HOA TRÁI
__________________________________
Gia đình hạnh phúc
I. LỜI CHÚA : Ga 15,12-16).
Chúa
Giêsu cũng giống như các hiền triết hoặc các vị sáng lập tôn giáo đều có một số
môn đệ để truyền bá triết thuyết hoặc giáo lý của mình.. Theo truyền thống đó,
Chúa Giêsu chọn cho mình mười hai tông đồ và
bảy mươi hai môn đệ. Ngài sai họ đi đến các thành thị và làng mạc để rao
giảng Tin Mừng, dọn chỗ cho Chúa đến sau.
Ngài
khuyên bảo các ông :”Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng Thầy đã chọn anh
em, và cắt củ anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái” (Ga 15,
15-16).
Hoa
trái mà các môn đệ thu hoạch được trong công cuộc rao giảng Tin Mừng là đem về
cho Chúa nhiều linh hồn. Ý định của Thiên Chúa là muốn cho mọi người được cứu
rỗi. Thánh Irênê đã nói :”Vinh quang
của Thiên Chúa là con người được sống” , sống đây được hiểu là sự sống đời
đời.
Chúa
Giêsu cũng nói :”Ta đến để họ được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
II. HOA TRÁI TRONG ĐỜI SỐNG HÔN
NHÂN.
Ai
cũng mong trồng cây để có ngày thu lượm được hoa trái :
Có
cấy có trông, có trồng có ăn.
Trồng
cây là một kế hoạch kinh tế cần thiết và hữu ích cho đời sống. Vì thế Tôn Tử đã
nói:
Nhất
niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập
niên chi kế mạc như thụ mộc,
Bách
niên chi kế mạc như thụ nhân.
Cái
kế hoạch cho mười năm không gì bằng trồng cây. Có thứ cây trồng để lấy hoa :
hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ... để ngắm; có thứ hoa để lấy hương vị : hoa lài,
hoa sói, hoa sen... Có thứ cây để lấy gỗ : gỗ lim, gỗ sao, gỗ cẩm lai.... Phần
lớn người ta trồng cây để lấy trái : cà phê, tiêu, mãng cầu, sầu riêng, thanh
long... Khi trồng cây, ai cũng mong thu hoạch được hoa trái, nhất là được những
mùa bội thu.
Chúa
sai chúng ta đi vào đời, cách riêng là vào đời sống hôn nhân, chắc chắn Ngài
mong chúng ta phải đem về hoa trái : hạt được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt
được một trăm. Hoa trái của đời sống
hôn nhân là gì nếu không phải là “gia đình hạnh phúc” ? Gia đình này phải được mô phỏng theo hình
ảnh giữa Chúa Giêsu và Hội thánh.
III. NHỮNG YẾU TỐ CỦA GIA ĐÌNH
HẠNH PHÚC.
Muốn
tạo lập được một gia đình hạnh phúc, chúng ta phải trả bằng một giá đắt nghĩa
là phải thực hiện được một số điều kiện.
Ở đây ta chỉ đề cập tới ba điều kiện hay ba yếu tố làm nên gia đình hạnh
phúc theo quan niệm Kitô giáo.
1.
Yêu thương.
Yêu thương là nền tảng của hôn nhân, chính
tình yêu là chất keo nối kết hai người lại với nhau, bởi vì :
“Ái
tình khiến quả tim thành một “ (H. Spencer).
và
“Hôn
nhân không tình yêu là ngày thiếu rạng đông” (Alphonse Karr).
Tình
yêu ấy không phải là tình yêu vị kỷ(eros) chỉ biết dùng người yêu làm bàn đạp
gây lợi ich cho mình, mà phải yêu bằng tình yêu vị tha (agape), tình yêu dâng
hiến, tất cả vì người yêu :
Yêu
nhau chữ Vị là vì,
Chữ Dục là muốn, chữ Tùy là theo.
(ca
dao)
Tình
yêu này phải là tình yêu chân thành, trong sáng theo gương Chúa Giêsu như lời
thư thánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Êphêsô :”Anh em hãy sống trong tình
bác ái như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm
hiến tế” (Ep 5,2a).
Tình
yêu ấy luôn gặp khó khăn, trắc trở nhưng phải cố gaaá¨ng vượt qua “
“Con
đường tình yêu chân thật lúc nào cũng đầy gai góc chập chùng” (W.
Shakespeare)
2.
Hy sinh.
Không
có tình yêu chân thật nào mà không kèm theo những hy sinh, đau khổ, bởi vì :
“Tình
yêu sống được nhờ đau khổ, sống trong hạnh phúc, tình yêu sẽ chết mòn”
(Bà De Girardin)
Có
lẽ vĩ thế mà một thi sĩ đã nói :
Tình
chỉ đẹp khi còn dang dở,
Đời
mất vui khi vẹn câu thề.
(Hồ
Dzếnh)
Tình
yêu ở trần gian này không bao giờ được trọn vẹn, còn dang dở, chỉ có tình yêu
ấy trên thiên đàng, khi chúng ta chỉ còn biết yêu Chúa mà thôi.
Chúng
ta hãy đọc và suy nghĩ để rút ra bài học cho bản thân :
-“Yêu
tức là đã ký kết với đau khổ” (Bà De Conin)
-
Yêu là đau khổ đấy, mà không yêu là chết” (Hyppolyte Taine).
-
“Tình hỏi đòi hỏi ở chúng ta nhiều
chcịu đựng, gian lao và thử thách” {T. Champion)
-
Tình yêu chỉ đẹp là những mối tình kết thúc trong đau khổ. Mối tình không đau
khổ là mối tình giả tạo” (Ronsard).
Nếu
vợ chồng thương yêu nhau thật thì phải quên mình, sẵn sàng vượt qua mọi khó
khăn để đem hạnh phúc lại cho nhau :
Yêu
nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất
bát sông cũng lội,
Tứ
cửu tam thập lục đèo cũng qua.
(ca
dao)
3. Nhẫn
nhục.
Khônh
có gia đình nào luôn được thuận buồm xuôi gió, không có tình yêu nào mà không
có chông gai bởi vì “bá nhân bá tính” không ai giống ai như người ta nói :
Sống
mỗi người một nết,
Chết
mỗi người một tật
Tính
tình con người khác nhau do giới tính, do môi trường, do xã hội. Không có cách
nào giải quyết ngoài cách phải dung hoà, nhường nhịn nhau, nhất là nhẫn nhục
chịu đựng trong niềm tin yêu theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã phán :”Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường
trong lòng” (Mt 11,29).
Yêu
thương thì phải nhẫn nhục chịu đựng.
.
Đã yêu thì phải NHẪN,
.
Đã nhẫn thì phải NHỤC.
Nều
phân tích chữ NHẪN, ta thấy Nhẫn là một
từ chữ Hán gồm có hai bộ :
-
Bộ ..... (tâm)
-
Bộ ..... (đao)
Cái
đao đâm vào tâm (lòng) thì chắc chắn phải đau.
Nhẫn nhục chịu đựng thì chắc chắn phải đau khổ, nhưng “yêu là đau
khổ” mà !
Vì
thế, văn hào Hipolyte Taine mới nói :
Người
ta tìm hiểu nhau trong ba tuần,
yêu nhau trong ba tháng,
cãi nhau trong ba năm,
chịu đựng nhau trong ba mươi năm
để
rồi con cái lại trở về với cái vòng luẩn quẩn ấy.
Để kết luận, chúng ta hãy đọc và suy
niệm lời thánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Ephêsô :”Anh em đừøng bao giờ
thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây
dựng và làm ích cho người nghe. Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên
Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao
giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ
mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương
xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha cho anh em trong Đức Kitô”
(Ep 4, 29-32).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt