnh phúc đó, bất kể bạn là vợ hay
chồng ? Thật vô phúc cho gia đình nào không
có ai tự nguyện làm cái ngòi khởi động
tình yêu thương ấy hằng ngày trong cuộc sống.
Câu chuyện minh họa
về thiên đàng và hỏa ngục sau đây thật phù hợp với thiên đàng hoặc hỏa ngục của
gia đình.
Truyện : Một bữa cơm.
Cả thiên đàng và hỏa ngục đều dùng bữa
với những thức ăn y như nhau, trong khung cảnh giống y hệt nhau, trong đó mỗi
người phải dùng một đôi đũa dài cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau ở chỗi này
: trên thiên đàng, mọi người không ai tự gắp thức ăn cho mình, mà gắp cho người
khác ăn, vì thế, ai cũng được ăn no. Còn trong hỏa ngục, mọi người chỉ biết nghĩ
đến mình, chỉ biết gắp thức ăn cho mình, nhưng vì đũa quá dài, chẳng ai gắp cho
mình được gì cả, thế rồi chẳng ai được no, hết giờ ăn mà đói vẫn hòan đói, từ đó
họ trở nên căm thù nhau.
Cũng vậy, trong gia đình, không ai tự
tạo hạnh phúc cho mình được mà không cần đến người khác, nên nếu ai cũng chỉ biết
lo hạnh phúc cho mình, thì chẳng ai hạnh phúc cả, và rồi sẽ phát sinh đủ thứ đau
khổ. Tuy nhiên trong gia đình, người ta có thể tạo hạnh phúc cho người khác, vì
thế, nếu mọi người trong nhà đều biết lo
cho nhau, tạo hạnh phúc cho nhau, thì ai nấy đều được hạnh phúc.
4. Gia đình là trường dạy cầu nguyện.
Cha mẹ còn phải dạy cho con cái biết cầu
nguyện. Dạy con cái cầu nguyện không phải là nói về sự cao quí, sự cần thíết, sự
ích lợi hay phương pháp cầu nguyện, nhưng đây là những buổi cầu nguyện được tổ
chức trong gia đình với sự hiện của đầy đủ các thành viên. Những buổi cầu nguyện
đó rất có ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của con cái, tập cho chúng có thói
quen cầu nguyện.
Trong tông huấn về gia đình, Đức Giáo hòang
Gioan Phaolo II khuyên nhủ :
“Kinh nguyện gia đình có nội
dung độc đáo là cuộc sống gia đình… Những vui mừng và cực nhọc, hy vọng và u buồn,
ngày sinh, ngày kỷ niệm chu niên (ngày kính thánh bổn mạng), kỷ niệm ngày cưới
của cha mẹ, những ngày ra đi, vắng nhà và trở lại. Những chọn lựa quan trọng và
quyết liệt, cái chết của những người thân yêu… đều là những dấu hiệu của sự hiện
diện ưu ái của Thiên Chúa trong lịch sử gia đình. Và những biến cố ấy cũng phải
trở thành những lúc thuận tiện cho việc tạ ơn, khẩn nguyện cho sự tin tưởng phó
thác của gia đình trong tay Người Cha Chung ở trên trời”(GĐ số 61 bc).
Truyện : Nhà không có mái che.
Một thanh niên Scotland tìm được một
chân làm vườn trong một gia đình giầu có. Nhưng chỉ hai tuần sau, anh xin thôi
việc. Một người bạn hỏi :
- Có phải công việc quá cực nhọc không
?
- Không, công việc rất nhàn.
- Có phải lương quá ít không ?
- Không, lương khá lắm.
- Hay anh không thích đồ ăn ở đó ?
- Cũng không phải. Đồ ăn rất ngon.
- Vậy tại sai anh thôi việc ?
- Vì nhà đó không có mái che.
Đối với người Scotland, thành ngữ “nhà
không có mái che” nghĩa là gia đình không biết cầu nguyện (Tonne).
IV. PHÂN NHIỆM TRONG
GIA ĐÌNH.
Gia đình Thánh gia là một gia đình tuyệt
vời trong sự phân nhiệm cho các thành viên trong gia đình, trong đó có lớp lang
thứ tự, hợp tình hợp lý để tạo ra sự hài hòa của các thành phần. Các Ngài đã thực
hiện được chữ “thuận”, thuận trên thuận dưới, thuận ngang thuận dọc :
Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn.
Trong việc giáo dục
gia đình, Đức Khổng Tử đã đưa ra một công thức giáo dục rất hay, đó là quân
– thần – phụ – tử : nghĩa là vua phải sống cho ra vua, tôi phải sống ra
tôi, cha phải sống xứng đáng là cha và con xứng phận làm con, bậc nào phải sống
theo bậc ấy, đừng bao giờ đảo lộn. Trong gia đình có ba cấp thành viên, mỗi thành
viên có những nhiệm vụ và quyền lợi riêng :
1. Người cha trong gia đình.
Người ta nói :”Kim chỉ phải có đầu””, vậy ai nên làm chủ gia đình ? Đương nhiên là
người cha và cũng là người chồng và người mẹ cũng là người vợ là hai vai trò
quan trọng nhất. Còn nếu so sánh người cha với người mẹ thì có lẽ vai trò người
cha quan trọng hơn. Tại sao vậy ? Vì người cha có khả năng điều hành tốt hơn, có
cái nhìn bao quát hơn cả trong gia đình lẫn ngòai xã hội, có uy tín hơn để hướng
dẫn các con. Gia đình nào có người cha tốt thì hầu như mọi người trong nhà đều trở nên tốt, vì người cha là cột trụ cho
cả nhà dựa vào, là vị chỉ huy điều khiển mọi người, là người cầm lái đưa cả gia
đình theo một hướng. Nếu ngược lại thì người ta bảo :”Nhà dột từ nóc”, gia đình bị hư hỏng từ đầu :”Cá thối từ đầu”(Piscis e capite vivit et a capite faetet), nên người
ta mới nói :
Người trên ở chẳng chính ngôi
Làm cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.
Nói như thế không phải là một mình người cha điều khiển gia đình, vẫn có
sự tham gia của người mẹ một cách rất nhẹ nhàng mà người ta không ngờ. Nhưng cũng
có lúc vì người cha thiếu khả năng nên người mẹ đã lấn át vai trò người cha.
Truyện vui : Tao là các “Đấng” ấy.
Đôi tân hôn sống với nhau chưa được
bao lâu, người chồng hiền lành, điệu bộ có vẻ “cù lần”, nhưng người vợ lại tinh
anh sắc xảo, có vẻ lấn át. Người chồng nghĩ rằng mình cần phải có tác phong bảo
vệ quyền bính, nhất là con nhà có đạo phải dựa vào “Kinh bổn” mới có nền tảng vững
chắc mà dạy dỗ, kẻo người vợ lấn át quyền gia trưởng :
* Thứ
nhất dựa vào “Kinh bổn”.
Một hôm gặp cơ hội bị bà vợ lấn át,
anh ta mới dõng dạc tuyên bố :”Mày phải biết ngày chịu phép Hôn phối, cha giảng
chồng là gia trưởng, là chủ : chồng giữ địa vị thánh Giuse trong nhà Nazareth. Mày không nhớ trong kinh
cầu ông thánh Giuse : Thánh Giuse làm đầu Thánh gia. Thế tao là đầu trong nhà ,
thay địa vị thánh Giuse, mày phải nhận điều đó mới được”.
* Thứ
hai Sách bổn dạy sao ?
Dạy “cha mẹ phải săn sóc con cái, chồng
phải coi sóc vợ, chúa nhà phải coi sóc đầy tớ : bấy nhiêu “ĐẤNG ẤY” phải coi sóc
kẻ thuộc về mình, hầu bằng cha mẹ phải săn
sóc con cái vậy, chả gì tao cũng vào số “các đấng”. Đừng có mà khinh tao.
(Nguyễn duy Phượng, Thực hiện vâng phục,
1969, tr 241-242).
2. Người mẹ trong gia đình.
Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người
nữ có bản chất riêng, khác nhau mà không dẫm chân lên nhau. Dường như trong gia
đình đã vốn sẵn có một sự phân nhiệm tự
nhiên cho hai người :
- Nếu người chồng là rường cột chống đỡõ
gia đình, thì người vợ là sợi dây thân ái ràng buộc mọi người trong yêu thương
hạnh phúc.
- Nếu người chồng là người đứng mũi chịu
sào, đặt kế họach, tạo điều kiện kinh tế chính cho gia đình, thì người vợ lại là
một quản lý tốt, quán xuyến, sắp xếp mọi công việc trong nhà và bảo vệ tổ ấm
gia đình hơn mọi người khác.
- Nếu người chồng là lý trí, là khối óc
sáng suốt để chỉ huy, hướng dẫn gia đình như một ông thuyền trưởng chỉ huy con
tầu, thì người vợ chính là người tài công khéo léo điều động con tầu đến mục tiêu
đã định.
- Nếu người chồng là biểu tượng của
quyền uy, nghiêm nghị và cứng cỏi, là khuôn mẫu, là kỷ luật thì người vợ là sự
dịu dàng, mềm mỏng, cởi mở để con cái được thỏai mái, dễ chịu trong khuôn khổ
gia đình.
- Và sau cùng, nếu cần phải đối phó với
một xã hội, một cuộc sống đa đoan, phức tạp, muôn mặt, khi sự cứng rắn và sức mạnh của người chồng
không đủ đáp ứng, thì đã có sự khôn ngoan, tế nhị, mềm mỏng của người vợ bổ
sung vào để đạt được kết quả.
Quan niệm “Phu xướng phụ tùy” của xã hội ta ngày xưa không còn phù hợp nữa. Ngày
nay nếu chồng là giám đốc thì vợ phải là quản lý hay phụ tá giám đốc chứ không
phải là tôi tớ. Trong lời hôn chúc lễ Hôn phối Linh mục đọc :”Cha đã đặt người nữ làm trợ tá bất khả phân ly của người nam… Xin
cho anh biết trọn niềm tin tưởng ở chị, nhìn nhận chị là người bình đẳng và cùng
được thừa hưởng sự sống là hồng ân Chúa
ban”.
Truyện : Tài tử Galicopter và người vợ.
Một trong những ngôi sao điện ảnh nổi
tiếng nhất thập niên 50 là nam tài tử Galicopter. Ông nổi tiếng không những vì
tài nghệ diễn xuất mà còn vì cuộc sống hôn nhân mẫu mực của ông. Vào khỏang cuối
đời, quằn quại trong thể xác, ông đã nói về Rochi, người vợ đã chung sống với ông
gần 30 năm như sau :
“Rochi là một người đàn bà
tuyệt vời. Nàng là một người vợ đã biết thích nghi với tính khí và công việc của
tôi. Nàng cũng biết cảm thông với những lỗi lầm của tôi. Nhất là nàng đã biết ở
cạnh tôi khi nàng có thể, mỗi khi tôi cần đến nàng. Nàng là người vợ đích thực”.
Những lời khen tặng trên đây của tài tử
Galicopter là một khẳng định rằng : người nắm giữ hạnh phúc gia đình, người nắm
vai chủ động trong việc xây dựng hạnh phúc hôn nhân chính là người vợ. Dĩ nhiên, sự thành
công của hôn nhân là do sự hợp tác của hai vợ chồng. Nhưng người vợ vẫn giữ vai
trò chủ yếu : “Đàn ông dựng nhà, đàn bà xây
tổ ấm”(Tục ngữ).
3. Con cái trong gia đình.
Còn Chúa Giêsu trong gia đình Nazareth
đã được thánh Luca mô tả vài nét trong Tin mừng :”Và Ngài đã xuống với ông bà về Nazareth. Và Ngài hằng tùng phục hai ông
bà. Còn Mẹ Ngài thì giữ kỹ hết các điều
trong lòng Bà. Và Đức Giêsu cứ tấn tới thêm về khôn ngoan, vóc dáng, và ân sủng
trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người Ta”(Lc 2,51-52).
Trên tường một nhà thờ cổ ở Đức có một
bức tranh được vẽ cách nay khỏang 500 năm, diễn tả trẻ Giêsu đang đi học. Họa sĩ
vẽ Ngài là một cậu bé 6 tuổi đang một tay nắm tay bà ngọai Anna va øtay kia cầm
cặp. Trẻ Giêsu cũng giống như các bé
trai, bé gái cùng thời đến trường để thêm kinh nhgiệm, như Thánh Kinh nói :”Con trẻ ngày càng khôn lớn”.
Đức Giêsu tuy là Thiên Chúa, nhưng với
cương vị là con, Ngài vẫn phải vâng phục thánh Giuse và Đức Maria với tâm tình
con thảo. Sách Huấn ca hôm nay dạy ta :”Ai kính sợ Thiên Chúa thì hiếu thảo với cha
mẹ, ai thờ cha kính mẹ thì sẽ bù đắp lỗi lầm và sẽ được đền bù tội lỗi”.
Hiếu thảo đối với cha mẹ không phải là
một tình cảm tự nhiên mà còn là một điều luật của Chúa :”Ngươi phải hiếu thảo với cha mẹ như Thiên Chúa đã truyền dạy, để được sống
lâu và hạnh phúc trên phần đất Chúa dành cho ngươi”(Đnl 5,16).
Ngày xưa khi cắp sách đi học, các em
nhỏ đã được đọc trong sách “Quốc văn giáo khoa thư” một bài học căn bản về đạo
làm con :
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một
lòng thờ mẹ kính cha
Cho
trọn chữ hiếu mới là đạo con.
Không thiếu gì những bậc danh nhân trên
thế giới đã làm gương cho chúng ta về lòng
hiếu thảo đối với cha mẹ, ngay khi các ngài ở bậc cao trong danh vọng.
Truyện : Nhà bác học Louis Pasteur.
Ngày 14.07.1883, hội đồng thành
phố Dole quyết định đặt tấm đồng ghi danh trên cửa nhà mà Pasteur đã sinh ra. Hôm
ấy, trong bài đáp từ cao thượng, nhà bác học trứ danh đã để lòng trào ra trên nỗi
biết ơn cha mẹ “:
“Ôâi, hỡi cha con, mẹ con ! Ôi, hỡi những người
thân yêu đã chết ! Các ngài đã sống bình dị quá trong căn nhà nhỏ bé này, con đã
chịu ơn tất cả bởi các ngài. Những nhiệt tình của người, hỡi mẹ can đảm của
con, mẹ đã chuyển nó cho con. Nếu con bao giờ cũng đã nối kết vinh quang khoa học
vào vinh quang tổ quốc, chính là vì con đã thấm nhuần những cảm tình mà mẹ phấn khích ở trong con. Và còn người, hỡi
cha thân yêu, mà đời sống cũng nặng nhọc như nghề nghiệp, cha đã tỏ cho con biết
đức kiên nhẫn trong cố gắng lâu dài có thể làm được những gì… Con chúc tụng cả
hai, hỡi cha mẹ thân yêu, cho cuộc sống các người, và xin để cho con huớng về các ngài cái vinh hạnh mà người ta hiến lên căn nhà này ngày hôm
nay”.
(Bùi Đức, Vinh
quang bà mẹ, 1959, tr 59-60).
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà lạt.