KÝ KẾT HÔN ƯỚC
________
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Đọc
Thánh kinh Cựu ước, chúng ta thường hay gặp chữ GIAO ƯỚC. Thiên Chúa đãõ ký kết
với dân riêng của Ngài là dân tộc Do thái một giao ước trọng đại tại núi Sinai
qua trung gian ông Môse , và sau cùng đã ký kết với loài người một Giao ước mới
và vĩnh viễn qua cái chết của Con yêu dấu của Ngài.
Sách
Xuất hành còn ghi lại Giao ước được ký
kết giữa Thiên Chúa và dân riêng của Ngài : Khi dân Do thái được Thiên Chúa đưa
ra khỏi Ai cập qua Biển Đỏ ráo chân, tại núi Sinai, Thiên Chúa đã ký kết với
dân Chúa một Giao ước trọng thể qua trung gian ông Môse. Tại chân núi, ông Môse đã đọc cho dân chúng
những điều luật mà Thiên Chúa muốn cho dân Ngài phải thi hành. Ông dâng các hy
tế, đổ một ít máu trên bàn thờ và rẩy máu trên dân để đánh dấu sự hiệp nhất nối
kết Giavê và Israel. Bấy giờ dân long
trọng cam kết tuân giữ các điều khoản ccủa Giao ước (Xac 24, 3-8). Trong nghi lễ này, máu giao ước giữ một vai
trò chính yếu.
Nhưng
qua thời gian, dân Chúa đã phá vỡ Giao ước ấy để đi theo các thần của dân
ngoại. Nhưng Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn kêu gọi dân Chúa hãy trở lại với Ngài qua
lời giảng dạy của các ngôn sứ. Sau cùng, Thiên Chúa muốn ký với dân một Giao
ước mới có tính cách trường cửu bằng cách cho Con yêu dấu của Ngài phải đổ máu
ra và qua cái chết trên Thập giá để chuộc tội cho nhân loại và đem con người
trở lại làm con Chúa.
Qua
việc ký kết hai Giao ước ấy, ta thấy Giao ước đều được ký bằng máu : máu của
chiên bò trong Giao ước Sinai và máu của Đức Kitô trên thập giá. Chính Đức Giêsu trong bữa Tiệc ly cũng nói
đến máu Giao ước này :”Các con hãy cầm lấy mà uống, vì này là chén máu Ta, máu giao ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho
các con và nhiều người được tha tội” (Mt 19,28). Giao ước được ký bằng máu.
Máu tượng trưng cho sự hy sinh, đau khổ. Vì thế, ai chấp nhận ký giao ước là phải chấp nhận hy sinh, có
lúc phải hy sinh cả mạng sống mình.
II. KÝ KẾT HÔN ƯỚC.
Trong
đời sống xã hội, con người liên kết với nhau qua các hiệp ước, các khế ước, các
giao kèo hàm chứa những quyền lợi và bổn phận thường có tính cách hỗ
tương. Những thỏa thuận giữa phe nhóm
hay cá nhân bình đẳng muốn tương trợ nhau.
Muốn
cho giao ước có giá trị tinh thần cao, nhiều khi người ta chích máu mình ra để
ký kết với nhau. Có khi người ta pha
máu vào rượu để cả hai bên cùng uống và để gọi là “uống máu ăn thề” khiến cho
giao ước ấy có giá trị bền vững không gì có thể làm tan vỡ được, kể cả cái
chết.
Trong
đời sống hôn nhân hai người nam và nữ ký kết với nhau một giao ước song phương
bình đẳng để trở thành vợ chồng theo pháp lý thì được gọi là HÔN ƯỚC. Đối với xã hội, hôn ước này có tính cách lâu
dài nhưng không vĩnh viễn, người ta có thể tiêu hủy được khi có sự đồng ý của
đôi bên. Nhưng trái lại, hôn ước Công
giáo có tính cách vĩnh viễn, không ai có thể pha hủy được vì “Sự gì Thiên
Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6). Hôn nhân Công giáo không chỉ là hôn nhân tự
nhiên mà còn là một bí tích : bí tích hôn nhân do chính Đức Giêsu đã thiết lập.
Trong
đời sống hằng ngày, trong việc sinh hoạt, trong việc làm ăn người ta thường ký
với nhau nhiều khế ước, nhiều giao kèo.
Trên bình diện quốc gia người ta ký với nhau nhiều hiệp ước nhằm giúp đỡ
nhau hoặc bênh vực nhau hoặc bảo vệ quyền lợi của nhau..
Trên
nguyên tắc, đôi bên phải thi hành những điều đã cam kết, bên nào vi phạm sẽ bị
phạt. Nhưng trong thực tế người ta đã
phá vỡ hiệp ước rất nhiều. Trong cuốn
Le retour de Jésus Christ, tiến sĩ René Pache cho biết : từ năm 1500 trước Chúa
Giáng sinh cho đến năm 1860 đời ta, tính có tới 8000 hiệp ước hoà bình . Tuy mọi hiệp ưpớc đều có giá trị vĩnh viễn,
nhưng trên thực tế, hiệu quả của mỗi hiệp ước trung bình không quá 2 năm. Chỉ trong 19 năm, giữa hai thế chiến
(1920-1939) tính đã có đến 4568 hiệp ước hoà bình. Nguyên 11 tháng trước đệ nhị thế chiến, đã có tới 211 hiệp ước
rồi.
III. HÔN ƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG
NGÀY.
Hai anh chị hôm nay và mấy phút
nữa sẽ ký kết hôn ước trước mặt đại diệnHội thánh và cộng đoàn giáo xứ. Anh chị sẽ đọc lời tuyện thệ : nhận nhau làm
vợ , làm chồng và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như
lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn
trọng nhau mọi ngày sướt đời mình.
Anh chị có ý muốn thề hứa trung thành với nhau mãi mãi hay một thời gian
thôi ? Anh chị có coi hôn ước chỉ là tờ
giao kèo tạm thời để rồi tùy hoàn cảnh “hay thì ở, dở thì đi” không ?
Theo
tình hình chung trên thế giới, việc ly dị xẩy ra như cơm bữa, có tới 50% số gia
đình phải chia tay nhau ; riêng tại Việt nam chúng ta, con số lên tới 30%. Người ta coi nhẹ hôn uớc, khi muốn người ta
có thể tự phá hủy và dám nói với nhau một cách trâng tráo :
Thôi
đừng nhắc chuyện ngày xưa,
Bởi
vì đoạn kết bài thơ có rồi.
Giận
hờn thì cũng đành thôi,
Dại
gì giữ mãi một lời thề xuông.
(Nhất
Tuấn)
Hôm
nay anh chị thề nguyền với nhau không phải là một lời thề xuông như thi sĩ Nhất
Tuấn nói, mà là một lời thề nguyền long trọng, có chất lượng được nói lên trước
sự chứng kiến của hai họ và cộng đoàn giáo xứ. Anh chị phải nói lên với tất cả
ý thức trách nhiệm.
Tổ
chức lễ cưới thì dễ, đọc lên lời thề nguyền càng dễ hơn, còn việc thi hành hôn
uớc mới khó.. Sống thế nào cho gia đình được hạnh phúc thì càng khó. Biết bao
khó khăn đang đón chờ. Có khi chính
việc tổ chức đám cưới vượt quá sức của mình lại là nguyên nhân của gia đình tan
vỡ.
Truyện : đám
cưới của Maradona
Tốn
phí cả triệu Mỹ kim :
-
Thuê chiếc Boing 107 từ Ý về Brasil hết 500.000 mỹ kim.
-
Tranh ảnh từ Ý về để trang trí hết 100.000 mỹ kim.
-
Riêng cô dâu phải có 8 người trang điểm, làm việc suốt một tuần, với
11 giờ mỗi ngày.
(Góp
nhặt 4, tr 250).
Đáng
lẽ hôm nay anh chị phải chích máu ra để ký hôn ước, máu này sẽ nói lên sự hy
sinh và ràng buộc nhau như trong truyện Kết nghĩa vườn đào. Hai anh chị hãy nhìn nhau và nhắc nhở nhau
bằng câu khyên nhủ của người đời
Nói
lời phải giữ lấy lời,
Đừng
như con bướm đậu rồi lại bay
(Ca
dao)
Hãy
thực hiện lời thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Êphêsô :”Anh em hãy có lòng
thương cảm, nhân hậu khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ
cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa
đã tha thư cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Ep
3, 12-13).
Nguyên
tắc bất hủ trong đời sống vợ chồng là theo nguyên tắc của Đức Khổng Tử đã vạch
ra :”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (cái gì mình không muốn thì đừng làm cho
người khác). Hoặc nói một cách tích cực hơn : “Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục
đạt nhi đạt nhân”, mình muốn thế nào thì hãy làm cho người ta như vậy.
Vợ
chồng hãy cố gắng xử tốt với nhau , nếu chồng xử tốt với vợ thì làm sao vợ lại
xử xấu với chồng được. Ngược lại, nếu
vợ tha thiết yêu chồng, săn sóc chồng, trung thành với chồng thì làm sao chồng
có thể bỏ được.
Truyện : xử tốt với vợ
Một
anh chàng muốn ly dị vợ vì vợ khó tính, mà còn muốn làm cho vợ khổ nữa.
Một
người bạn bầy kế : hãy xử tốt với nàng như một bà hoàng hậu, sau hai, ba tháng
sẽ bỏ, chắc nàng sẽ đau khổ.
Nhưng
sau thời hạn mà không thấy đến báo tin kết quả. Anh bạn đến thăm hỏi cho biết
sự việc thì anh kia trả lời :
-
Làm sao tôi có thể bỏ nàng được, bởi vì từ ngày tôi đối xử với nàng như một bà
hoàng, thì ngược lại, nàng đối xử với tôi như một ông vua.
(Góp nhaạ¨t 4, tr 122)
KẾT
LUẬN
Hãy
yêu thì sẽ được yêu lại. Hãy cho thì sẽ
được cho lại. Hãy xử tốt với người thì người sẽ xử tốt lại bởi vì có cho đi thì
mới mong được nhận lại chứ. Hãy thực
hiện lời thánh Phaolô khuyên tín hữu Philipphê :”Anh em hãy có cùng
một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau.
Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi
người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm
lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2,2b-4).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt.