N Ô L Ệ
_____________________________________
Vợ
chồng phục vụ nhau
I. LỜI CHÚA : Pl 2,6-11;
Mt 20,27-28.
Ngược
dòng lịch sử, ta thấy nguyên tổ loài người đã phạm tội, mất quyền làm con Chúa,
phải sống dưới quyền lực của ma qủi và tội lỗi, mất hạnh phúc đời đời. Nhưng
trong hoàn cảnh bi đát ấy, Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ :”Chúa Cha yêu
thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài xuống trần...”
Khi
thời gian viên mãn, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống trần cứu chuộc nhân loại. Đó
là Đức Giêsu Kitô. Thánh Phaolô đã ca
tụng :”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy
trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc
lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Đức
Kitô không những trở nên người phàm để sống với người phàm mà còn hạ mình hơn
nữa là trở nên nô lệ để phục vụ con người.
Chính
Chúa Giêsu cũng khẳng định :”Anh em phải biết : thủ lãnh các dân thì lấy quyền
mà cai trị dân, những người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Giữa anh em
thì không được như vậy. Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ
anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì
phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con
Người đến không phải được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng
mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,26-28).
II. PHỤC VỤ LÀ LÀM TÔI TỚ – NÔ LỆ.
1.
Ngày xưa, chế độ nô lệ đã được thực hành tại Israel. Phần đông nô lệ gốc ngoại
quốc : đó là những tù binh chiến tranh bị bắt làm nô lệ theo thông lệ thời xưa
(Đnl 21,10), hoặc các nô lệ mua lại của những người buôn bán nô lệ (St
17,12). Người Hy bá cũng bị bán hoặc tự
bán mình làm nô lệ (Xac 21,1-11 ; 22,2).
Cần
lưu ý là trong Thánh Kinh cùng một từ vừa vừa chỉ đầy tớ vừa chỉ nô lệ. Luật công nhận nô lệ như một thói tục đã
thành hình (Xac 21,21), nhưng Luật luôn cố gắng làm giảm bớt tính cách hà khắc
của chế độ nô lệ, và mặc dù diễn tả một lý tưởng hơn là một thực tại, nhưng
Luật đã chứng nhận ý nghĩa đích thực của con người.
2.
Ngày nay, tuy chế độ nô lệ không còn
được công nhận trên thế giới, nhưng
hình thức bóc lột con người không khác với chế độ nô lệ. Hình thức có khác
nhưng nội dung là một, ví dụ có những trẻ em phải làm việc trong những môi
trường hết sức tồi tệ, phải làm việc nhiều giờ, mất hết tự do và bị đối xử như
những tên nô lệ thời xưa.
Truyện vui :
Có
một anh chàng đến tán tỉnh một cô gái. Anh ta hạ mình xuống nói với cô ta :
-
Anh yêu em lắm, anh xin làm nô lệ cho tình yêu của em.
Cô
gái trả lời tỉnh bơ :
-
Chế độ nô lệ ngày nay đã lỗi thời rồi anh ạ.
Tuy
không còn chế độ nô lệ, nhưng trong đời sống gia đình, nhiều khi người chồng cư
xử với vợ mình như những người nô lệ : thiếu gì những cảnh hành hung trong gia
đình, nhiều khi người vợ bị thương tích suốt đời.
III. VỢ CHỒNG PHỤC VỤ NHAU.
Sau
khi đã thành hôn, hai người nam nữ đã trở nên một xương một thịt, nên họ phải
phục vụ nhau, vì như thánh Phaolô bảo :”Có ai ghét thân xác mình bao giờ, trái
lại, người ta phải nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình” (Ep 5,29). Thấn xác của chồng là của vợ, và thân xác
của vợ là của chồng, mỗi người chỉ còn có một nửa. Ai không yêu thân xác mình
là tự mâu thuẫn.
Nếu
vợ chồng trở nên tôi tớ hay nô lệ của nhau một cách ý thức và tự nguyện, chứ
không bị ép buộc, thì đó là một điều
đáng khen ngợi. Có một bà vợ đã tâm sự
:
Vì chàng thiếp phải bắt cua,
Những như thân thiếp, thiếp mua ba đồng.
Vì chàng thiếp phải long đong,
Những như thân thiếp cũng xong một bề.
(ca dao)
Vợ
chồng phải yêu thương nhau như tình yêu giữa Chúa Giêsu và Hội thánh. Yêu nhau là phải hy sinh cho nhau, mà hy
sinh là phục vụ, mà phục vụ thì trở nên tôi tớ một cách ý thức. Đừng bao giờ coi nhau như một đối tượng để
mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình :
Con trâu có một hàm răng,
Ăn cỏ đồng bằng, uống nước bờ ao.
Bây giờ mày ở với tao
Đến khi mày chết, tao cầm dao xẻ thịt mày.
Sừng mày tao tiện con cờ,
Cán dao, cán mác, lưỡi dầy, lưỡi thưa.
(ca dao)
KẾT LUẬN
Hãy
theo gương Đức Maria vì Đức Maria đã trở nên tôi tớ của Thiên Chúa (Lc 1,38).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim Phát
Tháng 10 / 2002