LỄ
THÁNH CẢ GIUSE
NGÀI
LÀ ĐẤNG CÔNG CHÍNH
+++
I. GIUSE, VỊ THÁNH CẢ TRONG GIÁO HỘI
Hôm
nay chúng ta hợp cùng toàn thể Giáo hội long trọng mừng lễ thánh cả Giuse.
Chúng ta gọi Ngài là thánh cả vì chức vị cao cả của Ngài : Cha nuôi của Đức
Giêsu, Đấng Cứu Thế.
Tuy
là vị thánh cao cả nhưng Ngài lại sống hết sức khiêm tốn, âm thầm và lặng lẽ. Tất cả Phúc âm chỉ thu gọn
12 câu viết về thánh Giuse, nhưng đều là những câu nói gián tiếp về Ngài.
Tất
cả những gì chúng ta biết về Ngài đều ở Tin mừng theo thánh Matthêu và thánh
Luca. Tin mừng theo thánh Marcô chỉ có
một câu ám chỉ. Còn Tin mừng theo thánh Gioan tuyệt nhiên không có câu nào nhắc
đến Ngài.
Thánh
Kinh không ghi lại một lời nói trực tiếp nào của thánh nhân. Ngài chỉ xuất hiện
một vài lần cách mờ nhạt. Ngài sống ra sao, chết cách nào chẳng có bút tích nào
ghi lại. Cả đời Ngài chỉ sống âm thầm,
khiêm tốn, cầu nguyện và lao động. Hoàn
toàn lo lắng phục vụ Chúa Giêsu và Đức Maria.
Có thể nói lẽ sống của Ngài, vinh dự của Ngài, niềm vui và hạnh phúc của
Ngài chính là chu toàn bổn phận Chúa Cha
đã giao phó cho.
Giáo
hội Phương Tây chính thức tôn kính thánh Giuse vào thế kỷ, 14,15. Năm 1870, theo lời thỉnh cầu của hàng Giám
mục thế giới đang tham dự công đồng Vatican I, Đức Giáo hoàng Piô IX đã long
trọng công bố tôn phong thánh Giuse làm
quan thầy toàn thể Hội thánh vào ngày 19 tháng 3. Và từ đó, ngày 19/3 dương
lịch hàng năm trở thành lể kính thánh Giuse, Bạn thanh sạch Đức Maria và
quan thầy của Hội thánh. Đồng thời hôm nay cũng là lễ quan thầy của Giáo hội
Việt nam chúng ta.
II. GIUSE, NGÀI LÀ ĐẤNG CÔNG CHÍNH.
Kinh Thánh đã xác nhận
thánh Giuse “là người công chính và không
muốn tố giác bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo”(Mt 1,19). Khi gọi
Giuse là người công chính, và nhìn vào cuộc sống của Ngài, chúng ta có thể hiểu
được nội dung của từ công chính ấy.
1. Theo
nghĩa thông thường.
Từ
“công chính” có nghìa là “công bình”, nghĩa là trả lại cho người khác những gì
thuộc về họ. Nói khác đi, công chính là
không dám nhận những gì không phải là của mình. Thánh Giuse định trốn đi khi
biết Đức Maria đã mang thai.
Theo
lời giải thích xưa kia thì thánh Giuse trốn đi vì nghi ngờ Đức Maria bất trung .
Nhưng theo các nhà chú giải mới thì thánh Giuse định bỏ trốn vì thấy mình không
xứng đáng với danh hiệu làm Cha Đấng Cứu Thế.
Chức vị làm Cha Đấng Cứu Thế là một chức vị quá cao trọng, thánh Giuse
thấy mình không phải là Cha Đấng Cứu Thế, không xứng đáng làm Cha Đấng Cứu Thế,
nên Ngài bỏ trốn.
2. Theo
nghĩa đạo đức.
Trước
sự kiện Đức Maria thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, mặc dù không hiểu và
định tâm rút lui trong âm thầm, để thực hiện kế “đào vi thượng sách” khôn
ngoan, nhưng một khi đã được mạc khải cho biết sứ mạng “Cha nuôi” của mình thì
Giuse đã mau mắn rước mẹ con Đức Maria
về nhà mình.
Nhiệm
vụ của thánh Giuse là gìn giữ Đức Giêsu và Đức Maria. Chúa đã trao cho Ngài
nhiệm vụ đó và Ngài đã hết sức chu toàn.
III. VAI TRÒ CỦA THÁNH GIUSE
1. Ngài
là một gia trưởng
Thánh
Giuse được Chúa trao cho nhiệm vụ coi sóc Đức Giêsu và Đức Maria, gìn giữ gia
đình, Ngài đã hết sức chu toàn trong mọi hoàn cảnh trong lúc thuận tiện cũng
như trong hoàn cảnh khó khăn.
Theo
pháp lý, thánh Giuse là Bạn trăm năm của Đức Maria, Ngài là chồng thực sự mặc dầu
không ăn ở với nhau. Ngài cũng phải là Cha của Đức Giêsu mặc dù chỉ là cha
nuôi. Cả Ba vị đã làm thành một gia đình
thực thụ. Người ta thường nói :”Kim chỉ phải có đầu” (Tục ngữ), như vậy
trong gia đình
Việt
nam chúng ta có câu :
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gian khổ cuộc đời
không ai sánh bằng cha.
Người
cha là mái hiên che chắn cho gia đình trước bao giông tố của cuộc đời. Người cha chấp nhận những gian khổ cuộc đời
để nuôi dưỡng gia đình. Chỗ đứng của người cha trong gia đình thật là cần thiết
đến nỗi người ta bảo :
Còn cha gót đỏ như son,
Mất cha, gọt mẹ gót
con đen sì.
2. Ngài
là Đấng Đấng Đồng Công
Trong
công cuộc cứu chuộc nhân loại, vai trò của thánh Giuse thật là mờ nhạt. Kinh Thánh
chỉ nhắc đến Ngài với tư cách là một bác thợ mộc ở
Chúng
ta có thể lý luận răng : Nếu Đức Maria có công sinh thành thì thánh Giuse cũng
có công dưỡng dục, nghĩa là nuôi dạy Chúa Cứu Thế. Nếu Đức Maria được gọi là
Đấng Đồng công cứu chuộc thì thánh Giuse cũng đóng góp một phần không nhỏ trong
công cuộc cứu thế của Chúa Giêsu.
Tuy
Hội thánh chưa bao giờ tuyên phong thánh Giuse là Đấng Đồng công cứu chuộc như
Đức Maria, nhưng qua sự cộng tác của Ngài, chúng ta có thể tôn phong Ngài là
Đấng Đồng công cứu chuộc sau Đức Maria.
Vì
thế, thánh tiến sĩ Bênađô mới nói :”Thiên
Chúa Cha chọn thánh Giuse không những để làm người an ủi Đức Maria khi gặp gian
truân và để làm Cha nuôi Chúa Con mà còn để thánh nhân cộng tác vào công trình
của Chúa Cứu Thế là công việc chung cả Ba Ngôi Thiên Chúa”.
3. Ngài
là đầy tớ trung thành
Nếu
ơn gọi phát xuất từ sáng kiến của Thiên Chúa và nỗ lực của bản thân để đáp trả
lời mời gọi, thì qua bài Tin mừng hôm nay,
chiêm ngưỡng thánh Giuse trong dáng dấp “người công chính” cũng cho thấy
Thánh Giuse là tôi tớ trung tín một đời, sẵn sàng vâng nghe tiếng gọi và mau
mắn thi hành.
Thánh
Giuse biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng, tất cả đều cậy nhờ vào Thiên Chúa (Lc
17,10). Ngài đặt mình trước Thiên Chúa như bông huệ ngoài đồng để Thiên Chúa
nuôi dưỡng mặc đẹp cho Ngài (Lc 12,27), và để Thánh Thần Thiên Chúa qua Ngài
dẫn dắt Hài nhi Giêsu và Đức Trinh nữ Maria theo ý của Thiên Chúa.
Bác
thợ mộc Giuse, người đầy tớ vô dụng của Thiên Chúa, đã được Thiên Chúa yêu mến
:”Giuse là người công chính” (Mt 1,19).
Thánh Giuse là người bình thường như bao gia trưởng khác, nhưng luôn vâng ý
Chúa, chấp nhận cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa.
Như
Đức Mẹ đã thưa “XIN VÂNG” với Thiên
Chúa, lời thưa “xin vâng” của thánh Giuse
được thể hiện qua những biến cố chúng
ta đọc thấy trong Tin mừng thời thơ ấu Chúa Giêsu. Ngài luôn sẵn sàng bỏ ý riêng mình để làm
theo ý muốn của Thiên Chúa qua những lần Thiên Chúa báo mộng. Qua đó, thánh
nhân đã chu toàn vai trò của mình như một người làm cha làm chồng gương mẫu
trong gia đình
4. Ngài có thần thế
trước tòa Chúa
Ngày
xưa, khi bên Ai cập xẩy ra nạn đói, dân chúng không có gì ăn, đã chạy đến cùng
vua Pharaon xin cứu giúp. Nhà vua đã trả lời cho dân chúng :”Ite ad Joseph” : hãy đến cùng Giuse”, vì
lúc đó ông Giuse đang giữ kho lương thực của nhà nước. Qua lời xin, ông đã ban
phát lương thực cho dân chúng.
Ông
Giuse ở bên Ai cập xưa chỉ là hình bóng thánh Giuse ngày nay. Chúng ta đến xin Chúa điều gì, Ngài cũng bảo
chúng ta :”Hãy đến cùng thánh Giuse”. Chúa sẽ dùng thánh Giuse mà ban phát cho
chúng ta muôn vàn ơn.
Thánh
Giuse có thần thế trước mặt Chúa như vậy không phải tự con người của Ngài nhưng
là vì ngày xưa, tuy là Cha nuôi của Chúa Giêsu mà Ngài đã vâng theo thánh ý
Chúa như một tôi tớ trung thành, thì nay Chúa vẫn ban cho Ngài quyền thế cao cả
như vậy.
Cảm
nghiệm điều đó, thánh nữ Têrêsa Avila đã nói :”Tôi thấy không lần nào xin sự gì cùng thánh Giuse mà không được như ý.
Dường như Thiên Chúa ban ơn cho các thánh giúp ta việc nọ việc kia. Nhưng kinh
nghiệm cho tôi biết rằng thánh Giuse giúp chúng ta trong mọi trường hợp. Tôi
lấy danh Chúa mà xin nhưng ai không tin lời tôi thì hãy cứ thử mà xem”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt