NGHĨA
TÀO KHANG
+++
Dân
gian Việt nam chúng ta có một câu cao dao rất hay, nói về sự chung thủy của vợ
chồng, tuy khó hiểu, cần phải giải thích mới rõ nghĩa :
Vợ chồng
là nghĩa tào khang
Chồng hòa
vợ thuận nhà thường yên vui.
Sinh con
mới ra thân người,
Làm ăn
thịnh vượng đời đời ấm no.
I. HÔN NHÂN, MỘT ƠN GỌI.
Ơn
gọi ở đây chúng ta thường hiểu là ơn Chúa gọi. Nhiều người lầm tưởng ơn gọi chỉ
dành riêng cho người dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì.
Thực
ra, mỗi người đều có ơn gọi. Ai sống theo ơn gọi là sống theo ý Chúa. Có người
sống độc thân, có người sống trong bậc sống gia đình. Ơn gọi nào cũng tốt, miễn
là chúng ta biết lựa chọn và sống theo đúng ơn gọi của mình.
Do
đó, hôn nhân gia đình cũng là một ơn gọi cao quí của con người. Cao trọng vì nó
họa lại rõ nét nhất hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi : vợ, chồng, con cái yêu thương
nhau. Cao trọng vì con người tiếp tục
tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa : sinh đẻ con cái. Ngoài ra, hạnh phúc căn bản thực sự chỉ có trong
mái ấm gia đình yêu thương, từ đó phát sinh ra các hạnh phúc khác (Tv 127).
Vì
vậy, những bậc làm cha mẹ cần thấy được tầm quan trọng của ơn gọi này, bởi khi
đã chọn lựa và quyết định thì cần phải sống trọn vẹn những gì mình đã cam
kết. Trọn vẹn ở đây, không có nghĩa
là nên hoàn hảo 100%, hay là vẹn toàn
tuyệt mỹ chỉ có nơi Thiên Chúa, nhưng là sống hết mình, với tất cả tấm lòng dù
có giới hạn, khiếm khuyết, lỗi lầm.
II. CHUNG THỦY TRONG HÔN NHÂN
Chúng
ta cũng nhau tìm hiểu câu đầu xem nó ra làm sao, vì có mấy từ bằng chữ Hán khó
hiểu, nhưng biết chắc là nói về sự chung thủy trong đời sống vợ chồng :
Vợ chồng
là nghĩa tào khang,
Chồng hòa
vợ thuận nhà thường yên vui.
1.
Hôn nhân là một định chế
Chúng
ta tìm hiểu từ “Vợ chồng” . Vợ chồng là sự nối kết giữa hai người nam nữ
bằng tình yêu và tình dục, qua hôn nhân, để cùng chung sống với nhau, cùng chia
sẻ, cùng nâng đỡ nhau.
“Vợ”
là người đàn bà có chồng. Người đàn bà có chồng là người đàn bà nối kết và ăn ở
với người đàn ông bằng tình yêu và tình dục một cách công khai qua hôn nhân.
“Chồng”
là người đàn ông có vợ. Người đàn ông có vợ là người đàn ông nối kết và ăn ở
với người đàn bà bằng ái tình và tình
dục một cách công khai qua hôn nhân.
“Vợ
chồng”, như vậy, là một định chế xã hội, cũng gọi là hôn nhân, để chính
thức và công khai chấp nhận như nhu cầu tình yêu và tình dục, của một người
nam, con trai và một người nữ, con gái.
Nếu không đủ các điều kiện đó thì không thể gọi là vợ chồng mà phải được
gọi bằng một từ khác.
2. Từ
ngữ “nghĩa” trong hôn nhân.
Nghĩa
là một trong năm đức tính cao quí của con người trong xã hội ta ngày xưa. Đó là
: nhân, nghĩa, lễ, trí , tín. Ngược với
chữ “lợi”, chữ nghĩa chỉ đức tính tốt, làm theo điều phải.
Chữ
nghĩa hàm chứa tính cách bất vụ lợi
như “nghĩa cử; tính cách trung thành và hy sinh như “nghhĩa bộc, “nghĩa tử”;
tính cách khí khái, hăng hái, dấn thân
như “nghĩa khí”.
Trong
mạch văn “Vợ chồng là nghĩa tào khang”
mà vợ chồng là một định chế, thì chữ nghĩa
là đức tính căn bản của vợ chồng, để được dùng định nghĩa cho hôn nhân.
Nó
là một trong 5 tương quan trong xã hôi :
Trung, hiếu, nghĩa, lễ, tín. Nó là một định chế trong 5 định chế : quân thần,
phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu. Chữ
nghĩa ở đây bao hàm ý nghĩa của một
định chế tốt, được xã hội công nhận.
3.
“Nghĩa tào khang” trong hôn nhân
“Tào
khang” là một từ ngữ rút ra từ
câu trả lời của Tống Hoàn Công cho vua Quang Võ. Số là vua Quang Võ có người em gái góa chồng,
tên là Hồ Dương công chúa. Bà này đem lòng yêu thương quan Tống Hoàn Công và
nhờ anh là vua Quang Võ dạm hỏi, mối mai.
Vua Quang Võ bèn kiếm dịp gạ hỏi
xem ý Tống Hoàn Công thế nào.
Ngày
kia, vua hỏi Tống Hoàn Công rằng :
-
Trẫm nghe thiên hạ nói : giầu đổi bạn,
sang đổi vợ. Vậy ý khanh thế nào ?
Tống
Hoàn Công là người có nghĩa, có đức độ và đã có vợ, lấy nhau từ thuở hàn vi,
bèn trả lời rằng :
-
“Tào khang chi thê bất khả hạ đường, bần
tiện chi giao mạc khả vong”, nghĩa là vợ chồng lấy nhau từ lúc khổ cực
chẳng nên bỏ, bạn bè kết giao từ thuở hèn chẳng nên mất.
Tào khang dịch là khổ cực là dịch theo
nghĩa bóng. Theo nghĩa đen thì “tào” là cái máng, cái chậu cho súc vật ăn; còn
“khang” là cám gạo. Như vậy, “Nghĩa
tào khang” là một định chế phải
đạo, lấy sự hy sinh, trung tín, chung thủy làm đầu.
III. HÃY SỐNG TRUNG TÍN TRONG HÔN NHÂN
Theo
quan niệm nhân gian, Tín là một trong
5 đức tính căn bản trong đời sống xã hội. Quả thật, giữ lời hứa đối với bất kỳ
ai chính là giữ danh giá, danh dự cũng như uy tín của mình trong cuộc sống, bởi
vì như người ta thường nói :”Một lần bất tín, vạn lần nghi”. Biết giữ chữ tín là biết tôn trọng người khác
nữa :
Ai ơi,
giữ chí cho bền
Dù ai
xoay hướng, đổi nền mặc ai.
Trung tín trong hôn nhân là điều chính
Chúa đòi buộc. Con người có bổn phận phải tuân giữ. Theo thánh Matthêu, sau khi tuyên bố :”Bởi lễ đó, người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ, và
luyến ái vợ của mình, và cả hai sẽ thành một huyết nhục, như thế họ không còn
phải là hai, nhưng là một huyết nhục”, Chúa Giêsu kết luận :”Vậy điều gì Thiên Chúa đã liên kết, loài
người không được phân ly” (Mt 19,4-6).
Dựa
vào đó, giáo luật khoản 1056 quy định :” Những đặc tính căn bản của hôn phối là
sự duy nhất và bất khả phân ly. Nhờ tính cách bí tích, những đặc tính được kiện
toàn trong hôn nhân Kitô giáo”. Như thế , “hôn phối duy nhất” có nghĩa là “chỉ là một vợ một chồng” và “hôn phối bất
khả phân ly” có nghĩa là “không ly dị”.
Muốn
giữ được lòng trung tín, thì trong ngôi nhà tình yêu vợ chồng không nên có
người thứ ba, sẽ rất chật chội. Chị không nên nhớ về dĩ vãng xa xưa, để cho
lòng mình rộn lên những nhịp thổn thức.
Văn
chương bình dân có câu :”Tình cũ không rủ
cũng đến”; còn ông Samuel Buffer
thì nói :”Kỷ niệm tình cũ ví như tiếng
vang còn tiếp tục vọng lại sau khi âm thanh đã tắt”.
Khi
lên xe hoa chị còn nhớ : tâm sự của T.T. KH :
Nếu biết
rằng tôi đã có chồng,
Trời ơi !
người ấy có buồn không ?
Và “Rồi
từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu
trong tim một bóng người”.
Anh
cũng không nên”trăng hoa ong bướm”
như những ngày còn không, kẻo ông cha ta lại nguyền rủa là “lũ bạc tình” phải “chém cha nó đi”. Và nhân
gian có dịp thốt lên câu mỉa mai :
Chỉ đâu mà
buộc ngang Trời,
Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ.
Tác
giả Veron đã nói một câu chí lý :”Hạnh phúc ở ngay trong gia đình bạn, chớ
đi tìm thiên đàng của những người xa lạ.”.
Hãy
yêu nhau như Chúa Giêsu yêu thương Hội thánh. Yêu không phải chỉ thể xác của
nhau, mà là toàn diện con người của nhau. Tình yêu này phải được nuôi dưỡng
liên tục. Từ sự phối hợp thể xác, anh chị cần hướng tới sự hiệp nhất tâm hồn.
Sự hiệp nhất này làm cho hôn nhân được vững chắc và sẽ đưa đến hạnh phúc.
Truyện
: Một lỗ nhỏ trên vách tường.
Tại một trung tâm bài phung nọ, đa số các bệnh
nhân đều buồn chán vì cảm thấy bị bỏ rơi và bị mọi người xa lánh. Tuy nhiên, có
một người vẫn còn biết cười và vẫn tiếp tục tạ ơn khi được giúp đỡ.
Vị nữ tu coi sóc trung tâm muốn tìm hiểu đâu là
nguyên nhân của phép lạ này. Sau nhiều
ngày theo dõi, vị nữ tu mới khám phá ra rằng, xuyên qua một lỗ nhỏ trên vách
tường ngăn cách trung tâm với thế giới bên ngoài, ngày ngày có một người đàn bà
nhìn vào và mỉm cười rất trìu mến. Đó là
tất cả sức mạnh và niềm hy vọng của người đàn ông xấu số. Mỗi ngày, ông chờ đợi
nụ cười ấy. Khuôn mặt của người đàn bà
chỉ chợt xuất hiện, mỉm cười và biến mất.
Người đàn ông duy nhất còn biết cười trong trung tâm bài phung đó đã
giải thích cho vị nữ tu như sau :
“Người
đàn bà ấy chính là vợ tôi. Trước khi tôi đến đây, nàng đã tìm đủ mọi cách để
chữa chạy cho tôi. Mỗi ngày, nàng lau sạch một mảng nhỏ trên khuôn mặt tôi và
đặt lên đó một cái hôn… Nhưng cuối cùng, nàng không thể giữ tôi lâu hơn. Người
ta đã đến đưa tôi vào trung tâm này.
Nhưng
vợ tôi đã không bỏ tôi. Mỗi ngày nàng đến nhìn qua lỗ hổng của vách tường và
mỉm cười với tôi. Nhờ nàng, tôi biết
rằng tôi vẫn còn sống. Nhờ nàng, tôi vẫn còn sống…”
Tình
yêu mạnh hơn sự chết. Tình yêu đã làm cho người vợ không nhìn người chồng xấu
số như một con người đáng xa lánh. Tình yêu của người vợ đã đem lại sức mạnh và
niềm vui sống cho người chồng… Nhu cầu căn bản nhất của con người là yêu và
được yêu. Bất cứ ai cũng cần đến tình yêu và muốn thể hiện tình yêu… Bạn có
biết rằng có bao nhiêu người đang cần một nghĩa cử, một nụ cười, một ánh mắt
cảm thông của bạn không ?
Tóm
lại, muốn giữ được “nghĩa tào khang”,
muốn giữ được lòng chung thủy, anh chị cần có lòng trung tín với Chúa và với
nhau, dứt khoát loại trừ mọi mầm mống phản loạn từ trong trứng nước, mọi tâm tư
và tình cảm hãy dành trọn vẹn cho nhau, phải hủy diệt bóng dáng người thứ ba
ngay khi vừa ló dạng. Đặc biệt, hãy cầu
xin Chúa là nguồn tình yêu, sẽ gìn giữ anh chị thủy chung trong tình yêu
vợ chồng, hôm nay và mãi mãi.
Lm Giuse
Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt