KHO BÁU
_______________________________________
Đức hạnh làm đầu
I. LỜI CHÚA :
Dụ
ngôn kho báu (Mt 13,44-46).
Đức
Giêsu dùng hai dụ ngôn để nói về sự cao qúi của Nước Trời. Nếu ai may mắn mà tìm được một kho báu trong
thửa ruộng thì chắc chắn người ấy sẽ về nhà bán hết những gì mình có để mua cho
bằng được thửa ruộng ấy vì kho báu còn được chôn giấu trong đó. Hoặc một thương
gia nào đó tình cờ kiếm được một viên ngọc qúi thì ông ta cũng sẵn sàng về nhà
bán hết những gì mình có để mua cho bằng được viên ngọc qúi ấy. Cũng thế, Nước
Trời là một kho báu cực kỳ qúi giá, nếu ai tìm được cũng sẵn sàng hy sinh tất
cả, kể cả mạng sống mình, để chiếm hữu được kho báu ấy.
Đứng
vế phương diện hôn nhân, ta cũng có thể coi hạnh phúc gia đình là một kho báu
mà ai cũng mong ước. Có ai lập gia đình mà lại không mong đạt tới hạnh phúc sao
? Muốn hạnh phúc thì ai cũng muốn,
nhưng có dám hy sinh tất cả để chiếm hữu được hạnh phúc ấy chăng, thì cái đó lại
còn tùy ở mỗi người. Thành công hay thất
bại còn tùy ở mỗi người vì như văn hào Honoré de Balzac thì “Hôn
nhân là đường đưa ta tới thiên đàng hay địa ngục”.
II. HAI LOẠI KHO BÁU.
1.
Kho báu vật chất (nghĩa đen) : người ta coi kho báu vật
chất là những thứ mà giác quan có thể thấy được như sắc đẹp, của cải , hoặc
không thấy được như tài năng, chức quyền, danh vọng.
2.
Kho báu tinh thần (nghĩa bóng) : Kho báu tinh thần là những cái
vô hình chỉ có thể cảm nghiệm được như hạnh phúc gia đình.
*
Kinh nghiệm cho hay : ai cũng muốn đạt tới hạnh phúc ấy nhưng rất khó
khăn.
“Hôn
nhân là một cuộc sổ số” (Ben Jonson)
“Hôn
nhân là một cái bao trong đó có 99 con rắn và một con lươn. Ai có thể thọc tay
vào”?
(Ngạn ngữ Ả rập)
*
Kho báu là vợ hay chồng ?
Gia đình là
một kho báu, nếu là kho báu thì ai nỡ
đánh mất ? Nhưng vấn đề đặt ra là kho báu ấy chủ yếu là do chồng hay vợ
làm nên và phải bảo trì nó ? Chúng ta phải công nhận rằng kho báu ấy do cả vợ
lẫn chồng chứ không riêng ai :
“Trong gia đình cả chồng lẫn vợ,
đều phải biết phục thiện và thông cảm lẫn nhau. Khi người đàn ông có điều lỗi,
chớ tránh né trước lời trách móc của vợ, mà phải công khai nhận lỗi; người đàn
bà khi có chuyện làm trái, phải thành thực xin lỗi cùng chồng. Con người không ai toàn mỹ, chuyện vợ chồng
cũng thế mà thôi. Biết phục thiện và tha thứ cho nhau, thì gia đình càng ngày
càng trở nên đầm ấm; ngược lại, càng ngoan cố bao nhiêu, gia đình càng dễ dàng
tan vỡ bấy nhiêu (Bà Gina Lombroso).
Như bà Gina
Lombroso nói, kho báu ấy là cả hai vợ chồng cùng phải tạo lập, khi hai người
sống hoà hợp với nhau, khi trong gia đình không còn mâu thuẫn nào đáng kể nũa.
Như vậy, theo ý kiến chung thì người ta cho kho báu chủ yếu là do người vợ
III. NGƯỜI VỢ LÀ KHO BÁU CỦA
CHỒNG.
1.
Kho báu vật chất :
Kho báu
này gồm sắc đẹp, tiền của.... Nhưng kinh nghiệm cho hay : kho báu này dễ bị mai
một, dễ mất. Người ta còn nói chơi rằng :”Vợ đẹp càng tổ đau lưng”.
Tuy
nói thế, nhưng trong thực tế, không có kho báu vật chất ấy thì nhiều cô gái ở
một số nơi chỉ “chổng mông mà gào”!
Truyện : Thiếu của hồi
môn.
Tổng
giáo phận Kirantrum ở bang Kêrêla (Ấn độ) đang giúp đỡ 500 thiếu nữ nghèo không
có phương tiện kết hôn. Linh mục Cat-cu-ta-lin, người phát ngôn của tổng giáo
phận cho biết nhiều thiếu nữ nghèo không thể kết hôn được vì cha mẹ họ quá
nghèo không có của hồi môn cho con. Của hồi môn này gồm tiền bạc, nữ trang, và
các đồ vật khác mà nhà trai đòi hỏi như một điều kiện để cưới hỏi.
Cha
mẹ của thiếu nữ làm đơn xin với một ủy ban của giáo phận đặc trách về vấn đề
này và mỗi thiếu nữ sẽ được nhận áo cưới, nhẫn cưới và một số tiền để trong
ngân hàng là 5000 rupi (190 USD) làm của hồi môn.
(Công
giáo và dân tộc, số 910, th 6/1993, tr 16)
2.
Kho báu tinh thần.
Chúng
ta có thể xem quan niệm của người đời nghĩ thế nào cũng như lời dạy trong Thánh
kinh ra làm sao :
*
Theo quan niệm người đời :
Ông
Démophile nói :”Hãy tin chắc rằng kho tàng qúi báu nhất là những kho
tàng chất chứa trong tâm hồn bạn”
Ông
André Chenirer cũng nói :”Khi còn là tình nhân người đàn ông thích
người đàn bà lả lơi và đẹp, vì lơi lả đàn ông mới dễ chiếm được và có đẹp người
đàn ông mới thích. Nhưng khi lấy vợ, người đàn ông muốn người vợ phải đoan
trang và không nên đẹp lắm – vì đoan trang mới hạnh phúc và không đẹp lắm mới
bền vững gia đình mà không ngại bị phản bội vì kẻ khác”.
Truyện : Cái nết đánh
chế cái đẹp.
Tiến
sĩ đời Tống là Hứa Doãn, văn chương rất hay, chính sự rất giỏi, nhưng vợ là
Nguyễn Thị về phần nhan sắc rất tầm thường.
Tục
truyền, khi vợ chồng mới thành hôn, Hứa Doãn thấy vợ không đẹp, muốn lập tức bỏ
đi thẳng, bèn hỏi Nguyễn Thị rằng :
-
Đàn bà có bốn đức công, dung, ngôn, hạnh, nàng được mấy đức ?
Nguyễn
Thị biết ý chồng, đáp ngay :
-
Thiếp đây chỉ kém về dung thôi.
Rồi
hỏi chồng :
-
Kẻ sĩ có trăm nết, dám hỏi chàng đây được mấy nết ?
Hứa Doãn đáp :
-
Ta có đủ cả trăm nết.
Nguyễn
Thị cười đáp :
-
Trăm nết. đức là đầu, chàng là người
hiếu sắc mà thiếu đức, như vậy mà đủ cả trăm nết ư
Hứa
Doãn nghe nói, có vẻ thẹn và không dám bỏ đi. Từ đó vợ chồng thương yêu nhau,
kính trọng nhau suốt đời.
Hứa
Doãn sau khi đỗ làm quan, đến nhận nơi nào cũng được dân mến phục là do một
phần ở vợ.
(Thái
Bạch, Đông tây kim cổ tinh hoa, Sống mới, 1971, tr 252)
Và
ông Thái Bạch cũng có lời bàn : Thói thường đàn ông ai cũng thích vợ đẹp, đàn
bà ai cũng thích chồng giỏi.
Nhưng
cái đẹp, cái giỏi, mỗi cái cũng đều có hai phần, đẹp về mặt không bằng đẹp về
nết, phần giỏi làm lợi cho cá nhân không bằng làm lợi cho số đông.
Trong
hai cái đẹp và cái giỏi, như vợ chồng Hứa Doãn trên đây đều chiếm được những
phần quan trọng và căn bản, mà điều đáng khen trước nhất là Nguyễn Thị.
Nếu
Nguyễn Thị không nhanh trí khôn thì cái cuộc “trăm năm vuông tròn” của hai
người đã đổ vỡ ngay từ đêm mới giao duyên hợp cẩn.
Tuy
nhiên, nếu người chồng chẳng phải kẻ biết phục thiện như Hức Doãn thì chưa chắc
lời nói của Nguyễn Thị đã lọt vào tai được..
Do
đó, vợ chồng này mới có sự yêu thương nhau, kính mến nhau suốt đời, và sau mới
được lòng người dân mến phục.
*
Theo quan niệm Thánh kinh :
Chúng
ta thấy Thánh kinh cũng ca tụng những người vợ đức hạnh :
“Người
vợ đức hạnh là phúc lộc Thiên Chúa ban cho người chồng” (Cn 18,22)
“Người
vợ đức hạnh là mũ triều thiên cho chồng” (Cn 12,4)
“Người
vợ không trau dồi mình bằng những vật trang sức bên ngoài (1Tit 2,9; 1Ph 3,3) mà
trau dồi bằng đức hạnh” (x. 1Pr 3,1-4)
Truyện : Của hồi môn.
Người
ta kể : trong ngày đưa dâu, ông bố vợ trao cho con rể một phong bì hơi cộm. Về
nhà mở ra, chỉ thấy một tờ giấy và một số tiền gói gọn bên trong. Tờ giấy viết
:
*
Vợ hiền lành, đáng giá
5 triệu
*
Vợ chịu khó làm ăn
2 triệu
*
Vợ biết hy sinh, tha thứ , nhẫn nại2 triệu
*
Vợ sống đạo đức
3 triệu
*
Tiền mặt 1 triệu
Tổng
cộng : 10 triệu cho con làm của hồi môn.
Anh
con rể không mấy hào hứng. Nhưng năm năm sau, anh tâm sự với bố vợ :”Con cảm ơn
bố đã cho con một kho tàng lớn. Nếu cho tiền nhiều thì nay chắc đã xài hết,
nhưng vợ con là một kho báu còn mãi”.
Trong
cuốn Minh đạo gia huấn của Trình Hạo có một câu danh ngôn rất hay :
Hiền
thê gia bảo
Hiền thần quốc trân
Nghĩa
là : Vợ hiền là của báu trong nhà, Tôi hiền là vật báu của quốc gia.
3.
Người chồng phải bảo vệ kho báu ấy.
Muốn
cho kho báu ấy được bền vững, người chồng phải
-
Thương yêu vợ (St 24,67 ; Ep 5,25,28,33 ; Cl 3,19)
-
Trung thành với vợ (Cn 5,18-20)
-
Đối đãi với vợ như chính mình (St 2,33 ; Mal 2,15 ; Mt 19,5-6 ; Ep 5,28)
-
Tình yêu bền chặt như giữa Chúa Kitô và Hội thánh (Ep 5,32)
KẾT
LUẬN
Để
kết thúc bài chia sẻ, mời bạn đọc câu chuyện này để biết gia đình có phải là
một kho báu đáng mong ước không ?
Truyện : Gia đình là một
kho báu
Ông
Georges đã 70 tuổi, không lập gia đình. Ông vốn là một thủy thủ, cả cuộc đời
lênh đênh trên biểc cả. Ông không có nhà riêng. Cháu trai ông tên là BILL rất
thương bác Georges nên đã mời bác về sống với Bill, với vợ và 5 con của Bill.
Đó là sự giúp đỡ lẫn nhau : bác Georges có nhà ở, còn gia đình của Bill có dịp
làm những chuyến viễn du tưởng tượng vòng quanh thế giới mỗi khi lắng nghe bác
Geoges kể lại kinh nghiệm của mình.
Đôi
khi Bill cảm thấy nhàm chán và bất mãn với cuộc sống gia đình. Được rảo quanh
thế giới không lo lắng, thảnh thơi vui sướng biết bao. Và Bill đã bầy tỏ nỗi
lòng cho bác.
Một
chiều kia, bác Georges nhắc đến một nơi xa xăm. Bác có đánh dấu trên bản đồ một
kho tàng chôn giấu. Bill ghi nhớ điều đó, nên sau khi bác Georges chết vài năm,
Bill coi lại đồ đạc của bác và tìm thấy một bao thơ đề tên Bill, trong đó có
tấm bản đồ. Tim đập mạnh, tay run run, Bill cố gắng tìm ra nơi cất giấu kho
tàng. Sau cùng chàng cũng xác định được địa điểm : đó là căn nhà của chàng, nơi
mà chàng đang đứng !
Bác
Georges đã trối lại cho chàng một kho báu là ý thức rằng nhà của chàng, gia
đình riêng của chàng là kho báu. (Góp nhặt 4, tr 109-110).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt