LỄ CHÚA KITÔ VUA C
ĐỨC GIÊSU LÀ VUA VŨ TRỤ
+++
A. DẪN NHẬP.
Hôm
nay, Chúa nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội dành để biệt kính Đức Giêsu Kitô,
Vua vũ trụ. Như vậy, năm Phụng vụ được mở đầu bằng 4 Chúa nhật Mùa Vọng, chuẩn
bị đón nhận Con Chúa giáng trần; và Chúa nhật 34 thì tôn kính Đức Giêsu là vua
cao cả của vũ hoàn. Nhưng danh hiệu và vương quyền của Ngài như thế nào ? Dù
Kinh Thánh kể rằng Ngài là “dòng dõi” vua Đavít, nhưng phải chăng Ngài cũng chỉ
tương tự như Đavít ?
Trong
bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca mô tả cảnh Đức Giêsu bị treo trên cây thập giá
giữa hai tên trộm cướp và bị mọi người nhạo báng. Hình ảnh này tạo cho ta một
cảm tưởng rằng Ngài dường như bị thất thế, bị kết án như một tên tử tội, bị
lăng mạ bởi chính các “thần dân” của mình. Nhưng với con mắt đức tin chúng ta
thấy chính lúc ấy là lúc thành công, chính trong lúc ấy Ngài được Chúa Cha
phong vương cho Ngài và Ngài đã làm lễ đăng quang trên chính thập giá đó. Ngài
đã thành công ở chỗ hy sinh mạng sống mình để cứu chuộc loài người, đã hòa giải
nhân loại với Thiên Chúa. Vì thế, Thiên Chúa Cha phong vương cho Ngài và đặt
mọi sự dưới chân Ngài để Ngài làm bá chủ muôn loài. Ngài thực sự là vua và còn
là vị Vua Cao Cả, độc nhất vô nhị, mãi mãi vượt trên mọi vua chúa ở trần gian
và triều đại Ngài sẽ vô cùng cô tận.
Khi
sinh thời, Đức Giêsu đã phán :Ta là đường, là sự thật và là sự sống”, ai
theo Ngài thì không sợ bị lạc lối. Vì thế, chúng ta hãy công nhận vương quyền
của Ngài, tin theo Ngài và góp phần xây dựng vương quốc Ngài bằng đời sống tin
yêu và phục vụ. Con đường về Nước Trời chính là nỗ lực chu toàn bổn phận đối
với bản thân, gia đình và xã hội. Không có bổn phận nào là đơn giản và dễ dãi.
Tuy nhiên, Thiên Chúa luôn thấu hiểu và phù trợ ta qua lời chuyển cầu của Đức
Maria và các thánh. Đức Kitô đã rộng mở cánh cửa tình yêu bằng hy sinh trọn vẹn
của Ngài cho chúng ta.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1 : 2Sm
5,1-3.
Đoạn
này thuật lại cuộc phong vương lần thứ hai cho Đavít. Sau khi vua Saulê chết,
tiên tri Samuel đã nhân danh Thiên Chúa xức dầu cho Đavít để ông làm vua các
chi tộc ở Giuđêa. Sau một thời gian, vì mộ mến tài đức của Đavít, các chi tộc
miền Bắc vốn trung thành với dòng tộc
vua Saulê cũng phong Đavít làm vua nữa. Từng bước một Đavít đã trở nên vua của
12 chi tộc
Đức
Kitô là Đavít mới nhờ thập giá sẽ kiện
toàn sự thống nhất hoàn hảo và mãi mãi của dân Thiên Chúa.
+
Bài đọc 2 : Cl 1,12-20.
Thánh
Phaolô trích dẫn một bài thánh thi trình bầy địa vị của Đức Giêsu Kitô. Theo
đoạn thư này, tư tưởng được trình bầy cho tín hữu Côlôssê như sau :
-
Phải cảm tạ Thiên Chúa Cha, Đấng đã qui tụ họ về Vương quốc của Con Người.
-
Địa vị tối thượng của Đức Kitô : Ngài vượt trên vũ trụ vì Ngài là Đấng sinh
thành ra vũ trụ và cùng đích của muôn loài.
-
Đức Giêsu là nguồn mạch cứu độ vì Ngài đã làm hòa vũ trụ với Thiên Chúa.
Như vậy Ngài đóng vai trò trung tâm và là Đấng
trung gian duy nhất thâu tóm mọi kế hoạch của Thiên Chúa Cha.
+
Bài Tin mừng : Lc 23,35-43.
Trong
bài trình thuật này, thánh Luca mô tả Đức Giêsu chịu treo trên thập giá với đám
khán giả hỗn độn.
Phía
dưới chân thập giá có những khán giả :
-
Dân chúng nhìn một cách bàng quan như không liên quan gì đến mình.
-
Các thủ lãnh Do thái chế nhạo :”Hắn đã cứu người khác thì hãy cứu lấy mình
đi, nếu hắn là Đức Kitô”.
-
Lính canh cũng chế diễu :”Nếu ông là vua dân Do thái thì hãy cứu lấy mình
đi”.
Trên
đầu Ngài có bảng chữ : Đây là vua dân Do thái (INRI).
Bên
cạnh Ngài là hai tên trộm : một tên hùa theo đám đông chế nhạo Ngài, tên kia
thì công nhận Ngài là vua.
Hình
ảnh nói lên hai tên trộm lành và dữ này cho ta thấy rằng ơn cứu độ đến từ Đấng bị đóng đinh. Việc Đức
Kitô nhận người trộm lành vào vương quốc Ngài, là dấu chỉ tất cả các tín hữu
tin vào Chúa sẽ được vào Nước Trời.
Qua
cái chết của Đức Kitô,”Vua người Do thái”, Thiên Chúa đã làm cho Đức Kitô trở
nên nguồn suối ơn cứu chuộc cho cả và loài người ta.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Đức Giêsu là Vua chúng ta
1.
Kinh Thánh hé mở cho chúng ta.
Trong
chu kỳ năm Phụng vụ, đã có ba ngày Giáo hội long trọng nhắc đến tước hiệu “Vua”
của Đức Kitô, tuy không rõ ràng tôn vinh tước hiệu ấy..
-
Lần thứ nhất, trong ngày lễ Hiển linh :”Khi Đức Giêsu sinh ra tại
-
Lần thứ hai trong Tuần Thánh, với việc Đức Giêsu long trọng vào thành
Giêrusalem (Mc 11,1tt). Rồi trước tòa án Philatô, ông cho Đức Giêsu ngồi ở
Gabata, ghế dành riêng cho quan tòa. Như vậy, vô tình Philatô công nhận Ngài là
vua. Chính Ngài cũng khẳng định :”Tôi là vua dân Do thái”(Ga 18,37).
Philatô cũng truyền cho người ta viết
tấm bảng trên đầu thập giá với hàng chữ :”Giêsu Nazareth Vua dân Do thái”(Ga
19,19)
-
Lần thứ ba, trong ngày Đức Giêsu lên trời, Hội thánh tôn vinh vua oai phong đi
vào vinh quang và chờ đợi ngày Người lại đến (Mc 16,19) để phán xét kẻ sống và
kẻ chết trong ngày cánh chung.
2.
Nhiều người công nhận Ngài là vua.
Trong
đoạnTin mừng ta thấy người ta vô tình hay hữu ý nhận Đức Giêsu là vua : Dân
chúng nói Ngài là vua – Kỳ mục nói Ngài là vua – Philatô viết Ngài là vua – Kẻ
trộm lành cũng tuyên xưng Ngài là vua – cùng cả và trời đất cũng nói lên Ngài
là vua, thì chắc chắn Ngài là vua và Ngài phải là vua nữa.
Chúng ta có thể trích
ra vài câu Kinh Thánh để làm chứng :
-
Câu 37 : “Nếu ông là vua dân Do thái, ông hãy cứu mình đi”.
-
Câu 38 : Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy lạp, La tinh và Do thái như
sau :”Người này là vua dân Do thái”.
-
Câu 42 : “Lạy Ngài, khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi”.
Các
câu này nói lên vương quyền của Đức Kitô, Luca nhắc đi nhắc lại để nêu cao
vương quyền đó.
3.
Ngày đăng quang của Đức Giêsu .
Nghi
thức phong vương thường là thầy thượng phẩm nhân danh Thiên Chúa xức dầu tấn
phong ai làm vua trước mặt đông đảo dân chúng chứng kiến và nhiệt liệt tung hô
(Bài đọc 1).
Nhưng,
nghịch lý thay, Đức Giêsu được phong vương trên thập giá với bản án trên đầu :”Đây
là vua dân Do thái”.
Ngai
vàng là cây thập giá. Từ trên cao, Chúa nhìn xuống thần dân, giang hai tay
ra để ôm lấy dân Ngài.
Vương
miện là vòng gai cuốn trên đầu.
Ao
cẩm bào là thân hình trần trụi ô nhục.
Những
người tham dự : kẻ thù, Mẹ và một số môn đệ.
Tiếng
tung hô là những tiếng đả đảo :”đóng đinh nói đi”, và những tiếng khóc
nức nở của người thân.
Cảnh
trí : núi Sọ và bầu trời u ám.
Diễn
từ nhận chức: “Lạy Cha xin hãy tha cho họ” và sau cùng :”Mọi sự đã
hoàn tất”.
Trước
đây Đức Giêsu đã từng tuyên bố :”Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người
lên với Ta”(Ga 12,32). Trên thập giá, kẻ trộm lành đã nhận ra Đức Giêsu là
Đấng Cứu thế, là Vua vũ trụ, anh đã nhận ra tội lỗi của mình, tỏ lòng sám hối
và đã thưa với Đức Giêsu :”Lạy Ngài, khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến
tôi”(Lc 23,42) và như vậy anh muốn thuộc về vương quốc Thiên Chúa. Và Đức
Giêsu hứa với anh:”Ta bảo thật ngươi
:”Ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”(Lc 23,43).
II. THẾ NÀO LÀ VUA ?
Theo
quan niệm Nho giáo, người cầm quyền chính trị là vua. Vua được gọi là Con
Trời hay Thiên tử.
Chữ
VƯƠNG (Vua) gồm có 3 nét ngang và một nét dọc, Ba nét ngang là chữ Tam hay quẻ
Càn, tượng trưng cho Tam tài hay ba đạo : Thiên đạo, Địa đạo và Nhân đạo. Sổ
dọc đứng giữa ngụ ý Vua là kẻ thụ mệnh Trời, đứng ra dung hòa ba đạo : Trời,
Đất và người. Dung hòa ba đạo ấy thành
một duy nhất. Khổng Tử nói :”Nhất quán tam vi vương” là thế.
Du
khách đến Huế không thể quên được đàn
Tại
Huế, đàn
Điện
Thái hòa là nơi vua cùng triều đình lo việc phục vụ dân chúng.
Cửa
Ngọ môn xây hướng về nam, nơi mặt trời lên cực điểm, vào giờ Ngọ, tức là 12 giờ
trưa, giờ mặt trời “đứng bóng”, giờ mà hình và bóng nên một.
Từ
điện Thái Hòa, qua Ngọ môn, vua sẽ tiến thẳng về phía nam để đến đàn
Đức
Kitô Vua vũ trụ, Vua của chúng ta, là chính Mặt Trời đúng ngọ, là Mặt Trời lên
cực điểm, và Ngài cũng muốn chúng ta nên một với Ngài, như hình và bóng nên một
vào giờ chính ngọ. Đức Kitô, Vua vũ trụ,
Vua chúng ta đã thay chúng ta dâng lễ
cho Chúa Trời, và nay, bên cạnh Chúa Cha, vẫn hằng cầu thay nguyện giúp cho
chúng ta :”Đức Giêsu, chính vì Người hằng sống muôn đời, nên phẩm vị tư tế
của Người tồn tại mãi mãi. Do đó, Người có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho
những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống để
chuyển cầu cho chúng ta”(Dt 7,24-25).
Người
Việt nam chúng ta rất kính trọng vua. Người dân mình kính vua vì vua là “Thiên
Tử”, là Con Trời, là người có “thiên mệnh”, là “Dân chi phụ
mẫu” – cha mẹ của dân. Một vị vua sẽ được kính tôn là minh quân và
thiên tử nếu vị ấy thực sự thương dân
như cha mẹ thương con, xả thân lo cho dân cho nước như cha mẹ hy sinh cho con
cái, đôi khi còn dám nghĩ “hay để trẫm nộp mình cho giặc để cứu muôn dân”
? như vua Trần nhân Tông xưa kia.
Vua
Kitô của chúng ta không những là “Thiên tử” trong tước hiệu, mà còn là “Con
Trời” trong bản tính. Mừng kính, tôn
vinh Chúa Giêsu là vua vũ trụ, chúng ta cũng được mời gọi làm vua như Ngài.
Chúng ta là Alter Christus (Chúa Kitô khác), là Đức Kitô toàn thể, là nhiệm thể
Đức Kitô. Chúng ta có nhiệm vụ hầu hạ mọi người, dấn thân phục vụ đồng loại.
III. ĐỨC GIÊSU LÀ VUA CHÚNG TA.
1.
Tại sao lại gọi Đức Giêsu là vua ?
Chúng
ta thường nghe người ta nói : Sư tử là vua vì nó là con vật mạnh mẽ nhất trong
muôn loài thú. Ta cũng thấy người ta gọi ông vua dầu lửa, vua thép, vua nhạc
rock… Đó là những nhân vật tài giỏi nhất, làm bá chủ về một lãnh vực nào đó.
Tương tự như thế, Đức Giêsu được gọi là “vua”, vì Ngài là một con người hoàn
hảo nhất, cao thượng nhất, tài giỏi và quyền năng nhất. Nhờ đã hạ mình vâng lời
chịu chết, một cái chết thập giá, mà Ngài đã được Thiên Chúa siêu tôn và ban
danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu là :”Đức Giêsu Kitô là Chúa”(x.
Pl 2,8-9).
2.
Vương quyền của Đức Kitô.
Thiên
Chúa đã đặt Đức Giêsu làm vua vũ trụ, đặt mọi sự dưới quyền điều khiển của
Ngài. Ngài là vua vĩnh cửu và truyệt đối, vương quyền Ngài không có giới hạn.
Chúng ta vẫn tuyên xưng trong kinh Tin kính:”Người lên trời ngự bên hữu Đức
Chúa Cha và Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước
Người sẽ không bao giờ cùng”! Vương quốc của Ngài không bị giới hạn bởi
không gian và thời gian như các vua chúa ở trần gian này, nước Ngài là nước
thiêng liêng và vĩnh cửu.
Truyện :
Vua Cảnh Công nước Tề.
Vua Cảnh Công nước Tề,
một hôm lên chơi núi Ngưu Sơn. Nghĩ rằng có ngày sẽ phải chết và giang sơn gấm
vóc lại lọt vào tay kẻ khác, vua liền trào nước mắt thương tiếc. Đoàn tùy tùng
thấy vua khóc cũng khóc theo. Duy chỉ có An Tử là chúm miệng cười. Vua chau mày
hỏi :
-
Tại sao ai cũng khóc cả, mà nhà ngươi lại cười ?
An
Tử trả lời :
-
Nếu các đời vua trước mà còn sống, thì vua ngày nay hẳn còn phải mặc áo tơi nón
lá. Nhờ thế sự thăng trầm mà nay đến lượt vua được mặc áo gấm, đội mũ ngọc. Thế
mà vua lại khóc. Thấy Đấng làm vua bất nhân, bầy tôi siểm nịnh, tôi không cười
sao được ?
3.
Đức Giêsu là vua thế nào ?
Cứ
nhìn vào lịch sử nhân loại sẽ thấy vua Trụ và vua Kiệt là những hôn quân, một
Tần thủy Hoàng bạo ngược đến độ đốt sách, giết các nhà trí thức, học trò giỏi
trên 2000 mạng để dễ bề cai trị; một Néron hung tàn vì thỏa mãn lòng kiêu
căng đã đốt sạch đế đô La mã để có cớ
xây lại huy hoàng hơn; một Napoléon tham vọng đã đẩy hàng triệu người vào cái
chết và gần đây một Hitler hiếu chiến hiếu sát đã lôi kéo cả thế giới vào một
cơn lốc chém giết, tàn phá nhau kinh khủng. Và biết bao vua chúa quan quyền
khác đã cai trị thần dân bằng cách bắt họ lụy phục mình hơn là phục vụ họ.
Vương
quyền dầu lớn lao, tuyệt đối, nhưng Đức
Giêsu trước sau chỉ có một đường duy nhất là yêu thương và phục vụ mà thôi. Chính
vì tình yêu vời vợi như thế, Đức Kitô đã chấp nhận chết cho thần dân của mình. Ngài hiến thân hy
sinh cho cả Hội thánh, Như vậy, qua cuộc hiến tế của Ngài, chúng ta nhận ra,
vua Kitô không chỉ là Vua hiền lành, nhân từ, Ngài còn là vị vua hạ mình đến
tận cùng. Đến nỗi khi nhìn ngắm sự hạ
mình của Ngài trong cuộc hiến tế thương đau, ta chỉ còn biết lặng người đi,
chiêm ngắm, thờ lạy, cảm tạ, chúc tụng, nguyện một lòng mang ơn Ngài và trung
thành theo Ngài đến trọn cuộc đời.
Truyện :
Chiếc nhẫn.
Cách
đây không lâu, những người thợ lặn đã phát hiện ra một con tầu bị chìm cách đây 400 năm ngoài biển khơi ở
vùng phía bắc
Hàng
chữ được khắc trên chiếc nhẫn –“Ta không còn gì để cho con” – có thể
được đặt trên thập giá của Đức Giêsu. Vì từ trên thập giá đó, Ngài đã cho chúng
ta tất cả những gì Ngài có. Ngài cho chúng ta tình yêu và mạng sống. Ngài cho
chúng ta tất cả những gì một người có thể trao ban cho người mình yêu :”Không
có tình thương nào lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình vì bạn
hữu”(
4.
Ai là vị vua xứng đáng nhất ?
Trong
bài đọc 2, thánh Phaolô trích dẫn một bài thánh thư trình bầy địa vị của Đức
Giêsu Kitô : Đức Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu mà muôn vật
được tạo thành và nhờ cái chết của Ngài trên thập giá mà mọi người được giao
hòa lại với Thiên Chúa :
“Thiên
Chúa đã làm cho Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết và đặt bên hữu Ngài trên trời.
Như vậy, Ngài đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước
vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới
tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu
toàn thể Hội thánh; mà Hội thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của
Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn”(Ep 1,20-23).
Như
thế, Đức Giêsu là vua tối cao trên toàn thể vũ trụ, Ngài là người xứng đáng
nhất để nhận lấy cái vinh dự đó.
Truyện :
Người xứng đáng nhất.
Vào
thời thập tự viễn chinh, nhằm bảo vệ thánh địa và đảm bảo an ninh cho khách
hành hương, vua Philipphê của nước Pháp đã làm một cử chỉ lạ thường. Trước mỗi
lần lên đường, ông tháo gỡ triều thiên đang đội trên đầu, rồi đặt nó lên một
chiếc bàn và ghi dòng chữ như sau :”Dành cho người nào xứng đáng nhất”.
Sau
đó, ông qui tụ tất cả tướng lãnh, các hiệp sĩ, những người hầu cận lại trước
mặt ông và yêu cầu họ hãy quên ông là vua và là người chỉ huy của họ. Ông nói
với mọi người rằng chiếc vương miện được dành cho người nào tỏ ra xứng đáng
nhất trong cuộc chiến đấu.
Cuộc
viễn chinh đã hoàn tất cách vẻ vang, mọi người hát khúc khải hoàn trở về quê
hương. Họ tụ tập chung quanh vương triều và một tướng lãnh tiến lại cầm lấy
triều thiên đội lên đầu của Philpphê và
nói :”Tâu bệ hạ, bệ hạ là người xứng đáng nhất”.
Chỉ
có một người xứng đáng nhất được tuyên xưng tước hiệu là vua, đó là Đức Giêsu
Kitô. Chỉ có mình Ngài là vua đích thực, bởi vì duy mình Ngài mới có thể mang
lại sự sống cho con người, duy mình Ngài là chủ của lịch sử nhân lọai, duy mình
Ngài là Đấng xứng đáng đội triều thiên vương giả. Ngài là vua duy nhất và đúng
nghĩa nhất. Ngài là vua, không những vì Ngài là Đấng trao ban sự sống, mà còn
vì Ngài đã thể hiện vương quyền một cách đúng nghĩa nhất.
IV. HÃY TIN THEO ĐỨC KITÔ VUA.
1.
Chấp nhận vương quền của Chúa.
Hôm
nay mỗi người cần tự hỏi mình có chấp nhận vương quyền của Chúa không ? Ta có
để cho Chúa làm chủ tâm hồn và đời sống chưa ? Ta tuyên xưng và loan truyền
vương quốc của Chúa thế nào ? Nhận Chúa là vua vũ trụ xem ra là một việc dễ
dàng, còn để Chúa làm chủ tâm hồn và đời sống xem ra không phải là một việc dễ
dàng.
Đức
Giêsu đã được Thiên Chúa Cha phong làm vua vũ trụ và dĩ nhiên cũng là vua lòng
mọi người. Chúng ta chỉ có hai thủ lãnh để theo : một là Chúa Giêsu, hai là ma
qủi. Chúng ta phải chọn một trong hai, hoặc là vị này hoặc là vị kia, là Chúa
hay là ma qủi. Trong vấn đề này chúng ta không thể trung lập để “bắt cá hai
tay”, bởi vì người ta thường nói :
Một
nhà hai chủ không hòa,
Hai vua một nước, ắt là không yên.
Vậy
chúng ta phải theo vị thủ lãnh nào ? Chắc chắn chúng ta chọn Đức Giêsu là vua
bởi vì tất cả chúng ta đã được chịu phép
rửa tội. Qua phép Rửa tội, mỗi người chúng ta được thông phần cái chết và sự
sống của Chúa Giêsu, được tham dự vào chức năng làm vua của Chúa Kitô. Đúng là
: “Con vua thì lại làm vua”.
3.
Làm cho vương quốc Ngài phát triển.
Ngày
xưa, tiên tri Giêrêmia cũng nhắc đến những yêu tố làm cho vương quyền Thiên
Chúa phát triển qua sự nhân nghĩa, công bình và chính trực (Gr
9,23). Ngày nay, Giáo hội cũng thúc giục chúng ta phải làm cho vương quốc Ngài được phát triển
nơi mọi người, mọi dân tộc:”Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị
đến”. Vì thế, trong hiến chế Lumen gentium, công đồng Vatican II dạy :
“Vì
thế, với ân huệ của Đấng sáng lập, và trong khi trung thành tuân giữ các giới
răn bác ái, khiêm nhường và từ bỏ, Giáo hội đã lãnh nhận sứ mạng truyền giáo và
thiết lập Nước Chúa Kitô và Nước Thiên Chúa trong mọi dân tộc; Giáo hội là mầm
mống và khai nguyên Nước ấy trên trần gian. Đang lúc từ từ phát triển, Giáo hội
vẫn khát mong Nước ấy hoàn tất và thiết
tha hy vọng, mong ước kết hợp với vua mình trong vinh quang”(L.G. đ 5).
Sách
Khải huyền đã ca ngợi :”Lạy Đức Kitô, Vua vũ trụ, chỉ có Ngài mới xứng đáng
nhận vương quyền, vinh quang và vinh dự, vì “Ngài đã bị giết và đã lấy
máu đào cứu chuộc muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi
dân”(Kh 5,9).
Giáo
hội đặt lễ Chúa Kitô Vua vào cuối năm phụng vụ như một lời tuyên xưng rằng Chúa
là một Vương tướng mà chúng ta hết thảy quân đội dưới bóng cờ Ngài, và Ngài
hướng dẫn tất cả về cùng Chúa Cha. Ngài đã chịu đau khổ nhưng Ngài đã toàn
thắng trong vinh quang.
Ngày
xưa, trên đầu cây thánh giá có một tấm bảng ghi :”Đây là vua dân Do thái”,
khiến người ta qua lại mỉm cười khinh chê. Ngày nay cả Giáo hội tôn vinh, giữa
công trường thánh Phêrô, có một cột đá khổng lồ cao 25 mét, ngày xưa ở một đền
bụt thần được đưa về đây để tượng trưng cho sự toàn thắng của Chúa Cứu thế,
dưới cây thánh giá có khắc ba hàng chữ bằng tiếng La tinh :
CHRISTUS
VINCIT: Chúa Kitô toàn thắng.
CHRISTUS
REGNAT : Chúa Kitô quản suất.
CHRISTUS
IMPERAT : Chúa Kitô thống trị.
Đó
là những lời tung hô của Giáo hội trong ngày lễ hôm nay.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt